Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Skkn sử dụng bài tập hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tƣ duy cho học sinh...

Tài liệu Skkn sử dụng bài tập hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tƣ duy cho học sinh lớp 12 ở trƣờng trung học phổ thông.

.PDF
81
1129
103

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trƣờng THPT Long Thành. Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI ĐỂ RÈN LUYỆN TƢ DUY CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người thực hiện: Nguyễn Trí Ngẫn Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học  - Lĩnh vực khác: ..............................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014  Hiện vật khác 1 SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ------------------------ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên:NGUYỄN TRÍ NGẪN 2. Ngày tháng năm sinh:14/10/1972 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: số 3 Phan Chu Trính, khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành 5. Điện thoại: 0613844281 (CQ)/ 0613545279 (NR); ĐTDĐ:0909083720 6. Fax: E-mail:[email protected] 7. Chức vụ: giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): 9. Giảng dạy môn Hóa học lớp 12A1, 12A2, 12A11, 11A1, 11A2 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 10. Đơn vị công tác:Trường THPT Long Thành II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: thạc sỹ - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và PPDH môn Hóa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học hóa học Số năm có kinh nghiệm:18 năm 2 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: “ Phân loại và phương pháp giải bài tập Hóa học 12 phần kim loại” năm 2011 “ Phân loại và phương pháp giải bài tập chương 5 và 6 Hóa học 12 ” năm 2012 “ Phương pháp giải bài tập pH của dung dịch “ năm 2014 3 Tên SKKN: SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI ĐỂ RÈN LUYỆN TƢ DUY CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những mục tiêu dạy học hóa học ở Trung học phổ thông là ngoài việc truyền thụ kiến thức hóa học phổ thông cơ bản còn cần mở rộng kiến thức, hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện năng lực nhận thức, tư duy hóa học thông qua các hoạt động học tập đa dạng, phong phú. Như vậy, ngoài nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ, việc dạy học hóa học còn có chức năng phát hiện, bồi dưỡng, nâng cao tri thức cho những học sinh có năng lực, hứng thú trong học tập bộ môn. Nhiệm vụ này được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.Trong đó bài tập hóa học là một trong những phương tiện giúp học sinh rèn luyện được tư duy. Giải một bài toán hóa học bằng nhiều phương pháp khác nhau là một trong những nội dung quan trọng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Phương pháp giáo dục ở ta hiện nay còn nhiều gò bó và hạn chế tầm suy nghĩ, sáng tạo của học sinh. Bản thân các em học sinh khi đối mặt với một bài toán cũng thường có tâm lý tự hài lòng sau khi đã giải quyết được bài toán bằng cách nào đó, mà chưa nghĩ đến chuyện tìm cách giải tối ưu, giải quyết bài toán bằng cách nhanh nhất. Do đó, giải bài toán hóa học bằng nhiều cách khác nhau là một cách để rèn luyện tư duy và kỹ năng học hóa của mỗi người, giúp ta có khả năng nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, phát triển tư duy logic, sử dụng thành thạo và tận dụng tối đa các kiến thức đã học. Đối với giáo viên, suy nghĩ về bài toán và giải bài toán bằng nhiều cách là một hướng đi có hiệu quả để tổng quát hoặc đặc biệt hóa, liên hệ với những bài tập cùng dạng, điều này góp phần hỗ trợ phát triển các bài tập hay và mới cho học sinh. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng bài tập hóa học có nhiều cách giải để rèn luyện tƣ duy cho học sinh lớp 12 ở trƣờng trung học phổ thông” Hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Các phƣơng pháp giải bài tập Các phương pháp giải bài tập hóa học: Phương pháp bảo toàn khối lượng (PP BTKL) Phương pháp bào toàn điện tích Phương pháp bảo toàn nguyên tố Phương pháp tăng giảm khối lượng Phương pháp dùng các giá trị trung bình Phương pháp quy đổi Phương pháp đường chéo Lập sơ đồ hợp thức của quá trình chuyển hóa, tìm mối quan hệ giữa chất đầu và chất cuối Phương pháp đồ thị 2.2. Cơ sở lí luận về tƣ duy 2.2.1. Khái niệm về tư duy L.N. Tônxtôi đã viết : "Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ". Như vậy, HS chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức chỉ khi họ thực sự tư duy. Theo M.N. Sacđacôp : "Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật, hiện tượng mới, riêng rẽ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được. Hay : “Tư duy là một quá trình tâm lý mà nhờ đó con người phản ánh được cái đối tượng và hiện tượng của hiện thực thông qua những dấu hiệu bản chất của chúng, đồng thời con người vạch ra được những mối quan hệ khác nhau trong mỗi đối tượng, hiện tượng và giữa các đối tượng, hiện tượng với nhau". 5 Còn theo tác giả Nguyễn Xuân Trường (Đại học Sư Phạm Hà Nội) thì "tư duy là hành động trí tuệ nhằm thu thập và sử lí thông tin về thế giới quanh ta và thế giới trong ta. Chúng ta tư duy để hiểu, làm chủ tự nhiên, xã hội và chính mình". 2.2.2. Các thao tác tư duy và phương pháp logic - Phân tích : Là hoạt động tư duy tách các yếu tố bộ phận của sự vật, hiện tượng nhằm mục đích nghiên cứu chúng một cách đầy đủ, trọn vẹn theo hướng nhất định. - Tổng hợp : Là hoạt động tư duy kết hợp các bộ phận, yếu tố đã được phân tích để nhận thức, để nắm được cái toàn bộ của sự vật, hiện tượng. Để hiểu đầy đủ các nhóm nguyên tố phải dựa trên kết quả tổng hợp của việc phân tích nghiên cứu đặc điểm cấu tạo cũng như tính chất của từng nguyên tố cụ thể. - So sánh : Là thiết lập sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng và giữa những khái niệm phản ánh chúng. - Cụ thể hóa : Cụ thể : Là sự vật hiện tượng trọn vẹn, đầy đủ các tính chất, các mối quan hệ giữa các thuộc tính với nhau và với môi trường xung quanh. Cụ thể hóa : Là hoạt động tư duy tái sản sinh ra hiện tượng và đối tượng với các thuộc tính bản chất của nó. Vận dụng định luật tuần hoàn có các chu kỳ khác nhau cho thấy sự biến thiên tuần hoàn không có nghĩa sao y nguyên xi tính chất của chu kì trước mà luôn có sự phát triển một cách cơ sở. - Trừu tượng hóa Trừu tượng : Là một bộ phận của toàn bộ, tách ra khỏi toàn bộ, nó cô lập ra khỏi các mối quan hệ của các bộ phận, mà nó chỉ giữ lại các thuộc tính cơ bản và tước bỏ những thuộc tính không cơ bản. Cụ thể có tri giác trực tiếp được. Trừu tượng không tri giác trực tiếp được. Trong nhận thức có quy luật phát triển là từ cụ thể trừu tượng. Trừu tượng hóa là sự phản ánh bản chất cô lập các dấu hiệu, thuộc 6 tính bản chất. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử và sự chuyển động của electron trong nguyên tử làm tiền đề để thông hiểu sự hình thành các liên kết hóa học … liên kết  ,  , hiđro, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất lí hóa của các chất. - Khái quát hóa Là bước cần thiết của trừu tượng hóa. Mỗi vật thể (chất, phản ứng …) với đầy đủ các dấu hiệu bản chất và không bản chất, dấu hiệu chung, riêng. Xác định thuộc tính bản chất và chung của mọi loại đối tượng, từ đó hình thành lên một khái niệm. Đó là khái quát hóa. *Những hình thức cơ bản của tư duy -Khái niệm : Là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất riêng biệt của sự vật hiện tượng. Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư duy, được xây dựng trên cơ sở các thao tác tư duy, nó làm điểm tựa cho tư duy phân tích và là cơ sở để đào sâu kiến thức, tiến tới xây dựng khái niệm mới. Ngoài ra, các hoạt động suy luận, khái quát hóa, trừu tượng hóa nhờ có khái niệm mới có cơ sở để tư duy và đi sâu thêm vào bản chất của sự vật hiện tượng. - Phán đoán : Là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái niệm, sự phối hợp giữa các khái niệm, thực hiện theo một nguyên tắc, quy luật bên trong. - Suy lý : Hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đoán với nhau để tạo thành phán đoán mới gọi là suy lý. Suy lý được cấu tạo bởi hai bộ phận : + Các phán đoán có trước gọi là tiên đề. + Các phán đoán có sau gọi là kết luận (dựa vào tính chất của tiên đề để kết luận). Suy lý chia làm ba loại : Loại suy, suy lý quy nạp và suy lý diễn dịch. + Loại suy : Là hình thức tư duy đi từ cái riêng biệt này đến cái riêng biệt khác. Loại suy cho ta những dự đoán chính xác sự phụ thuộc và sự hiểu biết về hai 7 đối tượng. Khi đã nắm vững các thuộc tính cơ bản của đối tượng thì loại suy sẽ chính xác. Chẳng hạn, khi nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ chỉ cần xét kỹ các hợp chất tiêu biểu nhất, còn các chất khác trong dãy đồng đẳng dễ dàng biết được bằng phương pháp loại suy. + Suy lý quy nạp : Suy lý từ quy nạp đến phổ biến, từ những hoạt động tới quy luật. Do đó, quá trình tư duy, sự suy nghĩ theo quy nạp chuyển từ việc nhận thức các hiện tượng riêng lẻ đến nhận thức cái chung. Vì thế các suy lý quy nạp là yếu tố cấu trúc của tri thức khái quát của việc hình thành khái niệm và của việc nhận thức định luật. + Suy lý diễn dịch : Là cách suy nghĩ đi từ cái chung, định luật, quy tắc, khái niệm chung đến các sự vật hiện tượng riêng lẻ. Quá trình suy lý diễn dịch có thể là : ● Từ tổng quát đến ít tổng quát hơn. ● Từ phán đoán có tính chất tổng quát này đến các phán đoán có tính chất tổng quát khác. Trong quá trình tư duy quy nạp và suy diễn bao giờ cũng liên hệ mật thiết với nhau giống như phân tích và tổng hợp. Quá trình này được thực hiện trong phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong các hiện tượng. Với tư cách là hình thức tư duy gián tiếp, suy lý trong tư duy lôgic đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động của tư duy. Việc hướng dẫn quy tắc lôgic trong suy lý tạo được hiệu quả lớn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Rèn luyện tư duy lôgic trong dạy học hóa học là tạo cho HS có phương pháp tư duy từ khái niệm đến phán đoán, suy lý thông thường qua mọi câu hỏi, mọi vấn đề và phải được tiến hành thường xuyên liên tục. - Mở rộng kết quả sang trường hợp tương tự. 2.3. Tư duy hóa học Với tư duy toán thì 1 + 2 = 3 8 A + B = AB Nhưng với tư duy hóa học thì A + B không phải là phép cộng thuần túy của toán học, mà là xảy ra sự biến đổi nội tại của các chất để tạo thành chất mới, theo những nguyên lý, quy luật, những mối quan hệ định tính và định lượng của hóa học. - Cơ sở của tư duy hóa học là sự liên hệ quá trình phản ứng sự tương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô (nguyên tử, phân tử, ion, electron, ....). - Đặc điểm của quá trình tư duy hóa học là sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa những hiện tượng cụ thể quan sát được với những hiện tượng cụ thể không quan sát được, ngay cả khi dùng kính hiển vi điện tử, mà chỉ dùng kí hiệu, công thức để biểu diễn mối liên hệ bản chất của các hiện tượng nghiên cứu. Vậy bồi dưỡng phương pháp và năng lực tư duy hóa học là bồi dưỡng cho học sinh biết vận dụng thành thạo các thao tác tư duy và phương pháp lôgic, dựa vào những dấu hiệu quan sát được mà phán đoán về tính chất và sự biến đổi nội tại của chất, của quá trình. Như vậy cũng giống như tư duy khoa học tự nhiên, toán học và vật lý, tư duy hóa học cũng sử dụng các thao tác tư duy vào quá trình nhận thức thực tiễn và tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức. Trực quan sinh động Tư duy trừu tượng Thực tiễn Hóa học là bộ môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm có lập luận, trên cơ sở những kỹ năng quan sát các hiện tượng hóa học, phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng, thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng, quan hệ nhân quả của các hiện tượng và quá trình 9 hóa học, xây dựng nên các nguyên lý, quy luật, định luật, rồi trở lại vận dụng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3.1. Bài tập hữu cơ có nhiều cách giải Bài 1 : 0,06 mol hỗn hợp A gồm CH3OH và 1 ancol cùng dãy đồng đẵng có khối lượng là 4,02 gam, Cho toàn bộ hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 6 gam axit axetic (H2SO4 đặc làm chất xúc tác, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%). Tính khối lượng este thu được. Hướng dẫn giải: Cách 1 : Phương pháp đại số Gọi CT của ancol cùng dãy đồng đẵng với ancol metylic là : ROH CH3OH + CH3COOH → CH3COOCH3 + H2O (1) (mol ) a ROH a + CH3COOH → CH3COOR + H2O (mol) b (2) b Ta có : = 32a + aMR +17b = 4,02 (3) (4) Nhân 42 cho (4) ta được : 42a + 42b = 0,06.42 = 2,52 (5) Cộng (3) và (5), ta được : 74a+ 59b + bR = 6,54. Cách 2 : Phương pháp bảo toàn khối lượng Ta có: 10 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : meste = 4,02 + 0,06.60 – 0,06.18= 6,54 (gam). Cách 3 : Phương pháp tăng giảm khối lượng Cứ 1 mol ancol tạo thành 1 mol este thì khối lượng tăng : 59-17 = 42 gam. 0,06 mol ancol tạo thành 0,06 mol este thì khối lượng tăng: 0,06.42 =2,52 gam. Vậy : meste = 4,02 + 2,52 = 6,54 (gam). Cách 4 : Phương pháp trung bình Gọi CTTB của 2 ancol là: (mol) 0,06 0,06 0,06 . . Nhận xét : Trong bài tập 1 này, nếu giải theo cách 1 thì HS phải biết cách ghép ẩn và chọn lựa phương trình cho phù hợp thì mới tìm ra đáp số, nên nhiều học sinh thấy bế tắc. Còn cách 2, cách 3, cách 4 thì HS sẽ thấy dễ hiểu hơn. Đặc biệt là cách 2 ngắn gọn và dễ giải hơn rất nhiều. Vì vậy khi giải một bài tập, GV cần hướng dẫn cho các em nhiều cách giải, qua những cách giải đó mỗi HS sẽ lựa chọn cho mình một cách tiếp nhận kiến thức phù hợp. Qua đó làm cho tư duy hóa học của các em sẽ phát triển. 11 Bài 2 : Đốt cháy 0,3 gam một este (A) thu được 224 ml khí CO2 (đktc) và 0,18 gam nước. Tỉ khối hơi của A đối với H2 bằng 30. Xác định công thức phân tử của este (A). Hƣớng dẫn giải: Cách 1 : Gọi công thức đơn giản của este (A) là : CxHyOz. Khối lượng của nguyên tố : Lập tỉ lệ : Công thức đơn giản của X là : CH2O. → Công thức phân tử của (A) là : C2H4O2. Cách 2 : Gọi công thức đơn giản của este (A) là : CxHyOz. Số mol của các nguyên tố : Lập tỉ lệ : x:y:z = 0,01:0,02:0,01= 1:2:1. → Công thức phân tử của (A) là: C2H4O2. 12 Cách 3 : Xác định trực tiếp công thức phân tử Số nguyên tử của các nguyên tố trong A : Số nguyên tử cacbon : Số nguyên tử hiđro : Số nguyên tử oxi : → Công thức phân tử của (A) là : C2H4O2. Cách 4 : Gọi công thức tổng quát của este (A) là : CxHyOz. Theo đề bài ta có hệ phương trình : → Công thức phân tử của (A) là : C2H4O2. Nhận xét : Với loại bài tập này, thì GV có thể giảng dạy cho các em cả 4 cách, qua 4 cách đó các em sẽ lựa chọn cho mình một cách giải phù hợp với tư duy của các em. Bài 3 : Xà phòng hóa 13,2 gam hỗn hợp 2 este HCOOC3H7 và CH3COOC2H5 cần dùng 100 ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là A. 1,5. B. 0,75. C. 1. D. 2. Hƣớng dẫn giải: Cách 1 : Phương pháp thông thường HCOOC3H7 (mol) a + NaOH → HCOONa + C3H7OH a CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH 13 (mol) b b Ta có: = 0,15 (mol). Cách 2 : Gọi CTTB của 2 este là : RCOOR’ RCOOR’ + NaOH → RCOONa + H2O Ta có: → ĐÁP ÁN A. Cách 3 : Phương pháp bảo toàn điện tích Áp dụng định luật bảo toàn điện tích : dung dịch sau phản ứng chứa ion RCOO- Và Na+ . → → ĐÁP ÁN A. Nhận xét : Với bài tập này, thì cách 2 và cách 3 sẽ nhanh hơn cách 1. Bài 4 : Một đieste được điều chế từ một axit đa chức và 2 ancol đơn chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối và 7,8 gam hỗn hợp ancol. Xác định X. Hướng dẫn giải: Cách 1 : Phương pháp thông thường Gọi CT của este trên là: R1OCO – R – COOR2 R1OCO – R – COOR2 + NaOH → NaOCO – R – COONa + R1OH + R2OH (mol) 0,1 0,1 0,1 0,1 14 R1 15 (CH3 - ) 29 (C2H5-) R2 29 (C2H5-) 15 (CH3 - ) → X là : CH3OCO – COOC2H5. Cách 2 : Phương pháp trung bình Gọi CT của este trên là : (mol) 0,1 . 0,1 0,2 → trong hỗn hợp ancol có CH3OH và ancol còn lại là ROH Mà → 0,1.32+ 0,1.(MR + 17) = 7,8 → MR = 29 (C2H5 - ). → X là: CH3OCO – COOC2H5. Cách 3 : Phương pháp bảo toàn khối lượng Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có : → 15 → . R1 15 (CH3 - ) 29 (C2H5-) R2 29 (C2H5-) 15 (CH3 - ) TH1 : → X là: CH3OCO – COOC2H5. TH2 : (CH2) . R1 15 (CH3 - ) ( loại ) R2 15 (CH3-) Bài 5 : Cho 17,6 gam etyl axetat vào 400ml dung NaOH 1M, sau khí phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, Cô cạn A thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đem đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y thì cần V(lit) O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí Z (CO2 và H2O) và m gam Na2CO3. Tính giá trị V. Hướng dẫn giải: Cách 1 : Phương pháp thông thường . nNaOH= 0,4 (mol). CH3COOC2H5 (mol) 0,2 + NaOH 0,2 → CH3COONa 0,2 + C2H5OH 0,2 16 Chất rắn Y : 2CH3COONa + 4O2 (mol) 0,2 → Na2CO3 0,4 + 3CO2 0,1 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O 0,2 mol 0,1 mol → . . Cách 2 : Phương pháp sơ đồ và bảo toàn nguyên tố Bảo toàn nguyên tố Na, ta được : Bảo toàn nguyên tố H, ta được : . Bảo toàn nguyên tố oxi, ta được : . Cách 3 : Phương pháp bảo toàn khối lượng Tương tự như trên, ta có : + 3H2O 17 Bài 6 : Lên men 10,8 kg glucozơ chứa 20% tạp chất, sau phản ứng thu được 3,68 kg ancol etylic. Tính hiệu suất của phản ứng lên men. Hướng dẫn giải: Cách 1 : Phương pháp thông thường C6H12O6 → 2C2H5OH + 2 CO2 0,048 0.096 → . Cách 2 : Phương pháp tỉ lệ khối lượng C6H12O6 → 2C2H5OH + 2 CO2 180 ? 2. 46 3,68 → Cách 3 : Phương pháp tăng giảm khối lượng Cứ 1mol C6H12O6 tạo ra 2 mol C2H5OH thì làm khối lượng giảm 88 gam. 0,048 mol C6H12O6 → khối lượng giảm : 0.048. 88 =4,224 gam. 18 → khối lượng ancol lý thuyết thu được là : 8,64 – 4,224= 4,416 gam. → Bài 7 : Thủy phân hoàn toàn 76,95 gam saccarozơ trong dung dịch axit đun nóng thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A bằng NaOH vừa đủ. Cho dung dịch A vào lượng dư AgNO3/NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? ( Xem như các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Hướng dẫn giải : Cách 1 : Phương pháp thông thường C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (mol) 0,225 0,225 + C6H12O6 0,225 (Vì cả glucozơ và fructozơ đều tác dụng với AgNO3/NH3 nên ta xem fructozơ như là glucozơ) C6H12O6 2Ag 0,45 mol 0,9 mol → Cách 2 : Phương pháp sơ đồ (mol) 0,225 0,9 → Cách 3 : Phương pháp tăng giảm khối lượng 1 mol tạo ra được 4 mol Ag thì khối lượng tăng 90 gam. 19 → khối lượng tăng : 0,225. 90 = 20,25 gam. 0,225 mol → Bài 8 : Tính thể tích axit HNO3 63% (D=1,4 g/ml) cần vừa đủ sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat ( H%= 80%) ? Hướng dẫn giải: Cách 1 : Phương pháp thông thường [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (kmol) 0,6 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 0,2 → Cách 2 : Phương pháp tỉ lệ khối lượng [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 3.63 297 ? 59,4 → Cách 3 : Phương pháp bảo toàn nguyên tố Ta có : [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan