Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học...

Tài liệu Skkn sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học

.DOC
33
1129
145

Mô tả:

Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THANH BÌNH ----------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Người thực hiện: HỒ THỊ MỸ DUNG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn x Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012 – 2013 GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 0- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bài tập có ý nghĩa rất quan trọng trong hóa học. Ngoài việc giúp học sinh hiểu chính xác và vận dụng các kiến thức đã học, bài tập hóa học còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, tính tích cực, trí thông minh, sự sáng tạo; đào sâu và mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động mà không làm nặng nề hơn lượng kiến thức đã được qui định trong chương trình sách giáo khoa. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, có nội dung gắn liền với thực tiễn. Việc sử dụng bài tập thực tiễn để tổ chức các hoạt động học tập sẽ giúp học sinh phát triển kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn nhiều hơn, nhờ đó học sinh được khắc sâu kiến thức, nhận ra ý nghĩa của việc học hóa và thêm yêu thích môn học. Tuy nhiên, sự vận dụng dạng bài tập này trong quá trình giảng dạy ở phổ thông còn rất ít và chưa được nhiều giáo viên sử dụng. Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC”. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi chỉ xin trình bày kinh nghiệm cá nhân vào quá trình giảng dạy nội dung hóa học lớp 11 (chương trình cơ bản). Tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Đề tài vẫn còn có thể mở rộng, phát triển nhiều hơn nữa, rất mong quí thầy cô và các bạn đọc góp thêm ý kiến! II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Khái niệm bài tập [1, tr.211] Thuật ngữ bài tập chủ yếu được sử dụng theo quan niệm: Bài tập bao gồm cả những câu hỏi và bài tập mà khi giải quyết chúng học sinh phải nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, học thuyết, định luật và phương trình hóa học. Khi hoàn thành chúng, học sinh vừa nắm được tri thức vừa hoàn thiện được một kĩ năng nào đó. 1.2. Tác dụng của bài tập hóa học [1, 2] 1.2.1. Tác dụng trí dục  Bài tập hóa học giúp học sinh hiểu chính xác và biết vận dụng các kiến thức đã học.  Bài tập hóa học mở rộng sự hiểu biết cho học sinh một cách sinh động mà không làm nặng nề thêm lượng kiến thức đã qui định trong chương trình sách giáo khoa.  Bài tập hóa học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa các kiến thức đã học.  Bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về hóa học. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 1- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học  Bài tập hóa học tạo điều kiện phát triển tư duy vì khi giải bài tập hóa học, học sinh phải sử dụng thường xuyên những thao tác như: phân tích, tổng hợp, so sánh… 1.2.2. Tác dụng đức dục Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng vì khi giải bài tập học sinh sẽ tự rèn luyện cho mình để có được những phẩm chất tốt của con người như: tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận chính xác khoa học, tính trung thực, lòng yêu thích bộ môn. 1.2.3. Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp Những vấn đề thực tế, những số liệu kĩ thuật của sản xuất hóa học được thể hiện trong nội dung của bài tập hóa học giúp học sinh hiểu kĩ hơn các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp như nguyên tắc ngược dòng, tận dụng nhiệt phản ứng nhờ bộ phận trao đổi nhiệt, nguyên tắc chu trình kín, tăng diện tích tiếp xúc, gắn kiến thức lí thuyết mà học sinh học được trong nhà trường với thực tế sản xuất gây cho học sinh nhiều hứng thú, có tác dụng hướng nghiệp mà không làm cho chương trình chính khóa thêm nặng nề hơn. 1.3. Phân loại bài tập hóa học [1, tr.211] Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học dựa vào các cơ sở phân loại khác nhau. Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia ra bài tập định tính và bài tập định lượng; dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể chia ra bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm, dựa vào mức độ đơn giản hay phức tạp có thể chia ra bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp. Nếu dựa vào đồng thời cả ba cơ sở phân loại trên đây thì bài tập hóa học ở trường phổ thông chủ yếu gồm các loại sau đây: (1) Bài tập định tính: bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm. (2) Bài tập định lượng: bài toán hóa học, bài tập thực nghiệm định lượng. (3) Bài tập tổng hợp (có nội dung chứa các loại bài tập trên). 1.4. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học [3, 4] Giáo viên có thể sử dụng các vấn đề thực tiễn để xây dựng dạng bài tập lí thuyết, bài toán hóa học hay bài tập tổng hợp và sử dụng các dạng bài tập này để tổ chức hoạt động học tập, giúp học sinh phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học, nhờ đó học sinh được khắc sâu kiến thức, nhận ra ý nghĩa của việc học hóa và thêm yêu thích môn học.  Giáo viên sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn để tổ chức cho học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức.  Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nêu hiện tượng thực tế, câu hỏi, tự xây dựng bài tập thực tiễn (bằng hình thức thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi thách đố thi đưa giữa các nhóm….). GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 2- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Nội dung Bài tập 1: Nội dung đề Khi dây có điện bị đứt và rơi xuống ao, hồ, sông, suối, nếu chúng ta đụng vào nước đó sẽ bị điện giật. Như vậy, nước trong ao, hồ, sông, suối có khả năng dẫn điện, vì sao? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “Sự điện li” – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh  Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong cuộc sống, từ đó thấy hóa học rất gần với cuộc sống.  Biết tránh xa dòng nước có nhiễm điện để bảo vệ bản thân. Phân tích và tổ chức hoạt động Để trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Khái niệm về dòng điện. - Nước trong ao hồ sông suối không tinh khiết, có chứa một số loại ion kim loại trong đó. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Hãy nhắc lại khái niệm dòng diện. 2. Nước trong ao, hồ, sông, suối có phải là nước tinh khiết hay không? 3. Ngoài những vi sinh vật, chất bẩn thì trong nước còn chứa những ion kim loại nào? Từ đó hãy kết luận vì sao nước ao, hồ, sông, suối dẫn được điện. Kết quả Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. Nước trong ao, hồ, sông, suối không tinh khiết như nước cất mà nó chứa một số muối khoáng của ion kim loại như Fe3+, Ca2+, Mg2+…Chính sự tồn tại của những hạt mang điện tích này là nguyên nhân gây nên tính dẫn điện. Bài tập 2: Nội dung đề Để bảo quản lương thực, thực phẩm ví dụ như bảo quản bánh snack – Oshi, người ta làm như thế nào? Phạm vi sử dụng GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 3- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học Có thể sử dụng trong bài “NITƠ” – phần tính chất vật lí – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Trong thực tế người ta dùng cách gì để bảo quản một số lương thực, thực phẩm và phần không khí trong gói bánh Oshi chính là khí nitơ. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Tính chất vật lí của nitơ: điều kiện thường, nitơ là chất khí, không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự cháy và sự hô hấp. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Trong bịch bánh snack luôn có một phần rỗng chứa khí, đó là khí gì? 2. Vậy, một trong những ứng dụng của nitơ là dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm. Hãy cho biết ứng dụng đó được dựa trên tính chất vật lí nào của nitơ. Kết quả Nitơ là chất khí trơ, không duy trì sự sống, sự cháy… và để bảo quản lương thực, thực phẩm, người ta tạo môi trường chứa khí nitơ để vi khuẩn không thể sống được. Bài tập 3: Nội dung đề Từ một chút xíu bột mì, người ta có thể làm ra một ổ bánh mì lớn vì trong quá trình nhào bột họ đã trộn vào đó một loại bột đó là bột nở. Vậy bột nở là gì, có vai trò gì và được bảo quản như thế nào? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “AMONIAC – MUỐI AMONI” – phần phản ứng nhiệt phân của muối amoni – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Vai trò của bột nở trong sản xuất thực phẩm – là làm tăng độ xốp cho một số sản phẩm như bánh mì, bánh bao…..  Cách bảo quản bột nở, làm giảm quá trình phân hủy bột nở ở điều kiện thường. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Bột nở có công thức hóa học là - Trang 4- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Thành phần hóa học của bột nở. - Sơ lược quá trình làm bánh mì, bánh bao… - Tính chất dễ phân hủy của NH4HCO3 ở điều kiện thường. - Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơli-ê. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Bột nở có công thức hóa học là gì, được sử dụng để làm gì? 2. Ở điều kiện thường, muối amoni hidrocacbonat có bền không? 3. Hãy viết phương trình phân hủy NH4HCO3. 4. Trong thực tế, để làm giảm quá trình phân hủy amoni hidrocacbona ta phải làm gì? (vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng). NH4HCO3, được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm để làm tăng độ xốp cho bánh. Ngay ở nhiệt độ thường, muối amoni hidrocacbonat đã bị phân hủy chậm tạo thành NH3 và CO2 theo phương trình NH4HCO3 � NH3 + H2O + CO2 Vì vậy, để bảo quản và làm giảm quá trình phân hủy bột nở, người ta tiến hành cho NH4HCO3 vào ½ bình nhựa sau đó nén đầy khí CO2. Lí do: Khí CO2 mới thêm vào sẽ làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch, làm NH4HCO3 ít bị phân hủy. Bài tập 4: Nội dung đề Thuốc diệt chuột là chất gì? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hơn hay lâu hơn? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “PHOTPHO” – phần tính chất hóa học – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Thành phần hóa học của thuốc diệt chuột, và chuột chết không phải do Zn 3P2 mà do PH3 gây ra.  Giải thích được kinh nghiệm trong dân gian là khi đặt thuốc diệt chuột ta nên để nước bên cạnh nhằm làm cho chuột chết mau hơn. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Thuốc diệt chuột có thành phần chính là kẽm photphua (Zn3P2). Sau khi - Trang 5- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học - Thành phần hóa học của thuốc diệt chuột. - Kẽm photphua là chất dễ bị thủy phân và sinh ra PH3 là khí độc. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Thuốc diệt chuột có thành phần hóa học là gì? 2. Chuột chết vì kẽm photphua hay vì một chất nào khác? 3. Chất khí PH3 sinh ra từ quá trình gì? 4. Quá trình thủy phân Zn3P2 cần phải có nước. Vậy nếu nước càng nhiều thì chuột càng mau hay lâu chết? 5. Nếu sau khi ăn phải thuốc mà chuột không uống nước thì nó có bị chết hay không? ăn, Zn3P2 bị thủy phân mạnh, tạo thành khí PH3 (photphin) rất độc và chính khí này đã giết chết chuột. Zn3P2 + 6H2O  3Zn(OH)2 + 2PH3 Quá trình thủy phân kẽm photphua làm hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm; nó khát và đi tìm nước. Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì PH 3 thoát ra càng nhiều và chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước, chuột sẽ lâu chết hơn. Bài tập 5: Nội dung đề Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “PHOTPHO” – phần trạng thái tự nhiên – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh Giải thích hiện tượng “ma trơi” trong đời sống, tránh tình trạng mê tín, sợ sệt trong dân gian, làm cho cuộc sống trở nên lành mạnh hơn. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Photpho không chỉ có trong một số loại quặng mà còn có trong răng, xương, mô thần kinh của động vật. - Khi có lẫn một chút khí điphotphin, khí PH3 tự bốc cháy ở điều kiện thường. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Trong xương của người hay động vật có chứa một hàm lượng photpho. Khi người và động vật chết đi, một phần photpho bị chuyển thành khí PH 3 (photphin). Khi có lẫn một chút khí P2H4 (điphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí – và khối cầu đó được người ta gọi là “ma trơi”. - Trang 6- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Em đã nghe thấy hay gặp “ma trơi” bao giờ chưa? 2. “Ma trơi” hay gặp ở đâu? 3. Theo em, “ma trơi” có thật không hay chỉ là một hiện tượng khoa học có thể giải thích được. 4. Em hãy giải thích nguyên nhân gây nên hiện tượng “ma trơi”. Như vậy, ma trơi chỉ là tên gọi “mê tín” cho một hiện tượng khoa học. Nghĩa trang là nơi chôn cất người đã qua đời, và vì vậy người ta thường gặp “ma trơi” ở các nghĩa trang và điều đó càng thêu dệt nên nhiều yếu tố li kì và kịch tính. Bài tập 6: Nội dung đề: Lúa chiêm ngấp nghé đầu bờ Nghe tiếng sấm dậy, phất cờ nổi lên. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích câu ca dao trên? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC” – phần phân đạm – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn  Đây là câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn thấy rõ trong đời sống, giúp học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tự quan sát, tự kiểm nghiệm trong đời sống.  Thông qua bài tập này, học sinh nhận thấy mối quan hệ giữa hóa học với các môn khoa học khác (ví dụ như văn học…), giữa hóa học với thiên nhiên và hóa học thực sự rất gần với cuộc sống con người. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Trạng thái tự nhiên của nitơ (~ 80% không khí). - Điều kiện để nitơ phản ứng với oxi. - Quá trình chuyển hóa từ N2  NO  NO2  NO3-. - NO3- cung cấp nguyên tố nitơ (phân đạm). Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm “rì rầm”. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 – 3 học sinh). GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả - Trang 7- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học - Giáo viên nêu câu hỏi và cho biết thời gian được phép thảo luận. - Học sinh thảo luận và trình bày kết quả. - Các nhóm bổ sung ý kiến. - Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Không khí chứa ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2. Ở điều kiện thường, do có chứa liên kết ba bền vững nên nitơ bền, kém hoạt động, không phản ứng với khí oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện), nitơ trở nên hoạt động và kết hợp với oxi theo phương trình N2 + O2 � 2NO. Khí NO mới sinh ra tiếp tục bị oxi hóa thành NO2 và sản phẩm này sẽ tan vào nước mưa, theo nước mưa rơi xuống và như thế sẽ cung cấp thêm nguyên tố nitơ – phân đạm cho đất, nhờ đó mà lúa phát triển tốt, cho năng suất cao. Hàng năm, hiện tượng này có thể cung cấp 6−7 kg nitơ cho một mẫu đất. Bài tập 7: Nội dung đề Tại sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn thêm tro bếp? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC” – phần phân kali – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh  Giải thích được một kinh nghiệm bón phân cho ruộng lúa của người nông dân.  Có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng phân hóa học mà tận dụng các loại phân hữu cơ hay tro bếp bón cho cây trồng. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Nguyên tố dinh dưỡng có trong phân chuồng, phân bắc và tro bếp. Phương pháp: phương pháp đàm GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Người nông dân hay trộn thêm tro bếp vào phân chuồng hay phân bắc rồi bón cho ruộng lúa vì: - Phân chuồng hoặc phân bắc có chứa đạm. Tro bếp có chứa kali (dưới dạng - Trang 8- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Tro bếp có chứa loại phân gì? 2. Phân chuồng, phân bắc chứa các nguyên tố dinh dưỡng gì? 3. Trong thực tế, khi bón phân chuồng, phân bắc cho ruộng lúa người nông dân hay trộn thêm tro, theo em vì sao? K2CO3), lân, vôi và một số nguyên tố vi lượng khác. Nếu trộn hai loại này lại rồi bón sẽ cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. - Hơn nữa, tro sẽ làm cho phân trở nên xốp và cây dễ hấp thụ hơn. Bài tập 8: Nội dung đề Trên các bao phân bón hóa học thường có ghi các con số, vậy các con số đó có ý nghĩa như thế nào? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC” – phần phân hỗn hợp và phân phức hợp – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn Bài tập giúp học sinh hiểu ý nghĩa của các con số trên bao phân hóa học, xác định được độ dinh dưỡng của các loại phân chứa trong đó và có thể tính khối lượng phân cần bón cho một diện tích đất. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Cách đánh giá độ dinh dưỡng các loại phân đạm, lân, kali. - Qui ước cách ghi các con số trên một loại phân đơn hay phân hỗn hợp. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân, phân kali được đánh giá như thế nào? 2. Một loại phân urê có ghi 46%N, điều đó có ý nghĩa gì? 3. Một loại phân hỗn hợp N – P – K có ghi các con số 15 – 8 – 6. Em hãy giải thích ý nghĩa của các con số đó. GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Trên các bao phân hóa học hoặc các bản hướng dẫn thường ghi các con số, đó là các con số chỉ rõ hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân. Theo qui ước quốc tế, độ dinh duỡng của phân đạm tính theo % khối lượng nitơ, phân lân tính theo % khối lượng P2O5 và phân kali tính theo % khối lượng K2O. Ví dụ: Trên bao phân ure ghi 46% N, có nghĩa là 1kg urê có 460 gam nitơ. Cũng theo qui ước quốc tế, trên các bao phân hỗn hợp có nhiều nguyên tố thì độ dinh dưỡng của các nguyên tố được ghi bằng các con số theo đúng thứ tự. Ví dụ: Một loại phân N – P – K có ghi 15-6-8 có nghĩa là nó chứa 15% m N, 6% - Trang 9- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học mP2O5 và 8% mK2O. Bài tập 9: Nội dung đề Tính khối lượng phân cần bón cho 1 diện tích đất trồng trong các trường hợp sau: a. Tính khối lượng phân urê 46%N cần bón để cung cấp 120 kg N cho 1 hecta lúa nông nghiệp. b. Tính khối lượng phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 cần bón cho 10 hecta khoai tây, biết rằng 1 hecta khoai tây cần 60 kg nitơ. Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC”– phần bài tập – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn Bài tập giúp học sinh tính khối lượng phân cần lấy để bón cho một diện tích đất canh tác; không lấy quá nhiều – gây lãng phí và phá hủy môi trường; cũng không lấy ít – sẽ cung cấp thiếu chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Phân tích và tổ chức hoạt động Kết quả Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh a. Ta có: cần phải chuẩn bị một số kiến thức: (NH2)2CO  N - Cách đánh giá độ dinh dưỡng phân đạm 100% 46% (%mN). x=?  120kg - Công thức toán học.  x = 100.120 = 261kg. 46 Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 b. Khối lượng nitơ cần cho 10 hecta là 10x60 = 600kg học sinh).  2N - Giáo viên đưa câu hỏi thông qua phiếu học Ta có: NH4NO3 80 2.14 tập.  y=? 600kg - Giáo viên thông báo thời gian thảo luận.  y = 600.80 = 1714,29 kg - Học sinh thảo luận và trình bày bài giải 2.14 vào phiếu học tập.  Khối lượng đạm moni nitrat cần là - Học sinh trình bày kết quả trên bảng. 1714,29.100 = 1758,24 kg - Các nhóm bổ sung ý kiến. 97,5 - Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Bài tập 10: Nội dung đề Để khử mùi cơm khét hay mùi hôi của tủ lạnh, ta phải làm gì, vì sao? GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 10- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “CACBON” – phần tính chất vật lí – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn Bài tập giúp học sinh biết áp dụng trong thực tế để khử mùi khét của cơm hay mùi hôi của tủ lạnh ta có thể dùng các mẩu than nhỏ. Phân tích và tổ chức hoạt động Kết quả Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh Than củi xốp có khả năng hấp phụ cần phải chuẩn bị một số kiến thức: màu và mùi. Khi cơm bị khét hay tủ lạnh - Tính chất vật lí của than: có khả năng hấp bị hôi, ta cho vào một mẩu than nhỏ để phụ màu và mùi rất mạnh. than hấp phụ và loại bớt mùi khó chịu. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Khi cơm bị khét, chúng ta phải làm gì để mất mùi? 2. Vì sao than lại được sử dụng để loại mùi khét? Bài tập 11: Nội dung đề Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “CACBON” – phần tính chất hóa học – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn Bài tập giúp học sinh biết cách bảo quản than đá, không chất than thành đống lớn. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Than đá để ngoài không khí sẽ bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí. - Quá trình oxi hóa than đá là quá trình tỏa nhiệt. Phương pháp: phương pháp thuyết trình nêu vấn đề. - Giáo viên nêu vấn đề: Vì sao than đá chất GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Than đá tác dụng chậm với khí O2 trong không khí tạo ra khí CO2 và phản ứng này tỏa nhiệt. Nhiệt tỏa ra được tích góp dần dần, khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì than tự bốc cháy. - Trang 11- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học thành đống lớn có thể tự bốc cháy? - Học sinh thảo luận. - Học sinh trả lời câu hỏi (thuyết trình). - Học sinh bổ sung ý kiến. - Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận. Bài tập 12: Nội dung đề Vì sao đốt than đá có thể bị ngạt thở và tử vong? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” - phần tính chất vật lí của cacbon monooxit – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Cacbon monooxit là một khí độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và tim mạch.  Vận dụng trong thực tế là không nên đốt than đá trong phòng kín và hẹp, nhờ đó học sinh có ý thức trách nhiệm khi sử dụng than đá, biết bảo vệ sức khỏe, đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho bản thân. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Tính chất vật lí của CO: là chất khí độc. - Những nguy hiểm có thể xảy ra với con người khi hít phải khí CO. Phương pháp: : phương pháp thuyết trình nêu vấn đề. - Giáo viên nêu vấn đề: Vào mùa đông, nhiệt độ các tỉnh phía bắc xuống rất thấp, để sưởi ấm người dân thường đốt than đá trong nhà và cũng vì đó mà một số người bị ngộ độc, ngạt thở, có thể tử vong. Em hãy giải lí do. - Học sinh thảo luận. - Học sinh trả lời câu hỏi (thuyết trình). - Học sinh bổ sung ý kiến. - Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận. GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Khi đốt nếu than không được cháy hoàn toàn sẽ hình thành khí CO – là một khí gây độc. Nếu đốt trong phòng hẹp, kín, hiện tượng ngộ độc sẽ diễn ra rất nhanh do con người trực tiếp hít thở. Khi bị ngộ độc, khí CO sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển oxi của máu nên sẽ gây tổn hại nặng cho các cơ quan, nhất là hệ thần kinh và tim mạch. Biểu hiện nhẹ là đau đầu chóng mặt, nặng có thể dẫn đến hôn mê, tím tái, thở yếu hoặc ngừng thở. Các trường hợp nặng nếu không tử vong cũng bị tổn thương não, để lại những di chứng vĩnh viễn về thần kinh. - Trang 12- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học Bài tập 13: Nội dung đề Nước đá khô là gì? Nó được sử dụng để làm gì? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” – phần tính chất vật lí của cacbon đioxit – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn Bài tập giúp học sinh biết tính chất và ứng dụng của nước đá khô trong thực tiễn. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Tính chất vật lí của CO2 khi ở trạng thái rắn. - Ứng dụng của CO2 rắn trong thực tế. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Nước đá khô là gì? 2. Nước đá khô có tính chất vật lí nào đặc biệt? 3. Dựa vào tính chất vật lí đó người ta sử dụng nước đá khô để làm gì? Kết quả Nước đá khô là tên gọi của CO2 ở trạng thái rắn, nó là một khối trắng, có khả năng thăng hoa và tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Nước đá khô thường được sử dụng để tạo môi trường lạnh trong vận chuyển, bảo quản hoa quả, thực phẩm trong thời gian dài vì nó có thể tạo hơi lạnh nhưng không tạo hơi ẩm làm hoa quả không bị thối, thực phẩm không bị mốc. Bài tập 14: Nội dung đề Tại sao khi có nhiều khách tham quan hang động thì nó lại bị hư hỏng? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” – phần tính chất hóa học của cacbon đioxit – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Một trong những nguyên nhân làm hư các hang động là do khí CO 2 sinh ra từ quá trình hô hấấp của khách tham quan. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Đá vôi có thể tan trong nước có khí CO2. Phương pháp: phương pháp đàm GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Các hang động thường được tạo thành từ các mỏm đá vôi. Một trong những tính chất đặc biệt của đá vôi là có thể bị hòa tan trong nước có khí CO 2 - Trang 13- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Các hang động thường được tạo bởi chất gì? 2. Khí gì được tạo ra từ quá trình hô hấp của con người? 3. Một trong những tính chất hóa học của CaCO3 là bị hòa tan trong dòng nước có khí CO2. Dựa vào đó, em hãy cho biết vì sao càng có nhiều khách tham quan thì hang động càng mau hư hỏng? theo phương trình: CO2 + H2O + CaCO3  Ca(HCO3)2 Trong quá trình hô hấp, con người tạo ra khí CO2, càng nhiều khách tham quan thì lượng khí CO2 sinh ra càng nhiều và đá vôi bị tan ra, hang động sẽ bị hỏng. Bài tập 15: Nội dung đề Tục ngữ Việt Nam có câu “Nước chảy đá mòn”, câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” – phần tính chất hóa học của cacbon đioxit – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh hiểu  Ứng dụng của khoa học, của câu tục ngữ, làm cho hoá học trở nên gần gũi, có hồn văn hơn.  Nguyên nhân đá bị mòn khi có dòng nước chảy qua.  Trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong xây dựng phải để ý, quan tâm đến hiện tượng này để làm giảm nguy cơ hủy hoại các công trình. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơli-ê. - Đá vôi có thể tan trong nước có khí CO2. Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm “rì rầm”. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 – 3 học sinh). - Giáo viên nêu câu hỏi và cho biết thời gian được phép thảo luận. GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Đá thường chứa CaCO3 và câu tục ngữ trên có thể được giải thích theo hai cách: Cách 1: Khi nước chảy qua, đá sẽ bị phân li theo phương trình: CaCO3 � Ca2+ + CO32- (*) Và nước sẽ cuốn các ion Ca2+, CO32theo dòng chảy. Kết quả là lượng ion Ca2+, CO32- sẽ giảm và cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều thuận nên theo - Trang 14- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học - Học sinh thảo luận và trình bày kết quả. - Các nhóm bổ sung ý kiến. - Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần. Cách 2: Có thể giải thích bổ sung thêm nguyên nhân khác: Vì trong nước có lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng: CO2 + H2O + CaCO3  Ca(HCO3)2 Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO 3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần. Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có những dòng chảy đi qua và nếu không để ý, trong xây dựng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bài tập 16: Nội dung đề Vì sao NaHCO3 được sử dụng làm thuốc đau dạ dày? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” - phần ứng dụng của muối cacbonat – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Dạ dày bị đau, bị bào mòn dần là do axit HCl.  Một trong những nguyên liệu dùng làm thuốc đau dạ dày là NaHCO3.  Cơ chế làm giảm các cơn đau của thuốc đau dạ dày. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - NaHCO3 là muối trong dung dịch có môi trường bazơ yếu, tác dụng được với dung dịch HCl. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Trong dạ dày có chất gì gây nên các cơn co đau? 2. Muốn giảm các cơn cơ đau, ta phải làm gì? 3. Thành phần hóa học của thuốc đau dạ dày GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Nếu nồng độ dung dịch HCl cao, dạ dày bị bào mòn dần và người đó sẽ bị đau dạ dày. NaHCO3 là muối trong dung dịch có môi trường bazơ yếu, có tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày do nó có thể làm giảm hàm lượng dung dịch HCl theo phản ứng: NaHCO3 + HCl  NaCl + H2O + CO2 - Trang 15- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học có chứa chất gì? 4. Vì sao NaHCO3 laị có thể làm giảm các cơn đau dạ dày? Bài tập 17: Nội dung đề Silicagen là gì? Vì sao chúng được sử dụng làm chất hút ẩm? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC” – phần axit silixic – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Các gói nhỏ trong hộp bánh kẹo là silicagen, có tác dụng hút ẩm làm cho bánh kẹo không bị mốc.  Vì sao silicagen được sử dụng làm chất hút ẩm.  Cách sử dụng silicagen một cách hiệu quả nhất. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Công thức hóa học của silicagen. - Ứng dụng của silicagen trong thực tế và vì sao nó có ứng dụng đó. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Trong các hộp bánh như bánh trung thu, bánh qui… người ta hay để các gói giấy nhỏ nhằm mục đích gì? 2. Chất hút ẩm đó gọi là gì, có công thức hóa học gì? 3. Vì sao silicagen được sử dụng làm chất hút ẩm? 4. Sau khi silicagen đã bị hút ẩm có thể tái sử dụng lại không? Kết quả Silicagen là axit silixic (H2SiO3) bị mất một phần nước tạo thành. Silicagen thường được sử dụng làm chất hút ẩm trong các thùng đựng hàng hóa, thực phẩm vì nó có tổng diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ rất mạnh. Khi silicagen hấp thụ nước nó sẽ chuyển sang màu xanh, đem sấy khô nó bị mất nước, trở lại dạng trong suốt ban đầu và có thể tái sử dung lại. Bài tập 18: GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 16- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học Nội dung đề “Ga” (gas) chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia đình và “ga” dẫn từ các mỏ khí thiên nhiên dùng làm nhiên liệu công nghiệp khác nhau như thế nào? Bật lửa “ga” dùng loại “ga” nào? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “ANKAN” – phần ứng dụng – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh  Phân biệt thành phần hóa học của ga đun nấu trong gia đình và ga trong các mỏ khí thiên nhiên. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Thành phần hóa học của ga đun nấu trong gia đình và ga trong các mỏ khí thiên nhiên Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Gas trong bình thép petrolimex dùng để nấu cơm hằng ngày là chất gì? 2. Điều kiện thường, butan và propan tồn tại trạng thái gì? Trong bình thép, chúng tồn tại trạng thái gì? 3. Gas dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp được dẫn từ các mỏ khí có thành phần gì? Kết quả “Ga” dùng để đun nấu và nạp bật lửa là hỗn hợp butan và một phần propan được nén thành chất lỏng trong bình thép. “Ga” dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp (xăng, dầu hoả…) là hỗn hợp các ankan lỏng. Bài tập 19: Nội dung đề Cho biết để đưa 1 gam nước lên 1 oC cần 4,184 J. Muốn đun sôi 1 lít nước từ 25 oC lên 100oC cần đốt bao nhiêu lít butan (ga đun bếp) ở đktc, biết rằng 1 mol butan cháy toả ra 2870,2 kJ, khối lượng riêng của nước 1g/ml? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “ANKAN” – phần bài tập – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 17- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học  Khí ga được sử dụng trong đun nấu hằng ngày là butan  một trong những ứng dụng của ankan là dùng làm nhiên liệu.  Quá trình đốt cháy các ankan là quá trình tỏa nhiệt.  Tính lượng nhiên liệu cần thiết phải sử dụng cho một hoạt động thực tiễn, không lấy quá dư sẽ gây lãng phí nhiên liệu, không lấy quá thiếu sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất  hình thành ý thức bảo vệ các nguồn nguyên liệu, nhiện liệu, bảo vệ môi trường. Phân tích và tổ chức hoạt động Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Các công thức toán học: tính thể tích khí ở điều kiện chuẩn, qui luật tam suất… Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm “rì rầm”. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 – 3 học sinh). - Giáo viên nêu câu hỏi và cho biết thời gian được phép thảo luận. - Học sinh thảo luận và trình bày kết quả. - Các nhóm bổ sung ý kiến. - Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận. Kết quả Nâng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1oC cần 4,184 J  để nâng nhiệt độ của 1 gam nước từ 25oC lên 100oC cần tiêu tốn năng lượng là 4,184.75 = 313,8J  để nâng nhiệt độ của 1lit nước = 1000 gam nước từ 25oC lên 100oC cần tiêu tốn năng lượng là 313,8J . 1000 = 313800J = 313,8kJ Mặt khác: 1 mol butan cháy sinh ra 2870,2KJ  để có 313,8kJ thì cần đốt 313,8 2870,2 = 0,1093 mol  Thể tích butan cần đốt là 0,1093.22,4 = 2,448 lit. Bài tập 20: Nội dung đề Tại sao đất đèn được dùng để giấm trái cây? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “ANKIN” – phần điều chế – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Nguyên nhân đất đèn (khí đá) được sử dụng để làm chín trái cây.  Giải thích vì sao khi mở thùng trái cây vừa giấm, ta thấy thùng và trái cây nóng do quá trình chuyển CaC2 thành C2H2 là quá trình tỏa nhiệt. Phân tích và tổ chức hoạt động GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả - Trang 18- Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Đất đèn (hay khí đá) có công thức hóa học là CaC2. - CaC2 tác dụng với nước sinh ra nhiệt và axetilen. Phương pháp: phương pháp đàm thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: 1. Đất đèn còn có tên gọi ngoài thị trường là gì? 2. Đất đèn có thành phần hóa học chính là gì? 3. Trong thực tế, em thấy người ta sử dụng đất đèn (khí đá) để làm gì? 4. Hãy mô tả sơ qua quá trình giấm trái cây bằng khí đá. 5. Vì sao CaC2 được sử dụng để làm trái cây mau chín? Đất đèn là tên gọi của canxi cacbua (CaC2), được dùng để giấm trái cây do nó có thể tác dụng với hơi nước tạo thành C2H2: CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2 C2H2 là chất khí có tác dụng kích thích trái cây mau chín. Ngoài ra, phản ứng giữa đất đèn với hơi nước là phản ứng toả nhiệt cũng góp phần làm trái cây mau chín. Bài tập 21: Nội dung đề Vì sao khi ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Phạm vi sử dụng Có thể sử dụng trong bài “ANKIN” – phần điều chế – hóa học 11 (chương trình cơ bản). Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết  Nguyên nhân cá chết không phải do axetilen mà là anđehit axetic. Phân tích và tổ chức hoạt động Kết quả Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức: - Từ CaC2  HO C2H2  HO CH3CHO. - CH3CHO ảnh hưởng đến hệ hô hấp của cá. Phương pháp: phương pháp thuyết trình nêu vấn đề. - Giáo viên nêu vấn đề: Khi ta ném đất đèn (khí đá) xuống ao, cá sẽ chết hàng loạt. Cá Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hyđroxit: CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2 Axetilen mới sinh tác dụng với H2O tạo thành anđehit axetic. C2H2 + H2O  CH3CHO Chất này làm tổn thương đến hoạt 2 GV Hồ Thị Mỹ Dung 2 - Trang 19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan