Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn skkn tổ chức dạy học theo ba phương án lĩnh hội của học sinh...

Tài liệu Skkn skkn tổ chức dạy học theo ba phương án lĩnh hội của học sinh

.DOC
7
92
96

Mô tả:

TRƯỜNG THCS ĐỌI SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO BA PHƯƠNG ÁN LĨNH HỘI CỦA HỌC SINH PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Đ ể nâng cao chất lượng giờ lên lớp mỗi giáo viên cần có sự lựa chọn, áp dụng những phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học sao cho trong suốt quá trình tiếp cận kiến thức học sinh luôn hứng thú, tích cực phát huy năng lực của mình. Ai cũng biết nếu sử dụng phương pháp dạy học "cá biệt hoá" thì chắc chắn chất lượng sẽ rất tốt song phương pháp này có nhược điểm rất khó khắc phục. Nó chỉ có thể áp dụng với số học sinh rất ít ( Hình thức gia sư ) và đòi hỏi một thời lượng thời gian khá lớn. Trong khi đó việc dạy học ở các trường không thể đáp ứng được điều này. Số học sinh trong mỗi lớp dao động từ 40 - 50 học sinh, trong khi thời gian chỉ có 40 - 45 phút cho một bài học. Vì vậy nếu thiếu một định hướng về phương pháp thì giờ học hầu như chỉ diễn ra với một số học sinh có lực học khá, giỏi trong lớp. Số học sinh có lực học yếu kém không có cơ hội vươn nên. Phương pháp dạy học theo ba phương án lĩnh hội của học sinh phần nào khắc phục được vấn đề này. PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG I - PHÂN LOẠI NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 1) Cơ sở của việc phân loại năng lực nhận thức của học sinh Giáo viên : Trần Hải Nam TRƯỜNG THCS ĐỌI SƠN Trong thực tế dạy học phổ thông ở các lớp học đại trà năng lực nhận thức của học sinh thường không đồng đều vì vậy sau một thời gian đứng lớp giáo viên cần phải phân loại năng lực nhận thức của học sinh một cách chính xác. 2) Cách thức phân loại năng lực nhận thức của học sinh: Tiến hành theo 3 bước cơ bản sau: Bước 1: Phân loại học sinh theo kết quả của các năm học trước Thông qua kết quả học tập trong học bạ và thông qua các giáo viên dạy các năm trước đó. Trên cơ sở đó giáo viên phân loại năng lực học sinh ra làm 5 loại sau ( Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém ). Bước 2: Kiểm tra tính xác thực Giáo viên tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra với năm đề khác nhau phù hợp với năm mức độ nhận thức của năm nhóm học sinh kể trên. Bước 3: Điều chỉnh nhóm nếu có thể Dựa vào kết quả bài kiểm tra giáo viên phân loại các bài có điểm cao và những bài có điểm thấp trong từng nhóm. Tiến hành vấn đáp trực tiếp từng em trong hai diện này + Nếu học sinh đó thực sự đạt kết quả cao thì chuyển học sinh đó lên nhóm nhận thức cao hơn ( trừ nhóm học sinh Giỏi). + Nếu học sinh đó thực sự đạt kết quả thấp thì chuyển học sinh đó lên nhóm nhận thức thấp hơn ( trừ nhóm học sinh Kém). *Các bước tiến hành được lặp lại sau 8 tuần. 3) Ba nhóm nhận thức chính cần tác động: - Như trên ta đã biết về năng lực của học sinh được chia làm 5 loại nhận thức ( Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém ). Để đáp ứng cho việc lĩnh hội của 5 loại đối tượng này cần phải soạn giáo theo 5 phương án nhận thức của học sinh. Việc làm này khó có thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay vì như thế giáo án trở nên vụn vặt và thời gian hạn hẹp, số học sinh đông. - Vì vậy giáo viên có thể chia ra làm ba nhóm chính như sau: Giáo viên : Trần Hải Nam TRƯỜNG THCS ĐỌI SƠN + Nhóm nhận thức Yếu và Kém đưa vào một nhóm - Nhóm (TĐ1) + Nhóm nhận thức Trung bình đưa vào một nhóm - Nhóm (TĐ2) + Nhóm nhận thức Giỏi và Khá đưa vào một nhóm - Nhóm (TĐ3) II - YÊU CẦU BÀI DẠY HỌC THEO BA PHƯƠNG ÁN LĨNH HỘI CỦA HỌC SINH 1) Giáo án: +Cần đề ra ba phương án dạy học trong một giáo án cho phù hợp với nhận thức của từng nhóm lĩnh hội. +Phân loại kiến thức một cách chính xác lựa chọn các đơn vị kiến thức phù hợp cho các nhóm tác động. Xây dựng câu hỏi với các cấp độ khác nhau, cuối các câu hỏi cần ghi rõ nhóm tác động. + Cũng có thể cho cả ba nhóm cùng tham gia khai thác một đơn vị kiến thức với các cấp độ khác nhau. 2) Phong cách sư phạm - Giáo viên phải là người có năng lực tổ chức bao quát tới tất cả các thành viên của lớp. - Giáo viên phải có phong cách sư phạm vững vàng. Việc chuyển nhóm tác động phải diễn ra một cách tự nhiên không nên tạo cho học sinh tâm lí kiêu căng tự phụ đối với nhóm (TĐ3) hoặc tự ti đối với nhóm (TĐ1). 3) Phối hợp các phương pháp khác - Để thành công với phương pháp này cần có sự kết hợp lồng ghép với với một số các phương pháp khác như: Tạo tình huống có vấn đề, sử dụng đồ dùng dạy học, mô hình trực quan, phương pháp tổng hợp vv... III. CÁCH THỨC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN 1) Phạm vi tham gia tiếp nhận của từng nhóm + Nhóm (TĐ3): Những kiến thức khái quát trừu tượng mang đậm tính tư duy lô gíc. Giáo viên : Trần Hải Nam TRƯỜNG THCS ĐỌI SƠN + Nhóm (TĐ2): Những đơn vị kiến thức mang tính suy luận trực tiếp cần có sự tư duy bậc thấp. + Nhóm (TĐ1): Những đơn vị kiến thức mang tính áp dụng, vận dụng công thức trực tiếp. 2) Nguyên lí xây dựng giáo án - Lấy nhóm (TĐ2) làm chuẩn để xây dựng phương án phù hợp sau đó dựa vào phương án này để xây dựng hai phương án cho nhóm (TĐ1) và nhóm (TĐ3). 3) Cách tiến hành - Với mỗi giáo án giáo viên cần xác định chính xác các kiến thức cơ bản nhất từ đó xây dựng các câu hỏi để tiếp cận kiến thức và kỹ năng cho nhóm (TĐ2). Trên cơ sở chi tiết của nhóm (TĐ2) giáo viên chẻ nhỏ hơn kiến thức, đặt thêm các câu hỏi gợi mở để sử dụng cho nhóm (TĐ1) và cũng trên cơ sở đó có thể tiến hành được những câu hỏi nhỏ thành một câu hỏi mang tính tổng quát cho nhóm (TĐ3) đồng thời mở rộng bài học, nâng cao kỹ năng đối với nhóm nhận thức này. IV. VÍ DỤ CỤ THỂ: Sơ lược bài dạy “ Khi nào thì AM + MB = AB ? ” Hình học lớp 6 - SGK mới. A. Kiểm tra bài cũ: + Phần này kiểm tra kiến thức về số đo của đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, so sánh độ dài đoạn thẳng – làm việc chủ yếu với nhóm (TĐ2) và nhóm (TĐ1) . +Tạo tình huống có vấn đề để vào bài học mới- làm việc chủ yếu với nhóm (TĐ3). *Phương án cụ thể: Bài tập 1: Cho đoạn thẳng AB và một điểm M thuộc đoạn thẳng AB Giáo viên : Trần Hải Nam TRƯỜNG THCS ĐỌI SƠN Câu hỏi 1:Đo đoạn thẳng AM, MB, AB – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 2: Nhận xét gì về cách đo – Nhóm (TĐ2). Câu hỏi 3: Có nhận xét gì về tổng số đo đoạn thẳng AM và MB với đoạn thẳng AB - (TĐ2). Bài tập 2:Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm ngoài AB. Câu hỏi 1:Nối Avà M ; B và M – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 2: Đo đoạn thẳng AM ;MB ; AB – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 3:Có nhận gì về tổng số đo doạn thẳng AM và MB với đoạn thẳng AB – Nhóm (TĐ2). Câu hỏi 4:Qua 2 bài tập trên em hãy cho biết khi nào thì AM +MB =AB – Nhóm (TĐ3). B.Bài mới: Phần 1: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB. 1. Lý thuyết: Yêu cầu: Học sinh vẽ hai đoạn thẳng bằng nhau -– Nhóm (TĐ2). Yêu cầu: Lấy điểm M bất kỳ trên đoạn thẳng thứ nhất – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 1:Đo số đo các đoạn thẳng trong hình 1 – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 2: Nhận xét gì về các số đo trên – Nhóm (TĐ2). Câu hỏi 3: Rút ra kết luận – Nhóm (TĐ3). Yêu cầu: Lấy điểm M trên đoạn thẳng thứ hai khác vị trí của hình 1 – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 1:Đo số đo các đoạn thẳng trong hình 1 – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 2: Nhận xét gì về các số đo trên – Nhóm (TĐ1). Câu hỏi 3: Kết luận còn đúng không – Nhóm (TĐ2). Câu hỏi 4: Ngược lại nếu có AM + MB =AB ta có điều gì – Nhóm (TĐ3). Câu hỏi 5: Qua các ví dụ trên rút ra kết luận của bài học -– Nhóm (TĐ3). 2. Kỹ năng: Giáo viên : Trần Hải Nam TRƯỜNG THCS ĐỌI SƠN Bài tập 1: Cho E nằm giữa M và N. Biết ME =3cm ; EN=5cm. Tính số đo đoạn thẳng MN – Nhóm (TĐ1). M E N Đáp án:Vì E nằm giữa M và N  ME + EN = MN. Thay số ta có: MN = 3cm + 5cm =8cm. Bài tập 2: Cho K nằm giữa P và Q biết PQ =4cm ; KP =2cm. Tính KQ – Nhóm (TĐ2). Bài tập 3:Cho EF =3cm ; FG =5cm ; EG =8cm. Hãy cho biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại – Nhóm (TĐ3). Bài tập 4: < Bài tập mở rộng cho tiết sau > Cho I nằm giữa K và P. Biết KP =10 cm và IK =KP. a/Tính số đo đoạn thẳng IK – Nhóm (TĐ2). b/Nhận xét gì về số đo của đoạn thẳng IK và KP – Nhóm (TĐ3). PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Việc dạy thành công một bài học là cả một quá trình nghiên cứu vận dụng linh hoạt, nhịp nhàng của rất nhiều phương pháp dạy học. Đồng thời cũng không thể phủ nhận vai trò phong cách nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Phương pháp “ Dạy học theo ba phương án lĩnh hội của học sinh” cũng chỉ là một trong vô vàn những phương pháp đã có. Nó có nhưng chưa được đưa vào hệ thống phương pháp dạy học, song thiết nghĩ trong mỗi bài giảng trong số chúng ta ai cũng đã từng đi theo xu hướng này nhưng chưa đi vào cụ thể và chi tiết. Với nhiều năm giảng dạy tôi xin mạnh dạn đưa ra như là một ví dụ minh hoạ song tôi vẫn luôn khẳng định rằng nghệ thuật của dạy học là người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp. Giáo viên : Trần Hải Nam TRƯỜNG THCS ĐỌI SƠN Đọi Sơn, ngày 02 tháng 04 năm 2008 Người viết: Trần Hải Nam ĐỌI SƠN, THÁNG 4 NĂM 2008 Giáo viên : Trần Hải Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan