Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ngữ văn 7...

Tài liệu Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ngữ văn 7

.PDF
12
325
111

Mô tả:

Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 7 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ Văn luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập. Như vậy, dạy Văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay. Bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS là một trong những bộ môn có số tiết dạy nhiều, dung lượng kiến thức dài và có độ khái quát rất lớn. Chính vì vậy, việc dạy Văn cũng gặp nhiều khó khăn. Để giờ dạy có hiệu quả thì cả người dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩ nếu không sẽ không đủ thời gian. Một số học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ Văn hoặc ngại học môn Ngữ Văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, kiến thức lại khó và rộng. Một số em học tập chăm chỉ nhưng kết quả chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thống kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau. Bên cạnh đó, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” hoặc không biết liên hệ, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau… Chính vì vậy, nhằm hướng các em đến một phương phương pháp học tập chủ động, tích cực. Không chỉ giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Từ đó, giúp học sinh có được phương pháp học tập tích cực, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển GV: Trần Thị Kim Phượng 1 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS tư duy. Tôi đã đưa ra chuyên đề “Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy - học Ngữ văn7 ” (Phần Tiếng Việt) II. NỘI DUNG 1. BẢN ĐỒ TƯ DUY 1.1. Khái niệm Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy (MindMap) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng Bản đồ tư duy theo một cách riêng. Do đó, việc lập Bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. 1.2. Cấu tạo Bản đồ tư duy - Ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. - Ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh chính thể hiện ý tưởng chính và đều được nối với trung tâm. - Các nhánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. - Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục và các kiến thức hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. 2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢN ĐỒ TƯ DUY 2.1. Phương tiện thiết kế Bản đồ tư duy Phương tiện để thiết kế Bản đồ tư duy khá đơn giản: - Vẽ bằng tay: chỉ cần giấy, bìa cứng, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,… GV: Trần Thị Kim Phượng 2 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS - Vẽ bằng máy: dùng phần mềm Mindmap… Vì vậy, có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Điều quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quen lập Bản đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. 2. Quy trình thiết kế Bản đồ tư duy - Để các tiết dạy Văn có sử dụng Bản đồ tư duy đạt hiệu quả. Trước tiên, tôi giới thiệu cho học sinh làm quen với Bản đồ tư duy mà tôi đã vẽ trên máy, trên giấy ( vẽ sẵn ở nhà ) hoặc trên bảng (vẽ trực tiếp trên lớp). Qua đó, nhằm dẫn dắt để các em làm quen với Bản đồ tư duy và biết cách vẽ nó. - Tập “đọc hiểu” Bản đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào Bản đồ tư duy bất kỳ học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. - Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên Bản đồ tư duy. - Sau đó tôi cho học sinh thực hành vẽ Bản đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ: Trước tiên, tôi chọn key words - tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Mẹ tôi, Từ ghép, Từ láy, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm… để học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo cách hiểu của các em. - Các em có thể vẽ Bản đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân và có thể vẽ ở trên lớp hay ở nhà tùy theo bài học và sự phân công của giáo viên. Nếu vẽ ở nhà, khi đem đến lớp tôi sẽ sửa chữa và bổ sung nếu cần thiết. 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ DẠY – HỌC 3.1. Các hình thức sử dụng Bản đồ tư duy hỗ trợ dạy – học GV: Trần Thị Kim Phượng 3 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS Có thể sử dụng Bản đồ tư duy ở bất kì phần nào trong tiết dạy dưới bất kì hình thức nào. Nhưng trong chuyên đề này tôi sử dụng BĐTD trong phân môn Tiếng Việt để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần… 3.1.1. Sử dụng Bản đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần… Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ Bản đồ tư duy. Mỗi bài học được vẽ Bản đồ tư duy trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn 50% dung lượng bài. Sử dụng bản đồ tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy có thể tái hiện được 80% - 90% kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian. 3.1.2. Sử dụng Bản đồ tư duy để ôn tập Có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong việc ôn tập và hệ thống lại những kiến thức đã học. - Đặc biệt, nếu gia đình học sinh nào có điều kiện thì các em có thể trực tiếp làm việc với máy tính, sử dụng phần mềm Mindmap, phát triển khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong học tập. Tóm lại, Thiết kế và sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức GV: Trần Thị Kim Phượng 4 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên Bản đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Với những ưu điểm của mình, bản đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Bước quan trọng nhất là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm bản đồ - trọng tâm bài học. Sau đó theo nguyên lí bản đồ tư duy là ý nọ gợi ý kia dần dần giúp học sinh khám phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắp xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. 3.3. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Bản đồ tư duy - Bản đồ tư duy không phải là một tác phẩm hội họa nên cần tránh rơi vào việc trang trí cầu kì, trau chuốt thay cho ghi chú. - Không nên quá cực đoan cho rằng Bản đồ tư duy có thể giúp người học tất cả. Trên cơ sở những kiến thức được hệ thống hoá, sơ đồ hoá, người học còn phải biết thực hành ngôn ngữ bằng việc đọc, nói và viết. - Đối với văn bản nghị luận, việc sử dụng Bản đồ tư duy hỗ trợ đọc hiểu các văn bản sẽ là thuận lợi. Nhưng với văn bản nghệ thuật, muốn dùng Bản đồ tư duy để biểu hiện một văn bản, người học phải tìm ra mạch của văn bản đó (xét đơn thuần về mặt ý). - Bản đồ tư duy không tái hiện được cảm xúc, không chuyển tải hết sự tinh tuý trong cách dùng từ, đặt câu, trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, sử GV: Trần Thị Kim Phượng 5 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS dụng Bản đồ tư duy trong dạy học là cần thiết, nhưng phải tránh được sự suy diễn khô khan dẫn đến xã hội hoá dung tục tác phẩm. III. KẾT LUẬN Thiết kế và sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Bản đồ tư duy là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Việc thiết kế và sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy-học ở các trường phổ thông là rất cần thiết, đây là một trong những yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đó là tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Để có một giờ dạy – học có sử dụng Bản đồ tư duy đạt chất lượng đòi hỏi giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và tốn nhiều công sức mới có được, phải có đầu tư không chỉ kiến thức mà còn cả thời gian. Vì vậy mỗi thầy cô giáo cần có sự kiên trì, say mê nghề nghiệp mới có thể làm được. Hương Sơn, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Người viết Trần Thị Kim Phượng GV: Trần Thị Kim Phượng 6 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS S : 20/10 Tiết 39: G : 23/10 TỪ TRÁI NGHĨA A. Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm được khái niệm từ trái nghĩa, nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. - Nhận biết, sử dụng từ trái nghĩa. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống - Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa. B. Kỹ năng giáo dục: - Kỹ năng nhận diện, giao tiếp, ra quyết định C. Phương pháp – Phương tiện: - Phương pháp vấn đáp, quy nạp, thuyết trình. - Phương tiện : SGK, chuẩn KT KN, bìa soạn D. Tiến trình: GV: Trần Thị Kim Phượng 7 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Ví dụ? 3. Bài mới: Trong Tiếng Việt từ ngữ vô cùng phong phú, có những từ đồng âm, đồng nghĩa, có những từ có nghĩa trái ngược nhau. Vậy thế nào là từ trái nghĩa, sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? I. Thế nào là từ trái nghĩa: 1. Bài tập: Đọc văn bản - Đọc 2 VB: “Tĩnh dạ tứ” và a. Các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch: “Hồi hương ngẫu thư”. Dựa - ngẩng >< cúi: hành động đầu hướng lên - vào kiến thức đã học, tìm cặp hướng xuống từ trái nghĩa? - trẻ >< già: trái nghĩa về tuổi tác - đi >< trở lại: trái nghĩa về sự di chuyển khởi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát - Qua ví dụ e cho biết thế nào là từ trái nghĩa? => Từ trái nghĩa : nghĩa trái ngược nhau  Dài >< ngắn: trái nghĩa về độ dài  Cao >< thấp: trái nghĩa về chiều cao  Hiền >< ác: trái nghĩa về tính cách - Người già: già >< trẻ ( tuổi tác ) - Học sinh đọc yêu cầu Rau già: già >< non ( tính chất ) BT2(SGK/128) GV: Trần Thị Kim Phượng 8 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS  Tìm từ trái nghĩa với từ già trong các trường hợp sau => già : từ nhiều nghĩa -> thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau đây: Người già; Rau già 2. Kết luận – Ghi nhớ  Qua ví dụ em có nhận xét gì? - Từ trái nghĩa : nghĩa trái ngược nhau - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. - Em hiểu thế nào là từ trái II. Sử dụng từ trái nghĩa nghĩa? 1. Bài tập : a. Các cặp từ trái nghĩa : - ngẩng >< cúi : hành động tương phản thể hiện tâm trạng tác giả - trẻ đi >< già trở lại : đối lập tuổi tác, vóc dáng con người -> tạo hình ảnh tương phản - Đọc lại các cặp từ trái nghĩa gây ấn tượng trong 2 văn bản. Nêu tác dụng cặp từ đó trong văn bản? => Sử dụng trong thế đối, tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh. b. Thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa : - Sử dụng từ trái nghĩa có tác - Đói cho sạch rách cho thơm dụng như thế nào? - Lá lành đùm lá rách - Xấu đều còn hơn tốt lỏi - Tìm một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa? => tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói thêm sinh động GV: Trần Thị Kim Phượng 9 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS 2. Kết luận – Ghi nhớ - Nêu tác dụng của việc sử - Sử dụng từ trái nghĩa trong thể đối dụng các cặp từ trái nghĩa ấy? - Tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh - Làm cho lời nói thêm sinh động - Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào? III. Luyện tập ( h/s đọc ghi nhớ SGK/128 ) 1. Bài tập 1: Cặp trái nghĩa: - Lành >< rách - Ngắn >< dài - Giàu >< nghèo - Sáng >< tối 2. Bài tập 2 - Tươi:  Cá tươi >< Cá ươn  Hoa tươi >< Hoa héo - Yếu :  Ăn yếu >< Ăn khỏe  Học lực yếu >< Học lực khá ( giỏi) - Xấu :  Chữ xấu >< Chữ đẹp  Đất xấu >< Đất tốt 3. Bài tập 3 Điền từ trái nghĩa thích hợp: - Chân cứng, đá mềm - Có đi có lại - Gần nhà xa ngõ - Mắt nhắm mắt mở GV: Trần Thị Kim Phượng 10 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS - Chạy sấp chạy ngửa - Vô thưởng vô phạt. 4. Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương đất nước có sử dụng từ trái nghĩa: H/s viết -> trình bày -> nhận xét Giáo viên nhận xét -> sửa  Mẫu: “ Ai sinh ra mà chả có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa tôi nhớ hết thảy những gì ở quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt xô bờ. Nhớ cả con nước khi vơi, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông.” IV. Củng cố: - Thế nào là từ trái nghĩa? - Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào? V. Dặn dò: - Học bài, hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị luyện nói: N1 – đề 1; N2 – đề 2; N3 – đề 3 GV: Trần Thị Kim Phượng 11 Trường THCS Hương Sơn Sử dụng bản đồ tư duy - Phương pháp đổi mới dạy học ở trường THCS Bản đồ từ duy: TỪ TRÁI NGHĨA GV: Trần Thị Kim Phượng 12 Trường THCS Hương Sơn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan