Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn sử dụng grap trong giảng dạy chương iii và iv – sinh học 10 nâng cao....

Tài liệu Skkn sử dụng grap trong giảng dạy chương iii và iv – sinh học 10 nâng cao.

.DOC
16
1436
105

Mô tả:

Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp bách của nghành giáo dục nước ta hiện nay và trong tương lai. Hiện nay việc chuyển hóa những thành tựu của rất nhiều nghành khoa học kĩ thuật khác nhau vào giảng dạy là một tiềm năng vô tận tạo nên sức mạnh cho công nghệ dạy học hiện đại. Trong đó đáng chú ý là việc chuyển hóa những thành tựu toán học và công nghệ thông tin(ví dụ phần mềm: Power point, Flash, Violet….)vào dạy học. Trong đó tiếp cận – chuyển hóa lí thuyết grap toán học thành phương pháp dạy học sinh học là một trong những hướng có nhiều triển vọng và dần được sử dụng nhiều trong những năm gần đây. Việc chuyển hóa grap toán học vào dạy sinh học có nhiều thuận lợi trong việc mô hình hóa, hệ thống hóa kiến thức, giúp cho học sinh có một điểm tựa tâm lý rất quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức, học sinh tự thiết lập các grap trong não, học sinh dễ dàng hiểu sâu cái bản chất nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất của nội dung học tập, rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh khái quát. Đây là hoạt động có hiệu quả lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh. Mặt khác tế bào học là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào, đặc biệt là các cơ chế và mối quan hệ của chúng nên việc sử dụng grap trong hệ thống hóa kiến thức là hoàn toàn hợp lí. Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn“ Sử dụng grap trong giảng dạy chương III, IV– Sinh học 10 Nâng cao ”. Là một giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên lần đầu làm sáng kiến sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong quý thầy cô đồng nghiệp giúp đỡ. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận + Trên thế giới Lí thuyết grap là một chuyên ngành toán học. Trong những năm cuối thể kỉ XX, những nghiên cứu vận dụng lí thuyết grap đã có những bước tiến nhảy vọt. Lí thuyết grap hiện đã được công bố trong cuốn sách: “Lí thuyết định hướng và vô hướng” của Conig, xuất bản ở LepZic vào năm 1936. Năm 1958, tại pháp Claude Berge đã viết cuốn “Lí thuyết grap và ứng dụng của nó”. Trong cuốn này các tác giả trình bày khái niệm cơ bản của lí thuyết grap, đặc biệt là ứng dụng của lí thuyết grap. Những năm gần đây lí thuyết grap đã được nghiên cứu nhiều nước trên thế giới. Trên mạng Internet có hàng ngàn bài nghiên cứu lí thuyết grap và ứng dụng của nó. + Trong nước Ở Việt Nam, 1971 giáo sư nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên nghiên cứu chuyển hóa grap toán học thành grap dạy học và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. 1980, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trường phổ thông, giúp cho việc dạy học có kết quả hơn. 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên nghiên cứu“ Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lí người ở THCS bằng áp dụng phương pháp grap”. Tác giả đã thiết kế được các grap nội dung và các grap hoạt động, từ đó thiết kế được hệ thống grap nội dung dạy học giải phẫu sinh lí người. Ông cũng đã đưa ra một số hình thức sử dụng grap trong dạy học giải phẫu sinh lí người nâng cao chất lượng dạy môn học. 2007, Võ Thị Bích Thủy với“ Các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt nội dung trong quá trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK sinh học – 11”. Tác giả đã diễn đạt nội dung ở SGK sinh học 11 thành một số dạng ngôn ngữ khác nhau, trong đó có sơ đồ logic dạng bản đồ khái ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 1 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** niệm(thực chất chính là grap), trên cơ sở đó vận dụng vào quy trình tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK để rèn luyên kĩ năng diễn đạt nội dung. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1.1 Khái niệm grap Theo định nghĩa toán học về grap thì: “Một grap(G) của một tập hợp điểm gọi là đỉnh(Vertiex) của grap cùng với tập hợp một đoạn thẳng hay đường cong gọi là cạnh(Edge) của grap, mỗi cạnh nối với hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối nhiều nhất là một cạnh…Mỗi đỉnh của grap được kí hiệu bằng một chữ cái (A,B,C…) hay chữ số(1,2,3…). Mỗi grap có thể biểu diễn bằng một hình vẽ trên một mặt phẳng”. Grap là loại hình “mã hóa” về các đối tượng nghiên cứu. Loại mô hình này có ý nghĩa trong việc hình thành các biểu tượng(giai đoạn thứ nhất của tư duy), nó cũng có ý nghĩa quan trọng trong các thao tác tư duy trừu tượng hóa – khái quát hóa. Đặc biệt mô hình grap có ý nghĩa trong việc tái hiện và cụ thể hóa khái niệm. 2.1.2 Đặc điểm của grap 2.1.2.1. Tính khái quát và tính hệ thống Grap là sơ đồ thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một chương, một phần. Khi nhìn vào grap thấy rõ tổng thể nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất của bài lên lớp thể hiên rõ ràng trọng tâm của từng phần và của cả bài. Do đó grap là cơ sở để HS tái hiện lại kiến thức cụ thể trong từng bài giảng của giáo viên(hay trong SGK). Sơ đồ grap chủ yếu là sơ đồ hình cây, đó là một cây kiến thức được sắp xếp theo thứ tự, từng bậc nêu lên trình tự kiến thức của bài học từ đầu đến kết thúc. Sơ đồ đó thể hiện những kiến thức trọng tâm mà sinh học cần nắm được, cần ghi nhớ, củng cố và khác sâu. Sự sắp xếp kiến thức là điều kiện quan trọng nhằm giúp HS nắm bắt nhớ kiến thức tốt hơn. 2.1.2.2. Tính lôgic Grap mang tính lôgic cao, lôgic của grap thể hiện rõ ràng rành mạch trong các mối quan hệ ngang, dọc, rẽ nhánh…giữa các cấp độ kiến thức. Qua grap người đọc có thể thấy lôgic của sự phát triển các nội dung. Tính logic của grap giúp cho tư duy của HS rõ ràng và khúc chiết hơn trong tiếp thu vấn đề. 2.1.2.3 Tính trực quan Trực quan là tính có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan khi nhìn vào grap có thể thấy được các kiến thức một cách chọn lọc cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của bài, thể hiện trong từng phần của toàn bộ bài học. Khi hướng dẫn HS vào grap giáo viên nên chú ý về mặt hình thức của grap, những nội dung kiến thức chốt được mã hóa, được sắp xếp thành các hình đẹp và rõ ràng, các đường liên kết giữa các nội dung kiến thức giúp vấn đề được trình bày rõ ràng, mạch lạc. 2.1.3 Tác dụng của Grap - Grap có tác dụng mô hình hóa các đối tượng nghiên cứu và mã hóa các đối tượng đó bằng một loại ngôn ngữ vừa trực quan vừa cụ thể và cô đọng. Vì vậy, dạy học bằng grap có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính xác. - Sử dụng grap để liên kết các khái niệm với cái đã biết, liên hệ các khái niệm với nhau, để liên hệ giữa cấu trúc và chức năng, liên hệ với thực tiễn. - Việc học trên lớp bằng grap sẽ đem lại cho HS một phương pháp hoạt động mới mẻ, khác lạ bổ ích với cách học truyền thống trước đây. Thông qua grap dưới sự chỉ đạo của giáo viên HS có thể nắm vững kiến thức trong SGK một cách chung nhất, sau đó đi sâu vào phần kiến thức cụ thể để minh họa, giải thích cụ thể các kiến thức chung đó. Không chỉ vậy, grap còn giúp HS dễ dàng định hướng tập trung vào kiến thức cơ bản, theo dõi được sự phát triển lôgic của nội dung bài học, ghi chép dễ dàng hơn ở trên lớp. ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 2 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** - Về mặt tâm lý, không HS nào có thể giữ trong trí nhớ một nội dung chi tiết trong SGK, nhưng lại có thể lưu trong bộ óc một sơ đồ hình ảnh, một “mạng”, những hiểu biết, những khái niệm. - SGK là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết, giúp HS rèn luyện các kĩ năng và phương pháp học tập bộ môn. Vấn đề dặt ra là phải sử dụng SGK một cách tối ưu trong quá trình dạy học. Sử dụng grap bài giảng của giáo viên trọng tâm không sa vào các chi tiết thứ yếu, không lặp lại toàn văn SGK. Bài giảng như vậy dẫn dắt HS theo quá trình phát triển của kiến thức, gợi cho HS cách giải quyết vấn đề. Trong một chừng mực nào đó, bài giảng đó lại đặt cho HS những vấn đề đi sâu thêm, cần mở rộng so với SGK. Ngược lại những chi tiết nào grap chưa thâu tóm hết được thì HS có thể sử dụng thêm SGK để bổ sung hoàn chỉnh. Grap là một biện pháp giúp HS ghi chép ngắn gọn, đầy đủ những ý chính làm cơ sở đối chiếu với SGK khi học tập. Song, grap phải là bản tóm tắt SGK, grap không nêu đầy đủ, toàn bộ chi tiết của SGK, không nêu toàn văn khái niệm, định nghĩa nên nó không thể thay thế SGK được. - Sử dụng grap để hướng dẫn HS tự học. Thường xuyên hướng dẫn HS tự học bằng grap sẽ giúp HS có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học. Như vậy, việc tổ chức chỉ đạo học tập bằng sử dụng grap để phát huy tác dụng SGK và tài liệu tham khảo, là một biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nó giúp việc chỉ đạo HS trong việc tự học theo SGK cũng như tài liệu tham khảo khác. 2.2. Phân tích cấu trúc nội dung chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao. Chương III Gồm có 7 bài(bài 21, bài 22, bài 23, bài 24, bài 25, bài 26, bài 27) Bài 21: Chuyển hóa năng lượng Bài 22: Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất Bài 23: Hô hấp tế bào Bài 24: Hô hấp tế bào(tiếp theo) Bài 25: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp Bài 26: Hóa tổng hợp và quang tổng hợp(tiếp theo) Bài 27: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Nội dung chủ yếu của chương đề cập đến vấn đề chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Năng lượng là khả năng sinh công. Trong tế bào năng lượng tồn tại tiềm ẩn dưới dạng các liên kết hóa học. Sự biến đổi năng lượng từ dạng náy sang dạng khác cho các hoạt động sống gọi là chuyển hóa năng lượng. Chương đề cập đến cấu trúc ATP và chức năng của nó, khái niệm chuyển hóa vật chất, cấu trúc và cơ chế tác động của enzim, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim, vai trò của nó trong chuyển hóa vật chất, khái niệm hô hấp tế bào, các giai đoạn chính của hô hấp tế bào, hóa tổng hợp và quang tổng hợp. Chương IV gồm có 5 bài(Bài 28, 29, 30, 31 và 32) Bài 28: Chu kì tế bào và các hình thức phân bào Bài 29: Nguyên phân Bài 30: Giảm phân Bài 31: Thực hành: Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định Bài 32: Ôn tập phần một và phần 2 Nội dung của chương đề cập đến vấn đề chu kì tế bào, quá trình nguyên phân gồm: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất, vai trò của nguyên phân, các kì của giảm phân, vai trò của giảm phân 2.3 Thiết kế một số grap nội dung chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 3 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** Hai nhóm phot phát cao năng Cấu trúc hóa học của phân tử ATP Bazơ nitơ Đường ribôzơ Grap 1: Cấu trúc hóa học của phân tử ATP. Sinh tổng hợp các chất Sinh công cơ học Vận chuyển các chất Dẫn truyền xung thần kinh ………………… ADP + PV Chất hữu cơ Enzim Enzim – liên kết Cơ chất với cơ chất Ti thể: Nhà máy năng lượng của tế Enzim bào tương tác với cơ chất ATP Enzim biến đổi cấu COhình + H2O 2 cho phù hợp với cơ chất Grap 2: Vai trò của ATP Giải ***************************************************************************** phóng Trường THPT Sông Ray Trang 4 Người thực hiện : Lê Thị Hồng enzim Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** Tạo sản phẩm Grap 3: Cơ chế tác động của Enzim Ức chế ngược Chất A Enzim 1 Chất B Enzim 2 Chất C Enzim 3 Sản phẩm Grap 4: Điều hòa quá trình chuyển hóa bằng ức chế ngược Glucôzơ 2NADH 2NADH 2NADH Đường phân Đường phân Axit piruvic Glucozơ →→Axit piruvic Tế bào chất của tế bào Axetyl2ATP – CoA Trực tiếp 2AxêtylCoA 2NADH Ty Thể Trực tiếp 6ATP được tổng hợp thông qua dãy truyền điện tử 6 NADH 2 FADH2 2ATP được tổng hợp trực tiếp Chuỗi Chu trình chuyền Crep Electron hô hấpthông qua 6ATP được tổng hợp dãy truyềnATP điện tửSintêtaza 2ATP 34ATP 38ATP 2ATP được tổng hợp trực tiếp Chu trình Crep Grap 5: Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp tế bào 18ATP được tổng hợp thông qua 6NADH dãy truyền điện tử ***************************************************************************** 4ATP được tổng hợp thông qua 2FADH2 Trường THPT Sông Ray Trang 5 Người thựcđiện hiệntử: Lê Thị Hồng dãy truyền Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** Kết quả 38ATP Khí quyển Grap 6: Hiệu quả quá trình tổng hợp ATP từ sự phân giải phân tử Glucôzơ CO2 CO2 ATP ATP Pha sáng Pha Tối Glucozơ Piruvic H2O NADPH O2 ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 6 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** Chu Trình Crep LỤC LẠP TI THỂ Grap 7: Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp Kì đầu: NST dần co xoắn. nhânhợp và nhân Pha G1: TếMàng bào tổng các con dần tiêu biến, bào xuất hiện Chất cần cho sựthoi sinhphân trưởng Kì trung gian Phân chia nhân Pha S: Nhân đôi AND và nhân đôi NST Pha G2: Tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cho tế bào cầ cho quá trình phân bào Chu kì tế bào Kì sau: Các NST Kìdần đầutách nhau ra Phân và di chuyển về 2 cực của tế bào chia nhân Kì giữa Nguyên phân Nguyên phân Kì cuối: NST dãn xoắn, màng Kì dần sau xuất hiện nhân và nhân con Kì cuối Grap 8: Chu kì tế bào Phân chia Tế bào Tế bào động vật: Thắt màng tế chất bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo Phân chia Tế bào chất Tế bào thực vật: Xuất hiện ***************************************************************************** Một vách ngăn từ trung tâm đi Trường THPT Sông Ray Trang 7 Người thực hiện : Lê Thị Hồng ra ngoài Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** Kì giữa: NST co ngắn cực đại Tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xíchkép đạococủa thoiđính phânvào bào Kì trước 1: NST xoắn, màng nhân. Có thể xảy ra sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng(trao đổi chéo). Màng nhân và nhân con tiêu biến Giảm Phân 1 Kì giữa1: Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc Kì sau: Mỗi NST kép di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào Diễn Biến Kì cuối1: NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi vô sắc tiêu biến. Số lượng NST bằng 1 nữa tế bào mẹ Kì đầu 2: NST co xoắn Kì giữa 2: NST tập trung thành 1 hàng ở phẳng xích đạo Giảm phân Giảm phân 2 Grap 9: Nguyên phân. Ý nghĩa Kì sau 2: NST chị em tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào Kì cuối 2: Nhân được hình thành chứa bộ NST đơn bội(n). Tế bào chất phân chia. - TV: Ở hạt phấn tế bào con nhân đôi 1 lần. túi phôi nhân đôi 3 lần - ĐV: Con cái tạo thành 4 tế bào con(1 trứng và 3 thể định hướng). Con đực hình thành 4 tinh trùng Đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài Nếu xảy ra trao đổi chéo là nguồn nguyên liệu dồi dào ***************************************************************************** cho tiến Trường THPT Sông Ray Trang 8 hóa và chọn giống Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** Grap10: Giảm phân. 2.4. Ví dụ về giáo án soạn theo hướng nghiên cứu Giáo án 1: BÀI 22(Tiết 22): ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 9 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** - Trình bày được khái niệm, vai trò và cơ chế tác dụng của Enzim. - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của Enzim 2. Kĩ năng - Quan sát phát hiện kiến thức - Hoạt động nhóm, hoạt động độc lập - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 3. Trọng tâm - Cơ chế tác động của enzim - Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - SGK, Sách giáo viên, giáo án………. - Các tài liệu về Enzim và vai trò của enzim. - Sơ đồ sự điều chỉnh các chu trình enzim - Sơ đồ chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào 2. Học sinh - SGK, vở ghi và các dụng cụ cần thiết khác…. III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC - Vấn đáp – Tìm tòi - Trực quan – Tìm tòi - Trình bày 1 phút IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong… 2. Kiểm tra bài cũ: - Năng lượng là gì ? Năng lượng được tích trữ trong TB dưới dạng nào ? - Dòng năng lượng trong thế giới sống được truyền đi như thế nào 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG GV hỏi: Dựa vào KT đã học trong I. Enzim và cơ chế tác động của Enzim chương trình sinh học 8, hãy cho biết *TĐC: Là hiện tượng cơ thể lấy 1 số chất từ thế nào là chuyển hóa vật chất ? Sự môi trường kiến tạo nên sinh chất của màng và CHVC TB gồm những qt nào ? thải ra ngoài những chất cặn bã. - HS nghiên cứu trả lời Quá trình TĐC gồm nhiều khâu chuyển VD: Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình hoá trung gian, gồm 2 qt cơ bản: đồng mâu thẫu nhưng thống nhất (qt chuyển hóa và dị hóa. hóa): sp của qt này là nguyên liệu cho Đồng hóa Dị hóa qt kia, được thể hiện như sau Là qt tổng - Là phân giải - GV chốt lại: Nhìn chung các qt CH hợp chất hữu CHC đã tổng hợp chính trong mọi cơ thể SV đều theo cơ phức tạp từ trong đồng hoá những con đường tương tự nhau. các chất đơn thành các chất đơn Dựa vào phương thức đồng hóa SV giản giản hơn. chia làm mấy nhóm? - Quá trình này SV tự dưỡng:Hóa tự dưỡng,Quang tự - Quá trình này giải phóng năng dưỡng cần NL ( thu lượng SV dị dưỡng:Hóa dị dưỡng, Quang dị nl) - Không có dị hóa dưỡng - Không có thì không có nhiên đồng hóa thì liệu cung cấp cho không có vật đồng hóa và mọi chất sử dụng hoạt động sống trong dị hóa khác - Dựa vào phương thức đồng hóa SV chia làm: ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 10 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** SV tự dưỡng và dị dưỡng 1. Cấu trúc của Enzim - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: + Em hãy cho biết enzim là gì và bản chất của Enzim ? Phân biệt Enzim với Côenzim và cơ chất? - HS nghiên cứu trả lời - GV nhận xét bổ sung và đưa ra grap ngắn gọn: Prôtêin Cấu trúc của Enzim Coenzim Hoặc phân tử Các kim loại khác ……………... - Các dạng enzim trong tb: Nhiều E hòa tan trong TBC, một số E liên kết chặt chẽ với bào quan xđ của tb. 2. Cơ chế tác động của Enzim Quan sát hình 22.1 hãy giải thích cơ chế tác động của E. - HS nghiên cứu trả lời: - GV bổ sung: - GV có thể sử dụng sơ đồ H. 22.2 SGK - Tốc độ pư E chịu ảnh hưởng của to như tn ? GV chốt lại: Trên to tối ưu, tốc độ xúc tác các En giảm nhanh là do các liên kết trong P bị phá hủy  biến tính của En  Trung tâm hoạt động của E bị biến đổi  En không còn hđxt nữa Nồng độ cơ chất ảnh hưởng thế nào đến hoạt động En ? - Nồng độ En ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của En ? - Em hãy giải thích câu " nhai kĩ no lâu "? - Chất ức chế là gì ? - HS nghiên cứu trả lời - GV nhận xét bổ sung: - Enzim làm giảm năng lượng hoạt động bằng cách tạo ra nhiều sản phẩm trung gian. VD: A + B  C + D có chất xt X tham gia phản ứng thì các pư có thể tiến hành theo các giai đoạn sau: A + B + X  ABX  CDX  C + D + X. Đầu tiên Enzim liên kết với cơ chất để tạo hợp chất trung gian (Enzim – cơ chất). Cuối phản ứng hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm phản ứng và giải phóng Enzim nguyên vẹn. Enzim được gp lại có thể xt pư với cơ chất mới cùng loại Grap 3: Cơ chế tác động của enzim 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của Enzim Nhiệt độ: Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim PH Nồng độ cơ chất Nồng độ enzim Chất ức chế * Nhiệt độ - Tốc độ của phản ứng E chịu ảnh hưởng của to. Mỗi E có 1 to tối ưu VD: đa số các E ở cơ thể người to tối ưu ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 11 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và hãy cho biết vai trò của E trong qt chuyển hoá vật chất? - HS nghiên cứu trả lời - GV nhận xét bổ sung: khoảng 35 – 40oC.; của VK suối nóng  700 Nhiệt độ tối ưu của đa số các enzim từ 50 - 600 * Độ pH: Mỗi 1 E có pH tối ưu riêng, đa số các E có pH từ 6– 8 * Nồng cơ chất Với 1 lượng enzim xđ, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính enzim tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. * Nồng độ E Với 1 lượng cơ chất xđ, tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ E. * Chất ức chế E Một số chất hóa học có thể ức chế hoạt động của E nên tb khi cần ức chế enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho enzim ấy II. Vai trò của Enzim trong qt chuyển hoá vật chất -Giúp các qt sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. - Tb có thể tự điều chỉnh qt CHVC để thích ứng với môi trường. - Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sp của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xt cho pư ở đầu của con đường chuyển hoá. Grap 4: Điều hòa quá trình chuyển hóa bằng ức chế ngược 4. Củng cố - Enzim là gì ? Vai trò của E trong qt CHVC trong TB - Trình bày cơ chế tác dụng của E. 5. Dặn dò: - Thiết kế Grap chung cho cả bài để bao quát kiến thức - Xem trước nội dung bài 23 SGK; Học và trả lời câu hỏi SGK. 2.5. Kiểm chứng – So sánh Mới năm ba về trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên được phân công dạy hầu như là các lớp 10 cơ bản và nâng cao của toàn khối nên tôi củng đã mạnh dạn áp dụng. Tôi đã thực hiện trên 3 lớp dạy 10 nâng cao, hầu hết các lớp thuộc nhóm trung bình – khá và khá Số liệu thu được qua thống kê và phân tích kết quả phiếu học tập dùng củng cố cuối các tiết dạy. Mẫu phiếu học tập dùng đánh giá mức độ hiệu quả của các lớp như sau: Bài tập trắc nghiệm: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất: Câu 1: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là : a. Enzim là một chất xúc tác sinh học b. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 12 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** c. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng d. Ở động vật , Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra Câu 2: Cơ chất là : a. Chất tham gia cấu tạo Enzim b. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do Enzim xúc tác c. Chất tham gia phản ứng do Enzim xúc tác d. Chất tạo ra do nhiều Enzim liên kết lại Câu 3: Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là a. Tạo các sản phẩm trung gian b. Tạo ra Enzim - cơ chất c. Tạo sản phẩm cuối cùng d. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất Câu 4: Enzim có đặc tính nào sau đây? a. Tính đa dạng b. Tính chuyên hoá c. Tính bền với nhiệt độ cao d. Hoạt tính yếu Câu 5: Enzim sau đây hoạt động trong môi trường a xít a. Amilaza c. Pepsin b. Saccaraza d. Mantaza Câu 6: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là: a. 15 độ C- 20 độC c. 20 độ C- 35 độ C b. 20 độ C- 25 độ C d. 35 độ C- 40 độ C Câu 7: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim , thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó : a. Enzim bắt đầu hoạt động b. Enzim ngừng hoạt động c. Enzim có hoạt tính cao nhất d. Enzim có hoạt tính thấp nhất Câu 8: Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng a. Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ b. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính Enzim c. Hoạt tính Enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên d. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính Enzim Câu 9: Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là : a. Hoạt tính Enzim tăng lên b. Hoạt tính Enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn c. Enzim không thay đổi hoạt tính d. Phản ứng luôn dừng lại Câu 10: Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là : a. Saccaraza c.Lactaza b. Urêaza d.Enterôkinaza Đáp án đúng 1 a 2 c 3 b 4 b 5 c 6 d 7 c 8 a 9 b 10 a III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Số liệu thống kê Sử dụng phiếu trắc nghiệm trong bài dạy học ở các lớp thực nghiệm(10b4, 10b5) và lớp đối chứng(10b6, 10b7) Kết quả trắc nghiệm, thông qua sử lí trên Excel được thống kê như sau: Bảng 1: ĐC(10A2) TN(10A3) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n X 0 0 0 0 0 13,3 0 10 0 33,6 23,3 30 37,7 13,3 23,3 0 0 0 0 46 46 6 7,3 ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 13 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** Thông qua số liệu bảng 1 cho thấy giá trị trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Như vậy điểm trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm tập trung hơn so với lớp đối chứng Bảng 2: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n X ĐC(10A1) 3,3 3,3 3,3 10 17 23 13 3,3 0 0 46 6 TN(10A2) 0 3,3 3 0 0 30 20 27 16,7 0 46 7,3 Thông qua số liệu bảng 2 cho thấy giá trị trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Như vậy điểm trắc nghiệm ở lớp thực nghiệm tập trung hơn so với lớp đối chứng 2. Kết quả - Từ việc kiểm chứng và so sánh tôi nhận thấy dạy học bằng grap có hiệu quả rõ rệt được biểu hiện thông qua số lượng HS khá tốt tăng lên đáng kể, số lượng HS yếu kém giảm rõ rệt. - Mặt khác khi dạy học bằng grap tạo cho HS lối tư duy lôgic nhanh nhạy và hệ thống hóa kiến thức thật hiệu quả. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Trên đây là “Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 cơ bản” mà tôi áp dụng trong công tác giảng dạy sinh học 10 đem lại hiệu quả khá tốt(trong điều kiện cho phép). Nhưng sử dụng như thế nào còn phụ thuộc từng bài, từng đối tượng HS cụ thể. Đối với HS trường Sông Ray đa phần là HS trung bình thì hướng sử dụng trong quá trình giảng dạy thì chưa thực sự có hiệu quả nhiều, chỉ có hiệu quả với những lớp trung bình khá trở lên. Để sử dụng thật sự có hiệu quả đối với toàn thể HS trung bình và trung bình khá thì đề tài này nên sử dụng cho phần cũng cố kiến thức sẽ có hiệu quả rõ rệt. 2. Kiến nghị a) Đối với ngành - Cần đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hướng sinh viên vào việc dạy học bằng grap ngay từ khi còn ở giảng đường đại học để cho sinh viên nắm vững phương pháp dạy học bằng grap, từ đó áp dụng vào giảng dạy sau khi ra trường. - Người làm công tác quản lý nên khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp dạy học bằng grap. - Nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các trường THPT, để giáo viên có thể trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy với nhau, từ đó có thể học hỏi những kinh nghiệm từ đồng nghiệp mà giáo viên chưa biết. b) Đối với trường trung học phổ thông - Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, tạo điều kiện về phương tiện dạy học có liên quan đến giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực. - Để việc hình thành kĩ năng, tư duy học tập bằng grap giải cho học sinh được tiến hành một cách thuận lợi, nhà trường cần xem xét giảm sĩ số học sinh trong một lớp (khoảng 30 - 35 học sinh). Bởi lớp học mà có quá đông học sinh thì hiệu suất học tập và giảng dạy sẽ giảm. c) Đối với giáo viên - Cần tiến hành thực nghiệm nhiều lần hơn việc sử dụng grap đã được thiết kế vào trường THPT để khẳng định tính khả thi của grap. - Để vận dụng tốt hơn grap vào giảng dạy phần tế bào GV cần linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng grap cho phù hợp với mục đích, nội dung phương pháp, hình thức dạy học đồng thời phù hợp với nhận thức của HS. - Tiếp tục thiết kế các bài giảng theo phương pháp dạy học bằng grap để có thể triển khai áp dụng cho việc giảng dạy trong môn sinh học. d) Hướng sử dụng Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy với mong muốn quý thầy cô có thể sử dụng phương pháp dạy học ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 14 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** bằng grap một cách dễ dàng, hiệu quả, chất lượng hơn và học sinh có thể tiếp thu bài học tốt hơn, có khả năng tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân qua các kiến thức đã học được. Để hoàn thành tốt một đề tài và mang tính hiệu quả cao không phải là một việc dễ dàng. Chính vì vậy, có thể sẽ còn những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý thầy cô để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu và hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 15 Người thực hiện : Lê Thị Hồng Sử dụng grap trong giảng dạy chương III và IV – Sinh học 10 Nâng cao *************************************************************** 1. Lí luận dạy học sinh học(phần đại cương), Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Nxb Hà Nội, năm 1996. 2. Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm Đức Hậu, năm 2007. 3. Phương pháp grap trong dạy học sinh học, Nguyễn Phúc Chỉnh, Nxb Giáo Dục, năm 2005. 4. Sinh học 10, Nguyễn Thành Đạt, Nxb GD, năm 2006. 5. Sinh học 10 sách giáo viên, Nguyễn Thành Đạt, Nxb GD năm 2006. 6. Tế bào học, Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu, , Nxb Quốc Gia Hà Nội năm 2006. 7. Kĩ thuật dạy học sinh học, Trần Bá Hoành, Nxb GD năm 1996. 8. Sinh học 10 nâng cao, Vũ Văn Vụ, Nxb GD năm 2006. 9. Sinh học 10 nâng cao sách giáo viên, Vũ Văn Vụ, Nxb GD năm 2006. 10. Http://www.vnu.edu 11. Http://sinh.hhue.edu.vn 12.Http://www.Graphery.com NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Thị Hồng ***************************************************************************** Trường THPT Sông Ray Trang 16 Người thực hiện : Lê Thị Hồng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan