Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học...

Tài liệu Skkn sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học

.DOC
24
1360
68

Mô tả:

Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THANH BÌNH ----------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Người thực hiện: HỒ THỊ MỸ DUNG Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn x Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011 – 2012 GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 0- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HỒ THỊ MỸ DUNG 2. Ngày sinh: 02/11/1984 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 193 tổ 7 ấp Thanh thọ III, xã Phú Lâm, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0976848491 6. Fax: 7. Email: [email protected] 8. Chức vụ: Giáo viên 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Bình – huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: năm 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa học III. KINH NGHIỆM GIÁO DỤC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa ở trường THPT - Số năm có kinh nghiệm: 4 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Năm học 2010 – 2011: “Sử dụng phương pháp đồ thị trong giải toán hóa học”. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 1- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bài tập có ý nghĩa rất quan trọng trong hóa học. Ngoài việc giúp học sinh hiểu chính xác và vận dụng các kiến thức đã học, bài tập hóa học còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, tính tích cực, trí thông minh, sự sáng tạo; đào sâu và mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động mà không làm nặng nề hơn lượng kiến thức đã được qui định trong chương trình sách giáo khoa. Hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị là ngôn ngữ diễn tả ngắn gọn nhưng rất hiệu quả bản chất của thực tiễn hóa học. Viêc sử dụng bài tập có hình vẽ để tổ chức các hoạt động học tập sẽ giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn nhiều hơn. Tuy nhiên, sự vận dụng dạng bài tập này trong quá trình giảng dạy ở phổ thông còn rất ít và chưa được nhiều giáo viên sử dụng. Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ HÌNH VẼ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC”. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi chỉ xin trình bày kinh nghiệm cá nhân vào quá trình giảng dạy phần phi kim hóa học lớp 10 (chương trình cơ bản). Tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Đề tài vẫn còn có thể mở rộng, phát triển nhiều hơn nữa, rất mong quí thầy cô và các bạn đọc góp thêm ý kiến! II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Khái niệm bài tập [1, tr.211] Thuật ngữ bài tập chủ yếu được sử dụng theo quan niệm: Bài tập bao gồm cả những câu hỏi và bài tập mà khi giải quyết chúng học sinh phải nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, học thuyết, định luật và phương trình hóa học. Khi hoàn thành chúng, học sinh vừa nắm được tri thức vừa hoàn thiện được một kĩ năng nào đó. 1.2. Tác dụng của bài tập hóa học [1, 2] 1.2.1. Tác dụng trí dục  Bài tập hóa học giúp học sinh hiểu chính xác và biết vận dụng các kiến thức đã học.  Bài tập hóa học mở rộng sự hiểu biết cho học sinh một cách sinh động mà không làm nặng nề thêm lượng kiến thức đã qui định trong chương trình sách giáo khoa. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 2- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học  Bài tập hóa học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa các kiến thức đã học.  Bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về hóa học.  Bài tập hóa học tạo điều kiện phát triển tư duy vì khi giải bài tập hóa học, học sinh phải sử dụng thường xuyên những thao tác như: phân tích, tổng hợp, so sánh… 1.2.2. Tác dụng đức dục Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng vì khi giải bài tập học sinh sẽ tự rèn luyện cho mình để có được những phẩm chất tốt của con người như: tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận chính xác khoa học, tính trung thực, lòng yêu thích bộ môn. 1.2.3. Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp Những vấn đề thực tế, những số liệu kĩ thuật của sản xuất hóa học được thể hiện trong nội dung của bài tập hóa học giúp học sinh hiểu kĩ hơn các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp như nguyên tắc ngược dòng, tận dụng nhiệt phản ứng nhờ bộ phận trao đổi nhiệt, nguyên tắc chu trình kín, tăng diện tích tiếp xúc, gắn kiến thức lí thuyết mà học sinh học được trong nhà trường với thực tế sản xuất gây cho học sinh nhiều hứng thú, có tác dụng hướng nghiệp mà không làm cho chương trình chính khóa thêm nặng nề hơn. 1.3. Phân loại bài tập hóa học [1, tr.211] Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học dựa vào các cơ sở phân loại khác nhau. Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia ra bài tập định tính và bài tập định lượng; dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể chia ra bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm, dựa vào mức độ đơn giản hay phức tạp có thể chia ra bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp. Nếu dựa vào đồng thời cả ba cơ sở phân loại trên đây thì bài tập hóa học ở trường phổ thông chủ yếu gồm các loại sau đây: (1) Bài tập định tính: bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm. (2) Bài tập định lượng: bài toán hóa học, bài tập thực nghiệm định lượng. (3) Bài tập tổng hợp (có nội dung chứa các loại bài tập trên). 1.4. Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học [3, 4] Giáo viên có thể sử dụng hình vẽ để xây dựng dạng bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm hay bài tập tổng hợp và sử dụng các dạng bài tập này để tổ chức hoạt động học tập, giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 3- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học  Sử dụng hình vẽ có đủ nội dung, thông tin để xây dựng nên bài tập và tổ chức cho học sinh quan sát hiểu nội dung kiến thức, kĩ năng cần thu nhận.  Sử dụng hình vẽ chưa đủ nội dung, thông tin để xây dựng nên bài tập và tổ chức cho học sinh bổ sung các nội dung còn khuyết, nhờ đó giáo viên có thể giúp học sinh ôn tập, kiểm tra kiến thức, kĩ năng thực hành; kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức khái quát.  Sử dụng hình vẽ để tổ chức cho học sinh đề xuất, thiết kế, cải tiến dụng cụ thí nghiệm, thiết lập sơ đồ sản xuất, điều chế các chất… 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Nội dung 2.1.1. Sử dụng hình vẽ có đủ nội dung, thông tin để xây dựng nên bài tập và tổ chức cho học sinh quan sát hiểu nội dung kiến thức, kĩ năng cần thu nhận Bài tập 1: Nội dung đề: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. HCld ---- Cl2 Bình 1 Cl2 / o o ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...... ... ... ... Cl2 MnO2 o o o o oo o Dung dịch NaCl bão hòa (bình 2) o Cl2 o o o Bông tẩm xút oo o H2SO4 đặc (bình 3) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết: a. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí clo ta có thể sử dụng hóa chất nào? Viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng xảy ra. b. Khí clo sau khi ra khỏi bình 1 thường có lẫn tạp chất gì? c. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa và H2SO4 đặc trong quá trình trên là gì? d. Nếu dẫn khí clo có lẫn tạp chất vào bình chứa H2SO4 đặc trước khi vào bình dung dịch NaCl bão hòa có được không? GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 4- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học e. Nêu vai trò của bông tẩm xút. Phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng  Bài “CLO” hóa học lớp 10 – truyền thụ kiến thức mới là điều chế clo trong phòng thí nghiệm.  Bài luyện tập nhóm halogen hóa học 10. Mục đích  Học sinh biết nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.  Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học.  Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, thao tác tiến hành thí nghiệm. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Kết quả a. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí  Dung dịch HCl đặc dễ bay hơi. clo ta có thể cho dung dịch HCl đặc tác  Sản phẩm của phản ứng giữa HCl dụng với chất oxi hóa, ví dụ như MnO2… Phương trình: đặc và MnO2 có hơi nước. o   Khí hidroclorua rất dễ tan trong nước 4HClđặc + MnO2 (t ) MnCl2 + Cl2 +2H2O. b. Khí clo sau khi ra khỏi bình 1 thường có và axit sunfuric đặc rất háo nước. lẫn tạp chất khí hiđroclorua và hơi nước.  Cl2 là một chất khí độc, tan ít trong c. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa là nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH. loại tạp chất khí hiđroclorua, của H2SO4 đặc Tổ chức hoạt động là loại tạp chất hơi nước.  Giáo viên chia lớp thành các nhóm d. Nếu dẫn khí clo có lẫn tạp chất vào bình nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 học sinh. chứa H2SO4 đặc trước khi vào bình dung  Giáo viên giao bài tập cho học sinh. dịch NaCl bão hòa thì không được, vì clo  Học sinh thảo luận và tìm ra kết quả thu được vẫn còn lẫn tạp chất hơi nước. trong thời gian 3 phút. e. Vai trò của bông tẩm xút là ngăn không  Cử 1 nhóm học sinh trình bày kết cho khí clo (khí độc) thoát ra gây hại cho quả, các nhóm còn lại theo dõi để nhận xét người tiến hành thí nghiệm. và bổ sung. Giáo viên nhận xét và đánh giá Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O kết quả đúng sai. Bài tập 2: Nội dung đề: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 5- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học KMnO4 Boâng ------- O2 O2 ---------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- a. Tại sao miệng ống nghiệm phải chốc xuống? b. Có thể thu khí oxi trực tiếp vào lọ thủy tinh (không úp lọ xuống) không? c. Khi kết thúc thí nghiệm phải rút đèn hay ống dẫn khí ra trước, tại sao? d. Có thể thay KMnO4 bằng hóa chất nào khác? Phạm vi sử dụng  Bài “Oxi – ozon” hóa học lớp 10 – truyền thụ kiến thức mới là điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.  Bài luyện tập oxi – lưu huỳnh hóa học lớp 10. Mục đích  Học sinh biết một số hóa chất được sử dụng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.  Học sinh hiểu một số cách có thể thu khí oxi: dời chỗ nước, thu trực tiếp vào bình...  Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, thao tác tiến hành thí nghiệm. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Kết quả a. Ống nghiệm kẹp trên giá ở tư thế  Đây là phản ứng nhiệt phân, nhiệt độ ở hơi chốc miệng xuống để tránh hiện phần đáy ống nghiệm – nơi tập trung ngọn lửa – tượng khi đun KMnO4 ẩm, hơi nước rất cao.  Oxi được thu qua nước. bay lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ ống  Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, nước sẽ nghiệm. b. Có thể thu trực tiếp khí O2 vào lọ di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao về nơi có nhiệt thủy tinh vì: Oxi nặng hơn không độ thấp hơn. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 6- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học Tổ chức hoạt động khí, không phản ứng với không khí.  Bài tập này mang tính thực nghiệm Tuy nhiên cần chú ý là đầu ống dẫn nhiều nên giáo viên chia lớp thành các nhóm khí phải đặt sát đáy lọ thủy tinh. lớn, mỗi nhóm khoảng từ 8 đến 10 học sinh. c. Khi kết thúc thí nghiệm, phải tháo  Giáo viên giao bài tập cho học sinh. ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn để  Học sinh thảo luận và tìm ra kết quả. tránh hiện tượng nước chảy ngược từ  Cử 1 nhóm học sinh trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi để nhận xét và bổ sung.  Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả cốc sang ống nghiệm đang nóng làm vỡ ống. d. Có thể thay KMnO4 bằng hỗn hợp KClO3, MnO2. đúng sai. Bài tập 3: Nội dung đề: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế SO3 nhờ vào dụng cụ như hình vẽ bên: Biết rằng phía trên dung dịch H2SO3 bão hòa luôn tồn tại (B) lớp khí SO2 cùng với oxi không khí. Một đoạn dây may xo được nhúng vào dung dịch Fe 2(SO4)3, sau đó được nối với một -------------------------------------------------------------------- nguồn điện làm dây may xo nóng đỏ, khi đó Fe2(SO4)3 bị nhiệt phân tạo ra Fe2O3 làm chất xúc tác cho phản ứng tạo thành SO 3. (A) Hãy cho biết: a. Tại các vị trí A, B, C có những chất nào? b. Sau phản ứng thu được những chất nào có chứa lưu huỳnh? Viết phương trình. Phạm vi sử dụng Bài “Hiđro sunfua – lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit” hóa học lớp 10 – truyền thụ kiến thức mới là “ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh trioxit”. Mục đích  Học sinh biết phương pháp điều chế SO3 trong công nghiệp.  Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, thao tác tiến hành thí nghiệm. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý GV Hồ Thị Mỹ Dung Kết quả a. A là dung dịch H2SO3 bão - Trang 7- (C) Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học  Học sinh quan sát hình vẽ và nhận thấy A là hòa; B là hỗn hợp khí SO2, O2, dung dịch � xác định được A. hơi nước và N2; C là Fe2O3  H2SO3 là axit yếu, kém bền, dễ bị phân hủy tạo b. Sau phản ứng thu được hỗn ra H2O, khí SO2. Đồng thời trong bình có không khí hợp SO2, SO3, H2SO4 thành giọt (có O2, N2) � xác định được thành phần của hỗn hợp nhỏ dạng sương mù. Phương trình: khí B.  Trong thành phần hỗn hợp khí B, dưới tác dụng của xúc tác Fe2O3 thì chỉ có SO2 phản ứng được với O2. SO2 + 1/2O2 Fe2O3 (xt) SO3 SO3 + H2O � H2SO4 Tổ chức hoạt động Đề bài đã chứa đáp án, nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi sau để tổ chức cho học sinh tìm ra đáp án. 1. Quan sát hình vẽ và cho biết trạng thái tồn tại của A. Xác định A. 2. H2SO3 là một axit bền hay không bền ở điều kiện thường? 3. H2SO3 dễ phân hủy thành sản phẩm nào? 4. Nêu thành phần khí chủ yếu của không khí? 5. Xác định các chất trong B, chất C. 6. Fe2O3 đóng vai trò là chất xúc tác cho phản ứng nào? 7. Vậy sau phản ứng thu được những chất nào có chứa lưu huỳnh? Hãy viết phương trình chứng minh. 2.1.2. Sử dụng hình vẽ chưa đủ nội dung, thông tin để xây dựng nên bài tập và tổ chức cho học sinh bổ sung các nội dung chưa đầy đủ Bài tập 4: Nội dung đề: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 8- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học C Bông tẩm xút B A . -.....- ..-......-...-.- -.- -- - ---- -- - D a. Xác định các chất A, B, C, D trong hình vẽ trên. b. Hãy nêu các quá trình xảy ra trong hai ống nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có). c. Nêu hiện tượng quan sát được khi nhỏ 1 giọt dung dịch thu được lên giấy quì tím. Phạm vi sử dụng  Bài “Hiđroclorua, axit clohiđric và muối clorua” hóa học lớp 10 – truyền thụ kiến thức mới là điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm.  Bài luyện tập nhóm halogen hóa học lớp 10. Mục đích  Học sinh biết phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm.  Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức đã học: HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch có tính axit và dung dịch sẽ làm quì tím hóa đỏ.  Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Kết quả a. A là tinh thể NaCl, B là H2SO4 đặc, C là  Học sinh quan sát hình vẽ và nhận thấy khí hiđroclorua và D là nước. A chất rắn, C là chất khí và B, D là b. Trong ống nghiệm 1: NaCl tác dụng với dung dịch � xác định được A, B, C, D. H2SO4 đặc theo hai phương trình:  Khí HCl tan rất nhiều trong nước, và H2SO4đặc + NaCl khi tan tạo thành dung dịch có tính axit H2SO4đặc+2NaCl nên làm quì tím hóa đỏ. GV Hồ Thị Mỹ Dung o NaHSO4 + HCl o Na2SO4 + 2HCl  250C   400C  Trong ống nghiệm 2: xảy ra quá trình hòa - Trang 9- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học  Vai trò củ bông tẩm xút là ngăn không tan khí hiđroclorua trong nước. c. Khi nhỏ 1 giọt dung dịch thu được lên có khí HCl thoát ra ngoài. giấy quì tím thì giấy quì hóa đỏ, do khí Tổ chức hoạt động Tổ chức học hợp tác theo nhóm nhỏ hiđroclorua tan trong nước tạo thành dung dịch HCl có tính axit mạnh. (nhóm “rì rầm” có 2 hay 3 học sinh).  Giáo viên in nội dung bài tập dưới dạng phiếu học tập.  Giáo viên giao nội dung bài tập cho học sinh.  Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập.  Học sinh báo cáo kết quả trước lớp.  Giáo viên và học sinh cùng theo dõi, nhận xét và đánh giá kết quả. Bài tập 5: Nội dung đề: Hãy điền chú thích vào hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính tẩy màu của clo ẩm và giải thích biết chất ở các vị trí là khác nhau. Giấy quì khô Giấy quì ẩm (1) (3) (4) (2) -------------- Hình 1 -------------- Hình 2 Phạm vi sử dụng  Bài “CLO” hóa học lớp 10 – tính chất hóa học của clo: clo tác dụng với H 2O tạo thành nước clo có tính tẩy màu.  Bài luyện tập nhóm halogen hóa học lớp 10. Mục đích  Học sinh biết clo có khả năng tác dụng với H2O tạo thành nước clo.  Học sinh giải thích vì sao nước clo có tính tẩy màu.  Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng quan sát, phân tích. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 10- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Kết quả Tính tẩy màu của khí Cl2 ẩm: Khi có nước 0 Cl2 + H 2O -1 +1 HCl + HClO Clo trong HClO có số oxi hóa +1  HClO có tính oxi hóa mạnh  nước clo có tính oxi hóa mạnh  sẽ tẩy màu tím của giấy quì. � Điều kiện để thí nghiệm thành công là: Phải có hơi (1) Khí Clo ẩm (2) H2O (3) Khí Clo khô (4) H2SO4 đậm đặc nước. Hình 1: Thí nghiệm sử dụng giấy quì khô � (1) phải là khí Cl2 ẩm � (2) là H2O Hình 2: Thí nghiệm sử dụng giấy quì ướt � (3) là khí Cl2 khô � (4) H2SO4 đặc có tác dụng hút ẩm. Tổ chức hoạt động Giáo viên tổ chức 1 cuộc thi tài nhỏ, gồm các bước: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1, 2 gồm một số học sinh đóng vai là “thí sinh” dự thi, nhóm 3 là “giám khảo” đánh giá bài làm của nhóm thí sinh, nhóm 4 là nhóm làm giám sát, nhận xét giám khảo. Bước 2: Giáo viên phát đề cho cả bốn nhóm. Bước 3: Trong khoảng thời gian xác định, nhóm 1, 2 chuẩn bị bài trình bày bài làm trên bảng phụ, nhóm 3, 4 thảo luận kín đáp án. Bước 4: Nhóm 1, 2 treo bảng phụ và thuyết trình các chọn đáp án. Nhóm giám khảo thảo luận, nhận xét và đánh giá. Bước 5: Công bố kết quả đội thắng cuộc. Bước 6: Nhóm 4 nêu nhận xét. Bước 7: Giáo viên nhận xét, đánh giá và xác nhận lại kết quả đúng. Bài tập 6: GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 11- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học Nội dung đề: Có hỗn hợp khí gồm: O2, O3, H2S, SO2. Sau khi dẫn hỗn hợp khí qua hệ thống chứa 3 dung dịch KI bão hòa, NaOH bão hòa, H2SO4 đậm đặc được sắp xếp như hình vẽ dưới đây ta thu được khí O2 sạch. hh khí (C) (B) (A) a. Xác định các dung dịch A, B, C? Viết phương trình chứng minh? b. Vai trò của H2SO4 đậm đặc trong bình (C) là gì? c. Cũng hỗn hợp khí trên nhưng thay O 2 bằng Cl2 thì có thể dùng bộ dụng cụ trên tinh chế khí clo không? Phạm vi sử dụng  Bài luyện tập oxi – lưu huỳnh hóa học lớp 10. Mục đích  Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã có của học sinh: tính oxi hóa của oxi, ozon, tính axit của hidrosunfua, lưu huỳnh đioxit là một oxit axit và tính háo nước của H2SO4 đặc.  Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.  Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, tinh chế các chất. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Học sinh vận dụng các kiến thức cũ: Kết quả a. A là dung dịch KI. B là dung  O2, O3 đều có tính oxi hóa nhưng tính oxi dịch NaOH. C là dung dịch H2SO4 hóa của O3 mạnh hơn O2, vì vậy O3 có thể phản đậm đặc. ứng với dung dịch KI còn O2 thì không. O3 + 2KI + H2O � 2KOH + O2 + I2  Khí H2S tan trong nước tạo thành dung H2S + 2NaOH � Na2S + 2H2O dịch H2S có tính axit yếu � khí H2S có thể được SO2 + 2NaOH � Na2SO3 + H2O giữ lại bằng dung dịch NaOH. b. Dùng để làm khô khí O2.  Khí SO2 là oxit axit � tác dụng được với GV Hồ Thị Mỹ Dung c. Không được, vì Cl2 tác dụng - Trang 12- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học dung dịch NaOH � bị dung dịch NaOH giữ lại. Tổ chức hoạt động được với dung dịch kiềm nên bị giữa lại.  Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 học sinh.  Giáo viên giao bài tập cho học sinh.  Học sinh thảo luận và tìm ra kết quả trong thời gian 3 phút.  Cử 1 nhóm học sinh trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi để nhận xét và bổ sung.  Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. 2.1.3. Sử dụng hình vẽ để tổ chức cho học sinh đề xuất, thiết kế, cải tiến dụng cụ thí nghiệm, thiết lập sơ đồ sản xuất, điều chế các chất… Bài tập 7: Nội dung đề: Bộ dụng cụ sau đây có thể dùng để điều chế chất khí nào trong số các chất khí sau: Cl2, O2, NH3, SO2? -- -- Bông Phạm vi sử dụng  Bài luyện tập oxi – lưu huỳnh hóa học lớp 10. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 13- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học Mục đích  Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã có của học sinh: cách tính tỉ khối của một chất khí so với không khí, từ đó xác định khí nặng hơn hay nhẹ hơn không khí; phương pháp điều chế Cl2, O2, SO2 trong phòng thí nghiệm.  Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.  Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng thiết kế, lập sơ đồ sản xuất, tinh chế các chất. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Kết quả  Bộ dụng cụ này dùng tốt cho  Học sinh cần phân tích bộ dụng cụ trên điều chế Cl2, SO2. gồm hai phần:  Nếu điều chế O2 từ H2O2, xúc  Bộ phận thu khí là một cốc thủy tinh miệng tác MnO2 thì cũng có thể dùng tạm hở hướng lên trên, được đậy bằng một tấm thủy bộ dụng cụ này để điều chế O2. tinh nhỏ nên vẫn tiếp xúc với không khí.  Bộ phận điều chế khí gồm một phễu nhỏ giọt chứa chất lỏng được nhỏ xuống một chất lỏng  Bộ dụng cụ trên không dùng để điều chế khí amoniac vì NH 3 nhẹ hơn không khí. hay một chất rắn chứa trong bình cầu.  Học sinh rút ra được bộ dụng cụ trên được dùng để điều chế chất khí có ba đặc điểm: Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí, được sinh ra do một chất lỏng tác dụng với một chất lỏng hay một chất rắn. Tổ chức hoạt động  Bài tập này mang tính thực nghiệm nhiều nên giáo viên chia lớp thành các nhóm lớn, mỗi nhóm khoảng từ 8 đến 10 học sinh.  Giáo viên giao bài tập cho học sinh.  Học sinh thảo luận và tìm ra kết quả.  Cử 1 nhóm học sinh trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi để nhận xét và bổ sung. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 14- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học  Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. Bài tập 8: Nội dung đề: Hãy chỉ ra điểm sai trong hình vẽ dưới đây và hoàn chỉnh lại cho đúng. HCl, Cl2 Cl2 Dung dịch NaCl bão hòa Phạm vi sử dụng  Bài luyện tập nhóm halogen hóa học lớp 10. Mục đích  Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã có của học sinh: khí hiđroclorua tan tốt trong nước nên bị giữ lại khi đi qua dung dịch NaCl, Cl2 tan ít trong nước.  Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.  Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng thiết kế, lập sơ đồ sản xuất, tinh chế các chất. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Kết quả Hình vẽ thiết kế sai cách lắp  Mục đích của thí nghiệm là loại bỏ HCl ra ống dẫn khí. khỏi hỗn hợp khí Cl2 và HCl. Ống dẫn hỗn hợp khí HCl, Cl2  Khí HCl tan rất tốt trong nước và người ta vào bình chứa chưa tiếp xúc và sục sâu vào dung dịch NaCl bão hòa, dùng dung dịch NaCl bão hòa để loại bỏ HCl.  Khí clo không tan trong dung dịch NaCl nên khí HCl không thể tan trong dung dịch NaCl bão hòa được. bão hòa Tổ chức hoạt động Tổ chức học hợp tác theo nhóm nhỏ (nhóm “rì rầm” có 2 hay 3 học sinh).  Giáo viên in nội dung bài tập dưới dạng phiếu học tập. GV Hồ Thị Mỹ Dung Ống dẫn khí Cl2 thu được lại sục sâu vào dung dịch NaCl bão hòa, trong dung dịch này không có hòa tan khí clo. Cách thiết kế đúng: - Trang 15- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học  Giáo viên giao nội dung bài tập. HCl, Cl2 Cl2  Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập.  Học sinh báo cáo kết quả trước lớp.  Giáo viên và học sinh cùng theo dõi, nhận Dung dịch NaCl bão hòa xét và đánh giá kết quả. Bài tập 9: Nội dung đề: Có ba ống nghiệm không nhãn, mỗi ống chứa 1 trong ba chất khí SO2, O2, HCl không màu. Úp các ống nghiệm vào các chậu nước và thu được kết quả như hình vẽ dưới đây: A -- -- -- -- ----- -- -- -- - - - --- --- --- ---- -- -- -- - - - -- -- -Chậu 1 B C - ----------- -- -- -- ------------ --- -- -- --- -- -- -- -- -- -- -- -- ---- -- -- - ------ -- -- ---- ---- ------ --- -- -- -- -- -- -- -- --------- --- -- -- --- -- -- -- -- -- -- -- -- --- -- -- --- --------- -------- ---- -------------Chậu 2 --- --------- -------- ---- --------------Chậu 3 a. Khí trong ống nghiệm nào tan trong nước tốt nhất? b. Xác định các khí trong từng ống nghiệm. c. Nếu thay nước ở chậu thứ hai bằng dung dịch NaOH thì quan sát thấy hiện tượng gì? Phạm vi sử dụng:  Bài luyện tập oxi – lưu huỳnh hóa học lớp 10. Mục đích  Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã có của học sinh: khí hiđroclorua tan rất nhiều trong nước (ở 20oC, 1 thể tích nước hòa tan gần 500 thể tích khí HCl), khí SO2 tan nhiều trong nước (ở 20oC, 1 thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2), khí oxi tan ít trong nước (ở 20oC, 1 thể tích nước hòa tan được 0,031 thể tích khí oxi).  Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 16- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học  Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng thiết kế, lập sơ đồ sản xuất, tinh chế các chất. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Học sinh cần lưu ý Kết quả a. Khí trong ống nghiệm C tan trong  Khí hiđroclorua tan rất nhiều trong nước (ở nước tốt nhất. 20oC, 1 thể tích nước hòa tan gần 500 thể tích khí b. Khí trong ống nghiệm A là O2, HCl). trong B là SO2, trong C là HCl.  Khí SO2 tan nhiều trong nước (ở 20oC, 1 thể tích nước hòa tan được 40 thể tích khí SO2). c. Nếu thay nước ở chậu thứ hai bằng dung dịch NaOH thì thấy nước  Khí oxi tan ít trong nước (ở 20oC, 1 thể tích dâng cao, do SO2 là một oxit axit có thể tác dụng với dung dịch NaOH. nước hòa tan được 0,031 thể tích khí oxi). SO2 + NaOH  NaHSO3  Khi khí tan trong nước, áp suất khí sẽ giảm và nước sẽ dâng lên trong ống nghiệm. Khí càng tan tốt thì nước dâng trong ống nghiệm càng cao. Hay SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O Tổ chức hoạt động Tổ chức học hợp tác theo nhóm nhỏ  Giáo viên in nội dung bài tập dưới dạng phiếu học tập.  Giáo viên giao nội dung bài tập.  Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập.  Học sinh báo cáo kết quả trước lớp.  Giáo viên và học sinh cùng theo dõi, nhận xét và đánh giá kết quả. 2.2. Biện pháp thực hiện Ÿ Xây dựng một số bài tập có hình vẽ như trên thuộc phần phi kim hóa học lớp 10 (chương halogen và oxi – lưu huỳnh). GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 17- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học Ÿ Chọn 1 số bài tập có hình vẽ để thiết kế các hoạt động học tập cho bài lên lớp, cụ thể như sau: Bài tập Bài tập 1 Sử dụng Bài “Clo” hóa học lớp 10 – truyền thụ kiến thức mới là điều chế Bài tập 5 Bài tập 2 clo trong phòng thí nghiệm. Bài luyện tập halogen hóa học lớp 10 Bài “Oxi – ozon” hóa học lớp 10 – truyền thụ kiến thức mới là Bài tập 9 điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Bài luyện tập oxi – lưu huỳnh hóa học lớp 10. Ÿ Tiến hành dạy thực nghiệm các bài trên lớp 10A4 và 10A5 (tổng số học sinh là 91). Ÿ Tiến hành lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau khi tham gia các tiết học sử dụng bài tập có hình vẽ nhằm đánh giá hiệu quả của dạng bài tập này trong quá trình dạy học hóa học. Nội dung PHIẾU PHẢN HỒI CỦA HỌC SINH Sau khi tham dự các tiết học sử dụng bài tập có hình vẽ để tổ chức các hoạt động dạy học, em hãy cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn. (Mức độ 1 là có nhưng không nhiều, 4 là rất nhiều) Tiêu chí 1 Mức độ 2 3 4 1. Mức độ tiếp thu kiến thức 2. Giờ học sinh động, hấp dẫn 3. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm 4. Phát triển năng lực quan sát 5. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp 6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức 7. Gắn nội dung lí thuyết với thực tiễn III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Bài tập có hình vẽ là một trong những phương tiện dạy học góp phần phát huy tính cực của học sinh, giúp học sinh thêm hứng thú với bài học, rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp… Trong đề tài này, tôi đã hoàn thành được mục tiêu ban đầu đề ra: đề cập đến ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học, phân loại bài tập, xây dựng được một số bài tập có hình vẽ phần phi kim hóa học lớp 10, tiến hành dạy thực nghiệm và lấy ý kiến phản hồi của học sinh nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 18- Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học Ÿ Kết quả định tính: Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy giờ học sinh động, hấp dẫn , học sinh tiếp thu kiến thức rất tốt và ngoài nội dung lí thuyết học sinh còn được rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, thấy hóa học gần với thực tiễn sản xuất. Ÿ Kếết quả định lượng Tiêu chí Số HS lựa chọn mức độ 1 2 3 4 2 4 10 75 1 3 82 5 0 8 56 27 1 1 59 30 3 5 34 49 0 8 12 71 2 1 10 77 1. Mức độ tiếp thu kiến thức 2. Giờ học sinh động, hấp dẫn 3. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm 4. Phát triển năng lực quan sát 5. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp 6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức 7. Gắn nội dung lí thuyết với thực tiễn  Xử lí kết quả Tiêu chí 1. Mức độ tiếp thu kiến thức 2. Giờ học sinh động, hấp dẫn 3. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm 4. Phát triển năng lực quan sát 5. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp 6. Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức 7. Gắn nội dung lí thuyết với thực tiễn Nhận xét: % HS lựa chọn mức độ 1 2 3 4 2,20 4,40 10,98 82,42 1,10 3,30 90,1 5,50 0 0,00 8,79 61,5 29,67 4 1,10 1,10 64,8 32,96 4 3,29 5,49 37,36 53,86 0,00 8,79 13,19 78,02 2,20 1,10 10,98 84,61 Dựa vào bảng thống kê % học sinh lựa chọn các mức độ, ta thấy đa số học sinh cho rằng: bản thân tiếp thu được lượng lớn kiến thức sau khi thực hiện các bài tập có hình vẽ, được rèn luyện rất nhiều về kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng tiến hành thí nghiệm, phát triển năng lực tư duy khái quát, phát huy tính sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức và gắn lí thuyết hóa học với thực tiễn sản xuất. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Để việc sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học đạt kết quả tốt, tôi đề nghị một số ý kiến sau:  Bài tập được thiết kế phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.  Hình vẽ được thiết kế rõ ràng, có tính khoa học, chính xác và tính thẩm mĩ cao. GV Hồ Thị Mỹ Dung - Trang 19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất