Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Skkn sinh 7

.DOC
25
318
125

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -1- A - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm học gần đây ở bậc trung học cơ sở tiến hành thay sách giáo khoa ở tất cả các môn nói chung và bộ môn sinh học lớp 7 nói riêng. Việc thay sách giáo khoa đã kéo theo một loạt sự đổi mới như về chương trình, phương pháp giảng dạy, các trang thiết bị, đổi mới cả khâu kiểm tra đánh giá học sinh. Phải khẳng định rằng trong các nội dung đổi mới thì đổi mới phương pháp dạy và học là có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh sự đổi mới về phương pháp giảng dạy của giáo viên thì việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở năm 2008 – 2009 là điểm nhấn. Phải chăng trong giảng dạy thì việc áp dụng công nghệ thông tin đã khẳng định được vai trò hết sức quan trọng là cầu nối truyền tải các kiến thức cần đưa đến cho học sinh một cách nhanh nhất, hấp dẫn nhất tạo sự hứng thú trong học tập bộ môn. Bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp không hẳn là thay cũ đổi mới mà sự đổi mới ở đây là phải biết phát huy những phương pháp dạy học truyền thống áp dụng trong từng bài, từng nội dung sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Việc đổi mới phương pháp của thầy sao cho học sinh được làm việc nhiều hơn, tự mình nhận ra kiến thức cần nghiên cứu thu lượm, qua việc tổ chức của thầy tự mình rút ra kết luận chính xác…vì vậy buộc học sinh phải làm Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -2- việc nhiều trong đó người thầy chỉ đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động, hướng dẫn học sinh, lôi cuốn tất cả các đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động trong giờ học thật hấp dẫn, tạo không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng trong cách tiếp thu bài mà hiệu quả giờ học vẫn cao. Muốn làm điều đó không thực sự đơn giản, trong suốt quá trình giảng dạy người giáo viên phải đi khá công phu, tìm tòi các giải pháp hữu hiệu để học sinh nắm được bài. Là một giáo viên đã từng giảng dạy khá nhiều năm ở bộ môn sinh học khối trung học cơ sở, tôi nhận thấy ở một bộ phận giáo viên có tuổi đời cao việc đổi mới phương pháp giảng dạy quả là khó khăn, phải chăng lối mòn của các phương pháp dạy học truyền thống đã đi vào tiềm thức khá sâu của họ. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ thông tin đối với họ quả thật là khó khăn vì không có trình độ ngoại ngữ và tin học. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là buộc mọi giáo viên phải thực hiện đó là việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc áp dụng công nghệ thông tin trong các khâu lên lớp. Vậy, việc áp dụng công nghệ thông tin đối với các đối tượng giáo viên như thế nào. Chẳng hạn, đối với các giáo viên trẻ có khả năng áp dụng công nghệ thông tin thì việc giảng dạy bằng giáo án điện tử không có gì khó khăn. Vậy đối với giáo viên cao tuổi việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ như thế nào chắc Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -3- chuyên đề tôi trình bày sẽ tháo gỡ được khó khăn trên. Giáo viên chỉ cần áp dụng công nghệ thông tin ở một số thao tác trong giảng dạy. Qua nghiên cứu và giảng dạy chương trình sinh học lớp 7 tôi nhận thấy nhóm kiến thức: Tính đa dạng của động vật - Đặc điểm chung – Vai trò của động vật nếu chỉ áp dụng tranh vẽ đơn giản học sinh sẽ không hứng thú trong học tập. Nếu áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy kiến thức này sẽ có hiệu quả cao. Đặc biệt nhóm kiến thức tính đa dạng của động vật các hình ảnh lấy từ trên internet đưa vào các nội dung bài giảng sẽ tạo sự hứng thú cho học sinh. NHÓM BÀI: - Đa dạng của động vật - Đặc điểm chung – Vai trò của động vật Sau đây, tôi xin trình bày cách giảng dạy hai bài tiêu biểu cho hai ngành động vật. Bài 17: Một số giun đốt khác - Đặc điểm chung của ngành giun đốt Bài 45: Đa dạng - Đặc điểm chung của lớp chim. Sở dĩ, tôi đề cập đến hai tiết dạy trên vì nó là tiết tiêu biểu đại diện cho hai nhóm bài trên. Ở tiết 17, sau khi các em học hết ngành giun cũng là tiết ôn lại kiến thức, chuẩn bị tiết 18, các em kiểm tra 45 phút, đây là tiết đại diện cho động vật không xương sống, còn bài 45 là tiết đại diện cho động vật có Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -4- xương sống. Từ phương pháp dạy hai bài này ta có thể áp dụng giảng dạy các kiểu bài tương tự. Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -5- B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Bài 17 MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC - ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH GIUN ĐỐT * Mục tiêu bài học - Hiểu được đặc điểm, cấu tạo và lối sống của một số loại giun đốt thường gặp như: Giun đỏ, đỉa, rươi - Nhận biết được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò thực tiễn của chúng. * Phương tiện, thiết bị dạy học cần thiết - Máy chiếu đa năng, máy vi tính - Mẫu vật: Đỉa, giun đỏ Dụng cụ: + Kính núp, cốc, kẹp Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -6- + Bảng phụ, nước * Vào bài: Trong giờ kiểm tra miệng hôm nay, cô cùng các em tham gia trò chơi giải ô chữ (Các em thường thấy trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”) (Sử dụng công nghệ thông tin thiết kế trò chơi) - Trên bảng có 3 ô chữ Đây là tên của một động vật - động vật đó là lời giải của câu đố sau: Vừa bằng lá tre Ngo ngoe dưới nước Ai giải được câu đố trên cô sẽ thưởng 5 điểm Trình bày hiểu biết của em về động vật trên cô thưởng 5 điểm + Động vật trên sống ở môi trường nào? + Cơ thể động vật trên có đặc điểm gì giống giun đốt? - Phần thưởng trò chơi trên là 10 điểm Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -7- Với cách vào bài trên ở các lớp có học sinh khá, giỏi gần 100% các em xung phong tham gia trò chơi. Ở các lớp có đối tượng học sinh trung bình khá có khoảng 95% các em xung phong tham gia trò chơi. Hầu hết các em đều có đáp án: Đ Ỉ A Quả thật với cách vào bài trên, ngay từ phút đầu tiên của tiết học tôi đã tạo ra không khí của giờ học hồ hởi, sôi nổi tạo đà cho việc tiếp thu kiến thức mới. Vấn đề đặt ra ở đây, tại sao giáo viên lại chọn đối tượng là con đỉa, vì đối tượng học sinh nông thôn, đỉa là đối tượng khá gần gũi với các em và nhiều em đã biết, cơ thể lại có hình giun và phân nhiều đốt chỉ cần thoáng qua cũng tìm thấy đặc điểm giống giun đốt. Sau khi học sinh giải được ô chữ, giáo viên khẳng định: Đỉa là động vật thuộc ngành giun đốt. Hôm nay cô cùng các em nghiên cứu một số giun đốt khác. Giáo viên ghi đầu bài: Bài 17: Một số giun đốt khác - Đặc điểm chung của ngành giun đốt Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa trang 59, em có nhận xét gì về số loài, môi trường sống của giun đốt? - Giun đốt có khoảng 9000 loài Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -8- - Môi trường sống: Nước ngọt, nước lợ, trong bùn, trong đất, ký sinh, ở cạn. Với môi trường sống phong phú, nhiều nơi cơ thể của các loài giun đốt thích nghi với từng nơi sống khác nhau. 1. Một số giun đốt thường gặp: Phần này giáo viên trình bày trên bảng theo dàn ý sau: Giun đỏ Đỉa Rươi Môi trường sống Nước ngọt Nước ngọt Nước lợ Lối sống Cố định Ký sinh Tự do Giống giun đốt Có hình giun, phân đốt Có hình giun, phân đốt - Ống tiêu hoá phát triển thành giác Có hình giun, phân đốt Khác giun đốt - Đầu cắm xuống đất - Có tơ luôn uốn song để hô bám - Chi bên phát triển - Đầu có mắt, xúc giác, khướu hấp - Bơi kiểu lượn sóng giác Nuôi cá cảnh Hút máu của động vật Làm thức ăn cho người và cá Đặc điểm trên cơ thể: Ý nghĩa Để hình thành được dàn ý có tính hệ thống như trên, giáo viên phải tìm ra các phương pháp thích hợp, giúp học sinh nhận biết ra những kiến thức cần khai thác. Chẳng hạn, muốn tìm hiểu về môi trường sống và lối sống của các động vật trên giáo viên giới thiệu và bằng những kiến thức thực tế, sẵn có của học sinh đặt câu hỏi có tính chất gợi mở: - Em thấy giun đỏ, đỉa có nhiều ở đâu? - Cách sống của động vật trên như thế nào? Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 -9- Học sinh dựa vào hiểu biết của bản thân và kênh chữ trong sách giáo khoa sẽ trả lời được môi trường sống và lối sống của các động vật đó. Muốn giúp học sinh nhận biết đặc điểm cấu tạo cơ thể của các động vật trên giống giun đốt, giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vật thật (Có thể dùng kính lúp). Đưa hình 17.1, 17.2, 17.3 vào máy và chiếu lên màn hình sau đó yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm bên ngoài của đỉa, rươi, giun đỏ có đặc điểm gì giống, khác giun đốt. Đặc điểm giống giun đốt: cơ thể hình giun, phân đốt. Đặc điểm khác: (chỉ ra ở từng con vật cụ thể) Những đặc điểm khác có ý nghĩa gì đối với chúng: Giúp chúng thích nghi được với đời sống. Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra được những đặc điểm cơ bản nhất của các động vật trên thích nghi với đời sống: - Giun đỏ: Đầu cắm xuống đất - Đỉa: Có giác bám - Rươi: Chi bên phát triển Như vậy chỉ cần quan sát vào dàn ý trên bảng, học sinh dễ dàng nhận biết được ngành giun đốt đa dạng và phong phú. Để củng cố nội dung này, giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng 1 trong SGK trang 60 và đặt câu hỏi tổng quát: Đặc điểm nào chứng tỏ giun đốt đa dạng và phong phú: Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 10 + Số loài lớn: hơn 9000 loài + Môi trường sống: Phong phú + Cấu tạo cơ thể: Đa dạng Trên đây mới chỉ tìm hiểu cấu tạo ngoài của các đại diện ngành giun đốt, khi nghiên cứu cấu tạo trong của chúng người ta đã khẳng định chúng có nhiều đặc điểm giống giun đốt. Dù bên ngoài chúng có đặc điểm khác nhau vì chúng thích nghi với đời sống, song chúng vẫn mang nhiều đặc điểm giống nhau. Đó chính là đặc điểm chung của ngành giun đốt. 2. Đặc điểm chung Phần này giáo viên sử dụng máy chiếu hắt lên màn hình dàn ý sau: a. Đặc điểm chung của giun đốt - Cơ thể: - Khoang cơ thể - Hệ tuần hoàn - Hệ thần kinh và giác quan - Di chuyển: - Ống tiêu hoá - Hô hấp b. Đặc điểm chung của …: Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - 11 - - Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu - Khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng, kết thúc là hậu môn - Đa số sống ký sinh, một số sống tự do - Có lớp vỏ cuticun thường trong suốt c. Đặc điểm chung của…: - Cơ thể dẹp - Đối xứng hai bên, phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng - Ruột phân làm nhiều nhánh - Chưa có ruột sau và hậu môn - Một số giun dẹp ký sinh có: Giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng qua vật chủ. Trên màn hình có dàn ý khá chi tiết về đặc điểm chung của ba ngành giun, song tôi để trống ý b, c chỉ để lại gợi ý để tìm ra đặc điểm chung của ngành giun đốt, với 7 nội dung gợi ý cũng chính là đặc điểm chung của giun đốt mà học sinh cần nắm. Để hoàn thành được 7 đặc điểm chung đó, giáo viên phải biết khai thác những kiến thức mà học sinh đã học ở các tiết trước bằng hệ thống những câu hỏi rõ ràng, mạch lạc và hết sức trong sáng: Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 12 - Đặc điểm nào là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt động vật thuộc ngành giun đốt? (Cơ thể phân đốt) - Ở giun đốt, khoang cơ thể khác gì với khoang cơ thể ở giun tròn? (Khoang cơ thể chính thức) - Hệ tuần hoàn của giun đốt có đặc điểm gì? - Có nhận xét gì về hệ thần kinh và giác quan của giun đốt? - Giun đốt di chuyển nhờ những bộ phận nào? (Chi bên, tơ, thành cơ thể) - Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá giun đốt? - Giun đốt hô hấp nhờ bộ phận nào? Với hệ thống 7 câu hỏi trên nhằm khai thác những kiến thức mà học sinh đã sẵn có, giáo viên hình thành đầy đủ các đặc điểm chung của ngành giun đốt. Để củng cố kiến thức về đặc điểm chung, giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng 2 trong SGK trang 60. Trở lại màn hình, giáo viên cho hiện chữ trên dấu ba chấm ở mục b và đặt câu hỏi: Em cho biết đây là đặc điểm chung của ngành giun nào mà em đã học? Dựa vào đặc điểm nào mà em biết? Học sinh dễ dàng nhận ra đó là đặc điểm chung của ngành giun tròn, dựa vào đặc điểm cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu và học sinh tự điền vào dòng: Đặc điểm chung của ngành giun tròn. Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 13 Bằng cách làm tương tự đối với ngành giun dẹp. Như vậy, với cách làm trên giáo viên đã tổng kết đặc điểm chung của ngành giun đốt, đồng thời củng cố đặc điểm chung của hai ngành giun tròn và giun dẹp và cũng từ đó học sinh cũng dễ dàng so sánh những đặc điểm khác nhau và tìm ra những nét tiến hoá của ba ngành giun trên. Bên cạnh nội dung đặc điểm chung của ba ngành giun, giáo viên dựng một cột dọc, yêu cầu học sinh lên đánh mũi tên để chỉ chiều tiến hoá của động vật các ngành giun. Với hoạt động này, một lần nữa giáo viên lại cho học sinh củng cố thêm về kiến thức tiến hoá. Bằng phương pháp giảng dạy trên, tôi đã thực hiện giảng dạy đặc điểm chung về các ngành động vật, vô hình dung học sinh sẽ được củng cố và nhắc lại nhiều lần, giúp hoc sinh dễ nhớ, nhớ nhanh và nhớ sâu kiến thức. Học sinh rất hứng thú khi được quan sát trên màn hình rõ, đẹp. 3. Vai trò thực tiễn của giun đốt Khi chuyển sang phần này, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại một số đại diện ngành giun đốt mà em đã học: Giun đất, Rươi, Đỉa, Giun đỏ. Giáo viên giới thiệu trên một số đại diện: Sa sùng, Bông thùa, Vắt, Giun ít tơ bằng hình ảnh copy được từ trên internet. Giáo viên dùng hai bảng phụ trên màn hình điền các nội dung và để trống một số nội dung, yêu cầu học sinh điền cho thích hợp: Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 14 Bảng 1: Chọn tên các động vật, điền vào chỗ trống cho thích hợp: - Làm thức ăn cho người: … - Làm thức ăn cho động vật khác: … - Làm cho đất tơi xốp: … - Làm màu mỡ đất trồng: … - Làm thức ăn của cá - Có hại cho người và động vật: … Bảng 2: Điền các ý thích hợp cho các nhóm động vật sau: - Đỉa, vắt: … - Giun đất, giun đỏ: … - Các loài giun đốt: … - Giun đất, giun đỏ, giun ít tơ: … - Rươi, giun ít tơ, sa sùng: … Với cách làm trên, giáo viên đã giúp học sinh hình thành những kiến thức mới về vai trò của động vật ngành giun, đồng thời củng cố kiến thức vừa được hình thành. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI 46 ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM * Mục tiêu bài học Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 15 - Nêu được những đặc điểm cơ bản để phân biệt ba nhóm chim: Chim chạy, chim bay, và chim bơi cùng với đại diện của từng nhóm. - Trình bày đặc điểm của Đà điểu (Loài đại diện cho nhóm chim chạy) thích nghi với tập tính chạy nhanh trên sa mạc khô, nóng và đặc điểm của chim cánh cụt (đại diện cho nhóm chim bơi), thích nghi với đời sống bơi lặn. - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của đại diện những bộ chim khác nhau trong nhóm chim bay, thích nghi với điều kiện sống đặc trưng của chúng (Chim ở nước, chim đầm lầy, chim leo chèo, chim đào bới, chim ăn thịt ban ngày, chim ăn thịt ban đêm) - Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp chim - Tìm hiểu lợi ích của chim về các mặt đối với đời sống con người. * Phương tiện và thiết bị dạy học cần thiết: - Máy chiếu, máy tính - Bộ sưu tập về lông của các loài chim - Mẫu vật: Gà, vịt, chim bồ câu * Vào bài: Cho học sinh quan sát chim cánh cụt và chim đà điểu qua màn hình máy chiếu. Em có nhận xét gì về cánh của chim cánh cụt và chân chim Đà điểu? Tại sao chúng lại có đặc điểm ấy? Để hiểu được điều đó, bài hôm nay chúng ta nghiên cứu: Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - Bài 45: - 16 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim. Hoạt động 1: Các nhóm chim Dựa vào thông tin 1 trong sách giáo khoa trang 143 em có nhận xét gì về số loài và các nhóm chim - Số loài: 9600 loài, xếp 27 bộ (Rất lớn) - Lớp chim chia thành 3 nhóm: + Nhóm chim chạy + Nhóm chim bay + Nhóm chim bơi Vậy các nhóm chim có cấu tạo thích nghi với đời sống như thế nào? Phần này giáo viên sẽ trình bày trên bảng theo dàn ý sau: Nhóm chim chạy Chạy trên thảo nguyên và hoang Nhóm chim bơi Nhóm chim bay Đời sống mạc Bơi lặn ở biển Bay lượn, lối sống khác Đặc điểm cấu tạo Cánh ngắn, yếu Chân cao, to, khoẻ có hai đến ba Cánh dài khoẻ Lông ngắn, dày, không thấm Cánh rất phát triển ngón nước Chân 4 ngón Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi Đại diện Đà điểu Chim cánh cụt Én, bồ câu Hầu hết các loài chim còn Đa dạng Bộ Đà điểu có 7 loài Bộ chim cánh cụt có 17 loài lại Để có dàn ý mang tính chất hệ thống như trên, giáo viên phải biết khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK, sử dụng hình ảnh màu được sưu tập Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 17 từ nguồn internet và mẫu vật sao cho thích hợp, chẳng hạn muốn tìm hiểu đời sống của nhóm chim, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu các thông tin trong SGK, chỉ rõ các nhóm chim thích nghi với đời sống nào. Sau khi nắm bắt được đời sống của các nhóm chim, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu, mẫu vật thật, rút ra các đặc điểm cơ bản nhất để chim thích nghi với đời sống khác nhau: - Chim bay: Chân to, cao, khoẻ - Chim bơi: Lông dày, không thấm nước, chân có màng bơi - Chim bay: Cánh rất phát triển Nhìn vào dàn ý trên bảng, học sinh tự khái quát sự đa dạng của động vật lớp chim. Để nghiên cứu kỹ nhóm chim bay, giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vật thật: Gà, vịt, chim bồ câu. Có nhận xét gì về các loài chim trên, yêu cầu học sinh quan sát hình 44-3 trong sách giáo khoa và hoàn thành bảng trang 145. Sau khi hoàn thành bảng trang 145 trong SGK giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về mỏ, cánh, chân của các bộ chim, từ đó thấy được sự đa dạng của các loài chim thích nghi với các đời sống khác nhau, song chúng vẫn mang đặc điểm chung. Hoạt động 2: Đặc điểm chung của chim Phần này giáo viên dùng bảng trên màn hình hình thành theo dàn ý sau: Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 18 1. Đặc điểm chung của chim - Môi trường sống - Lông - Chi trước - Hàm trên - Cơ quan hô hấp - Cơ quan tuần hoàn - Cơ quan sinh sản 2. Đặc điểm chung của … - Môi trường sống: Ở cạn - Da: Khô, có vẩy sừng - Cổ: dài - Màng nhĩ: Nằm hốc tai - Chi: Yếu, có vuốt sắc - Hô hấp: Bằng phổi, nhiều vách ngăn - Hệ tuần hoàn: + Tim 3 ngăn (Tâm thất có vách hụt) + Máu pha - Sinh sản: + Có cơ quan giao cấu Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 19 + Thụ tinh trong + Trứng nhiều noãn, có vỏ dai 3. Đặc điểm chung của … - Môi trường sống: Vừa nước, vừa cạn - Da trần ẩm ướt - Di chuyển bằng chân có màng (ít, nhiều) - Hô hấp: + Mang: Nòng nọc + Da, phổi (con trưởng thành) - Tuần hoàn: Tim 3 ngăn, máu pha, hai vòng tuần hoàn - Sinh sản ở nước - Động vật: Biến nhiệt 4. Đặc điểm chung của … - Sống hoàn toàn ở nước - Di chuyển bằng vây - Hô hấp bằng mang - Hệ tuần hoàn: Tim hai ngăn, một vòng tuần hoàn - Là động vật biến nhiệt Trên bảng phụ trên màn hình ghi dàn ý khá chi tiết về đặc điểm chung của các lớp: Cá, lưỡng cư, bò sát. Riêng ở lớp chim mới chỉ là các gợi ý. Tôi để Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công Sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 7 - - 20 trống đặc điểm chung của các lớp động vật đã học, chỉ để lại các dàn ý chi tiết về đặc điểm của động vật lớp chim. Dùng kiến thức sẵn có, giáo viên đặt các câu hỏi mang tính chất gợi ý giúp học sinh hình thành các đặc điểm chung của lớp chim. Trở lại bảng phụ trên màn hình máy chiếu, điền chữ ở mục 2, 3, 4 lần lượt hỏi đây là đặc điểm chung của lớp động vật nào? Dựa vào đặc điểm nào mà em biết? Học sinh dễ dàng nhận biết đặc điểm chung của các lớp động vật: Cá, lưỡng cư, bò sát dựa vào đặc điểm, môi trường sống: Cá ở nước Lưỡng cư ở cạn Bò sát ở cạn Chỉ cần dựa vào dấu hiệu đó là môi trường sống, học sinh nhận biết được đặc điểm chung của các lớp động vật. Như vậy một lần nữa, học sinh lại được củng cố đặc điểm chung của các động vật đã học. - Bên cạnh đặc điểm chung, giáo viên dựng cột dọc. Hãy điền mũi tên để chỉ chiều tiến hoá của các động vật. - Dựa trên màn hình tìm lại các đặc điểm của động vật thích nghi với đời sống. Nguyễn Thị Diên - Trường trung học cơ sở Phụng Công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan