Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn sử dụng hình ảnh và sơ đồ để dạy có hiệu quả văn bản nghị luận “về luân lí ...

Tài liệu Skkn sử dụng hình ảnh và sơ đồ để dạy có hiệu quả văn bản nghị luận “về luân lí xã hội ở nước ta” (trích đạo đức và luân lí đông tây của phan châu trinh), tiết 104 trong ch

.DOC
17
927
87

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY CÓ HIỆU QUẢ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN “VỀ LUÂN LÍ Xà HỘI Ở NƯỚC TA” (TRÍCH ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÍ ĐÔNG TÂY CỦA PHAN CHÂU TRINH), TIẾT 104 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, BAN CƠ BẢN A. Lý do chọn đề tài Trong chương trình Ngữ văn THPT, môn Đọc văn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đọc văn góp phần cung cấp một hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại về văn học dân tộc và văn học thế giới; rèn luyện nâng cao năng lực đọc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương. Trên cơ sở đó, bồi đắp những tư tưởng tình cảm nhân văn cao đẹp cho học sinh. Nói cách khác, đọc văn với vị thế là một môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học có một sức hút vô cùng mạnh mẽ. Nó đưa người học bước vào một lĩnh vực hoạt động ở đó có sự hoà quyện giữa rung động và suy nghĩ, giữa thực và mơ, từ đó mở ra cho học sinh một chân trời mới của sức sáng tạo và cái đẹp. Nhiều năm trở lại đây, đất nước không ngừng phát triển về mọi mặt. Đáp ứng nhu cầu đó, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện quá trình đổi mới giáo dục một cách toàn diện góp phần đào tạo nguồn nhân lực năng động sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Một trong những nhiệm vụ trọng yếu nhất của đổi mới giáo dục là thực hiện chương trình sách giáo khoa phân ban. Nhiệm vụ này đã được thực hiện một cách đồng bộ. Riêng với giáo dục Trung học phổ thông, kể từ năm học 2006 - 2007 chương trình thay sách giáo khoa bắt đầu được thực hiện. Qua bảy năm học, đến nay việc thay sách đã được hoàn thành. Còn nhiều vấn đề cần được nhìn nhận và đánh giá lại một cách tổng quan về nội dung chương trình; hệ thống đơn vị kiến thức...Với bộ môn Ngữ văn, qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, tương quan so sánh với sách giáo khoa cũ, sách giáo khoa mới đã cung cấp một khối lượng tri thức khá toàn diện. Điều đặc biệt là trong phân môn Đọc văn (trước đây là giảng văn) học sinh đã được tiếp cận một cách toàn diện hệ thống các thể loại văn học. Biểu hiện rõ nhất là trong chương trình mới, học sinh không chỉ được tiếp cận với các tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự 1 (truyện, tiểu thuyết ...), trữ tình ( thơ, phú, ngâm khúc...), kịch mà còn được khám phá lĩnh hội với không ít các văn bản nghị luận có giá trị. Trước đây, nói đến vai trò rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh của môn đọc văn, người ta nhấn mạnh đến năng lực tư duy hình tượng (tìm hiểu khám phá vẻ đẹp hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học). Điều đó được xác nhận thông qua hệ thống các tác phẩm thơ, truyện và kịch. Tuy nhiên, tiếp cận với các văn bản nghị luận, một thể loại văn học mới được đưa vào trong sách giáo khoa một cách phổ biến, chúng tôi nhận thấy rằng : Tìm hiểu các văn bản nghị luận, học sinh không chỉ được trau dồi về năng lực tư duy hình tượng thẩm mĩ mà còn nâng cao năng lực tư duy logic khoa học chặt chẽ. Đặc biệt tiếp cận với các văn bản nghị luận đặc sắc, học sinh được học tập kĩ năng làm văn nghị luận( hành văn diễn đạt, chọn trình bày dẫn chứng, lập luận...) từ đó vận dụng trong thực tiễn viết bài làm văn. Nói cách khác, Đọc hiểu văn bản nghị luận tạo nên mối liên hệ “hữu cơ” giữa hai phân môn Đọc văn và Làm văn. Tuy nhiên, vì mới được đưa vào trong chương trình nên vấn đề dạy và học các văn bản nghị luận còn khá mới mẻ, khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Thiết nghĩ, việc nâng cao hiệu quả dạy các văn bản thuộc thể loại nghị luận là một việc làm cần phải được chú trọng đặc biệt. Nó mang tính bức thiết đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi, tìm tòi phương pháp, cách thức tổ chức để tạo hứng thú, cuốn hút học sinh trong giờ học, giúp các em chiếm lĩnh văn bản một cách chủ động. Bên cạnh đó, cũng phải nhận thấy rằng, ngày nay, là thời đại bùng nổ cong nghệ thông tin (CNTT). Vì vậy, người giáo viên cần nhanh nhạy ứng dụng CNTT vào trong bài dạy. Với văn nghị luận, điều này lại càng cần thiết. Bảy năm học vừa qua, việc soạn giảng bằng giáo án điện tử môn Ngữ văn đã và đang thực hiện khá đều đặn. Dẫu vẫn còn những ý kiến tranh luận nên hay không nên dùng giáo án điện tử để dạy văn. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, không nên phủ nhận hoàn toàn những tiện dụng dùng các phương tiện hiện đại để dạy học môn Ngữ văn. Thực tế cho thấy, một số giờ dạy bằng máy chiếu thì giờ học sinh động, hấp dẫn hơn và tạo hứng thú học tập cho học sinh nhiều hơn . Điều đó chứng tỏ, các phương tiện và thiết bị dạy học có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Phương tiện, thiết bị dạy học góp phần quan trọng đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phương tiện, thiết 2 bị dạy học không chỉ minh họa, còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp... Phương tiện dạy học tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng, khái niệm ... được rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn . Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, học sinh nhớ được kiến thức 30% nếu chỉ được nghe, còn nếu nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được đến 50% kiến thức. Do vậy, việc sử dụng phương tiện dạy học vừa làm cho học sinh hiểu bài nhanh, vừa nhớ được kiến thức nhiều hơn. Việc sử dụng phương tiện dạy học đặc biệt là thiết bị dạy học hiện đại là một nội dung quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Ngữ văn . Trong bài viết này, người viết không có tham vọng đi sâu vào tìm hiểu tất cả các văn bản nghị luận được dạy trong chương trình THPT mà mạnh dạn nêu một vài suy nghĩ về việc “Sử dụng hình ảnh và sơ đồ để dạy có hiệu quả văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh), tiết 104 trong chương trình Ngữ văn 11, ban Cơ bản”. B. Tổ chức thực hiện đề tài I. Cơ sở đề tài 1. Cơ sở khoa học Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực như chính trị, xã hội, văn học...Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần phải giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn luận đúng - sai, phải - trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận biểu hiện ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc chặt chẽ của suy nghĩ và cách trình bày, luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ so sánh ...Nghị luận tác động vào lí trí, nhận thức và cả tâm hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ những vấn đề nêu ra. Văn nghị luận ngoài yếu tố trình bày, diễn giải, ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp, còn có yếu tố tranh luận. Do đó, ngôn ngữ trong văn nghị luận cũng giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm nhưng quan trọng nhất là “phải dùng từ với một sự chính xác nghiệt ngã” (M. Go rơ ki). Nghị luận có thể chia thành hai thể chính: Chính luận và phê bình văn học. Trên cách phân loại đó, chúng tôi nhận thấy, số lượng văn bản nghị luận được đưa vào chương trình THPT là khá đa dạng. 2. Cơ sở thực tiễn Những đặc trưng trên của văn nghị luận, giúp ta hiểu một thực tế rằng : 3 Văn nghị luận thường khô khan, thiên về lập luận hơn là khả năng khơi gợi, lôi cuốn, rung động người đọc như các bài thơ trữ tình ngọt ngào giàu cảm xúc; những câu truyện hấp dẫn lôi cuốn bởi cốt truyện hay tình huống độc đáo.Vì vậy, nhiều giáo viên và học sinh không mấy hào hứng thậm chí còn có cảm giác nặng nề, nhàm chán khi thực hiện các giờ đọc hiểu văn bản nghị luận trên lớp. Thầy cô thì cố gắng dạy cho xong “nghĩa vụ’’, hết bài là được, còn học sinh thì hờ hững, không quan tâm, kiến thức thu được như người “cưỡi ngựa xem hoa ”. Nhiều văn bản do mới đưa vào chương trình nên nhiều giáo viên còn cảm thấy lạ, chưa thực sự thấm nhuần văn bản, chưa tìm ra phương pháp soạn và giảng bài phù hợp với thể loại văn bản này. Do tâm lí, mấy năm gần đây, chưa có kì thi nào ra thể văn này.Vì vậy, nhiều thầy cô chưa thực sự đầu tư thoả đáng cho tiết dạy của mình còn soạn sơ sài theo kiểu đối phó... Do xu thế của học sinh ngày nay, các em chủ yếu chuyên tâm học các môn khoa học tự nhiên, rất ít em học các môn xã hội. Đây một phần cũng do cái nhìn thực tế, khối thi thuộc các môn xã hội số lượng trường thi ít, ra trường cơ hội tìm việc làm cũng không dễ. Mặt khác, số lượng học sinh say mê và ham học môn Ngữ văn là rất hiếm, lại càng hiếm hơn nữa những học sinh say mê học những bài đọc văn khô khan như văn nghị luận. 3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên Từ những điều nói trên, có thể nói: Nhìn chung, các giờ dạy văn bản thuộc thể loại văn nghị luận còn rời rạc, bài giảng chưa thực sự cuốn hút học sinh, giáo viên cảm thấy khó giảng, học sinh chán học, ngồi nói chuyện, làm việc riêng, hoặc ngủ gật ... không khí lớp trầm lắng, mệt mỏi. Chất lượng bài giảng chưa đạt được kết quả cao. Do vậy, tìm ra phương pháp dạy tốt nhất, phù hợp nhất với thể loại văn bản để tạo hứng thú cho học sinh quả là một việc làm không dễ. Đó là một thử thách lớn với không ít giáo viên . Với tôi, một giáo viên tuổi nghề chưa được nhiều, kinh nghiệm trong nghề còn hạn chế, nhưng với lương tâm nghề nghiệp, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề trên. Song, nhân đây, tôi cũng chỉ đưa ra một vài suy nghĩ của mình về việc “Sử dụng hình ảnh và sơ đồ để dạy có hiệu quả văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh), tiết 104 trong chương trình Ngữ văn 11, ban Cơ bản. II. Giải pháp và tổ chức thực hiện 1. Phạm vi nghiên cứu 1.1. Thâm nhập sâu sắc vào tác phẩm 4 Đây là bước đầu tiên cũng là khâu quan trọng cho cả thầy và trò. Thâm nhập sâu sắc vào tác phẩm, hiểu kĩ về đối tượng học sinh, xác định đúng mục đích yêu cầu của bài dạy, dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà ...là điều kiện quan trọng cho giờ dạy sau đó đạt kết quả cao. Để thâm nhập sâu sắc vào tác phẩm cần: - Đọc kỹ phần tiểu dẫn để tìm hiểu chung. - Đọc kỹ văn bản để tìm các luận điểm, luận cứ, cách lập luận. - Đọc hiểu văn bản để vận dụng. 1.2. Nắm vững đặc trưng thể loại Những đặc trưng của thể loại văn bản nghị luận như đã trình bày ở trên không chỉ giúp giáo viên xác định rõ nội dung, phương pháp giảng dạy mà còn giúp học sinh biết phương hướng tiếp cận với văn bản một cách có hiệu quả . Trong quá trình dạy học thể loại văn bản này, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững nội dung tư tưởng cốt lõi của văn bản bằng cách hướng dẫn học sinh đọc và tìm luận điểm, luận cứ của văn bản. Trên tinh thần đó, định hướng học sinh tìm hiểu khám phá vẻ đẹp, sức hấp dẫn của văn nghị luận qua hệ thống lập luận, những lời văn hay vừa chính xác vừa giàu cảm xúc. 1.3. Sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy Như trên đã nói, dạy bài đọc hiểu văn bản nghị luận thường rơi vào sự khô khan, nhàm chán nên tôi cho rằng cần sinh động hoá giờ học bằng cách vận dụng linh hoạt các phương tiện dạy học hiện đại. Nhận thức được điều này, nhiều giáo viên đã dạy học bằng giáo án điện tử. Đây là một hình thức dạy học tiên tiến, có khả năng lưu trữ, tích hợp, thể hiện thông tin nhanh đa dạng, cho phép đẩy mạnh sự tương tác giữa thầy và trò dẫn đến sự thay đổi sâu xa hình thức dạy và học. Nếu được đầu tư cẩn thận, phương pháp này sẽ giúp cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú cho học sinh nhiều hơn, đặc biệt là khi giảng những nội dung có minh hoạ bằng tranh ảnh, âm thanh, sơ đồ... Mặt khác, hình thức dạy này vừa lạ đối với học sinh vừa giúp giáo viên tiết kiệm một lượng lớn thời gian ghi bảng, giáo viên sẽ sử dụng thời gian đó vào việc mở rộng vấn đề liên hệ những kiến thức bên ngoài góp phần làm cho bài học phong phú, sinh động, sâu sắc hơn ... Rõ ràng, hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới bằng giáo án điện tử là không thể phủ nhận. Tuy nhiên công nghệ thông tin (CNTT) không phải là tất cả, CNTT không thể thay thế được người thầy. Theo tôi, nó chỉ giúp người thầy thay đổi cách chế biến để học sinh có những món ăn ngon và bổ dưỡng, những bài học hấp dẫn, lí thú. Nếu quá lạm dụng CNTT thì những món ăn ngon và bổ dưỡng ấy 5 sẽ không còn nữa, học sinh sẽ không có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn từ văn chương mà chỉ chú tâm đến phần trình diễn kỹ thuật tin học. Từ những điều trình bày trên, thiết nghĩ, dạy các bài văn nghị luận sử dụng hình ảnh và sơ đồ là một việc mà người giáo viên nên làm. Dưới đây, tôi xin trình bày thiết kế bài giảng của mình khi sử dụng hình ảnh và sơ đồ để dạy có hiệu quả văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh), tiết 104 trong chương trình Ngữ văn 11, ban Cơ bản. 1.4. Nội dung sử dụng CNTT Hoạt động 1: Sử dụng hình ảnh. Hoạt động 2: Sử dụng sơ đồ và hình ảnh. 2. Thiết kế bài giảng thử nghiệm A. Mức độ cần đạt Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học Ngữ văn. Bất kì một hoạt động nào cũng cần phải đề ra mục tiêu. Nhờ vậy, hoạt động mới có định hướng đúng, tổ chức phù hợp và kết quả mới được đánh giá rõ ràng. Bài giảng giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được cuộc đời, con người cũng như khái niệm về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh. - Cảm nhận được tình yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta, từ đó có ý thức xây dựng đoàn thể vững mạnh trong thời hiện đại. - Hiểu được nghệ thuật văn chính luận và phong cách chính luận của tác giả. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản chính luận một cách thành thạo, có hiệu quả. B. Phương tiện thực hiện - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, máy chiếu. - Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn ở nhà. C. Cách thức tiến hành Học sinh làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. D . Tiến trình bài dạy 6 - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Kể tên một số văn bản thuộc thể văn này? - Bài mới . Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 1. Gv trình chiếu những hình ảnh về Phan Châu Trinh cho cả lớp xem để tìm hiểu về cuộc đời của tác giả: I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả a . Cuộc đời a.Cuộc đời H Hình ảnh 1 : Phan Châu Trinh; Nguyễn Aí Quốc ình ảnh 2 : Phan Châu Trinh và Phan – một trong những người rất ngưỡng mộ Phan Bội Châu- Hai nhà cách mạng có tư tưởng tiến bộ trong những năm đầu của Châu Trinh . thế kỉ xx. Hình ảnh 4 : Số nhà 49- Hàng Đào của ông Lương Văn Can – nơi đầu tiên chọn làm Đông Kinh Nghiã Thục Hình 3 : Phan Châu Trinh và con trai Phan 7 Châu Duật ở Pháp Hình ảnh 6 : Mộ Phan Châu Trinh Hình ảnh 5 : Đám tang Phan Châu Trinh – một đám tang trở thành phong trào ái quốc rộng khắp cả nước . Hình ảnh 8 : Ngôi trường mang tên Phan Châu Trinh Hình ảnh 7 : Con trường mang tên Phan Châu Trinh . ` Hình ảnh 10 : Nhà thờ Phan Châu Trinh - Nơi để thế hệ trẻ có những phút giây dâng hương tưởng niệm . Hình ảnh 9 : Nhà điêu khắc Nguyễn Long Biểu đang tạc tượng Phan Châu Trinh . 8 Sau khi tôi cho các em quan sát 10 hình ảnh trên, tôi sẽ hỏi các em : ? Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời và con người Phan Châu Trinh? Học sinh trả lời : Giáo viên nhận xét và hỏi tiếp : ? Phần tiểu dẫn trong sgk còn nói với chúng ta điều gì về cuộc đời và con người Phan Châu Trinh nữa ? - Học sinh trả lời : - Giáo viên vừa nhận xét, củng cố và ghi bảng. - GV có thể hỏi hoặc thuyết trình ngắn gọn về chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh. ? Từ những điều vừa trình bày trên, em có nhận xét đánh giá gì về cuộc đời của Phan Châu Trinh ? - Hs trả lời - Gv khái quát, nhận xét và ghi bảng 2. Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác . ? Sự nghiệp sáng tác của Phan Châu Trinh có những điểm gì đáng lưu ý? (Những tác phẩm chính, quan niệm văn chương, nội dung sáng tác ... ) Hs trả lời : Gv nhận xét và ghi bảng. - GV giới thiệu và trình chiếu một số cuốn sách cho hs tham khảo (hoặc cho các em xem cụ thể các cuốn sách của Phan Châu Trinh). 9 - ( 1872 – 1926) tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã. - Quê quán: xã Tam Lộc- Phú NinhQuảng Nam - Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học. - Năm 1901 ông đỗ phó bảng, có ra làm quan một thời gian ngắn sau đó từ quan, đi làm cách mạng. - Là một trong những nhà chí sĩ cách mạng nổi tiếng trong những năm đầu thế kỉ xx. Tóm lại : Phan Châu Trinh – một cuộc đời vì dân vì nước. Sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lòng yêu nước thiết tha nồng cháy của ông thì còn mãi muôn đời. b. Sự nghiệp sáng tác - Sáng tác nhiều thứ chữ với nhiều thể loại, nhưng thành công nhất vẫn là văn chính luận và thơ. - Những tác phẩm chính (sgk) - Quan niệm văn chương: Có ý thức dùng văn chương làm cách mạng -> Văn chương tuyên truyền cách mạng có nghệ thuật. - Nội dung sáng tác: thể hiện tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. 3. Gv hướng dẫn HS tìm hiểu về tác phẩm “ Đạo đức và luân lí Đông Tây ”. ? Dựa vào phần tiểu dẫn trong sgk và những hiểu biết của mình, em hãy trình bày những nét chính về tác phẩm này ? - HS trình bày những nét chính về tác phẩm : - Bố cục . - Hoàn cảnh sáng tác - Nội dung - Vị trí của văn bản học GV nhận xét, củng cố và ghi bảng. Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản 1. GV cho HS đọc văn bản . ? GV hỏi : Văn bản được viết theo thể loại gì? - HS trả lời. - GV nói nhanh về văn diễn thuyết. Và nhấn mạnh: Phan Châu Trinh đã sử dụng hình thức diễn thuyết rất có hiệu quả trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. - GV nhận xét và ghi bảng. ? Đối tượng hướng đến là ai? HS trả lời. GV củng cố lại và trình chiếu. ? Vậy cần đọc văn bản với giọng đọc như thế nào? Yêu cầu : - Đọc giọng khúc chiết, hùng hồn, tự tin, giàu sức thuyết phục, cần nhấn giọng ở các cụm từ; tuyệt nhiên không ai biết đến ... - Khi nói về sự thối nát của bọn nam 10 2. Tác phẩm "Đạo đức và luân lí Đông Tây" Gồm 5 phần chính , kể cả phần nhập đề và phần kết luận Đây là bài diễn thuyết được đọc vào đêm 19- 11- 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn . Nội dung: + Đề cao tác dụng của đạo đức và luân lí. + Khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống. - Văn bản thuộc phần 3 của tác phẩm. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu thể loại văn bản a. Đọc văn bản b. Tìm hiểu chung - Văn chính luận (Nghị luận về một vấn đề chính trị – xã hội được trình bày dưới dạng diễn thuyết). - Đối tượng + Những ai có mặt tại nhà Hội Thanh niên Sài Gòn. + Tất cả nhân dân, đồng bào, những người yêu nước, đau xót trước thực trạng của đất nước, muốn tìm con triều cần đọc với giọng đanh thép, thể hiện đường đi cho dân tộc. thái độ phủ định, quyết liệt, không khoan nhượng. ? Với thể loại và đối tượng như vậy, chúng ta cần lưu ý điều gì khi tìm hiểu văn bản này? Lưu ý: Với thể văn này, ngoài coi trong hệ thống luận điểm,cách lập luận cần chú ý đến ngôn từ và cảm xúc của tác giả. 2. Mục đích sáng tác và cấu trúc văn 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích bản sáng tác và cấu trúc văn bản. a . Mục đích sáng tác Để cho hs thấy rõ mục đích sáng tác của - Bài diễn thuyết nhằm tác động tác giả, tôi sẽ hỏi các em : tới nhận thức của nhân dân- những ? Theo em vấn đề cần nghị luận trong con người yêu nước hiểu rõ tâm văn bản này là gì ? huyết, dũng khí và tư tưởng tiến ? Phan Châu Trinh viết văn bản này bộ của Phan Châu Trinh. nhằm mục đích gì ? - Vạch ra thực trạng đen tối của xã - HS trả lời . hội lúc bấy giờ. - GV nhận xét, bổ sung và ghi bảng. b. Cấu trúc văn bản - Hiểu, tin và cùng Phan Châu Trinh xây dựng một nền luân lí xã hội ở nước ta: Đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Sơ đồ Sau đó tôi sẽ hỏi các em: Luận điểm 1 Luận điểm 2 Luận điểm 3 (phần 1) (phần 2) (phần 3) ? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã đưa ra mấy luận điểm? (3 luận điểm) So sánh luân lí Con đường Luân lí xã hội trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. xã hội ở Châu Âu và ở nước ta -> nguyên nhân nguyên nhân dẫn đến đọc lập tự do cho đất nước ? Xác định hệ thống luận điểm và mối liên hệ giữa các luận điểm đó? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung và trình chiếu Nêu thực trạng Những biểu hiện Giải pháp. cụ thể và nguyên GV: Các luận điểm này có mối quan hệ nhân mật thiết với nhau. Đó cũng là mô hình chung khi chúng ta tìm hiểu và viết một văn bản nghị luận. Tìm hiểu cấu trúc văn bản giúp hs định => Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lôgíc, có sự thống nhất và giàu chất hướng cách phân tích rõ ràng, cụ thể thuyết phục. hơn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Đồng thời, giúp các em ôn và củng cố lại mô hình chung khi viết bài văn nghị luận. 3. GV đưa ra khái niệm luân lí xã hội theo từ điển Tiếng Việt. Sau đó GV cho HS quan sát hình ảnh. 11 Hình ảnh 1 Hình ảnh 2 Hình ảnh 3 Hình ảnh 4 Hình ảnh 5 Hình ảnh 6 Sau khi cho các em quan sát hình ảnh, tôi sẽ hỏi các em: ? Dựa vào văn bản và những hình ảnh minh hoạ trên, giúp em hiểu gì về quan niệm về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và ghi bảng. Việc cho các em hiểu khái niệm luân lí xã hội của Phan Châu Trinh qua hình ảnh không chỉ giúp các em cụ thể hoá khái niệm mà còn giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu. Đồng thời giúp các em thấy được cách hiểu đó gần với các hiểu ngày nay, nghĩa là quan niệm về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 4. GV hướng dẫn HS tìm hiểu cụ thể hơn luận điểm 1 Câu hỏi đầu tiên tôi sẽ hỏi các em: ? Để sự tránh hiểu nhầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào? Tìm biểu hiện cụ thể để chứng minh? 3. Hiểu chi tiết văn bản a. Luận điểm 1: Luân lí xã hội trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. • Theo từ điển Tiếng Việt: Luân lí xã hội là khái niệm chỉ những quan niệm, nguyên tắc, quy định hợp lí, hợp lẽ thường chi phối mọi mối quan hệ, hoạt động và sự phát triển của xã hội . • Theo quan niệm của Phan Châu Trinh, luân lí xã hội: - Là ý thức tương trợ lẫn nhau giữa cá nhân trong xã hội. - Là cái nghĩa vụ mỗi người trong nước. - Là cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người. => Luân lí xã hội gắn liền với ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác. - Cách vào đề: Trực tiếp, thẳng thắn, không vòng vo, phủ định để nhấn mạnh và khẳng định. - Biểu hiện: + Khẳng định nước ta chưa hề có luân lí xã hội theo nghĩa đích thực, đúng đắn của nó: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. + Sau đó, bác bỏ những cách hiểu đơn 12 HS dựa vào sgk trả lời. GV nhận xét, bổ sung và ghi bảng. Tiếp đó, tôi sẽ hỏi các em: ? Phan Châu Trinh đã vào đề bài diễn thuyết với một thái độ, tâm trạng như thế nào? ? Cách vào đề như vậy đem lại hiệu quả gì cho bài diễn thuyết? HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung và trình chiếu. Để hs hiểu hơn về Phan Châu Trinh cũng như giúp các em củng cố lại bài học, tôi sẽ hỏi các em. ? Cách vào đề này giúp em hiểu thêm điều gì về Phan Châu Trinh? giản, nông cạn về luân lí xã hội: - LLXH không phải và không thể chỉ là tình cảm bạn bè. - LLXH cũng không phải mấy chữ "Bình thiên hạ " mà bọn nhà nho cổ hủ, lạc hậu thường vẫn hiểu. - Thái độ của người diễn thuyết: + Tự tin, tỏ ra kiên quyết, mạnh mẽ, thẳng thắn phơi bày chân dung tinh thần dân tộc. + Bức bối , xót xa .. * Hiệu quả : +Tác động vào nhận thức người nghe, giúp người nghe thấy rõ vấn đề và hiểu đầy đủ hơn về khái niệm LLXH. + Gây ấn tượng mạnh, tăng hiệu quả thuyết phục. =>Phan Châu Trinh - nhà hùng biện tài ba, có trí tuệ, thông minh, có tư duy sắc sảo nhạy bén của một nhà cách mạng. Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà 1 . Từ cuộc đời của Phan Châu Trinh, em rút ra bài học gì cho bản thân? 2. Từ khái niệm về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh, em hãy viết một bài văn nói về tình thương yêu con người trong xã hội ngày nay. III. Kết quả nghiên cứu và kiến nghị đề xuất. 1. Kết quả thực nghiệm Năm học trước, tôi dạy văn bản trên theo cách dạy thông thường và hướng khai thác cũng giống như một tác phẩm văn xuôi. Phương pháp dạy như vậy vừa khô khan mà học sinh lại khó tiếp thu, không khí lớp học trầm lắng, có cảm giác nặng nề, nhiều học sinh nói chuyện, làm việc riêng hoặc ngủ gục trên bàn ...Vì thế, chất lượng giờ dạy chưa đạt được kết quả như mong muốn. Năm học này, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin, vận dụng nó với một tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết của người thầy. Tôi nhận thấy,học sinh hứng thú học nhiều hơn, các em sôi nổi, tích 13 cực chủ động tiếp thu bài giảng. Như vậy, sau mỗi lần có sự đầu tư thoả đáng cho tiết dạy, tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi. Sự khác nhau cơ bản của 2 phương pháp là: Phương pháp dạy cũ Hoạt động 1 : I . Tìm hiểu chung - GV cho hs đọc phần tiểu dẫn. - Dựa vào phần tiểu dẫn để trả lời câu hỏi. - Phần sự nghiệp sáng tác không được minh hoạ bằng hình ảnh. Hoạt động 2: II . Đọc- hiểu văn bản. - Không dạy theo luận điểm, không vẽ sơ đồ cấu trúc bài giảng. - Không thấy được mối liên hệ giữa các luận điểm và mô hình chung của bài văn nghị luận. - Qua văn bản để tìm hiểu khái niệm về luân lí xã hội. - Không còn thời gian để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. Phương pháp dạy mới Hoạt động 1 : I .Tìm hiểu chung - Không cho hs đọc phần tiểu dẫn. - Xem hình ảnh để trả lời. - Phần sự nghiệp sáng tác được minh hoạ bằng hình ảnh. Hoạt động 2: II . Đọc- hiểu văn bản - Dạy theo luận điểm, vẽ sơ đồ cấu trúc bài giảng. - Thấy được mối liên hệ giữa các luận điểm và mô hình chung của bài văn nghị luận. - Qua văn bản và những hình ảnh cụ thể để tìm hiểu khái niệm về luân lí xã hội. - Có thời gian để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. Năm 2011 -2012, tôi dạy lớp 11a4 và năm nay tôi dạy lớp 11a5. Kết quả đạt được như sau: Tên Sĩ số Điểm dưới TB Điểm từ 6->10 Mức độ STT Năm học (%) Số lượng (%) lớp lớp Số lượng hứng thú 1 2011-2012 11a1 50 20 40% 30 60% 40% 2 2012-2013 11a5 43 7 16,3% 36 83,7% 80% (Sè liÖu trªn chØ mang tÝnh t¬ng ®èi) Kết quả điểm bình quân và mức độ hứng thú cho thấy: Học sinh có sự chuyển biến rõ rệt, số lượng học sinh hiểu bài tăng lên. Như vậy, chỉ có sự đầu tư thoả đáng thì mới có hiệu quả, học sinh sẽ làm việc nhiều hơn, các em sẽ được quan sát hình ảnh, sơ đồ, được trao đổi thảo luận.. để trả lời câu hỏi một cách xuất sắc. Đặc biệt hơn, kết quả đó chứng minh được tính hiệu quả của công nghệ thông tin để dạy bài học. Từ đó, chúng ta có thể áp dụng để dạy nhiều văn bản thuộc thể văn nghị luận. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta quá 14 lạm dụng vào công nghệ thông tin mà phải biết sử dụng phù hợp với từng bài để đạt được hiệu quả cao nhất. Hi vọng, với cách sử dụng phương pháp trên, sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường mà trước hết là thu hút được nhiều học sinh yêu thích văn hơn. 2. Bài học Từ kết quả trên, tôi rút ra được một số bài học sau: Để nâng cao chất lượng dạy học, để thu hút học sinh yêu thích môn văn, người giáo viên vừa là một nhà sư phạm nhưng đồng thời vừa là một nhà nghệ sĩ dẫn dắt học sinh khám phá vẻ đẹp văn chương. Con đường khám phá ấy quả thật không ít gian nan đòi hỏi cả tâm, tài và phương pháp truyền thụ thích hợp của người dẫn dắt. Hơn nữa, để bài giảng thật sự thuyết phục thu hút được học sinh thì người giáo viên phải tạo ra được ấn tượng chung giữa học sinh đối với mình như giong nói truyền cảm, nét mặt tươi, có những câu hỏi phù hợp...Và hơn hết, người giáo viên cần phải biết kết hợp hài hoà giữa cô và trò, biết nhận xét câu trả lời của học sinh, không gây áp lực, không tạo không khí nặng nề ... Để làm được tất cả điều trên, người giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, công phu về nội dung và cách thức tiến hành bài dạy hợp lí, khoa học tạo điều kiện tốt ch các em phát huy mọi mặt. Một trong những cách thức ấy là sử dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng. Quan trọng hơn cả, từ bài giảng này, tôi rút ra bài học bổ ích cho bản thân trong việc sử sụng công nghệ thông tin trong bài giảng. Với một kiểu bài cụ thể, một lớp cụ thể tôi sẽ tìm những hình ảnh, những sơ đồ ... với cách đặt câu hỏi và hướng khai thác riêng để phù hợp với đối tượng học sinh. Đó là bài học trước mắt. Lâu dài hơn, với trình độ CNTT còn non nớt, phương pháp giảng bài còn có hạn, tôi hi vọng phương pháp giảng bài trên góp một phần nhỏ làm tăng hiệu quả của phương pháp dạy mới hiện nay. 3. Một số kiến nghị, đề xuất - Từ thực trạng của việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay, tôi thiết nghĩ, dạy các văn bản thuộc thể loại văn nghị luận là rất quan trọng. Vì vậy, cần phải được chú trọng đặc biệt và quan tâm nhiều hơn nữa. - Người giáo viên cần tăng cường trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, luôn có câu hỏi phù hợp và có thái độ đúng đắn để nhận xét, đánh giá đúng mức độ câu trả lời của học sinh. Đồng thời cần có sự linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp, đảm bảo tính khoa học, thể hiện đúng phong cách sư phạm của một nhà giáo trong quá trình giảng bài. 15 - Giáo viên cần có sự đầu tư công phu, chu đáo không theo kiểu “bình cũ rượu mới” mà phải thật sự tìm tòi, sáng tạo khi thiết kế bài giảng của mình. Có như vậy, người giáo viên mới tự tin khi đứng trên bục giảng và chất lượng giờ dạy mới được như mong muốn. - Chúng tôi mong Sở GD & ĐT quan tâm đến chúng tôi nhiều hơn nữa, cung cấp nhiều hơn nữa thiết bị dạy học cho trường chúng tôi. Và cuối cùng, tôi mong muốn các bạn trẻ mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, đổi mới phương pháp dạy các văn bản thuộc thể loại văn nghị luận nói riêng cho dù bước đầu còn bỡ ngỡ, chưa đạt như mong muốn. Nhưng tôi tin, với sức trẻ, với lương tâm nghề nghiệp các bạn sẽ thành công. C. Kết luận Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân về việc “Sử dụng hình ảnh và sơ đồ để dạy có hiệu quả văn bản nghị luận “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh), tiết 104 trong chương trình Ngữ văn 11, ban Cơ bản. Mong rằng sẽ được các đồng nghiệp tiếp tục bổ sung để có những phương pháp giảng bài tốt nhất, góp phần nâng cao hiệu quả dạy tác phẩm văn nghị luận nói riêng và hiệu quả giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Nga TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Ngữ văn cơ bản 11, tập 2, NXB GD. 2. SGV Ngữ văn cơ bản 11, tập 2, NXB GD. 3. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11. 4. Một số tranh ảnh, hình ảnh về Phan Châu Trinh trên Internet và sách lịch sử về các nhà cách mạng. 16 5. Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 11 của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn và Lê Hồng Mai -NXB GD. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan