Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học khi dạy bài 6 khuynh hướng p...

Tài liệu Skkn sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học khi dạy bài 6 khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng gdcd lớp 10 thpt

.DOC
23
193
52

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHI DẠY BÀI 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG GDCD LỚP 10 – THPT” A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: I/ Lý do chọn đề tài: Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng được xu hướng phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay. Ngành Giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước. Giáo dục và đạo tạo được coi là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và để thực hiện tốt nhiệm vụ: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Là giáo viên dạy môn GDCD tôi cũng rất mong mình sẽ góp một phần công sức bé nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Bởi ở trường THPT môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức hành vi của người công dân, hình thành và phát triển nhân cách đạo đức và lối sống để trở thành công dân có ích cho xã hội. Chương trình GDCD từ lớp 10,11,12, đều có sự liên kết nối tiếp chương trình với nhau trong cả cấp học, đối với học sinh Lớp10 mới bước chân vào cấp THPT đã được tiếp cận ngay với phần kiến thức của triết học. Thực tế cho thấy đây là phần kiến thức mới và khó đối với học sinh đầu cấp, nếu sử dụng phương pháp chưa phù hợp học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, dẫn đến khả năng vận dụng bài học vào thực tiễn còn khó khăn, chưa đáp ứng được mong muốn của người dạy. Vì vậy qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT Đào Duy Từ với nhiều đối tượng học trò cùng với việc dự giờ của đồng nghiệp cũng như quá trình nghiên cứu, tôi rất trăn trở suy nghĩ trước cách dạy các bài học làm sao cho có chất lượng. Tiết dạy GDCD phải được học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động phát huy được vai trò sáng tạo của người học. Đến nay, phần nào tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ nên tôi mạnh dạn đưa vấn đề “Sử dụng có hiệu quả một số phương pháp dạy học khi dạy bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng GDCD Lớp 10 THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm hy vọng với sáng kiến nhỏ này sẽ giúp được phần nào cho các bạn đồng môn trong sự nghiệp trồng người của mình. II/ Mục đích chọn đề tài : Tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích : Một là : Phát huy hơn nữa tầm quan trọng trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – từ nguồn gốc, cách thức cho đến khuynh hướng phát triển. Người học có thể biết được căn nguyên, tiến trình và xu hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng qua các bài học. Hai là : Bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo thêm vào việc giảng dạy để đem lại kết quả cao hơn nhất là với đơn vị kiến thức khó. Ba là : Học sinh thật sự nhận biết thông hiểu kiến thức, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo trong thực tiễn . Bốn là : Trang bị cho học sinh một số kĩ năng sống như : Giải quyết mâu thuẫn ; Tư duy, phê phán ; Giải quyết vấn đề và ra qyết định… Năm là: đề tài này đã được nghiên cứu khảo sát và kiểm chứng từ năm học trước. Năm học ( 2010-2011) tôi được phân công dạy cả khối 10 qua tìm hiểu và nắm tình hình từ các giáo viên chủ nhiệm tôi đã chọn 4lớp để thí điểm. Lớp10C1,10C2,10C3,10C4. Đây là những lớp có đối tượng học sinh điểm đầu vào tương đương nhau, con em cán bộ công chức chiếm khoảng 15%, gia đình con em làm nông nghiệp chiếm khoảng 35% còn lại là gia đình lao động tự do buôn bán chiếm khoảng 50%. Học sinh những lớp này các em đều học ban cơ bản. Cụ thể kết quả kiểm chứng năm học 2010-2011 cho thấy : Lớp Sĩ số Giỏi Phương 10C1 pháp 10C2 cũ 39 4 = 10,3% 49 5 = 10,2% Phương 10C3 pháp 10C4 mới 44 8 = 18,2% 45 9 = 20% Khá 17 = 43,6% 20 = 40,8% 23 = 52,2% 24 = 53,4% TB 14 = 35,9% 19 = 38,8% 13 = 29,6% 11 = 24,4% Yếu 4= 10,2% 5= 10,2% 0 1 = 2,2% B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I/ Cơ sở thực hiện đề tài : 1/ Cơ sở lý luận : a) Khái quát lý luận đối với các bài liên quan đến đề tài trong phần triết học GDCD Lớp 10. Đối với bộ môn GDCD ở trườngTHPT, là môn học gồm nhiều hệ thống tri thức khác nhau như: triết học, đạo đức, kinh tế, pháp luật... trong đó triết học là một trong những đơn vị kiến thức khó và trìu tượng nhất trong toàn bộ chương trình, nổi lên gồm các bài theo thứ tự trong chương trình lớp 10 như sau: Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất; Bài 4 : Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng ; Bài 5 : cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng ; và Bài 6 : Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. Mỗi bài đều có vị trí khác nhau trong tư duy nhận thức và hoạt động thực tiễn. Chẳng hạn như. Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Thông qua bài học chúng ta thấy rõ thế giới vật chất kể cả con người muốn tồn tại thì phải vận động, trong muôn vàn phương thức vận động, vận động theo chiều hướng tiến lên, cái mới cái tiến bộ ra đời thay thế cho cái cũ cái lạc hậu, đó là sự phát triển. Như vậy, phát triển sẽ diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng. Bài học giúp các em phân biệt được mâu thuẫn triết học – mấu chốt của nguồn gốc vận động với mâu thuẫn thông thường. Để biết điều đó, cần phải hiểu rõ mặt đối lập của mâu thuẫn qua tính thống nhất và đấu tranh của nó. Sự vật hiện tượng khi đã tồn tại mâu thuẫn buộc phải được giải quyết. Tuy nhiên khi mâu thuẫn này được giảỉ quyết thì mâu thuẫn khác lại nảy sinh và cứ tiếp tục như thế đã tạo nên sự luôn hồi mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Quá trình tìm cách giải quyết mâu thuẫn chính là sự khám phá ra nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Hay ở bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Nội dung quy luật về: Chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại cho chúng ta biết, để một chất mới ra đời bao giờ cũng bắt đầu về sự biến đổi về lượng. Bởi vì lượng biến đổi dần dần đến một điểm nút nhất định sẽ cho ra đời một chất mới. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng để tạo nên sự thống nhất giữa bên trong và bên ngoài, giữa chất và lượng. Khi đã có sự thống nhất giữa chất và lượng thì sự vật hiện tượng đó lại bắt đầu vận động, phát triển theo sự khởi đầu từ lượng. Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng, để người học biết cuối cùng các sự vật hiện tượng sẽ phát triển theo xu hướng nào, để các em phải phân biệt được sự khác nhau giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng. Qua phủ định biện chứng chúng ta thấy cái mới ra đời khi đã trải qua cuộc đấu tranh với cái cũ theo một cách thức nhất định mà không xoá bỏ sạch trơn, ngược lại có kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ nhưng ở trình độ cao hơn hoàn thiện hơn. Đó chính là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Khuynh hướng đó không diễn ra theo một đường thẳng mà theo hình xoáy trôn ốc. Tóm lại: Qua sự khái quát lí luận, chúng ta thấy rõ mối quan hệ biện chứng sâu sắc giữa các bài. Từ đó, bất kỳ người dạy nào khi giảng dạy phần này cũng phải chỉ ra được tính biện chứng, hữu cơ giữa các bài với nhau. Để làm được điều đó người dạy phải biết kết hợp và lựa chọn những phương pháp phù hợp. b) Lí luận chung về phương pháp vận dụng: Để thực hiện nghiêm túc văn kiện đại hội Đảng khoá XI đã nêu “…Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu…Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành khả năng lập nghiệp…”. Trong sự nghiệp trồng người của chúng ta để tạo ra sản phẩm là con người vừa có nhân cách lại vừa có trí tuệ hay theo ngôn ngữ của Bác Hồ vừa “Hồng” vừa “Chuyên” là không hề đơn giản. Vậy muốn làm tốt điều đó, buộc người dạy trong quá trình giảng dạy phải biết lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng bài. Một sự thật mà bất kỳ ai trong nghề cũng thấy rõ là không có phương pháp nào là vạn năng dù nó có tích cực đến bao nhiêu đi chăng nữa. Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng vì thế chúng ta không nên phủ định hoặc quá lạm dụng một phương pháp dạy học nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lí. Để tạo nên một tiết dạy thành công, chúng ta cần sử dụng kết hợp giữa các phương pháp mới và cũ, vừa kế thừa được tính truyền thống lại hội tụ xu hướng thời đại, thực hiện tốt Nghị quyết của các kỳ đại hội gần đây. Là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Vận dụng nguyên lí trên để dạy học các bài 3, bài 4, bài 5, bài 6, phần triết học Giáo dục công dân lớp10 THPT.Tôi đã sử dụng một số phương pháp như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung bài học khai thác ví dụ thực tiễn và sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, bảng, biểu, tranh ảnh) Sử dụng giáo án điện tử để hỗ trợ cho bài giảng. Với phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực: học sinh là trung tâm của quá trình dạy học giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề chứ không phải thông báo dưới dạng tri thức có sẵn, các em tích cực chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm tòi ra tri thức chứ không phải được thầy, cô dạy một cách thụ động, học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học. Bằng cách đó các em không chỉ nắm được nội dung bài học mà còn biết được con đường và cách thức dẫn đến kết quả đó. Học sinh được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Với đặc thù của phương pháp nêu vấn đề, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng vào việc dạy những đơn vị kiến thức trìu tượng như triết học. Tuy nhiên, ngoài tính ưu việt của nó phương pháp nào cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức cố vấn, trọng tài và ứng xử với các kiểu nhân cách của học sinh và tìm kiếm từng loại vấn đề cho mỗi bài học là không dễ dàng. Phương pháp khai thác ví dụ thực tiễn để làm rõ nội dung cũng là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với kiến thức khó như các bài nêu trên, qua một số khái niệm như vận động, phát triển, mâu thuẫn, phủ định, nếu giáo viên đưa ngay khái niệm chắc chắn học sinh sẽ không hiểu được. Thay vào đó, chúng ta lấy ví dụ thực tiễn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày theo hướng nội dung khái niệm hoặc vấn đề cần làm rõ thì người học sẽ dễ dàng nhận biết vấn đề hơn. Tạo được hứng thú để các em có thể khai thác vốn kiến thức kinh nghiệm, kĩ năng đã có trong cuộc sống, từ đó học sinh không những nắm được nội dung mà còn hiểu được bản chất căn nguyên của nó, ngoài ưu điểm nêu trên, phương pháp cũng tồn tại một số hạn chế nhất định nếu giáo viên không nghiên cứu kĩ ví dụ lấy ví dụ xa hoặc không phù hợp dẫn đến học sinh hiểu sai vấn đề. Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức học tập theo những nhóm nhỏ, cùng nhau thảo luận, trao đổi để cùng hợp tác giải quyết các vấn đề một cách thuận lợi hơn khi sử dụng những phương pháp khác. Những vấn đề mà giáo viên đặt ra, tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, để học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm. Qua đó giúp học sinh được hợp tác với nhau, được trao đổi, tranh luận chia sẻ ý kiến kinh nghiệm và được bày tỏ quan điểm. Đây cũng là cơ hội rèn luyện cho các em kĩ năng sống như mạnh dạn trong giao tiếp và hợp tác học hỏi lẫn nhau, tạo cho các em hứng thú trong học tập. Sử dùng đồ dùng trực quan là một phương pháp dạy học mới hình thành trong những năm gần đây, khi nhân loại bước sang một giai đoạn mới – cách mạng tri thức ; Lý thuyết phải được minh họa bằng thực tiễn. Trong môn GDCD như ta đã biết đồ dùng trực quan không nhiều chủ yếu do giáo viên và học sinh tự làm như hệ thống sơ đồ, bảng, biểu, nếu lớp học có máy chiếu thì hiệu quả tiện lợi hơn nhiều. Đối với các bài học từ bài 3 đến bài 6 trong chương trình triết học lớp10, ở phần này dường như các đơn vị kiến thức đều có mối quan hệ giàng buộc biện chứng và hỗ trợ nhau. Từ đặc thù này cách làm hiệu quả nhất khi khái quát bài là giáo viên nên đưa sơ đồ hệ thống hoá kiến thức để các em rễ ràng nhận thấy mối quan hệ của nội dung đơn vị kiến thức. Để kết hợp với các phương pháp đã nêu ở trên đạt được hiệu quả cao nhất đối với bải giảng thì chúng ta cần sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ bài giảng làm cho tiết học sẽ trở nên sinh động, gây sự chú ý và lôi cuốn học sinh vào bài học một cách thoải mái, nhẹ nhàng tránh được sự khô khan nhàm chán. Đặc biệt là với các bài học này thì sử dụng phương tiện công nghệ thông tin( giáo án điện tử) là điều cần thiết. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng trình chiếu quá nhanh nội dung kiến thức hoặc tham nhiều các tranh ảnh sẽ mang lại một kết quả học sinh không lưu nhớ được gì. Như vậy : Sử dụng tổng hợp các phương pháp trong giảng dạy nói chung và đối các bài học về. Quá trình vận động phát triển của sự vật, hiện tượng, trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 nói riêng rất cần đến sự linh hoạt của giáo viên khi lựa chọn và áp dụng những phương pháp phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. 2/ Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề) “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năn thì phải trồng người” Sự nghiệp trồng người mà Bác Hồ nói ở trên là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó nhiệm vụ chính đặt lên đôi vai người giáo viên. Vì thế hầu hết các thầy giáo, cô giáo đều làm tốt công việc của mình, tâm huyết với nghề, có tấm lòng khoan dung độ lượng yêu thương học trò. Trong chuyên môn họ rất tâm huyết với bài giảng làm thế nào để cho tiết học của mình hay với đúng nghĩa của nó tôi tin chắc rằng ; đã là giáo viên thì không ai không trăn trở vì điều đó. Bản thân tôi là một Giáo viên dạy môn GDCD đã giảng dạy được 17 năm trong nghề, trong vòng xoáy của cơ chế thị trường như hiện nay và trong con mắt của đồng nghiệp, một số học trò cho rằng; (đây chỉ là môn phụ không thi tốt nghiệp và đại học) nên nhiều khi không cần học thậm trí môn phụ nên không được làm công tác chủ nhiệm. Quan điểm đó trong những năm qua đã ảnh hưởng không ít đến việc dạy và học của học sinh. Nhưng không phải vì thế mà bản thân tôi cũng như các giáo viên khác bàng quang với “Nghiệp” của mình. Thêm vào đó môn Giáo dục công dân ở trong trường THPT Đào Duy Từ lại rất ít đồ dùng dạy học Giáo viên và Học sinh phải tự làm và tự tìm hiểu, năm vừa qua mới lắp đặt được một số hệ thống máy chiếu nên cũng hỗ trợ rất nhiều cho giờ dạy đạt hiệu quả và chất lượng giờ học được nâng lên. Trong giảng dạy khi dạy những đơn vị kiến thức khó, không phải ai cũng tự tin đứng trên bục giảng. Vì vậy, tôi đã đọc và nghiên cứu tài liệu rất nhiều, suy nghĩ là làm thế nào để tìm và vận dụng một số phương pháp phù hợp với bài học và đối tượng học sinh từng lớp để học sinh dễ hiểu lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả, gây được hứng thú cho người học để các em biết được là môn này đâu có khô khan và trìu tượng như mọi người đã suy nghĩ … Thực tiễn trong các bài này lượng nội dung truyền đạt trong bài ngắn, kiến thức ít, câu từ mang tính triết lý cao nếu sử dụng phương pháp thuyết trình hoặc động não thì sẽ gây cho người học căng thẳng nhàm chán, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Trong một số lớp vẫn còn số ít học sinh ham chơi, lười học, trốn học đi đánh điện tử ngồi nói chuyện không những trong giờ GDCD mà giờ Toán hay Hoá cũng vậy. Đối với bản thân tôi dù mọi người có nghĩ rằng là môn phụ không có học sinh học thêm cần gì phải đầu tư, nhưng tôi vẫn cố gắng tìm và mua sách vở tài liệu tham khảo, máy tính để đầu tư cho chuyên môn của mình làm sao mình có được nhiều giờ dạy thật hay và được học sinh tôn trọng yêu quý. Đây cũng là tâm sự rất thật và là mong ước chủ quan của bản thân. Từ những thực trạng trên qua một thời gian nghiên cứu thực dạy 2 năm tôi mạnh dạn đưa ra“ Hiệu quả sử dụng một số phương pháp dạy học khi dạy bài 6 khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng – GDCD lớp 10 THPT” nhằm phát huy tối đa vai trò của bài học cũng như cải thiện thực trạng dạy và học như hiện nay. II/ Giải pháp và tổ chức thực hiện. 1/ Vận dụng một số các phương pháp vào một số phần của bài 4 và bài 5 GDCD Lớp 10 THPT. Trong phần này tôi không trình bày chi tiết mà chỉ xin phép đi một số nội dung cơ bản. Chẳng hạn như Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng + Khái thác nội dung Khái niệm mâu thuẫn. Để khắc sâu khái niệm mâu thuẫn triết học, giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề sau : Tôi đã sử dụng giáo án điện tử để trình chiếu tình huống và các ví dụ. Tình huống: “Buổi chiều, vì không học thêm nên Mạnh sang mượn của Nam cuốn sách toán nâng cao của lớp 10. trong sách Nam có để 500.000VNĐ mẹ cho nộp tiền học nhưng chưa nộp. Khi đưa sách cho bạn Nam quyên mất trong sách có tiền. Một lúc sau sực nhớ, Nam sang hỏi thì Mạnh đã từ chối và nói là không thấy, mặc dù khi về nhà dở sách ra chính tay Mạnh đã lấy tờ tiền cất vào túi. Sau khi Nam vừa ra khỏi cổng Mạnh cầm tờ tiền trên tay định chạy theo đưa cho Nam, nhưng Mạnh bỗng dưng đứng chững lại vì nghĩ ra là mình cần mua một đôi giày.” Câu hỏi : Em hãy cho biết tình huống trên có mâu thuẫn triết học nào không ? nếu có đó là mâu thuẫn nào ? Giáo viên kết luận và bổ sung: Mâu thuẫn giữa cái thiện, thật thà (muốn trả) và cái ác, cái gian xảo (không trả) trong con người Mạnh đã làm cho Mạnh không thể tiến bộ được vì cái ác tính gian dối đã chiến thắng. Cuộc sống sau này sẽ làm cho lương tâm Mạnh cắn rứt vì việc làm sai trái của mình. + Khái thác nội dung : khái niệm mặt đối lập của mâu thuẫn. Giáo viên sử dụng phương pháp khai thác ví dụ Giáo viên nêu ví dụ - Đồng hoá - Dị hoá ở lợn lai F1 -Thiện - ác trong con người... Câu hỏi : Em hãy cho biết các thuộc tính trong mỗi sự vật, hiện tượng trên có mối quan hệ với nhau như thế nào ? + Tìm hiểu nội dung mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Tôi tiếp tục sử dụng phương pháp khai thác các ví dụ . Ví dụ : Mâu thuẫn giữa giai cấp Chủ nô và giai cấp Nô lệ trong chế độ CHNL. Câu hỏi : 1. Mâu thuẫn trên được giải quyết bằng cách nào ? 2. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn đó là gì ? 3. Xu hướng pt của xã hội qua việc giải quyết mâu thuẫn trên ? Học sinh trả lời, Giáo viên kết luận và bổ sung. Như vậy : dạy học theo phương pháp trên học sinh dễ hiểu và phát huy được vai trò chủ động tích cực hơn tuy nhiên giáo viên cần sử dụng máy chiếu sơ đồ và hình ảnh làm cho bài giảng sinh động hơn. Đối với Bài 5 : Cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng + Khai thác khái niệm chất, lượng : Tôi sử dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ và phương pháp thảo luận nhóm nhỏ. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm đặt tên nhóm là những tên của các đồ dùng trực quan : Nhóm Quả cam, quả tranh, quả ớt, gói muối trắng. Câu hỏi : 1. Em hãy quan sát các sự vật và cho biết chúng có đặc điểm gì ở bên trong và bên ngoài ? 2. Thuộc tính cơ bản bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng có thể nhầm lẫn với các sự vật, hiện tượng khác không ? Tại sao ? 3. Trong các thuộc tính đó đâu là chất, đâu là lượng ? + Học sinh trả lời Các nhóm nhận xét bổ sung sau đó giáo viên kết luận (giáo viên sử dụng giáo án điện tử) + Khi tìm hiểu nội dung sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất : giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề hoặc khai thác các ví dụ: + Sự biến đổi từ lượng : giáo viên đưa ra tình huống sau: Đầu năm trong lớp 10C có 30 học sinh. Giữa kỳ I có1học sinh bị ốm nên phải nghỉ điều trị. Chúng ta nói, lớp học đã giảm đi về lượng. Điều này có đúng không? tại sao ? + Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất : Giáo viên nêu vấn đề : Để thực hiện ước mơ trở thành một sinh viên đại học, các em phải làm gì ? chúng ta có thể ngay lập tức đạt được những ước mơ đó không ? vì sao ? Sau khi học sinh giải quyết các vấn đề giáo viên đã nêu giáo viên trình chiếu sơ đồ và giải thích cụ thể để học sinh nắm được lượng biến đổi dần dần và chất biến đổi theo ngược lại chất mới ra đời lại cho một lượng mới tương ứng. Học sinh quan sát sơ đồ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất của phân tử nước, và ví dụ hình ảnh đối với học sinh, cấpI, cấp II, cấp III… Sơ đồ 0độ C 100 độ C Điểm nút Rắn Hình ảnh Điểm nút Lỏng Hơi Tóm lại : Trên đây là vài ví dụ sử dụng linh hoạt các phương pháp vào các bài trong phần triết học GDCD lớp 10 THPT nằm trong phạm vi thực hiện nghiên cứu của đề tài. 2/ Sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học vào thiết kế một giáo án cụ thể Bài 6: Khuynh hướng phát triển của các sự vật hiện tượng (2 tiết) (Tiết 10 và tiết 11 theo PPCT) I. Mục tiêu bài học : - Về kiến thức : + Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình + Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật hiện tượng. - Về kĩ năng : + Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình + Hiểu, vận dụng và lấy ví dụ chứng minh cho hình “xoắn ốc” biểu tượng khuynh hướng của sự phát triển - Về thái độ : + Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc đối với cái cũ. + Đồng tình ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ. II.Tài liệu, phương tiện và kĩ năng sống: 1. Tài liệu: SGK, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, SGV, thiết kế bài giảng bài tập tình huống lớp 10. 2. Phương tiện : máy chiếu, sơ đồ, phiếu học tập, đồ dùng trực quan liên quan đến bài giảng, sử dụng giáo án điện tử, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. 3. Kĩ năng sống : Kĩ năng tư duy, phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nhận thức … III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Hãy lựa chọn một phương án mà em cho là đúng duy nhất trong mỗi câu sau: 1. Khái niệm chất (của triết học) được dùng chỉ : a. Quy mô của sự vật hiện tượng b. Trình độ của sự vật hiện tượng c. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật hiện tượng d. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật, hiện tượng 2. Khái niệm lượng (của triết học) được dùng chỉ : a. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật, hiện tượng. b. Quy mô, số lượng, trình độ, tính chất… của sự vật hiện tượng c. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật, hiện tượng d. Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng . 3. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng được gọi là : A. Điểm đến B. Điểm nút C. Độ D. Tất cả đều đúng Câu 2 : Em hãy cho biết sự biến đổi gữa chất và lượng ? Cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng là gì ? Cách làm : Giáo viên chiếu câu hỏi lên màn hình sau đó gọi học sinh lên trả lời. (Học sinh trả lời giáo viên nhận xét chiếu đáp án lên bảng và cho điểm) 2/ Giảng bài mới : Giới thiệu bài: Sự vật hiện tượng đó bắt đầu vận động theo một cách thức nhất định thông qua sự biến đổi của lượng và chất. Vậy khi biết được nguồn gốc, cách thức còn khuynh hướng sẽ phát triển như thế nào ? Trả lời câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu nội dung của bài 6… Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng (2 Tiết ) (Theo PPCT: Tiết 10 ) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. (Nội dung này rèn luyện cho các em có các kĩ năng sống : Kĩ năng nhận thức, tư duy, phê phán, hợp tác…) + Tìm hiểu khái niệm phủ định : Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề qua một số câu hỏi sau: CH1: Nhà trường muốn thay đổi một số nội quy về nề nếp mới vào vị trí nội quy cũ, không phù hợp hiện nay, trước hết nhà trường phải làm gì ? CH2: để xây dựng một toà nhà mới, hiện đại vào vị trí khu nhà ổ chuột ở Hoạt động của Học sinh 1/Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Học sinh: - CH1: Bỏ nội quy cũ thay vào đó ngoại ô thành phố, điều đầu tiên họ phải làm gì ? CH3: Bác An muốn mua 1 cái Tivi mới để thay cho cái Tivi hiện tại ở phòng khách đang bị hỏng Bác An phải làm gì? CH? Vậy phủ định là gì ? Giáo viên: (chiếu hình ảnh và các câu hỏi lên màm hình gọi học sinh trả lời nhanh) Giáo viên: kết luận, bổ sung: Để cái mới, tiến bộ ra đời thay vào vị trí cái cũ, lạc hậu, không phù hợp thì cần xoá bỏ sự tồn tại của sự vật cũ. Việc xoá bỏ sự tồn tại sự vật như thế được gọi là phủ định – Học sinh ghi nhớ khái niệm + Tìm hiểu nội dung phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Hoạt động 2: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhỏ và dùng đồ dùng trực quan, hình ảnh, máy vi tính kết nối màn hình… Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, thời gian thảo luận 5 phút nội dung thảo luận như sau : Nhóm 1 và nhóm 2 : Giáo viên đưa cho mỗi nhóm một quả trứng gà và nêu câu hỏi sau : (Chiếu hình ảnh và câu hỏi) Câu hỏi : Các nhóm hãy tìm cách phủ định quả trứng ? và trình bày quan điểm phủ định của nhóm mình? nội quy mới … - CH1: Phải phá bỏ các ngôi nhà cũ .. - CH3: Bác An phải bán đi hoặc bỏ đi cái ti vi cũ … * Khái niệm phủ định :(Học sinh ghi nhớ) Phủ định là sự xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. Có 2 quan niệm cơ bản về phủ định - Phủ định biện chứng - Phủ định siêu hình Học sinh: + Nhóm 1 : Đem quả trứng gà đập ra chế biến thành món ăn. Vì trứng có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người… + Nhóm 2 : đem quả trứng gà cho gà mẹ ấp để trứng nở thành gà con . Vì làm như thế lai tạo được nhiều giống nòi và có nhiều trứng hơn .. Nhóm 3 : nhận xét cách phủ định của hai nhóm? CH1 ? Cách phủ định của 2 nhóm khác nhau ở điểm nào ? CH2 ? Trong 2 cách phủ định đó, cách nào diễn ra do sự tác động từ bên ngoài ? Cách nào diễn ra ngay trong bản thân sự vật ? Giáo viên kết luận : Như vậy, từ sự phân tích của các nhóm chúng ta thấy có hai cách phủ định hoàn toàn khác nhau. Phủ định theo cách của nhóm 1, là phủ định do sự tác động từ bên ngoài, xoá bỏ sạch trơn sự tồn tại của sự vật gọi là phủ định siêu hình. Còn cách phủ định của nhóm 2, là sự diễn ra trong bản thân sự vật có kế thừa những yếu tố tích cực,tiến bộ, phủ định như thế gọi là phủ định biện chứng . Giáo viên: cho học sinh lấy thêm một số ví dụ thực tiễn khác để học sinh hiểu rõ bài hơn. (Hình ảnh thực tiễn để học sinh quan sát) Ví dụ : (PĐBC) Sự phát triển của xã hội từ thấp lên cao: NT-CHNL-PK-TBCN-XHCN Hoạt động 3 : Phân biệt sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Sử dụng phương pháp khai thác các ví dụ.Hình thành cho học sinh + Nhóm 3 : Khác nhau ở chỗ nhóm 1 đập vỡ quả trứng không để cho trứng phát triển Nhóm 2 thì nói là ấp trứng để trứng nở và có những giống gà mới..Cách thứ nhất diễn ra do có sự can thiệp từ bên ngoài Còn cách thứ 2 diễn ra ngay trong bản thân sự vật hiện tượng… a/ Phủ định siêu hình (HS ghi nhớ) là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật Sóng thần ở NB ; Phá rừng ; Cá chết b/Phủ định biện chứng:( HS ghi nhớ ) các kĩ năng sống : (So sánh tự nhận thức, tìm kiếm và sử lý thông tin) Câu hỏi : Em hãy so sánh để thấy rõ sự khác nhau cơ bản nhất giữa hai loại phủ định ? Giáo viên: nhận xét và bổ sung. Chiếu bảng so sánh để học sinh nhận thức một cách khái quát và cụ thể hơn. là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới . Hạt đậu Nảy mầm Cây đậu Học sinh : +Phủ định siêu hình có sự can thiệp tác động từ bên ngoài , xóa bỏ làm cho sự vật không tồn tại pt được . Ví dụ : mổ lợn làm thịt ăn , nhổ cái cây.. +Phủ định biện chứng diễn ra bên trong bản thân sự vật hiện tượng là cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới tiếp tục phát triển Ví dụ : giữ lại con lợn để nuôi và lai tạo cho nó sinh ra một thế hệ mới .. (Bảng so sánh Phủ định biện chứng và Phủ định siêu hình) Phủ định siêu hình - Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài - Xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật hiện tượng sẽ bị xoá bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đên sự vật mới. Phủ định biện chứng - Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng. - Không xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật sẽ không bị xoá bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới. Giáo viên cho học sinh làm bài tập nhanh chiếu câu hỏi lên màn hình . CH? Trong các ví dụ sau cái nào là phủ định siêu hình, cái nào là phủ định biện chứng ? Sự vật , hiện tượng Trời mưa to cây đổ Sự thay đổi các chế độ loài người Nghiền nát một cái hạt Sự thay đổi công cụ lao động Sau khi học sinh làm bài tập nhanh nhóm : CH ? Phủ định siêu hình là sự xoá bỏ sạch trơn, còn phủ định biện chứng sẽ có những đặc điểm gì ? CH ? Lấy ví dụ về tính khách quan và tính kế thừa của phủ định biện chứng ? - Tìm hiểu đặc điểm của phủ định biện chứng Giáo viên kết luận và bổ sung và lấy các ví dụ + Tính khách quan : Nguyên nhân của phủ định biện chứng diễn ra ngay trong lòng của sự vật, hiện tượng. Đó là quá trình giải quyết mâu thuẫn làm cái mới cái tiến bộ ra đời và tiếp tục vận động theo cách thức của lượng chất. Tạo điều kiện làm tiền đề cho sự phát triển. Ví dụ : Cuộc đấu tranh giữa di truyền và biến dị sinh vật mới ra đời. + Tính kế thừa : Cái mới ra đời trong lòng cái cũ, có kế thưa những yếu tố tích cực của cái cũ, đảm bảo cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra liên tục và khách quan. Ví dụ : Lớp 10 phủ định Lớp 9 ; Xã PĐBC PĐSH * * * * giáo viên nhận xét và tiếp tục nêu câu hỏi cho các Đặc điểm của phủ định biện chứng: Học sinh : - Tính khách quan : Nguyên nhân của phủ định biện chứng diễn ra ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là quá trình giải quyết mâu thuẫn làm cái mới ra đời thay thế cái cũ. - Tính kế thừa : Cái mới ra đời trong lòng cái cũ , có kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, đảm bảo cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra liên tục và khách quan. Học sinh lấy ví dụ ; Sự phát triển của con người … Mầm cây đậu phủ định hạt đậu… Học sinh ghi nhớ : Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm + Tính khách quan + Tình kế thừa hội tư bản phủ định xã hội phong kiến ; Cây lúa non phủ định hạt thóc … Giáo viên Củng cố bài cho học sinh làm bài tập. Đặc Điểm Tính kế thừa : Cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ gạt bỏ những yếu tố tíêu cực của cái cũ, giữ lại những yếu tố tích cực phù hợp để pt cái mới. - Đảm bảo cho sv, ht pt liên tục Phiếu học tập số 1 Phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. PĐBC …… Điểm khác nhau Ví dụ ……. Tính khách quan Nguyên nhân của PĐ nằm ngay trong bản thân SV, HT - Tiền đề cho sự phát triển PĐSH …… ……. Bài tập : GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 (Trang 37 SGK) Dặn dò : học sinh về làm bài tập, học bài cũ và đọc trước phần 2. (Tiết 11 theo PPCT) * Kiểm tra bài cũ đã thực hiện đầy đủ (Câu hỏi chiếu lên máy) * Giới thiệu bài Giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh sự phát triển tiến hóa của con người và xã hội loài người, phát triển từ thấp đến cao… Bài 6 : Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng (Tiết 2) (Theo PPCT tiết 11) 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình (Tiết 1) 2.Khuynh hướng phát triển của sự vật hịên tượng . (Tiết 2) Hoạt động 1: Tìm hiểu khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Hình ảnh 2/ Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng: + Phủ định của phủ định Học sinh: - Những con gà tiếp theo đó đã phủ định con gà ban đầu nhưng chúng lại là sản phẩm của nó. Hay nói cách (Rèn luyện kĩ năng sống: Nhận biết, tư duy phê phán, giao tiếp, sử lí tình huống) GV: sử dụng phương pháp nêu vấn đề và khai thác ví dụ Câu hỏi : 1. những con gà tiếp sau đó có liên quan và giống con gà ban đầu không ? 2. Quá trình tạo ra những con gà tiếp theo có thể gặp khó khăn hoặc thất bại gì ? Tại sao ? GV kết luận và bổ sung : Sau khi hs trả lời Qua các lần Phủ định chính là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Mặc dù vậy trong quá trình tạo ra cái mới sau đó không hề đơn giản, có khi trong quá trình ấp nở do điều kiện nhiệt độ không thuận lợi, trứng sẽ bị hỏng tức là sẽ không phát triển được. GV: nhắc lại khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng để học sinh lĩnh hội : Vận động tiến lên, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. Khuynh hướng phát triển theo hình xoáy trôn ốc. Hoạt động 2: GV: sử dụng máy chiếu, chiếu sơ đồ,cho khác, quả trứng sau khi đã nở thành con gà (cái mới), con gà lại tiếp tục đẻ trứng, trứng lại nở ra gà (cái mới hơn) như thế gọi là “phủ định của phủ định ” tức là cái mới lại bị cái mới hơn phủ định . Tuy nhiên những cái mới và cái mới hơn đó (Có thể hiểu là F1 và F2) không hoàn toàn giống cái ban đầu (F) nhưng chúng có kế thừa những yếu tố tích cực của cái ban đầu ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn . - Quá trình tạo ra những con gà tiếp theo có thể gặp rất nhiều khó khăn có khi bị thất bại, trứng không nở được… Ví dụ: Con gà đẻ trứng con gà đẻ trứng con gà ... Ban đầu(F) ấp nở - cái mới(F1)ấp nở- cái mới hơn (F2)… (Học sinh ghi nhớ ) Khuynh hướng pt của sự vật hiện tượng vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Học sinh : lấy ví dụ về hạt thóc –nẩy mầm pt cây lúa và cho nhiều hạt gấp nhiều lần…lai tạo ra nhiều giống lúa mới… Bài học thực tiễn : học sinh ghi nhớ. học sinh khai thác các ví dụ CH? Em lấy ví dụ chứng minh cho hình xoắn ốc Sự vật đang tồn tại tồn tại Phủ định lần Cần nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới, tôn trọng quá khứ, tránh phủ định sạch trơn, bảo thủ, cản trở sự tiến bộ, tránh ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới . Sự vật mới Sự vật mới hơn Phủ định lần 2 1 (Phủ định của phủ định) Giáo viên kết luận : Sự phủ định của phủ định không ngừng xảy ra trong tự nhiên, xã hội, trong lĩnh vực đời sống tư tưởng của con người. Trong quá trình vô tận đó, cái mới ra đời không đơn giản, dễ dàng mà trải qua quá trình đấu tranh giữa cái mới cái cũ, cái lạc hậu. Nhưng theo quy luật chung cuối cùng cái mới sẽ chiến thắng cái cũ. Từ đó giáo viên cho học sinh liên hệ thực tiễn Câu hỏi : Qua bài đã học em rút ra bài học thực tiễn gì ? Học sinh trả lời giáo viên nhận xét và kết luận : Chúng ta cần nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới. Tôn trọng quá khứ, tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ, tránh ảo tưởng về sự ra đời cái mới một cách dễ dàng. Câu hỏi : Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có nên phê bình và tự phê bình không ? nếu cần thì phải làm như thế nào cho phù hợp với quan điểm của phủ định biện chứng ? Học sinh trả lời GV nhận xét bổ sung : Chúng ta cần phê bình và tự phê bình bởi làm như thế mới có thể tiến bộ được. Phê bình và tự phê bình theo xu hướng, phát huy cái tốt, hạn chế cái xấu, cần tránh xa thái độ che dấu khuyết điểm hoặc vùi dập tự ái. Củng cố kiến thức toàn bài : Giáo viên sử dụng sơ đồ (phía dưới) hệ thống hóa khái quát toàn bộ các bài 3, 4, 5, 6. Sau đó cho học sinh điền phiếu học tập số 2: Sự vật, hiện Các ví dụ Giải thích khuynh hướng tượng phát triển Tự nhiên ………… …………. Xã hội ………… …………. GV: Sau khi khái quát toàn bộ các bài 3, 4, 5, 6. chỉ ra học sinh thấy được các bài có mối liên hệ với nhau… vận động phát triển của thế giới vật chất là không ngừng. Chính sự vận động và phát triển đó đã đưa con người và thế giới đến sự hoàn thiện và ngày càng văn minh hơn. Sơ đồ Sự vật , hiện tượng Vận động và phát triển Nguồn gốc gốcgốc Cách thức Khuynh hướng Quy Luật mâu thuẫn Lượng đổỉ - Chất đổi Phủ định của phủ định Cái mới ra đời và phát triển Hướng dẫn học sinh làm bài tập (4, 5 trang 37, 38 SGK) Dặn dò: học và làm bài tập, tìm hiểu và đọc trước bài 7 tiết sau học Tóm lại : Trên đây là dẫn chứng cụ thể tôi đã vận dụng linh hoạt tổng hợp các phương pháp cũ và mới vào giảng dạy bài 6. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. III. Hiệu quả đạt được trong việc sử dụng các phương pháp vào bài giảng phần triết học GDCD lớp 10 - Dẫn chứng bài 6 : Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. 1. Đối với học sinh Về nhận thức, thái độ và hành vi. Sau mỗi một khoá học theo phương pháp như trên tôi thấy học trò đã trưởng thành hơn nhiều. Ngoài việc xác định rõ nhiệm vụ học tập của mình các em đã có ý thức hơn như thực hiện pháp luật an toàn giao thông giảm hẳn, có ý thức bảo vệ môi trường, biết thương yêu đoàn kết chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất