Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn sinh học dạy học sinh học thpt theo hướng tích cực hóa bằng các hoạt động n...

Tài liệu Skkn sinh học dạy học sinh học thpt theo hướng tích cực hóa bằng các hoạt động nhóm.

.DOC
16
1850
114

Mô tả:

Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA BẰNG CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM Tác giả: Nguyễn Thị Đông Tổ: Sinh Trường THPT Thống Nhất A MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................2 II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi............................................................................................................................. 2 2. Khó khăn............................................................................................................................. 3 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................................3 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.......................................................................................4 2.2. Biện pháp thực hiện .......................................................................................................4 2.3. Tổng quan về tổ chức dạy học theo nhóm.....................................................................4 2.4. Thiết kế một số bài giảng kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm..........................6 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................................................15 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................16 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................16 GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 1 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA BẰNG CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới cũng như trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông nước ta là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học ” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời đại mới(thống kê cho thấy 60 – 70% các quảng cáo tuyển dụng yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm) Để đạt được mục tiêu đó thì ngay từ lúc các em đang ở độ tuổi đến trường, thì mỗi giáo viên ngoài việc song song sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp truyền thống, thì cũng cần phải là người đi đầu trong việc cải tiến phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh Thực trạng dạy học “thầy đọc – trò ghi” vẫn còn tồn tại ở nhiều trường THPT địa phương, kiềm hãm khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, khiến học sinh thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Trong khi đó dạy học theo nhóm là một trong các phương pháp dạy học theo cách tiếp cận gián tiếp được đánh giá là phát huy khá tốt tính tích cực học tập của học sinh lại chưa phổ biến ở trường phổ thông Vì lí do đó, tôi thực hiện đề tài “Dạy học sinh học trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa bằng các hoạt động nhóm”, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn và khả năng áp dụng dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tính cực của học sinh trong một số bài dạy sinh học trong chương trình THPT II. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Hầu hết giáo viên sinh học THPT đều được đào tạo chính qui trong các trường ĐHSP nên đã có được nền tảng kiến thức và phương pháp dạy học vững chắc - GV được tham gia tập huấn chương trình thay sách và đổi mới phương pháp, được dự các chuyên đề do sở Giáo Dục tổ chức - GV đã nhận thức được những tác dụng của hoạt động nhóm trong việc pháp huy tính tích cực, tự giác,chủ động của học sinh; nên dạy học nhóm đã được GV sử dụng khá phổ biến và thường xuyên từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của học sinh. - Mỗi GV đã tích lũy thêm những kiến thức và kĩ năng để tiến hành dạy học theo nhóm qua dự giờ đồng nghiệp và qua một số công trình nghiên cứu - Được tổ chuyên môn tạo điều kiện và giúp đỡ khi thực hiện đề tài - Dạy học theo nhóm được áp dụng ở hầu hết các bộ môn nên khá thuận lợi khi yêu cầu các em hoạt động theo nhóm - Học sinh THPT phần lớn tự tin, mạnh dạn, muốn khẳng định mình trước tập thể - Học sinh ở lứa tuổi này rất thích tìm tòi, khám phá những kiến thức khoa học tự nhiên, những điều kì diệu của sự sống - Do sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin nên việc tham khảo, tra cứu, trao đổi kiến thức của học sinh cũng thuận tiện hơn 2. Khó khăn: - Để dạy học theo nhóm hiệu quả, giáo viên cần phải đầu tư quỹ thời gian lớn trong việc suy nghĩ, thiết kế các bước hoạt động nhóm khi soạn giáo án GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 2 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ - Còn một bộ phận không nhỏ HS chưa quen với “hoạt động nhóm”, các em ít thảo luận, ồn ào, lười làm việc hoặc làm việc riêng, ỷ lại, trông chờ vào các bạn khác. Các HS khá giỏi hoạt động mạnh, các HS trung bình, yếu ít hoạt động hơn - Do số học sinh mỗi lớp đông được chia thành nhiều nhóm nhỏ nên nếu giáo viên đánh giá tất cả các nhóm sẽ mất rất nhiều thời gian - Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa đồng bộ ở một số lớp, gây khó khăn cho hoạt đông nhóm - Các em còn nhút nhát khi đưa ý kiến trước lớp, sợ sai các bạn cười III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: - Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" - Hiện nay phương pháp dạy học theo nhóm đã tương đối phổ biến trong dạy và học ở các cấp học. Nếu như trước đây các học sinh hoạt động cá nhân, riêng lẻ thì phương pháp này nâng cao tính tập thể rõ rệt, học sinh được trình bày, thảo luận, tranh luận về các vấn đề do giáo viên đặt ra nhằm mục đích tự tìm hiểu vấn đề và tự giải đáp trước khi vấn đề đó được giải quyết dưới sự giám sát điều chỉnh nhóm của giáo viên - Trong quá trình tham gia hoạt đông nhóm học sinh sẽ học được tính hòa nhập, chia sẻ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chủ động. Học sinh biết chia sẻ công việc một cách bình đẳng biết cách giao việc cho nhau và có trách nhiệm đối với công việc của mình và của cả nhóm. - Đồng thời, thông qua dạy học theo nhóm giúp học sinh hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỉ luật; phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách - Thêm vào đó, với phương pháp dạy học theo nhóm, mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng... giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh. - Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp dạy học theo nhóm là đòi hỏi nhiều thời gian, một lớp học đông với thời gian giảng dạy là 45 phút học một tiết là một trở ngại lớn. Hơn nữa kiến thức sinh học THPT rất đa dạng nên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau. Do đó, tùy từng bài giảng có thể sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm ở từng phần hoặc cả bài phối với các phương pháp dạy học khác, tránh lạm dụng dạy học theo nhóm sẽ gây nhàm chán, áp lực cho học sinh, có thể gây cảm giác không thoải mái đối với học sinh tích cực và sự ỷ lại vào nhóm của một bộ phận học sinh vì dạy học nhóm thường khó đánh giá từng học sinh một cách công bằng 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng - Đối tượng áp dụng: dạy học sinh học theo nhóm ở trường THPT Thống Nhất A - Phạm vi áp dụng: dạy học sinh học theo hướng tích cực hóa bằng phương pháp dạy học theo nhóm theo nhóm thuộc các lớp 11A1, 11A2, 12A5, 12A6, 12A7, 12A8 2.2. Biện pháp thực hiện GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 3 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề dạy học theo nhóm - Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theo dõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân để khắc phục và nâng cao hiệu quả tích cực của dạy học nhóm - Phương pháp hỗ trợ: dùng toán học thống kê tỉ lệ học sinh tham gia hoạt động học tập theo nhóm 2.3. Tổng quan về tổ chức dạy học theo nhóm - Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó giáo viên sắp xếp học sinh của một lớp học thành các nhóm nhỏ theo hướng tạo sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm . kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp - Tiến trình dạy học theo nhóm: TT Các khâu 1 Thiết kế họat động nhóm 2 Tổ chức, thực hiện dạy học theo nhóm trên giờ học 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của nhóm Các bước cụ thể 1.Xác định mục tiêu, nội dung bài học 2.Xác định mục tiêu của họat động nhóm 3. Thiết kế nhiệm vụ của họat động nhóm 4. Dự kiến cách thức kiểm tra, đánh giá 5. Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc 6. Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc 7. Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm 8. Quan sát, kiểm soát họat động nhóm 9. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm 10. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau 11. GV đánh giá, cho điểm kết quả làm việc nhóm 2.3.1. Thiết kế hoạt động nhóm khi soạn giáo án: - Đây là khâu đầu tiên, quan trọng GV cần chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành dạy học theo nhóm. Ngay khi soạn giáo án chuẩn bị cho giờ học, GV đã cần thiết kế đầy đủ các bước của hoạt động nhóm từ khâu xác định thời điểm tiến hành dạy học nhóm trong tiết học, xác định nhiệm vụ, hình thức làm việc nhóm, phân công vai trò, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá. + Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy: Việc xác định tường minh những mục tiêu mà HS cần đạt được, xác định rõ những nội dung chính của bài và hình thành những câu hỏi cần trả lời là rất quan trọng cho việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và thời điểm sử dụng dạy học nhóm trong giờ học. + Xác định mục tiêu của họat động nhóm: Mục tiêu của họat động nhóm phải bao gồm hai mục tiêu cơ bản: mục tiêu của bài học; mục tiêu cụ thể cho sự phát triển kĩ năng XH trong hoạt động nhóm. Tuy nhiên, không thể một lúc và đồng thời có thể giáo dục ở các em tất cả các kĩ năng mà nên lựa chọn một vài kĩ năng cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ, nội dung bài học, với trình độ thực tế của HS. GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 4 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ + Xác định mục tiêu của họat động nhóm: ▪ Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau. ▪ Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng của HS. ▪ Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các nhóm và các thành viên. ▪ Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân. + Dự kiến cách thức đánh giá, cho điểm nhóm: Vấn đề này GV cũng cần phải nghĩ đến ngay từ khâu chuẩn bị, thiết kế nhóm làm việc. Vì cách thức đánh giá như thế nào cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm cá nhân, đến sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong nhóm. Vì thế cần xây dựng phương án đánh giá cụ thể để sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều có ý nghĩa trong thành tích của nhóm và thành tích của các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng lẫn nhau [5]. 2.3.2.Tổ chức, thực hiện nhiêm vụ dạy học theo nhóm trong giờ học - Tổ chức, sắp xếp nhóm học tập + Phân chia nhóm: phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào một số yếu tố như: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiến hành giờ học; phụ thuộc các kĩ năng làm việc nhóm của HS; phụ thuộc vào mức độ quen biết giữa các HS trong lớp về phân chia nhóm. Có một số cách hình thành nhóm học tập như sau: ▪ Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên. ▪ Phân chia nhóm theo bàn hoặc một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị tổ của HS để làm một hay một số nhóm. ▪ HS tự chọn tuy nhiên điều này thích hợp nhất đối với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau. ▪ Có một số cách hình thành nhóm khác là xếp HS theo giới, theo mức độ, thói quen làm việc, theo sở thích, theo ngày tháng năm sinh… + Kích cỡ nhóm: phụ thuộc vào bài giảng mà giáo viên thiết kế + Bố trí chỗ ngồi cho HS làm việc nhóm: Bố trí chỗ ngồi cho HS phải phù hợp với họat động nhóm cũng như kích cỡ nhóm làm việc. Việc bố trí chỗ ngồi cho HS phải đảm bảo thuận lợi cho HS khi làm việc cũng như khi di chuyển, đồng thời đảm bảo sự tương tác giữa các HS trong nhóm cũng như giữa các nhóm được thuận lợi. - Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm: GV cần đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể, như: + Nêu nhiệm vụ cho các nhóm dưới dạng một câu hỏi hay một tình huống có vấn đề + Nêu những kĩ năng XH yêu cầu HS tuân thủ khi làm việc nhóm + Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu? - Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm + Giúp nhóm phân công vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên: Trước tiên các thành viên trong nhóm cần cùng nhau bầu nhóm trưởng, thư kí và các vai trò khác nếu cần thiết. GV cần theo dõi, giám sát để tránh việc một em nào đó luôn giữ vai trò nhóm trưởng, thư kí. Nên gợi ý để có sự luân phiên các vai trò trong nhóm với nhau để mỗi HS đều được trải nghiệm vị trí lãnh đạo nhóm. + Theo dõi, hướng dẫn HS các kỹ năng làm việc nhóm thông qua các tương tác đa chiều, trực diện trong nhóm: Sự tương tác trực tiếp này thể hiện ở chỗ: Trong một nhóm, phải tạo ra các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận trực tiếp giữa các thành viên khi giải quyết một công việc, một nhiệm vụ học tập cụ thể của nhóm. - Quan sát, kiểm soát họat động nhóm, bao gồm : + Kiểm soát các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa? GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 5 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ + Kiểm soát quá trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm + Kiểm soát kết quả công việc của các nhóm 2.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của nhóm - HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Cần tạo cơ hội để các thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Điều trước tiên cần lưu ý khi để HS tự đánh giá là GV phải hướng các em vào việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, giải quyết bất đồng, v.v...). - Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, GV yêu cầu từng nhóm cử đại diện nên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau - GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm: Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm với nhau. GV nên cùng HS kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm có đúng không? chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớp biết sai ở đâu và vì sao sai. Kết quả làm việc của nhóm có thể được GV sử dụng để cho điểm các thành viên trong nhóm. Về cách thức cho điểm như thế nào đối với kết quả làm việc nhóm thì vẫn đang có những tranh luận khác nhau. Tuy nhiên, khi đánh giá cho điểm HS, GV cần tính đến tính đa mục đích cuả dạy học theo nhóm: thứ nhất là đánh giá kiến thức hay nhiệm vụ đã hoàn thành mà HS thu được sau khi làm việc nhóm. Thứ hai là kĩ năng cần thiết để làm việc nhóm. PHIẾU ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM LỚP…. Nhóm Thành viên TT 1 2 Tên HS(mã số) Ý thức kỉ Mức độ Kết quả Tổng luật(2đ) tham gia thảo điểm(10đ) thảo luận(5đ) luận(3đ) 1 2 3 … 1 2 3 … … Tóm lại, dạy học theo nhóm là một công việc phức tạp, đòi hỏi GV và HS phải có sự chuẩn bị và có thời gian để làm quen dần dần. Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng trong trường phổ thông như một phương pháp trung gian giữa hoạt động độc lập của từng học sinh với hoạt động chung của cả lớp. Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết học nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và học sinh đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt. Mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ một đến ba hoạt động nhóm, mỗi hoạt động cần 5 - 10 phút. 2.4. Thiết kế một số bài giảng kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm SINH HỌC 12 NÂNG CAO- TIẾT 61- BÀI 56: CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 6 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài học sinh phải : 1. Kiến thức : - Trình bày được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã : hội sinh, hợp tác, cộng sinh, ức chế cảm nhiễm, vật ăn thịt – con mồi, vật chủ - vật kí sinh (chuẩn) - Phân biệt được cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài(trên chuẩn) 2. Kỹ năng - KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - KN tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, sách báo, internet,…về quan hệ sinh thái giữa các loài trong QX - KN trình bày suy nghĩ, hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. - Xây dựng niềm tin vào khoa học  Giáo dục môi trường - Quan hệ hỗ trợ, đối kháng giữa các loài trong QX, duy trì trạng thái cân bằng trong QX . - Rèn kỹ năng quan sát môi trường xung quanh, nâng cao ý bảo vệ các loài SV trong tự nhiên. - Trong sản xuất nên sử dụng các chế phẩm sinh học, bảo vệ các loài thiên địch thay thế cho thuốc trừ sâu sinh học để giảm gây ô nhiễm môi trường II. Trọng tâm bài: - Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật III. Phương pháp: - Hoạt động nhóm - Vấn đáp IV. Chuần bị: 1. Giáo viên - Các đoạn phim ngắn, tranh ảnh phóng to về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã - Chuẩn bị phiếu học tập và nội dung phiếu học tập, phân chia nhóm từ tiết học trước Phiếu học tập Quan hệ Đặc điểm Ý nghĩa Ví dụ Cộng sinh Hợp tác Hỗ trợ Hội sinh Cạnh tranh Kí sinh Đối Ức chế – cảm kháng nhiễm Sinh vật ăn sinh vật khác - Chuẩn bị 7 lá thăm tương ứng với 7 mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng 2. Học sinh: - Xác định nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên (nếu cần) - Phân công công việc cho từng thành viên nhóm: chuẩn bị tranh ảnh minh họa, nghiên cứu sgk và tài liệu về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã V. Tiến trình bài giảng: GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 7 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là quần xã, cho biết sự phân bố của các loài trong quần xã. Cho ví dụ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 I.QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI Nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá thể trong TRONG QUẦN XÃ quần xã Nội dung phiếu học tập - Giáo viên đã chia lớp thành 7 nhóm yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu sgk và hoàn thành phiếu học tập theo nội dung sau từ tiết trước Phiếu học tập Quan hệ Đặc điểm Ý nghĩa Ví dụ Cộng Hỗ trợ sinh Hợp tác Hội sinh Cạnh Đối tranh kháng Kí sinh Ức chế – cảm nhiễm Sinh vật ăn sinh vật khác - GV yêu cầu HS trong nhóm thảo luận tổng hợp kết quả nghiên cứu sưu tầm theo phân công từ trước - Hs trong nhóm thảo luận, hoàn thành đầy đủ phiếu học tập. - GV sử dụng 7 lá thăm, lần lượt đại diện từng nhóm bốc được lá thăm nào sẽ cử đại diện báo cáo - HS Mỗi nhóm bốc thăm cử đại diện để báo cáo nội dung lá thăm tương ứng một mối quan hệ trong phiếu học tập(khuyến khích dùng PowerPoint để báo cáo) - GV yêu cầu các nhóm nghe báo cáo và nhận xét - HS các nhóm lắng nghe báo cáo và có ý kiến nhận xét, nhóm báo cáo có nhiệm vụ trả lời những thắc mắc của các nhóm khác, tranh luận bảo vệ nội dung mình đã trình bày Quá trình cứ diễn tiến tuần tự như trên cho đến lá thăm thứ 7 thì hoàn thành báo cáo nhóm và thảo luận lớp GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 8 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ - GV nhận xét mỗi nhóm, đánh giá và bổ sung hoàn thiện kiến thức - GV: phân biệt canh tranh cùng loài và khác loài? Hs suy nghĩ trả lời: cạnh tranh cùng loài giúp duy trì trạng thái cân bằng số lượng trong quần thể, cạnh tranh khác loài tạo ra mối tương quan về số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã đảm bảo trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên GV nhận xét, bổ sung HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu hiện tượng khống chế sinh học GV cho ví dụ: một quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, thỏ, cáo, hổ...thỏ có thể ăn hết cỏ trong môi trường không? Vì sao? HS trả lời: không, vì số lượng thỏ không thể tăng quá mức do bị cáo ăn thịt GV: Đó là hiện tượng khống chế sinh học. Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học ? Hs trả lời: Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng cao quá hoặc thấp quá bởi số lượng cá thể của loài khác và ngược lại - GV: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã có ý nghĩa gì đối với các quần thể sinh vật GV: Hiện tượng khống chế sinh học đã được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn và cuộc sống ? GDMT- Quan hệ hỗ trợ, đối địch giữa các loài trong QX, duy trì trạng thái cân bằng trong QX và HST. - Rèn kỹ năng quan sát môi trường xung quanh, nâng cao ý bảo vệ các loài SV trong tự nhiên. II. HIỆN TƯỢNG KHỐNG CHẾ SINH HỌC Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng cao quá hoặc thấp quá bởi số lượng cá thể của loài khác và ngược lại do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. - Trong sản xuất người ta sử dụng các loài thiên dịch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng 4.Củng cố : - Nếu cây trồng bị các loài côn trùng phá hoại , muốn bảo vệ cây trồng thì sử dụng biện pháp nào là tốt nhất ? Vì sao ? 5. Bài tập về nhà: - Trả lời các câu hỏi và bài tập 1 , 2 , 3, 4 SGK Đáp án phiếu học tập Quan hệ Cộng sinh Hỗ trợ GVTH: Nguyễn Thị Đông Đặc điểm Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau ; khi tách riêng cả hai loài đều có hại. Ý nghĩa Tăng khả năng dinh dưỡng, có lợi cho 2 loài cả về nơi ở. Ví dụ Trùng roi Trichomonas và mối, vi khuẩn lam và cây họ đậu... Trang 9 Trường THPT Thống Nhất A Hợp tác Hội sinh Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau ; khi tách riêng cả hai loài đều có hại. Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại gì ; khi tách riêng một loài có hại còn loài kia không bị ảnh hưởng gì. - Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống. - Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn. Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Tổ: Sinh – Công nghệ Tăng khả năng dinh Sáo và trâu rừng, dưỡng, chống chịu với nhạn bể và cò làm các điều kiện bất lợi, tổ tập đoàn... chống kẻ thù... Tăng khả năng dinh dưỡng của một loài, giúp bảo vệ và phát tán cá thể..... Mọt bột bám trên lông chuột trù, phong lan bám trên thân cây gỗ... + Đảm bảo trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên. + Hình thành các ổ sinh thái khác nhau. Cạnh tranh nơi ở ảnh hưởng tới sự phân bố. Trâu và bò cạnh tranh nhau cỏ, cú và chồn cạnh tranh nhau thức ăn trong rừng, thực vật cạnh tranh nhau về ánh sáng. Có thể hình thành mối tương quan giữa vật kí sinh và vật chủ và trở nên có lợi đối với vật chủ (tăng sức đề kháng). Ức chế – Một loài này sống bình Lợi dụng các chất tiết cảm nhiễm thường, nhưng gây hại của sinh vật để ức chế cho loài khác. sinh vật khác, chế tạo thuốc trừ sâu sinh học. Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ ; giun kí sinh trong ruột người. Cạnh tranh Đối kháng Kí sinh Sinh vật ăn - Hai loài sống chung sinh vật với nhau. khác - Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm : Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật. GVTH: Nguyễn Thị Đông Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá ; tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh. Ổn định trạng thái cân Cáo ăn gà, bò ăn bằng quần thể. Tăng cỏ. khả năng sống sót và sinh sản của cá thể, loại trừ dịch bệnh, trao đổi vốn gen giữa các quần thể... Trang 10 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ SINH HOC 11 NÂNG CAO - TIẾT 27 – BÀI 28 Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Chuẩn - Biết được khái niệm điện sinh học - Nêu rõ khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. - Phân biệt được điện thế nghỉ và điện thế hoạt đông sinh học - Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. - Mô tả được quá trình truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh (trên sợi thần kinh có và không có bao myelin) Trên chuẩn: - Giải thích được tại sao nơi xung thần kinh vừa đi qua rơi vào giai đoạn trơ tuyệt đối không tiếp nhận kích thích 2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh 3. Về thái độ: - Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí - Biết vận dụng để điều chỉnh sinh hoạt học tập cho phù hợp với sinh lí cơ thể II. Trọng tâm bài: - Cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động (xung thần kinh) - Cơ chế truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh (không có và có miêlin) III. Phương pháp: - Trực quan kết hợp hỏi đáp - Diễn giảng. - Hoạt động nhóm IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập, đáp án phiếu học tập, 4 bảng phụ kẻ sẵn phiếu học tập - Hình 28.1, 28.2, 28.3, 28.4, 28.5 SGK và các sơ đồ động, phim động liên quan đến nội dung bài 2. Học sinh: - Sách giáo khoa sinh 11 nâng cao V. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm cảm ứng của hệ thần kinh dạng ống? Câu 2: Phản xạ là gì? Cung phản xạ gồm các bộ phận nào ? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? 3. Bài mới (1p) Một số loài cá như cá đuối điện, cá nheo… khi các loài cá này gặp con mồi hay kẻ thù, chúng có khả năng phóng điện là chết hoặc tê liệt con mồi hay kẻ thù. Như vậy cơ thể tế bào sinh vật có khả năng tích điện gọi là điện sinh học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GVTH: Nguyễn Thị Đông NỘI DUNG - Điện sinh học là khả năng tích điện của tế Trang 11 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ bào cơ thể - Điện sinh học bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động Hoạt động 1: điện thế nghỉ(14p) I. Điện thế nghỉ (điện màng, điện tĩnh): GV sử dụng 28.1 sgk. Trình bày cách đo điện 1. Khái niệm: thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống? HS quan sát hình và trình bày: - Dùng 2 điện cực (vi điện cực) nối với một điện kế cực nhạy - Đặt 1 điện cực ở mặt ngoài màng của một nơron, còn điện cực thứ hai đâm xuyên qua màng vào mặt trong màng tế bào. - Kim của điện kế lệch đi một khoảng, chứng tỏ có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng. - Trong màng tích điện (-) - Ngoài màng tích điện (+) GV: Điện ghi được do sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng nên gọi là điện thế màng hay điện thế nghỉ - Thế nào là điện thế nghỉ? HS trả lời: - Điện thế nghỉ là hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơron khi không bị kích thích (nghỉ ngơi). + Phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương GV đánh giá, hoàn thiện kiến thức Là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế GV sử dụng hình 28.2 : sự phân bố động của bào khi tế bào nghỉ ngơi(không bị kích thích), các ion trong dịch bào và dịch ngoại bào phía trong màng tích điện âm so với phía - Nhận xét sự phân bố ion trong dịch bào và ngoài màng tích điện dương. dịch ngoại bào - VD: Điện thế nghỉ của tế bào thần kinh mực Gợi ý: ống là -70mV + + + Chỉ ra sự chênh lệch ion Na và K . 2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ : + Sự di chuyển của các ion. HS quan sát trả lời: - Có sự chênh lệch nồng độ Na + và K+ giữa dịch mô và dịch bào (trong và ngoài màng) + Nồng độ Na+ trong dịch mô lớn hơn dịch bào  Na+ có xu hướng di chuyển vào trong màng thuận chiều gradient nồng độ. + Nồng độ K+ trong dịch bào lớn hơn ngoài dịch mô  K+ có xu hướng di chuyển ra ngoài màng thuận chiều gradient nồng độ. - Có sự phân bố ion không đều ở hai bên GV kết luận đồng thời kết hợp với hình vẽ giải thích nguồn gốc và vai trò của các kênh màng: [Na+] ngoài màng > [Na+ ] trong GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 12 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ protein(cổng protein) tham gia điều hòa điện màng, [K+] trong màng > [K+] ngoài màng sinh học - Xu hướng di chuyển: + K+: từ trong → ngoài màng + Na+ từ ngoài → trong màng GV sử dụng hình động mô tả cơ chế hình thành điện thế nghỉ Trình bày cơ chế hình thành điện thể nghỉ? + Tính thấm của màng tế bào đối với ion. + Hoạt động của bơm Na+/K+. (do Na+ kích thước > K+ nên K+ đi ra) + Sự thay đổi điện thế 2 bên màng HS trả lời - Trạng thái nghỉ màng có tính thấm chọn lọc đối với K+. + Kênh K+ mở  K+ đi ra. Kênh Na+ đóng. + K+ đi ra màng bị anion giữ lại nên không đi ra xa màng. - Bơm Na+/K+ thường xuyên chuyển 3Na+ ra và 2K+ vào nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ GVsử dụng phim hoạt động bơm Na- K. Vì sao bơm Na-K lại hoạt động bơm 3 Na ra và 2K vào mà không bơm với tỉ lệ Na/K như nhau HS: do câu trúc không gian của bơm Na- K và do tỉ lệ Na trong và ngoài màng khác tỉ lệ K Trạng thái nghỉ màng có tính thấm chọn lọc trong và ngoài màng đối với K+. Gv đánh giá tổng hợp và kết luận + Kênh K+ mở  K+ đi ra. Kênh Na+ đóng. + K+ đi ra màng bị anion giữ lại nên không đi ra xa màng. - Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu (dẫn đến sự phân bố các ion hai bên màng). - Bơm Na+/K+ thường xuyên chuyển 3Na+ ra và 2K+ vào nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ. (duy trì nồng độ K+ và Na+ cao hơn ở trong và ngoài màng, để duy trì điện thế nghỉ) II. Điện thế hoạt động: Hoạt động 2: Điện thế hoạt động (20p) 1. Khái niệm: Gv sử dụng hình 28.3 sgk - Thế nào là điện thế hoạt động? - Chỉ ra các giai đoạn của điện thế hoạt động. HS quan sát trả lời GV đánh giá, kết luận - Điện thế hoạt động là sự thay đổi hiệu điện GVTH: Nguyễn Thị Đông Trang 13 Trường THPT Thống Nhất A Tổ: Sinh – Công nghệ thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích tới ngưỡng làm thay đổi tính thấm của màng, gây nên sự mất phân cực, đảo cực, GV sử dụng hình động mô tả cơ chế hình tái phân cực thành điện thế hoạt động * Cơ chế: Trình bày cơ chế hình thành điện thể hoạt động? + Tính thấm của màng tế bào đối với ion. + Sự thay đổi điện thế 2 bên màng HS trả lời + Kênh Na+ mở; Na+ tràn vào bên trong do chênh lệch građien nồng độ; ( mất phân cực rồi đảo cực); chênh lệch điện thế theo hường ngược lại: trong (+) ngoài (-). Kênh Na+ mở trong khoảng khắc rồi đóng lại + Kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài; tái phân cực: trong (-) ngoài (+) - Khi kênh Na+ và K+ mở, Na+ và K+ di chuyển ào ạt gây ra hiện tượng mất phân cực, đảo cực, tái phân cực  xuất hiện điện thế - Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang hoạt động trạng thái hoạt động. Gv đánh giá tổng hợp và kết luận + + + Kênh Na+ mở; Na+ tràn vào bên trong do GV : Vai trò của bơm Na /K . HS: Phân phối lại ion Na+ và K+ trong và chênh lệch građien nồng độ; ( mất phân cực rồi đảo cực); chênh lệch điện thế theo hường ngoài màng. ngược lại: trong (+) ngoài (-). Kênh Na + mở GV lưu ý HS trong khoảng khắc rồi đóng lại + Na+ trong dịch bào > dịch mô + + Kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài; + K trong dịch bào - Xem thêm -