Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn sử dụng dạng câu hỏi so sánh trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lý – phần c...

Tài liệu Skkn sử dụng dạng câu hỏi so sánh trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lý – phần các ngành kinh tế việt nam

.PDF
21
1077
56

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU Trong những năm qua bản thân đã tham gia vào công tác ra đề, chấm thi học sinh giỏi (HSG) môn Địa lý, cũng như tham gia vào việc bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi thi cấp tỉnh cũng như thi cấp quốc gia. Bản thân thấy kết quả thi HSG cấp tỉnh của một số đơn vị trong tỉnh và kết quả thi HSG cấp quốc gia của Tỉnh Gia Lai một số năm chưa thật cao. Học sinh đạt kết quả chưa cao thì do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó một phần rất lớn là các học sinh còn yếu về nhận dạng câu hỏi và cách làm bài, một số giáo viên cũng còn lúng túng khi hướng dẫn các dạng câu hỏi cho học sinh. Nhiều thí sinh cho rằng ở phổ thông, Địa lý là môn học xã hội và vì thế chỉ cần học thuộc bài hay nhớ thật nhiều số liệu là đủ nên kết quả một số em chưa cao. Vì vậy, ngoài yêu cầu có kiến thức vững vàng, thì học sinh còn phải biết cách nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Xuất phát từ thực trạng đó tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng dạng câu hỏi so sánh trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý – phần các ngành kinh tế Việt Nam” để tìm hiểu nhằm nâng cao kỹ năng ôn thi HSG cho học sinh, cũng như làm tiền đề để các giáo viên khác trong Tỉnh tham khảo, tiếp cận để cùng nhau trao đổi cho quá trình ôn thi HSG đạt được kết quả tốt hơn. Tuy nhiên đây là lĩnh vực rộng, mà lại có nhiều giáo viên quan tâm hiện nay, cộng với thời gian tìm hiểu của bản thân chưa nhiều, nên rất mong nhận được sự góp ý từ đồng nghiệp. 1 B. NỘI DUNG I. CÁC DẠNG CÂU HỎI CHỦ YẾU TRONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 1. Dạng câu hỏi lý thuyết Các dạng câu hỏi lý thuyết rất đa dạng. Tùy theo yêu cầu của mức độ thi học sinh giỏi (HSG) mà có mức độ khó dễ khác nhau. Qua thực tiễn nhiều năm ôn thi HSG tôi có thể sắp xếp thành 4 dạng chủ yếu sau đây: - Dạng giải thích. - Dạng so sánh. - Dạng chứng minh. - Dạng trình bày (phân tích). 2. Dạng câu hỏi thực hành Trong quá trình thi HSG đối với môn Địa lý bên cạnh kiểm tra kiến thức, thái độ của học sinh còn kiểm tra các kỹ năng địa lý. Qua quá trình tìm hiểu đề thi HSG tôi có thể hệ thống có 4 dạng câu hỏi thực hành như sau: - Khai thác Allat Địa lý Việt Nam. - Phân tích số liệu thống kê. - Vẽ biểu đồ. - Dạng khác: viết báo cáo về một vấn đề KT – XH nào đó… II. DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH 1. Yêu cầu Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó, nhưng nếu nắm vững cách giải thì bài làm của thí sinh có thể đạt kết quả tốt. Đối với dạng này thí sinh cần đạt được một số yêu cầu chủ yếu sau: - Trước hết cần phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với dạng câu hỏi so sánh mà còn tất cả các dạng câu hỏi khác. 2 - Tiếp theo cần biết cách hệ thống hóa, phân loại và sắp xếp kiến thức theo từng nhóm riêng biệt để dễ dàng cho việc so sánh. - Biết cách khái quát hóa kiến thức đã có để tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc, logic và đỡ bỏ sót ý. 2. Phân loại câu hỏi so sánh Việc phân loại dạng câu hỏi so sánh khó khăn, tuy nhiên về đại thể có thể so sánh các hiện tượng địa lý các ngành kinh tế theo hai loại chủ yếu sau: a. Loại câu hỏi yêu cầu phải so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau Chỉnh thể ở đây có thể hiểu như là một đối tượng hoặc hiện tượng kinh tế - xã hội tương đối hoàn chỉnh, ví dụ như trung tâm công nghiệp, các ngành kinh tế…. Với những chỉnh thể này, việc so sánh cần phải đa chiều, toàn diện. Có thể đưa ra một vài câu hỏi dưới đây: + So sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. + So sánh hai ngành công nghiệp trọng điểm đang được phát triển mạnh ở nước ta hiện nay: công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. b. Loại câu hỏi yêu cầu phải so sánh chỉ một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể Loại câu hỏi này tương đối phổ biến trong các đề thi học sinh giỏi. Nội dung của nó đòi hỏi sự so sánh không phải toàn bộ các chỉnh thể, mà chỉ là một khía cạnh (hay một bộ phận) của các chỉnh thể với nhau. Tùy theo yêu cầu câu hỏi, cần chọn lọc các kiến thức thích hợp để so sánh. Có thể đưa ra một vài ví dụ về loại câu hỏi này: 3 + So sánh hướng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân. + So sánh hiện trạng sản xuất ngành công nghiệp chế biến lương thực và ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. III. YÊU CẤU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC TRONG DẠY CHUYÊN SÂU PHẦN CÁC NGÀNH KINH TẾ Thi HSG, đặc biệt thi HSG quốc gia đề thi bám sát nội dung chuyên sâu dạy cho các trường chuyên. Sau đây là những nội dung mức độ cần đạt về kiến thức và kỹ năng đối với phần địa lý các ngành kinh tế: Nội Mức độ cần đạt Ghi chú dung Kiến thức - So sánh với đặc điểm của sản - Phân tích và giải thích được đặc xuất công nghiệp điểm của sản xuất nông nghiệp và - Cây lương thực, cây công cơ cấu ngành nông nghiệp nghiệp, trồng rừng - Hiểu rõ đặc điểm sinh thái, tình - Gia súc, gia cầm và nuôi trồng Một hình phát triển của các cây trồng, thủy sản số vấn vật nuôi chính - Trang trại và vùng nông đề của - Phân biệt rõ một số hình thức tổ nghiệp địa nông lí chức lãnh thổ nông nghiệp Kỹ năng - Bản đồ cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi nghiệp - Sử dụng thành thạo các bản đồ - Bản đồ - biểu đồ cơ cấu và sản nông nghiệp lượng lương thực - Tính toán, vẽ và nhận xét sơ đồ, - Biểu đồ tình hình phát triển biểu đồ, bản đồ - biểu đồ nông của cây trồng, vật nuôi... nghiệp 4 Kiến thức Một - Phân tích và giải thích được đặc - So sánh với đặc điểm của sản số vấn điểm của sản xuất công nghiệp và xuất nông nghiệp đề của cơ cấu ngành công nghiệp địa công - Vị trí địa lí, điều kiện tự lí - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển và phân bố công nghiệp nghiệp và ý nghĩa của từng nhóm nhân tố - Hiểu rõ đặc điểm kinh tế - kỹ - Công nghiệp năng lượng, thuật, tình hình phát triển của một luyện kim, cơ khí, hóa chất số ngành công nghiệp quan trọng - Khu công nghiệp tập trung và - Phân biệt được một số hình thức trung tâm công nghiệp của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Năng lượng, luyện kim đen Kỹ năng - Các loại biểu đồ cột, đường và - Sử dụng thành thạo các bản đồ miền công nghiệp - Tính toán, vẽ, nhận xét và giải thích sơ đồ, biểu đồ công nghiệp Kiến thức - Nắm vững khái niệm, cơ cấu, đặc điểm và phân tích được các nhân tố Địa lí ảnh hưởng tới phát triển và phân bố dịch các ngành dịch vụ vụ - Phân tích và trình bày được đặc - Nhấn mạnh đến ý nghĩa khác điểm của ngành giao thông vận tải, nhau của điều kiện tự nhiên và phân tích được các nhân tố ảnh điều kiện kinh tế - xã hội 5 hưởng tới phát triển và phân bố - Đường sắt, đường ôtô, đường ngành giao thông vận tải ống, đường thủy và đường hàng - Phân tích được các đặc điểm không chính, tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải - WTO, EU, APEC... - Phân tích được vai trò và đặc điểm phát triển của ngành thông tin liên lạc - Phân tích được đặc điểm thị trường thế giới và các tổ chức thương mại trên thế giới - Phân tích được vai trò và tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới Kỹ năng - Phân tích, nhận xét bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu của các ngành dịch vụ - Biết tính toán và nhận xét các số liệu về giao thông vận tải - Vẽ biểu đồ thích hợp về các ngành dịch vụ. IV. HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH – PHẦN CÁC NGÀNH KINH TẾ 1. Hướng dẫn chung Mặc dù các câu hỏi so sánh được chia thành hai loại, nhưng cách giải đều có cùng một quy trình. Sự khác nhau chủ yếu ở việc lựa chọn tiêu chí so sánh. 6 Đối với câu hỏi dạng so sánh, cần phải thực hiện các bước chính sau đây: a. Bước thứ nhất: Tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng (hiện tượng) cần phải so sánh Về nguyên tắc, với câu hỏi so sánh nhất thiết phải tìm sự giống nhau và khác nhau của các đối tượng cần so sánh. Trên thực tế có hai cách thông dụng và tùy theo từng cách hỏi cụ thể mà chọn cách trả lời cho thích hợp. Ở cách thứ nhất, yêu cầu câu hỏi là so sánh. Khi câu hỏi yêu cầu so sánh thì bắt buộc thí sinh phải làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau. Ở cách thứ hai, câu hỏi chỉ yêu cầu tìm sự khác nhau hoặc sự giống nhau. Như vậy bước thứ nhất là bước định hướng trả lời câu hỏi, tuy nhiên đây không phải là bước mất quá nhiều thời gian. b. Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí so sánh Có thể coi việc xác định các tiêu chí so sánh là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng làm bài, do: + Giúp cho bài thí sinh trở nên mạch lạc, rõ ràng và logic. + Giảm thiểu việc bỏ sót các ý nhỏ trong khi làm bài. Muốn xác định được tương đối chính xác các tiêu chí để so sánh, cần phải hệ thống và khái quát hóa kiến thức đã học. Về đại thể, có thể nêu ra một vài mẫu trong quá trình xác định tiêu chí. Tuy nhiên cần chú ý đến loại câu hỏi và lựa chọn mẫu cho thích hợp. c. Bước thứ ba: So sánh theo các tiêu chí bằng kiến thức cơ bản đã được chọn lọc Sau khi định hướng cách giải, xác định tiêu chí, bước cuối cùng là dùng kiến thức cơ bản để làm bật từng tiêu chí cụ thể. Đối với dạng câu hỏi so sánh, thí sinh nên khái quát hóa kiến thức và đưa ra khoảng 3 – 4 tiêu chí để so 7 sánh. Tuy nhiên không nên có quá ít tiêu chí so sánh vì dễ sót ý, nhưng cũng đừng có quá nhiều tiêu chí dẫn tới sự phức tạp hóa không cần thiết, mất cân đối với thời lượng và số điểm dành cho câu hỏi trong đề thi. Khi làm bài thi có thể có hai cách thể hiện: * Cách thứ nhất: Chia đôi tờ giấy thi theo chiều dọc, một bên trình bày sự giống nhau và bên kia là sự khác nhau. Cách này không nên dùng vì sự hạn hẹp về diện tích của phần nửa tờ giấy thi, tuy nhiên lại rất thích hợp khi phác thảo đề cương trả lời. Tiêu chí Giống nhau Khác nhau Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 * Cách thứ hai: lần lượt phân tích sự giống nhau, rồi đến sự khác nhau. Thí sinh nên chọn cách này vì có thể trình bày được chi tiết, đầy đủ nội dung cần phải so sánh, mà không bị giới hạn bởi tờ giấy thi. Thí sinh trình bày theo tuần tự như sau: - Giống nhau (theo từng tiêu chí). - Khác nhau: thí sinh có thể viết theo hai cách sau: + Cách 1: Thí sinh kẻ bảng. Tiêu chí Đối tượng 1 Đối tượng 2 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 + Cách 2: Thí sinh viết theo trình tự từng tiêu chí và nêu sự khác nhau của hai đối tượng. Cuối cùng cần lưu ý tương quan về lượng kiến thức phải sử dụng và số điểm giữa hai phần (giống nhau và khác nhau). Ở phần giống nhau kiến thức bao giờ cũng ít hơn bởi vì đây là điểm chung, tương đồng giữa các tiêu chí so sánh. Do vậy cơ cấu điểm cho phần này chỉ chiếm không quá 1/3. Ngược lại, 8 ở phần so sánh sự khác nhau, lượng kiến thức thường nhiều hơn và số điểm cũng cao hơn. 2. Hướng dẫn cách giải cụ thể a. Loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau Yêu cầu của loại câu hỏi này là phải so sánh toàn bộ hai hay nhiều chỉnh thể với nhau. Quá trình xử lý loại câu hỏi này được thực hiện theo ba bước ở trên. Vấn đề ở đây là việc xác định các tiêu chí so sánh. Loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với việc xác định các tiêu chí dựa theo mẫu nào đó. Khi so sánh hai hay nhiều ngành có thể lựa chọn tiêu chí dựa theo mẫu dưới đây: + Vai trò của ngành trong nền kinh tế. + Nguồn lực phát triển (hay còn gọi là điều kiện, hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và phân bố của ngành). + Tình hình phát triển. + Cơ cấu ngành. + Tình hình phân bố (hay phân hóa theo lãnh thổ). + Hướng phát triển. Cần lưu ý rằng ở mẫu trên đưa ra các nội dung ở mức tối đa. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng sử dụng toàn bộ các tiêu chí này để so sánh, tiêu chí quan trọng nhất là nguồn lực để phát triển, bởi vì nó chứa đựng kiến thức rất lớn. Vì thế thí sinh cần dành nhiều thời gian cho phần này. Sau đây là ví dụ cụ thể: Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lý việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai ngành công nghiệp trong điểm của nước ta hiện nay: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 1) Hướng dẫn phân tích câu hỏi: 9 Câu hỏi này được xếp vào loại câu hỏi theo mẫu với 2 chỉnh thể (ngành công nghiệp trọng điểm). Về nguyên tắc, các tiêu chí để so sánh phải gắn liền với nội dung ngành công nghiệp trọng điểm. Trên nền kiến thức cơ bản và vận dụng mẫu, có thể đưa ra 5 tiêu chí sau: Vai trò, điều kiện phát triển, tình hình phát triển, cơ cấu ngành, phân bố. Tiêu chí khác như hướng phát triển không nhất thiết đưa vào trong trường hợp này. Bước tiếp theo là lựa chọn kiến thức và phân tích theo từng tiêu chí sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa hai ngành. 2) Gợi ý cách giải: a) Giống nhau: - Vai trò trong nền kinh tế cả nước: + Là 2 ngành công nghiệp trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. + Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (40,5% năm 2007). - Điều kiện phát triển: có nhiều thế mạnh phát triển (lao động, thị trường, nguồn nguyên liệu, chủ trương chính sách…). - Tốc độ tăng trưởng tương đối cao. - Phân bố ở vùng nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ. b) Khác nhau: Tiêu chí Công nghiệp sản xuất hàng Công nghiệp chế biến lương tiêu dùng thực, thực phẩm Có vai trò nhỏ hơn (16,8%), Vai trò lớn hơn (23,7% năm Vai trò nhưng có xu hướng tăng (từ 2007) nhưng lại có xu hướng 15,7% lên 16,8%). giảm (từ 24,9% xuống 23,7%). Điều kiện Nguồn nguyên liệu trong nước Nguồn nguyên liệu trong nước 10 phát triển chưa đáp ứng nhu cầu, phải nhập dồi dào hơn. nguyên liệu với khối lượng lớn. Tình hình - Quy mô giá trị sản xuất nhỏ - Quy mô giá trị sản xuất lớn hơn phát triển hơn 96,1 nghìn tỉ đồng. 135,2 nghìn tỉ đồng. - Tốc độ phát triển nhanh hơn (từ - Tốc độ phát triển chậm hơn (từ năm 2000 – 2007 tăng 3 lần). Cơ năm 2000 – 2007 tăng 2,7 lần). cấu Ít đa dạng hơn, gồm 4 ngành: dết Đa dạng hơn, gồm 6 ngành: chế – may; da – giày; gỗ - giấy – biến lương thực; chè, cà phê, ngành xenlulô; giấy – in – văn phòng thuốc lá, hạt điều; rượu, bia, phẩm. nước giải khát; đường sữa, bánh kẹo; sản phẩm chăn nuôi, thủy hải sản. Phân bố Chủ yếu phân bố nơi tiêu thụ. Phân bố cả vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ. Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lý việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta hiện nay: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 1) Hướng dẫn phân tích câu hỏi: Câu hỏi này được xếp vào loại câu hỏi theo mẫu với 2 chỉnh thể (hai trung tâm công nghiệp). Về nguyên tắc, các tiêu chí để so sánh phải gắn liền với nội dung trung tâm công nghiệp. Trên nền kiến thức cơ bản và vận dụng mẫu, có thể đưa ra 3 tiêu chí sau: Vai trò và quy mô, điều kiện phát triển, cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hóa. Các tiêu chí khác như tình hình phát triển, phân bố và hướng phát triển không nhất thiết đưa vào trong trường hợp này. Bước tiếp theo là lựa chọn kiến thức và phân tích theo từng tiêu chí sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa hai trung tâm công nghiệp. 11 2) Gợi ý cách giải: a) Giống nhau: - Đều là các trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (trên 120 nghìn tỉ đồng). - Hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp: + Đều có vị trí thuận lợi như nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, gần các vùng nguyên liệu lớn, nằm trong vùng kinh tế năng động, là đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước. + Nguồn lao động dồi dào, tập trung nguồn lao động có trình độ với cơ sở hạ tầng tốt, là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị... + Có thị trường tiêu thụ lớn. + Cơ sở nguyên liệu phong phú. - Cơ cấu ngành của cả 2 Trung tâm đều tương đối đa dạng. b) Khác nhau: * Vai trò và quy mô. - Hà Nội là thủ đô của cả nước, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ hơn (từ 2,5 đến 10% của cả nước). - TP. Hồ Chí Minh là Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 10% so với cả nước. * Điều kiện phát triển. - TP. Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với Hà Nội. + Có quy mô dân số lớn, số lao động cao, tập trung nhiều lao động có trình độ, năng động hơn trong cơ chế thị trường. + Có cửa ngõ thông ra biển: cảng biển Sài Gòn là cảng biển lớn nhất nước ta. + Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn… - Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh 12 + Nằm trong trọng điểm lương thực lớn thứ 2 của cả nước. + Gần các nguồn nguyên liệu, khoáng sản... * Cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hoá: - Hà Nội: ít hơn (9 ngành), có một số ngành lâu đời mang tính truyền thống: cơ khí, dệt may, luyện kim đen, thực phẩm. Các ngành chuyên môn hoá: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến thực phẩm. - TP. Hồ Chí Minh: nhiều hơn (12 ngành), trong đó có nhiều ngành công nghệ cao. So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có thêm ngành đóng tàu, luyện kim màu và nhiệt điện. Số lượng các ngành chuyên môn hoá nhiều hơn (nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô, hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt - may, sản xuất giấy, xenlulô). b. Loại câu hỏi so sánh một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể Có rất nhiều khía cạnh có thể được đưa ra thiết kế câu hỏi dạng so sánh. Trong khuôn khổ thi HSG nổi lên một vài khía cạnh chủ yếu sau: + So sánh về thế mạnh/nguồn lực. + So sánh về tình hình phát triển. + So sánh về cơ cấu. + So sánh về phân bố. Việc xác định các tiêu chí để so sánh trong các câu hỏi, tất nhiên không thể giống nhau. Về nguyên tắc, câu hỏi yêu cầu so sánh khía cạnh nào thì cần phải tìm ra tiêu chí thích hợp với khía cạnh đó. - Đối với so sánh về thế mạnh/nguồn lực: + Trước hết cần phải nắm chắc khái niệm, nguồn lực bao gồm: Vị trí địa lý, về tự nhiên và về kinh tế - xã hội. Đây là các tiêu chí để so sánh. 13 + Loại câu hỏi này tương đối dễ nhưng thí sinh cần lưu ý nếu yêu cầu câu hỏi so sánh thế mạnh thì tập trung phân tích lợi thế mà không cần đề cập đến hạn chế. Ngược lại khi so sánh về nguồn lực cần phải nêu lên cả thế mạnh và hạn chế. Đối với dạng câu hỏi so sánh tình hình phát triển, cơ cấu, phân bố, việc xác định các tiêu chí so sánh rất khó khăn, tuy nhiên tôi có thể đưa ra một số gợi ý sau: - Đối với câu hỏi so sánh về tình hình phát triển, các tiêu chí so sánh có thể là: + Giai đoạn (thời kỳ) phát triển. + Nhịp độ phát triển. + Sản phẩm tiêu biểu. - Đối với câu hỏi sánh về cơ cấu, các tiêu chí để so sánh có thể là: + Giai đoạn và sự chuyển dịch cơ cấu. + Cơ cấu theo ngành. + Cơ cấu theo lãnh thổ. - Đối với câu hỏi so sánh về phân bố, các tiêu chí có thể là: + Đặc điểm phân bố. + Sự phân bố theo giai đoạn (thời kỳ). + Mức độ hợp lý (hay chưa hợp lý)… Trên đây chỉ là gợi ý chính. Vấn đề quan trọng là việc xác định các tiêu chí như thế nào phụ thuộc vào câu hỏi cụ thể và trình độ tư duy của thí sinh. Sau đây là ví dụ cụ thể: Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự khác nhau về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân 1) Hướng dẫn phân tích câu hỏi: 14 Câu hỏi này được xếp vào loại câu hỏi so sánh một khía cạnh của hai chỉnh thể (chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa hai vùng) và câu hỏi chỉ yêu cầu so sánh sự khác nhau nên tiêu chí rất rõ ràng. Theo kiến thức cơ bản và Atlat có thể đưa ra 2 tiêu chí: Quy mô chuyên môn hóa và sản phẩm chuyên môn hóa (trồng trọt, chăn nuôi). Bước tiếp theo là lựa chọn kiến thức và phân tích theo từng tiêu chí sự khác nhau về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa hai vùng. 2) Gợi ý cách giải: * Sự khác nhau: Tiêu chí Trung du và miền núi Tây Nguyên Bắc Bộ - Sản phẩm chuyên môn hóa + Trồng trọt + Chủ yếu là cây công + Chủ yếu cây công nghiệp nghiệp có nguồn gốc cận lâu năm của vùng cận xích nhiệt, ôn đới (chè, sở, hồi, đạo (cà phê, cao su, hồ quế…), cây công nghiệp tiêu), ngoài ra còn có chè là hàng năm (đậu tương, lạc, cây cận nhiệt đới. thuốc lá), cây dược liệu, cây ăn quả… + Chăn nuôi + Chăn nuôi trâu, bò lấy + Chăn nuôi bò thịt và bò thịt, lấy sữa và lợn. sữa là chủ yếu. Quy mô chuyên - Diện tích trồng chè lớn - Diện tích trồng chè nhỏ môn hóa hơn. hơn. - Chăn nuôi phát triển hơn - Chăn nuôi ít phát triển hơn * Giải thích: 15 - Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là phân hóa về khí hậu. - Do sự khác biệt về quy mô đất đai. Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hoạt động công nghiệp của Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. 1) Hướng dẫn phân tích câu hỏi: Câu hỏi này được xếp vào loại câu hỏi so sánh một khía cạnh của hai chỉnh thể (hoạt động sản xuất công nghiệp giữa hai vùng). Như vậy, câu hỏi chỉ so sánh hoạt động công nghiệp chứ không phải là so sánh hai vùng công nghiệp, nên có thể theo kiến thức cơ bản và Atlat có thể đưa ra 4 tiêu chí: Mật độ, số lượng, quy mô; cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hoá; giá trị sản xuất công nghiệp; phân bố. Bước tiếp theo là lựa chọn kiến thức và phân tích theo từng tiêu chí để so sánh hoạt động sản xuất công nghiệp giữa hai vùng. 2) Gợi ý cách giải: a) Giống nhau: - Đều có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước. - Có mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp cao nhất cả nước. - Có nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô lớn nhất. - Có cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có những ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. - Phân bố tương đối tập trung. b) Khác nhau: * Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận so với Đông Nam Bộ. 16 - Mật độ các trung tâm công nghiệp dày đặc hơn, nhưng quy mô lại nhỏ hơn. + Số lượng: có 11 trung tâm công nghiệp. + Quy mô: · Có 1 trung tâm có quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng): Hà Nội. · Có 1 trung tâm có quy mô lớn (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng): Hải Phòng. · Có 3 trung tâm có quy mô trung bình (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng): Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long. · Còn lại 6 trung tâm có quy mô nhỏ (dưới 9 nghìn tỉ đồng): Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên. - Có cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hoá: + Có nhiều ngành công nghiệp truyền thống: cơ khí, luyện kim, hoá chất, dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. + Hướng chuyên môn khác: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với các ngành chuyên môn hoá khác nhau lan toả theo nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch. · Hướng đông: Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, khai thác than). · Hướng bắc: Hà Nội – Thái Nguyên (luyện kim đen, luyện kim màu) · Hướng tây bắc: Hà Nội – Phúc Yên – Việt Trì (hoá chất, giấy, xenlulô). · Hướng tây nam: Hà Nội – Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện). · Hướng nam, đông nam: Hà Nội - Hưng Yên – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng). - Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước là thấp hơn: + Không có tỉnh nào đạt mức trên 10%. 17 + Mức trên 2,5 – 10%: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng. + Từ trên 1 – 2,5%: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây (cũ). + Trên 0,5 – 1%: Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ. + Từ 0,1 – 0,5%: Ninh Bình, Hà Nam. - Phân bố các trung tâm công nghiệp: theo dải (chủ yếu dọc theo quốc lộ 5 và 18). * Đông Nam Bộ so với Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận: - Mật độ các trung tâm công nghiệp thấp hơn, nhưng quy mô lại lớn hơn. + Số lượng: 4 trung tâm công nghiệp. Hình thành tứ giác công nghiệp: TP. Hồ Chí Minh – Biên Hoà – Vũng Tàu – Thủ Dầu Một. + Quy mô: 1 trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng (TP. Hồ Chí Minh); 3 trung tâm công nghiệp có quy mô lớn từ trên 40 – 120 nghìn tỉ đồng (Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một). - Cơ cấu ngành công nghiệp và hướng chuyên môn hoá đa dạng, hoàn chỉnh hơn: ngoài các ngành giống Đồng bằng sông Hồng còn có 1 số ngành công nghiệp hiện đại như khai thác dầu khí, sản xuất điện, đạm từ khí ở Phú Mĩ (Bà Rịa – Vũng Tàu). - Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước cao hơn: + Trên 10%: TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai. + Từ trên 2,5 – 10%: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. + Trên 1 – 2,5%: Tây Ninh. + Từ 0,1 – 0,5%: Bình Phước. - Phân bố các trung tâm công nghiệp theo tứ giác (TP.Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một). 18 C. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu đề tài tôi thấy, dạng câu hỏi so sánh là dạng câu hỏi cơ bản trong thi HSG môn Địa lý, tuy nhiên đây là dạng câu hỏi mà học sinh rất dễ sót ý. Thực tế cho thấy giáo viên nào đầu tư rèn luyện các dạng câu hỏi kỹ càng và học sinh tiếp cận nhanh thì kết quả đạt được sẽ cao hơn, ngược lại nếu giáo viên dạy theo chiếu lệ theo kiểu các câu hỏi trong dạng đề mà không có một hướng dẫn cụ thể theo tuần tự thì học sinh không thể biết được cách làm các loại câu hỏi khác. Nếu học sinh không phân loại được câu hỏi so sánh thì kết quả bài thi điểm sẽ không cao. Vì vậy để giảng dạy và làm bài thi HSG đạt được kết quả cao thì giáo viên và học sinh cần phải: - Đối với giáo viên: cần tìm hiểu sâu về cách giải các dạng câu hỏi so sánh, luyên tập cho học sinh liên tục để rèn cho học sinh có kỹ năng nhận dạng câu hỏi và cách trả lời. - Đối với học sinh: cần phải nắm vững kiền thức cơ bản, rèn luyện các dạng câu hỏi để trở thành kỹ năng. Khi làm bài cần dành 2 – 3 phút để suy luận câu hỏi, suy ra cách trả lời, phác thảo các ý chính để làm bài cho tốt và đỡ sót ý. Nếu làm được như vậy thì kết quả thi HSG được nâng cao. 19 MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. CÁC DẠNG CÂU HỎI CHỦ YẾU TRONG ĐỀ THI HỌC 2 SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 1. Dạng câu hỏi lý thuyết 2 2. Dạng câu hỏi thực hành 2 II. DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH 3 1. Yêu cầu 3 2. Phân loại câu hỏi so sánh 3 III. YÊU CẤU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC 4 TRONG DẠY CHUYÊN SÂU PHẦN CÁC NGÀNH KINH TẾ IV. HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH 7 – PHẦN CÁC NGÀNH KINH TẾ 1. Hướng dẫn chung 7 2. Hướng dẫn cách giải cụ thể 9 a. Loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau. 9 b. Loại câu hỏi so sánh một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều 13 chỉnh thể. C. KẾT LUẬN 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan