Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp nitơ với thực...

Tài liệu Skkn sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp nitơ với thực vật cho học sinh lớp 11 ở trường thpt nghĩa dân

.DOC
49
2587
60

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC ĐỀ TÀI SỬ DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP NITƠ VỚI THỰC VẬT CHO HỌC SINH KHỐI 11 Ở TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN Giáo viên: Trần Thanh Thúy Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Lĩnh vực: Sinh học Đơn vị: trường THPT Nghĩa Dân Năm học 2015 – 2016 Page 1 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Thời gian nghiên cứu II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn 3. Giải pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp B. NỘI DUNG I. Mục tiêu của chủ đề II. Xây dựng kế hoạch dạy học III. Khả năng ứng dụng, triển khai IV. Kết quả thực nghiệm C. KẾT LUẬN 1. Tóm lược những nội dung của chủ đề 2. Điều kiện áp dụng 3. Đề xuất, kiến nghị 4. Triển vọng 5. Hạn chế TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH Hình 1. Hình ảnh cây thiếu nitơ Hình 2. Sơ đồ quá trình chuyển hoá nitơ Hình 3. Một số nguồn cung cấp nitơ cho cây Hình 4. Một số vi sinh vật cố định đạm Hình 5. Cây lúa trồng trong các dung dịch dinh dưỡng khác nhau Hình 6. Hình ảnh cây cà chua thiếu các nguyên tố khoáng khác nhau Hình 7. Kĩ thuật mảnh ghép Hình 8. Hoạt động của học sinh Hình 9. Hoạt động nhóm của học sinh Hình 10. Sơ đồ tư duy về phân bón Hình 11. Kĩ thuật mảnh ghép của học sinh TRANG 1 1 1 2 2 3 3 3 3 3 3 8 16 17 17 21 36 37 43 43 44 45 45 45 46 Trang 22 22 28 31 32 32 35 37 37 38 38 Page 2 Hình 12. Sơ đồ tư duy tóm tắt chủ đề Bảng 1. Thái độ của HS với môn Sinh học Bảng 2. Đánh giá chuyển giao nhiệm vụ của GV Hình 13. Kết quả hoạt động học của học sinh Bảng 3. Kết quả học tập của HS Hình 14. GV phát hiện khó khăn của HS và có biện pháp giúp đỡ kịp 39 40 40 41 41 43 thời DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV HS SKKN NL Giáo viên Học sinh Sáng kiến kinh nghiệ m Năng lực Page 3 A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Kiến thức về nitơ (Hóa học 11), kiến thức về sấm sét (Vật lý 11) và quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và quá trình cố định nitơ ở thực vật (Sinh học 11), chu trình nitơ (Sinh học 12), ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón (phân vi sinh vật cố định đạm) (Công nghệ 10) có mối liên hệ với nhau. Đặc biệt phân bón với năng suất cây trồng và môi trường là một đơn vị kiến thức rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn trồng trọt ở đại đa số gia đình của các em học sinh. Thông qua học chủ đề này học sinh biết những loại phân bón mà gia đình sử dụng có những đặc điểm, tính chất gì cùng với cách bảo quản và sử dụng chúng sao cho tốt nhất và hiệu quả nhất. HS cũng nhận thức được hậu quả của việc bón phân dư thừa, bón phân không đủ liều lượng từ đó hiểu và vận dụng, tuyên truyền tới gia đình và địa phương về bón phân hợp lí. Page 4 Khi tích hợp các nội dung kiến thức như trên đảm bảo được tính logic về nội dung và logic nhận thức của HS. Từ đó hình thành năng lực tư duy logic và tư duy khoa học ở HS. Tích hợp giúp GV có thời gian để tổ chức các hoạt động phát triển năng lực cho HS bằng cách sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Chủ đề nitơ với thực vật liên quan đến 8 bài học trong chương trình phổ thông: môn Hóa học 11 có 3 bài, môn Vật lí 11 có 1 bài, môn Sinh học 11 có 2 bài, môn Sinh học 12 có 1 bài, môn công nghệ 10 có 1 bài. Bài 7: Nitơ (Hóa 11) Bài 9: Axit nitric và muối nitrat (Hóa 11). Bài 12. Phân bón hóa học (Hóa học 11) Bài 13. Bản chất dòng điện trong chất khí (Vật lý 11) Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (Sinh học 11). Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (Sinh học 11). Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (Sinh học 12) Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón (Công nghệ 10). Đặc biệt theo xu thế tất yếu của xã hội thì dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, dạy học sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực cho học sinh đang được coi trọng. Chính vì những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề tích hợp nitơ với thực vật cho học sinh khối 11 ở trường THPT Nghĩa Dân”. 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài Với chủ đề này GV có thể áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cùng với việc sử dụng âm thanh, ánh sáng phòng học, ngôn ngữ cơ thể để duy trì năng lượng và trạng thái hưng phấn của học sinh. Học sinh được hoạt động nhiều mà vẫn thấy thỏa mái, không uể oải và mệt mỏi. Kiến thức HS tiếp thu một cách nhẹ nhàng, khắc sâu hơn. Giúp kiến thức hóa học, vật lí, sinh học, công nghệ hòa quện vào nhau trong chủ đề. Page 5 Tránh chồng chéo các nội dung kiến thức ở các môn học, giảm gánh nặng cho HS. HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn như: sự hình thành sấm sét, phương pháp bón phân, biện pháp bón phân hợp lí để vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa bảo vệ môi trường, biện pháp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng… Phát triển năng lực: nghiên cứu khoa học, tìm tòi sáng tạo, tự học,..... 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Thời điểm dạy chủ đề: Đầu tháng 11 của khối 11 - Thời lượng dạy chủ đề: 6 tiết (1 tiết khởi động, 4 tiết hình thành kiến thức, 1 tiết luyện tập và vận dụng). - Địa điểm nghiên cứu: Học sinh khối 11 của trường THPT Nghĩa Dân. 4. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu kiến thức về nitơ và những ứng dụng của nó ở các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ cùng với các kĩ thuật dạy học tích cực. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu chủ đề nitơ với thực vật. - Nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực. - Nghiên cứu trình độ, năng lực của học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu về dạy học tích hợp, liên môn; nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực,… - Phương pháp nghiên các tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài: Sách giáo khoa các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, sách bài tập, sách tham khảo, báo chí, internet. - Phương pháp điều tra: điều tra nhu cầu của học sinh được học các chủ đề (chuyên đề) tích hợp, liên môn. - Phương pháp thu thập thông tin: Lấy thông tin từ các giáo viên bộ môn trong trường về các nội dung liên quan đến chủ đề. - Phương pháp thực nghiệm: dạy minh họa chủ đề ở lớp 11. - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn học sinh sau khi được học chủ đề này. Page 6 7. Thời gian nghiên cứu Từ 3/8/2015 đến 2/4/2016 II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lí luận Công văn 5341/BGDĐT-VP Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông về tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn ngày 16/10/2015 và công văn 3790/BGDĐT-GDTrH Về tổ chức cuộc thi 'Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn' và cuộc thi 'Dạy học theo chủ đề tích hợp ngày 07/08/2015, tác giả đã thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học vào dạy học theo chủ đề tích hợp: nitơ với thực vật. Tác giả đã đi nghiên cứu sâu vào một số kĩ thuật dạy học tích cực được ứng dụng để dạy chuyên đề này gồm: * Kĩ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm Hoạt động này giúp HS hiểu và mở rộng hiểu biết của các em về những tài liệu đọc bằng cách thảo luận, nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Cách thực hiện như sau: HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận về ý nghĩa của nó, chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc. Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp. Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn khác trong lớp về bài đọc * Kĩ thuật đọc tích cực Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS. Cách tiến hành như sau: GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc. HS làm việc cá nhân: Page 7 Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/phần đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng. Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra. Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình. Tóm tắt ý chính. HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc đọc. HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có). Lưu ý: Một số câu hỏi GV thường dùng để giúp HS tóm tắt ý chính: Em có chú ý gì khi đọc ............ ? Em nghĩ gì về ................... ? Em so sánh A và B như thế nào? A và B giống và khác nhau như thế nào? * Kĩ thuật viết tích cực Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định. GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp. Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai. * Kĩ thuật hỏi và trả lời câu hỏi Đây là kĩ thuật dạy học giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: GV nêu chủ đề. GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. Page 8 HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. * Kĩ thuật đặt câu hỏi Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS * GV và HS * HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn. Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để: Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với nội dung học tập Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học - Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu - Đúng lúc, đúng chỗ - Phù hợp với trình độ HS - Kích thích suy nghĩ của HS - Phù hợp với thời gian thực tế - Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính - Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc * Kĩ thuật giao nhiệm vụ Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng: Page 9 - Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào? - Nhiệm vụ là gì? - Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? - Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? - Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? - Sản phẩm cuối cùng cần có là gì? - Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào? Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị * Kĩ thuật chia nhóm Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm: Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,...: - GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6...(tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...) - Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm. Chia nhóm theo hình ghép - GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có. - HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. Page 10 - HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh. - Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. Chia nhóm theo sở thích GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,... Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm. Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,.... * Kỹ thuật "3 lần 3" Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau: HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận...). Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt; - 3 điều chưa tốt; - 3 đề nghị cải tiến. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi. 2. Cơ sở thực tiễn Kiến thức về nitơ (Hóa học 11), kiến thức về sấm sét (Vật lý 11) và quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và quá trình cố định nitơ ở thực vật (Sinh học 11), chu trình nitơ (Sinh học 12), ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón (phân vi sinh vật cố định đạm) (Công nghệ 10) có mối liên hệ với nhau nên tác giả đã tiến hành xây dựng cấu trúc logic của chủ đề như sau: Phần I. Tìm hiểu về nitơ 1. Trạng thái tự nhiên của nitơ - Dạng tự do: Page 11 + N2: chiếm 80% thể tích không khí, + NO và NO2: gây độc cho cây. - Dạng hợp chất: + Muối khoáng hòa tan: NO3- và NH4+ cây hấp thụ được. + Muối khoáng không hòa tan (xác sinh vật): cây không hấp thụ được. Chú ý: dạng nitơ mà cây hấp thụ được là NO3- và NH4+ 2. Công thức cấu tạo của phân tử nitơ - N2 có liên kết ba bền vững 3. Tính chất hóa học của niơ + Tính oxi hóa: Tác dụng với H2 + Tính khử: Tác dụng với O2 Phần II. Nitơ với thực vật 1. Vai trò của nitơ với thực vật - Vai trò cấu trúc: N là thành phần cấu tạo của axit nucleic, protein. - Vai trò điều tiết: N là thành phần của protein – enzim Chú ý: dấu hiệu cây thiếu nitơ là lá màu vàng, cây còi cọc, chậm lớn. 2. Chu trình nitơ trong tự nhiên - Quá trình cố định nitơ phân tử: N2  NO3- và NH4+ + Con đường vật lí, hóa học Chú ý: Sấm, Sét: hậu quả và ý nghĩa của sấm, sét trong thực tiễn. + Con đường sinh học Chú ý: vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrogenaza - Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất: Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật nhờ các vi sinh vật trong đất phân giải thành NO3- và NH4+ Chú ý: hiện tượng phản nitrat hóa làm cho đất mất đạm. 3. Nguồn cung cấp nitơ cho cây - Đất: nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây. - Phân bón: gồm 3 loại chủ yếu + Phân hóa học: gồm phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp NPK Page 12 + Phân hữu cơ + Phân vi sinh vật cố định đạm: có ý nghĩa sinh học quan trọng. Với chủ đề này tác giả xin đi sâu nghiên cứu hai loại phân bón chủ yếu là phân đạm và phân vi sinh vật cố định đạm. Phần III. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường 1. Phân đạm 1.1. Khái niệm Phân đạm: Là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng. 1.2. Vai trò - Đạm – dưỡng chất thiết yếu: Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng đầu về lượng hấp thụ với tầm quan trọng cao nhất, chiếm 2%-3% tổng vật chất khô của cây trồng. Mỗi năm, cả nước sử dụng trên 2 triệu tấn đạm urê, đây là loại đạm dễ sử dụng vì không làm thay đổi tính axit, bazơ của đất; riêng vùng Nam bộ là hơn 1 triệu tấn. - Khi đạm vào trong cây sẽ được tổng hợp để giúp tạo thành các loại protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản của cơ thể sống. Nó tham gia vào cấu tạo của axit nucleic và có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng. - Ngoài ra, đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lượng của ánh sáng để chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột, nuôi sống toàn thể giới động vật. - Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng. - Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nó là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorôphin, prôtit, peptit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây. Page 13 - Đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe, phân cành mạnh, ra lá nhiều, cây có khả năng quang hợp tốt… làm tăng năng suất cây trồng. 1.3. Đặc điểm: Loại phân bón dễ thất thoát, đặc biệt qua con đường bay hơi khiến lượng đạm cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30 – 40 % lượng cung cấp. 1.4. Phân loại 1.4.1. Phân đạm Amoni - Là các muối: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, ... - Điều chế: NH3 + axit tương ứng  muối amoni. VD: NH3 + HCl  NH4Cl (amoni clourua) 1.4.2. Phân đạm Urê - Là chất rắn màu trắng (NH)2CO, tan tốt trong nước. %N = 2.14 / 60 = 46% - Điều chế: CO2 + 2NH3  (NH2)2CO + H2O ( ở 200atm) 1.4.3. Phân Nitrat - Là các muối nitrat NaNO3 , Ca(NO3)2,... - Điều chế: Axit HNO3 + muối cacbonat  muối nitrat 1.5. Hậu quả của việc bón phân đạm dư thừa a) Bón phân đạm nhiều làm giảm sản lượng nông sản Cây lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, phân cành nhiều, lá phát triển quá mức, hệ rễ kém phát triển, thân non mềm. Đó là hiện tượng thường gọi là “bốc lốp”, cây dễ bị đổ non, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt. Củ khó hình thành vì tinh bột tích lũy về củ chậm, nhiều rễ đực ít rễ củ. b) Bón phân đạm nhiều làm tăng sâu bệnh - Màu xanh đậm của lá hấp dẫn bướm. - Màng bảo vệ phát triển kém, sâu dễ đục vào thân, nấm bệnh, vi khuẩn dễ xâm nhập. - Nhiều “chất bổ” tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Page 14 Ở ruộng lúa bón nhiều đạm thường làm tăng các loại sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy các loại, bệnh bạc lá, đạo lùn. c) Bón phân đạm nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm - Với rau: tuy rau non, mềm, nhiều nước nhưng vị rau nhạt hơn. - Với cây lấy hạt (lúa, ngô, khoai, sắn): tỷ lệ tinh bột giảm, riêng sắn có thể tích lũy nhiều chất độc. - Với mía: năng suất cây tuy cao, nhưng nhiều nước, ít đường. - Với thuốc lá: lá dày, chậm cháy, không thơm. - Với chè: nhiều búp, năng suất cao nhưng vị chè nhạt, kém hương. - Với hành, tỏi: củ không chắc, không thơm, bảo quản dễ bị thối … - Với dâu tằm: lá mỏng, tằm ăn dễ bị bệnh. - Với cây ăn quả: kém quả ngọt, dễ bị thối. - Với hạt giống: hạt không mẩy, khó bảo quản, tỷ lệ nảy mầm thấp. d) Bón quá nhiều phân đạm làm giảm khả năng chống chịu thời tiết bất thuận - Rễ: kém phát triển nên giảm khả năng chống hạn. - Thân non: mềm, dễ đổ, dễ thối nên giảm khả năng chống úng. - Bón nhiều đạm cây rất dễ bị chết rét, chết nóng. e) Bón nhiều phân đạm cho nông sản ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường - Bón phân đạm muộn trước lúc thu hoạch, nitrat tích lũy nhiều trong rau ảnh hưởng đến sức khỏe con người (gây bệnh ung thư). Các nước rất khắt khe về hàm lượng nitrat trong rau xuất khẩu. - Lượng phân đạm dư thừa tồn đọng trong nước và trong đất làm ô nhiễm môi trường nước, đất (làm đất chua, bạc màu, cằn cỗi), không khí. - Phân đạm còn được dùng để bảo quản hải sản giúp hải sản tươi lâu hơn nhưng lại gây ngộ độc cho người sử dụng (đau đầu, mất trí nhớ, bệnh tật). Chú ý: bón phân dư thừa gây lãng phí kinh tế, giảm năng suất cây trồng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản, gây ngộ độc cho động vật và người. 1.6. Hậu quả của bón thiếu phân đạm Page 15 - Cây sẽ sinh trường còi cọc, lá già toàn thân biến vàng, toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào, các quá trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ. 1.7. Bảo quản phân đạm - Bảo quản phân phải tốt, không được phơi ra nắng hay để nơi có ánh nắng chiếu vào, nếu để phân tiếp xúc với ánh nắng và không khí, phân bón ure sẽ bị phân hủy và bay hơi. - Những túi phân đã mở ra nên sử dụng hết trong thời gian ngắn. 1.8.Thất thoát đạm và cách hạn chế a) Thất thoát đạm - Đạm urê dùng để bón cho cây (NH 2)2CO thường là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước, chứa khoảng 46% N. Khi gặp nước, urê sẽ bị thủy phân tạo thành đạm amôn (NH4), là loại đạm cây dễ hấp thu. Tuy nhiên, khi cây không hấp thụ kịp, amôn nhanh chóng bị enzym phân giải thành amôniac (NH 3) và bốc hơi có mùi khai. Bên cạnh đó, đạm urê còn bị phản nitrat hóa, tạo thành oxit nitơ và bay hơi. Đây là 2 con đường bay hơi gây thất thoát chủ yếu khi sử dụng đạm. - Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thất thoát như nhiệt độ, độ ẩm, độ pH của đất… Vào lúc thời tiết nắng nóng, lượng đạm bị thất thoát trong một ngày có thể lên tới 50%. b) Biện pháp khắc phục mất đạm - Để tránh thất thoát khi bón urê cho tiêu, nên áp dụng cách bón lấp. Tuy nhiên, cách này rất mất thời gian, công sức và trong thực tế cách này rất ít được áp dụng. Các biện pháp như bọc phân đạm trong các chất khác cũng có một số hiệu quả nhưng chưa cao. - Chia lượng phân đạm cần bón ra làm nhiều lần để bón và bón vào lúc cây hoạt động mạnh là cách sử dụng hiệu quả nhất. 2. Phân vi sinh vật cố định đạm a. Nguyên nhân sản xuất phân vi sinh vật cố định đạm - Hàm lượng vi sinh vật cố định đạm trong đất rất ít, vì vậy cây trồng thường thiếu đạm. Page 16 - Một trong những phương pháp tăng cường lượng đạm cho đất được nhiều người quan tâm là sử dụng các loại vi sinh vật cố định nitơ từ không khí. Trong môi trường đất, vi sinh vật tham gia chuyển hóa các chất hữu cơ, cố định nitơ làm giàu đạm cho đất, tích lũy vào đất các auxin kích thích sự phát triển của cây trồng, tổng hợp các vitamin thyamin, nicotinic và biotin,... b. Những vi sinh vật có khả năng cố định đạm - Một số loài vi khuẩn có khả năng cố định đạm như: Rhizobium, Beijerinskii, Clostridium và Azotobacter. - Vi khuẩn cố định nitơ tốt nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: azotobacter. Azotobacter không có khả năng đồng hóa chất mùn. Chúng chỉ có khả năng phát triển mạnh trong đất có chứa nhiều chất hữu cơ dễ đồng hóa. Azotobacter đồng hóa rất tốt các sản phẩm phân giải của cellulose. Trong nông nghiệp là khả năng tự phân hủy của chúng, không làm ô nhiễm môi trường đất. - Nitrosomonas europaea: Vi khuẩn tạo nitơ (cố định đạm), đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đạm cho cây trồng, được sử dụng trong xử lý nước thải nhờ khả năng ôxi hoá amôniăc thành nitrat (nitrat hóa). c. Khái niệm (thành phần) Chứa hỗn hợp vi sinh vật cố định đạm trộn với than bùn. d. Ý nghĩa - Tăng cường cung cấp đạm cho cây trồng. - Có khả năng cải tạo đất và kích thích sinh trưởng cho cây trồng. - Làm tăng năng suất từ 5 - 10%. - An toàn với sức khỏe con người và không gây ô nhiễm môi trường. 3. Thế nào là bón phân hợp lý Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối: a) Đúng loại phân - Dựa vào nhu cầu của cây: Page 17 + Cây lấy lá, quả, củ: bón phân đạm + Cây lấy gỗ: bón phân lân. + Cây cần tăng cường sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn: bón kali - Dựa vào đặc điểm và tính chất của đất. + Đất chua không bón các loại phân có tính axit: không bón phân chứa NO3+ Đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm. b) Bón đúng lúc - Với cây lấy bột, lấy đường phần lớn (khoảng 70%): bón vào giai đoạn sinh trưởng. - Giai đoạn làm củ, làm hạt, tích lũy đường: nên hạn chế bón đạm. - Với rau, dâu tằm, hành, tỏi: không nên bón trước lúc thu hoạch 10 ngày. - Với cây ăn quả lâu năm: không nên bón vào mùa đông, cây dễ chết rét. Chú ý: Không bón phân tập trung một lúc với nồng độ và liều lượng quá cao vì cây vừa không sử dụng hết, lượng phân hao hụt nhiều, gây hậu quả xấu. c)Bón đúng đối tượng - Đối tượng là cây trồng. - Đối tượng là vi sinh vật đất + Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ + Vi sinh vật cố định nitơ phân tử từ không khí Tăng cường bón lân, bón đạm vừa phải cho ruộng để giống. Mặt khác, không được sao nhãng việc bón thêm phân chuồng, phân xanh. d) Đúng thời tiết, mùa vụ - Bón phân trời mưa: làm rửa trôi phân bón, gây lãng phí lớn. - Bón phân trời nắng: có thể cháy lá, hỏng hoa, quả. - Hạn chế bón đạm (bón vừa phải) cho mạ, nhất là mạ chiêm, mạ xuân, tránh các đợt rét. e) Bón đúng cách - Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước ... Page 18 - Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới. - Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt ... g) Bón phân cân đối - Bón cân đối với lân, kali, magiê, silic. - Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là: + Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. + Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác. + Tăng phẩm chất nông sản. + Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường. 3. Các giải pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp - Chọn chuyên đề dạy học. - Nghiên cứu Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung của chuyên đề và các kĩ thuật dạy học tích cực. - Xây dựng cấu trúc logic của nội dung chuyên đề (mục II.2) - Họp tổ, nhóm chuyên môn (họp giáo viên ở các bộ môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ) dựa trên nghiên cứu bài học và học hỏi đồng nghiệp ở các trường khác (có thể trên trường học kết nối) để thống nhất nội dung và đảm bảo tính chính xác của nội dung chuyên đề. - Lựa chọn các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp (mục II.1) - Xây dựng kế hoạch dạy học. - Đề xuất Hiệu trưởng được dạy minh hoạ và toàn bộ giáo viên trong trường tham gia dự giờ. - Dạy minh hoạ ở lớp 11A6. Page 19 - Thu thập và xử lí kết quả thu được. - Dạy ở các lớp khác trong khối. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu của chủ đề 1. Về kiến thức - HS trình bày trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của phân tử nitơ. Giải thích được tại sao thực vật tắm mình trong biển nitơ mà vẫn đói đạm. - HS trình bày được tính chất hóa học của nitơ. - HS vẽ được chu trình nitơ trong tự nhiên. - Nhận thức được con đường cố định nitơ phân tử và quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và những ứng dụng của nó. - Giải thích được hiện tượng sấm sét trong tự nhiên. Chỉ ra được ý nghĩa và hậu quả của hiện tượng sấm sét từ đó đề xuất được những giải pháp ngăn ngừa hậu quả của hiện tượng sét đánh. - HS liệt kê được các vai trò của nitơ với cơ thể thực vật. - Chỉ ra dấu hiệu nhận biết cơ thể thực vật thiếu nitơ. - Học sinh chỉ ra được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. - Kể tên được các loại phân bón mà người dân đang sử dụng. Phân biệt được phân bón hóa học và phân vi sinh vật cố định đạm. - Chỉ ra được hậu quả của việc bón phân dư thừa và bón phân không đủ liều lượng với cây trồng và môi trường. - Đề xuất được các giải pháp trong việc bón phân hợp lí để vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa bảo vệ môi trường. 2. Về kĩ năng - Hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập. - Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ được thông tin cần thiết trên Internet và sử dụng môi trường tương tác trên mạng. - Quan sát, mô tả được một số biểu hiện thiếu nguyên tố nitơ của cây. Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng