Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển vận động ...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm tổ chức hoạt động với đồ vật nhằm phát triển vận động tĩnh cho trẻ em lớp cơm thường a

.PDF
18
8597
69

Mô tả:

PHỤ LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Mục đích nghiên cứu. 3 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu.. 3 5. Phạm vi nghiên cứu. 3 6. Kế hoạch nghiên cứu. 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lý luận. 4 2. Thực trạng. 5 3. Các biện pháp thực hiện 7 4. Hiệu quả 13 III. KẾT LUẬN 14 1. Bài học kinh nghiệm 15 2. Kiến nghị 15 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.... Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống, là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Trong các nội dung giáo dục thì hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi nhà trẻ là hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động hết sức quan trọng, nó giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể lực. Muốn chơi được với đồ vật thì trẻ phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ở lứa tuổi nhà trẻ, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động với đồ vật, trẻ được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, được phát triển toàn diện về nhân cách. Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng . Ngoài ra, thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm và rèn luyện thao tác tư duy. Sự tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật cũng ngày càng phong phú. Trong trường mầm non, hoạt động với đồ vật luôn có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Hoạt động với đồ vật là phương tiện để luyện tập hiệu quả các vận động tinh. Trong khi chơi, trẻ vừa 2 được thỏa mãn nhu cầu cá nhân, vừa được rèn luyện vận động tinh như xếp, xâu, luồn, xé, dán, vò, nắm… Hoạt động của trẻ ngày càng phát triển, trẻ không chỉ dừng lại ở mức độ khám phá một đối tượng mà có thể khám phá cùng lúc hai hay ba đối tượng. Để trẻ phát triển thể chất tốt, cần phải rèn luyện từ các hoạt động đơn giản nhất của trẻ hàng ngày. Thực tế, người lớn hay làm thay trẻ mọi việc, trẻ ít có cơ hội được hoạt động với đồ vật. Trong giờ chơi, nếu để trẻ chơi một cách tự nhiên ta sẽ thấy những hành động chơi của trẻ cũng mang đến kết quả nhưng không chính xác, không khéo léo, chưa đúng với chức năng sử dụng của từng đồ vật. Chính vì vậy, là giáo viên mầm non dạy lớp nhà trẻ tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Tổ chức các hoạt động với đồ vật nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ lớp cơm thường A trường MN 8/3 Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa”. Với mong muốn giúp trẻ phát triển vận động tinh thông qua hoạt động với đồ vật một cách có hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra các biện pháp hoạt động với đồ vật để phát triển vận động tinh cho trẻ. - Rút ra bài học kinh nghiệm về cách tổ chức hoạt động với đồ vật để phát triển vận động tinh cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động với đồ vật nhằm phát triển vận động tinh. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo- nghiên cứu tài liệu - Quan sát- thực hành 5. Phạm vi nghiên cứu Trẻ 25-36 tháng tại trường Mầm non 8-3 Nha Trang 6. Kế hoạch nghiên cứu - Với đề tài này tôi nghiên cứu trong thời gian 7 tháng (Bắt đầu từ tháng 9/2014 đến hết tháng 3/2015) cụ thể: - Tháng 9,10/2014: Xác định đề tài, sưu tầm tài liệu, quan sát, khảo sát thực tế - Tháng 11,12/2014 đến tháng 2/2015: Nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm 3 - Tháng 3/2015: Viết đề tài II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 25 – 36 tháng tuổi. Đó chính là hoạt động của trẻ với thế giới đồ vật dưới sự hướng dẫn của người lớn, nhằm lĩnh hội chức năng của đồ vật và phương thức sử dụng tương ứng. Trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm lao động xã hội chứa đựng trong các đồ vật, làm cho hoạt động đồ vật của trẻ ngày càng giống với cách sử dụng của người lớn. Khoa học tâm lý đã khẳng định hoạt động với đồ vật là dạng hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là những hoạt động có đặc điểm sau: Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới trong tâm lý trẻ, tức là tạo ra sự phát triển. Hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý trẻ. Những quá trình tâm lý trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. Ngoài ra, hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng của trẻ trong mỗi giai đoạn phát triển. Do đó việc tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật giữ vai trò giáo dục phát triển toàn diện cả về mặt tâm lý và sinh lý. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn, trẻ hoạt động tích cực với các đồ vật xung quanh, qua đó trẻ lĩnh hội được một cách dễ dàng và đúng đắn những dấu hiệu và thuộc tính khách quan của đồ vật như: tên gọi, công dụng, hình dáng, màu sắc, vật liệu, âm thanh hoặc tiếng kêu. Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cẩn phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp. Chính những hoạt động này tạo nên những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ và làm cho các họat động khác mang màu sắc của nó. Trong trường mầm non, hoạt động với đồ vật luôn có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Nội dung hoạt động với đồ vật được xây dựng dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ. Các nội dung đã được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 4 Hoạt động với đồ vật giúp trẻ phát triển các giác quan, cử động, vận động đặc biệt là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay đó là vận động tinh. Kỹ năng vận động tinh là kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, là khả năng cùng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác. Đây là kỹ năng vận động đòi hỏi khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì để thực hiện những động tác nhỏ và chính xác cao. Việc phát triển các kỹ năng vận động tinh của trẻ là rất quan trọng, bởi vì đó là những kỹ năng thiết yếu hàng ngày để thực hiện các công việc thường nhật như là: mặc quần áo, xâu dây giầy, ăn uống... Tóm lại, đó là những kỹ năng cần thiết giúp cho con người sống tự lập. Hầu hết trẻ em phát triển các kỹ năng vận động tinh từ những tiếp xúc thường xuyên hằng ngày trong gia đình và trường học. Một cách tự nhiên, qua quá trình thích thú khám phá và vui chơi, những trải nghiệm đó, theo thời gian, giúp cho trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết. Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi - tập luyện của trẻ: đồ chơi, khối lắp ghép, đồ chơi nghệ thuật, sẽ giúp trẻ tập cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối... Từ đó làm tăng sự phát triển của các nhóm cơ nhỏ, bàn tay, các ngón tay khéo léo hơn trong việc sử dùng đồ dùng đồ chơi. 2. Thực trạng Trẻ lứa tuổi 25 – 36 tháng tuy nhỏ, những kỹ năng của trẻ còn yếu và vụng về. Để có tiền đề tốt hơn cho sau này, trẻ vẫn phải được giáo dục từ những kỹ năng vận động tinh. Những kỹ năng đó chỉ được thể hiện trong các hoạt động với đồ vật của trẻ. Trên thực tế, nếu để trẻ tự do hoạt động thì những trò chơi của trẻ cũng hoàn thành nhưng hầu như không được khéo léo. Nếu tôi ít quan tâm, không chỉ dẫn cho trẻ thì các kỹ năng phát triển vận động tinh của trẻ sẽ không có kết quả cao. Nên với đề tài này mong muốn chúng ta hãy quan tâm đến trẻ ngay từ lứa tuổi nhỏ vì lứa tuổi 25 – 36 tháng là tiền đề cho trẻ phát triển sau này vì trong khi chơi trẻ được phát triển các vận động tinh. Tuy nhiên, lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ là nổi trội vì trẻ được hình thành kỹ năng phát triển vận động tinh trong khi chơi, trẻ vừa được chơi thoải mái vừa 5 được phát triển các kỹ năng như: xếp, xâu, luồn, xé, dán, vò, nắm… Từ đó nhằm hình thành và phát triển các khả năng của vận động tinh cho trẻ. Bảng khảo sát đầu năm về khả năng hoạt động với đồ vật c a trẻ STT Biện pháp thực hiện 1 Biết chơi các con vật có dây kéo Số trẻ 10/31 Tỉ lệ 32% 2 Thực hiện bài tập về các ngón tay 8/31 25,8% 3 Biết sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm 31/31 0% 4 Biết đóng mở các loại nắp vặn 8/31 25,8% 5 Biết tự mặc và cởi những quần áo đơn giản 25/31 80,6% 6 Tập cầm bút và vẽ 31/31 0% * Thuận lợi Qua nhiều năm chủ nhiệm lớp 25-36 tháng tuổi, tôi thấy trẻ rất hiếu động ham tìm hiểu, thích khám phá các đồ vật xung quanh mình. Tôi cũng đã được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên luôn tích cực học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên thăm lớp dự giờ. Tích cực soạn giáo án, tham khảo tài liệu về giáo dục mầm non. Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của nhà trường đầy đủ trẻ có một môi trường học tập tốt. Bên cạnh đó trường tôi nằm giữa trung tâm thành phố đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ suốt nhiều năm qua. Đa số phụ huynh nhiệt tình với trường, lớp nên luôn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. * Khó khăn Ngoài những thuận lợi đã nêu trên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít khó khăn: - Nhận thức của một số bậc phụ huynh chưa cao, cho rằng trẻ còn nhỏ chưa cần phải dạy nên không cho trẻ dược trải nghiệm. - Hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa hấp dẫn gây hứng thú với trẻ. 6 3. Biện pháp thực hiện 3.1. Sử dụng đồ chơi có dây kéo Đồ chơi giúp trẻ trở nên năng động, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh đồng thời rèn luyện cho trẻ sự khéo léo khi sử dụng đồ vật. Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng. Ngoài ra, thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm và rèn luyện thao tác tư duy. Các loại đồ chơi, đặc biệt là đồ chơi có dây kéo nhằm giúp trẻ cải thiện sự cầm nắm và làm chủ được các ngón tay. Trong khi chơi, cô là người hướng dẫn để trẻ có thể sử dụng các ngón tay, tác động vào dây kéo để đồ chơi được hoạt động. Tùy thuộc vào độ khéo léo của trẻ, trẻ có thể làm cho đồ chơi được hoạt động ít hay nhiều. Ví dụ: Chơi với đồ chơi có dây kéo Mục đích: Kéo dây của một đồ chơi hoặc thú nhồi bông để cho nó nói hoặc chạy, nhằm cải thiện sự cầm nắm và làm chủ vận động tinh của trẻ. Chuẩn bị: Búp bê, thú nhồi bông biết nói, phát âm hoặc chạy khi kéo sợi dây. Cách tiến hành: - Cô tạo tình huống cho trẻ thấy và đi lấy đồ chơi hoặc thú nhồi bông. Cho trẻ quan sát và nhận xét xem đồ chơi đó có gì lạ (dây kéo). Gợi ý cho trẻ thử kéo sợi dây xem đồ chơi sẽ như thế nào? - Cho trẻ tự nhận xét về đồ chơi đó dưới sự gợi ý của cô: Sau khi kéo dây, con thấy thú nhồi bông như thế nào? Đồ chơi chuyển động ra sao? Sau khi đồ chơi hết phát ra âm thanh hoặc hết chạy cô cho trẻ đi lấy đồ chơi và hướng dẫn: Muốn đồ chơi phát ra âm thanh lâu hoặc chạy lâu hơn con cần phải kéo sợi dây cho thật là dài. - Cô cho trẻ một đồ chơi khác và khuyến khích trẻ tự kéo sợi dây. Cô cho trẻ tự tìm sợi dây và bắt chước hành động kéo. (Cô chỉ giúp trẻ khi trẻ lúng túng) - Sau cùng, cô dạy trẻ cầm đồ chơi và kéo không trợ giúp, bằng cách sử dụng hai bàn tay hợp tác với nhau. 7 3.2. Thực hiện bài tập về các ngón tay Ở độ tuổi này đôi tay của trẻ đã trở nên khéo léo hơn. Cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác hay cử chỉ nào đó thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỹ năng thực hiện công việc bằng các ngón tay, nhằm giúp cho khả năng linh hoạt và nhanh nhạy của bàn tay trẻ trở nên thành thạo. Sự khéo léo đôi bàn tay phát triển cùng với sự phát triển lứa tuổi của trẻ, vì vậy để đôi bàn tay của trẻ phát triển tốt nhất giáo viên cần tạo môi trường và dụng cụ cho trẻ vận động và luyện đôi bàn tay, khuyến khích và chú ý đến sự an toàn của trẻ khi vận động. Ví dụ 1: Trò chơi “Ngón tay nhúc nhích”. Mục đích: Đọc và làm theo động tác của bài thơ, giúp trẻ nâng cao khả năng vận động của ngón tay. Cách tiến hành Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích (2 bàn tay đưa lên, mỗi bên giơ 1 ngón tay đưa qua đưa lại.) Hai ngón tay đùn đưa đung đưa (2 bàn tay đưa lên, mỗi bên giơ 2 ngón tay lắc qua lắc lại.) Năm ngón tay như những cánh hoa (2 bàn tay đưa lên, xoè các ngón tay ra làm hoa và lắc bàn tay). Ha ha ha (2 tay đưa lên miệng và cười to ha ha ha) Ví dụ 2: Chơi cắp đậu bỏ vào lọ Mục đích: Nâng cao khả năng kết hợp giữa tay và mắt, làm chủ được khả năng điều khiển của ngón tay. Chuẩn bị: Các loại hạt đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành. 4 lọ đựng 4 loại đậu. Cách tiến hành Cô trộn tất cả các loại đậu vào rồi đổ ra sàn nhà. Yêu cầu 2 bàn tay của trẻ nắm lại với nhau, dùng 2 ngón trỏ để cắp các hạt đậu bỏ đúng vào từng lọ của 8 chúng mà cô đã chuẩn bị. Sau thời gian 5 phút, trẻ nào cắp đậu bỏ vào lọ nhiều và chính xác thì sẽ được thưởng. 3.3. Biết sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm Những lợi ích khi chơi đất nặn giúp trẻ em phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Khi tương tác với đất nặn, tính chất đàn hồi và mềm dẻo của nó sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh, cải thiện sự phối hợp tay và mắt, cảm nhận màu sắc cũng như hình khối, dáng vẻ và sự xếp đặt hợp lý của sự vật. Với các trẻ lớn, đất nặn còn là vật liệu đặc biệt giúp các bé thoả sức sáng tạo, tập trung quan sát và luyện tập sự khéo léo của đôi bàn tay. Với các trẻ nhỏ, sự tiếp xúc của các ngón tay với đất nặn cũng giúp kích thích các dây thần kinh và tăng cường sự cảm nhận về thế giới xung quanh. Đất nặn giúp rèn luyện sự phối hợp tinh tế giữa bàn tay và ngón tay qua các thao tác lăn, ấn, tạo hình, cấu véo đất và nắn thành những hình thù mà bé thích. Trẻ có thể thỏa thích sáng tác ra những tác phẩm dựa trên sự quan sát và trí tưởng tượng của mình. Giáo viên cung cấp thêm cho trẻ vài dụng cụ khác để trò chơi thêm vui và có thể giữ hứng thú của trẻ lâu hơn như thanh cán có trọng lượng nhẹ và khuôn cắt bánh bằng nhựa. Giáo viên và trẻ có thể biến tấu thành nhiều trò chơi khác nhau với đất nặn, vừa chơi vui vừa rèn luyện các kỹ năng khéo léo của ngón tay, rèn luyện sự tập trung cũng như kích thích sự sáng tạo. Ví dụ 1: Cho trẻ chơi “Bỏ vào trong lọ” Mục đích: Phát triển việc cầm tốt bằng hai ngón tay và cải thiện làm chủ vận động tinh. Rứt ra những miếng đất nặn nhỏ và bỏ chúng vào lọ. Chuẩn bị: Đất nặn, lọ. Cách tiến hành: - Cô hướng dẫn trẻ lấy đất nặn và nhào sao cho đất nặn được mềm dẻo, sau đó cô hướng dẫn trẻ cách lăn đất nặn để làm một sợi dây nhỏ khoảng 1cm bề dày. - Bảo đảm trẻ quan sát cô và chỉ cho trẻ cách ấn như thế nào ở đầu sợi dây để rứt ra một miếng đất nặn nhỏ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ. - Cô để miếng đất nặn trước mặt cho trẻ thấy cô cầm như thế nào để thả được đất nặn vào trong lọ. 9 Ví dụ 2: Cho trẻ chơi tự do với đất nặn. Mục đích: Giúp trẻ biết cách chia đất nặn ra từng phần, biết lăn tròn, lăn dọc, ấn dẹt…đất nặn. Chuẩn bị: Đất nặn đủ màu và một số dụng cụ chơi cùng đất nặn Cách tiến hành - Cô cho trẻ chơi tự dưới sự hướng dẫn của cô: Chia đất nặn thành nhiều phần to nhỏ khác nhau bằng cách véo đất hoặc dùng dụng cụ để cắt đất nặn. Sau đó, cô dùng những ngón tay nhào đất cho đến khi đất nặn được mềm và dẻo. Tiếp theo cô sẽ nặn nhừng hình thù mà mình thích. - Cô hướng dẫn trẻ cách lăn tròn, lăn dọc, ấn dẹt…và hướng dẫn trẻ tạo ra nhiều hình khác nhau mà trẻ thích 3.4. Biết đóng mở các loại nắp vặn, nắp hộp Đóng mở nắp vặn của các loại lọ có vẻ không có gì hấp dẫn trong mắt người lớn nhưng lại có thể khiến trẻ say mê. Hầu hết trẻ từ 25-36 tháng tuổi đều sẽ thích trò chơi đơn giản nhưng cực kỳ thú vị này. Đây cũng là một trong những trò chơi cơ bản giúp bé hình thành được một số kĩ năng khéo léo của đôi tay, trẻ sẽ rèn kỹ năng vận động, phối hợp tay và mắt và tăng khả năng tập trung. Trẻ rất thích tháo lắp nắp bình và nắp hộp nhỏ. Sẽ còn thú vi hơn nữa nếu trong lọ hoặc hộp có một món đồ thú vị! Hãy chuẩn bị bình nhựa trong có nắp và những món đồ chơi nhỏ. Cho món đồ chơi nhỏ, bắt mắt vào bình nhựa và vặn chặt nắp. Cho trẻ bình nhựa để trẻ tháo nắp và lấy đồ chơi ra. Trẻ sẽ thích được làm đi làm lại thao tác này nhiều lần. Ví dụ 1: Đóng mở nắp vặn. Mục đích: Trẻ biết sử dụng sự khéo léo của các ngón tay để chơi với lọ có nắp vặn theo nhiều cách khác nhau: vặn đóng mở nắp lọ, lăn lọ sữa, bỏ vào đổ ra, xếp chồng, xếp cạnh. Chuẩn bị: Bỏ một số hạt màu hoặc viên sỏi vào lọ có nắp vặn. Cách tiến hành 10 - Cô cho trẻ mỗi trẻ lấy một lọ có nắp vặn như: lọ sữa ensure nước, chai nước khoáng hoặc nước ngọt bằng nhựa...cho trẻ lắc và hỏi trẻ: Khi lắc lọ các con thấy như thế nào? Vì sao cái lọ lại phát ra âm thanh? Nhìn xem trong lọ có gì? Làm sao để lấy những hạt trong lọ ra được? Cô khuyến khích cho trẻ tự mở nắp lọ, trẻ nào không làm được cô làm mẫu cho trẻ xem: Một tay cô cầm vào thân lọ thật chặt, tay kia cô dùng các ngón tay và vặn tròn sao cho nắp lọ được lỏng và mở ra được khỏi cái lọ. - Cô khuyến khích trẻ tự lấy hạt màu hoặc sỏi trong lọ ra. Cho trẻ chơi bỏ vào lấy ra, chơi đóng vặn nắp lọ, xếp chồng, xếp cạnh các lọ với nhau. Ví dụ: Mở nắp hộp bánh Mục đích: Cải thiện sự làm chủ vận động tinh. Sự phối hợp hai bàn tay, sự rắn rỏi bàn tay và sự xoay cổ tay. Mở nắp lọ nhỏ không trợ giúp. Chuẩn bị: Hộp có nắp để mở, bánh kẹo. Cách tiến hành - Để hộp trên bàn trước mặt trẻ. Cô gây chú ý của trẻ bằng cách đu đưa bánh kẹo mà trẻ thích trong tầm nhìn của trẻ. - Khi nắm bắt được sự chú ý của trẻ, cô mở nắp một trong các hộp và để bánh kẹo vào trong. Cô đóng nhẹ cái nắp. - Cho trẻ một cái hộp và ra hiệu cho trẻ mở nắp lọ bằng cách bắt chước hành động với bàn tay cô. Sau đó cô để bàn tay trẻ trên lọ một cách thích hợp và giúp trẻ mở nắp để lấy bánh kẹo. - Lặp lại bài tập này với những lọ khác. Giảm sự trợ giúp của cô cho tới khi trẻ tự mở một mình. Cô nên kiểm tra mỗi lần đóng mở nắp không được đóng chặt quá. 3.5. Biết tự mặc và cởi những quần áo đơn giản: - Trẻ ở tuổi này rất thích tự mặc quần áo và cởi quần áo theo ý mình, cho dù những kỹ năng này của trẻ còn vụng về. Thực tế thì mặc và cởi quần áo của chính mình hay của búp bê là cách để trẻ rèn luyện kỹ năng phối hợp bàn tay và ngón tay. 11 - Cô nên tạo điều kiện và cơ hội cho bé thực tập kỹ năng này. Nếu việc thay những bộ đồ nhỏ xíu cho búp bê là quá khó và khiến trẻ khó có thể thực hiện được, cô hãy cho trẻ thay những chiếc áo choàng rộng hay áo thun cho gấu bông. Cô có thể nhờ phụ huynh may búp bê vải hình người và vài bộ quần áo thay cho búp bê để trẻ chơi. Có khi cô sẽ ngạc nhiên vì sự kết hợp thời trang rất đặc biệt của trẻ. - Cô cũng có thể tái sử dụng quần áo cũ mà mình xin được từ nhiều phụ huynh cho trẻ chơi, để trẻ có thể mặc vào cởi ra thoải mái. Về kỹ năng tự mặc quần áo ở tuổi này, trẻ sẽ thao tác tốt nhất với các loại quần lưng thun, áo chui đầu, giày lười vì những loại này dễ mặc dễ mang hơn các loại trang phục khác. Nhớ đừng đưa cho trẻ cả đống quần áo một lúc mà hãy giới thiệu với trẻ từng loại một, từ dễ mặc nhất đến khó dần lên. Ví dụ: Cho trẻ tập mặc quần Mục đích: Nâng cao khả năng khéo léo của vận động tinh, kỹ năng phối hợp giữa bàn tay và ngón tay. Chuẩn bị: Mỗi trẻ một quần sọt lưng thun Cách tiến hành - Cô gọi một trẻ lên mặc quần lên mặc cho các bạn xem. Cùng với lời giải thích của cô: giũ quần và để ra trước mặt cho ngay ngắn, phần lưng thun quay về phía mình, 2 ống quần quay ra phía ngoài, xỏ từng chân một vào ống quần, chân trái xỏ vào ống bên trái, chân phải xỏ vào ống bên phải. Sau khi xỏ chân vào 2 ống quần xong đứng lên kéo lưng quần lên, kéo phía trước và phía sau lưng quần sao cho ngay ngắn. - Cô cho trẻ luyện tập bằng cách mặc quần cho búp bê. Sau đó, đến giờ thay đồ cô cho trẻ tự mặc quần cho mình 3.6. Tập cầm bút và vẽ Hãy khích lệ những nét vẽ nguệch ngoạc đầu tiên ấy của trẻ và giúp trẻ học một kỹ năng hoàn toàn mới vô cùng quan trọng cho cả cuộc đời bé sau này. Cầm bút vẽ là là tập hợp các kỹ năng vận động tinh tế gồm có cầm nắm, giữ và 12 điều khiển; kỹ năng này giúp thúc đẩy thị giác và khai thông trí tưởng tượng tuyệt vời của con trẻ. Để khích lệ trí tưởng tượng và kỹ năng cầm bút vẽ của trẻ, hãy trải một tấm giấy to, dày và tốt nhất nên cố định bằng cách dán lên mặt bàn hoặc sàn để bé tự do sáng tác bức tranh của mình và cô thì không phải sựo vì trẻ vẽ lên bàn hay treeb sàn nhà. Cô chỉ cần cho trẻ vài cây chì sáp to hoặc bút lông xoá được dễ cầm với vài màu sắc cơ bản là đủ để trẻ bắt đầu "sự nghiệp" vẽ vời của mình. Nếu trẻ không hứng thú với kiểu vẽ “nghiêm túc” này, cô hãy thử một cách khác như cho bé vẽ phấn màu an toàn không tạo bụi trên sân ngoài trời, vẽ trên giá thay vì đặt trên nền phẳng chẳng hạn. Cô cũng đừng quên cho trẻ tập vẽ với ngón tay nữa nhé. Kỹ năng cầm bút rất quan trọng, nhưng tập vẽ bằng ngón tay cũng giúp luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ và đó cũng là một bài thể dục đầy sáng tạo. Nếu trẻ thấy mệt với chuyện vẽ vời, cô hãy thử cho trẻ chơi trò in dấu xem sao. Ngoài in dấu tay hay dấu chân, cô và trẻ còn có thể dùng rất nhiều thứ như lá cây, cánh hoa hay miếng cà rốt khía hoa để làm con dấu. 4. Hiệu quả * Khả năng áp dụng Các biện pháp trên tôi đã áp dụng tại lớp của mình trong suốt năm học này và nhận thấy rằng, có thể áp dụng rộng rãi đại trà trong các hoạt động giáo dục chăm sóc trẻ, không chỉ ở độ tuổi 25-36 tháng mà còn có thể áp dụng cho các lứa tuổi khác trong các trường mầm non. * Đối với giáo viên - Tôi luôn tổ chức và tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động với đồ vật dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp trẻ phát triển nhiều hơn trong vận động tinh. - Ngoài phát triển vận động tinh thông qua hoạt động với đồ vật, còn có thể lồng ghép, đan xen với các hoạt động khác như: tạo hình (xé, nặn, tập cầm bút và tô màu...), âm nhạc (tập cuộn bàn tay để múa, gõ các dụng cụ âm nhạc, tập đánh đàn bằng các ngón tay...) 13 * Đối với trẻ - Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các họat động với đồ vật một cách mạnh dạn, tự tin, không gò bó. Trẻ chủ động, tự mình lấy những đồ dùng đồ chơi cần thiết cho hoạt động. - Trẻ được tham gia vào nhiều các hoạt động khác nhau nên kĩ năng mà trẻ lĩnh hội được phong phú và bền vững, giúp trẻ phát triển tốt hơn về khả năng vận động đặc biệt là vận động tinh. Bảng khảo sát đầu năm về khả năng hoạt động với đồ vật c a trẻ Số trẻ trong lớp là: 31 trẻ STT Biện pháp thực hiện 1 Biết chơi các con vật có dây kéo Số trẻ 10/31 Tỉ lệ 32% 2 Thực hiện bài tập về các ngón tay 8/31 25,8% 3 Biết sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm 31/31 0% 4 Biết đóng mở các loại nắp vặn 8/31 25,8% 5 Biết tự mặc và cởi những quần áo đơn giản 5/31 16% 6 Tập cầm bút và vẽ 31/31 0% Bảng khảo sát cuối năm về khả năng hoạt động với đồ vật c a trẻ STT Biện pháp thực hiện 1 Biết chơi các con vật có dây kéo Số trẻ 31/31 Tỉ lệ 100% 2 Thực hiện bài tập về các ngón tay 31/31 100% 3 Biết sử dụng đất nặn để tạo ra sản phẩm 27/31 87% 4 Biết đóng mở các loại nắp vặn 30/31 96,7% 5 Biết tự mặc và cởi những quần áo đơn giản 25/31 80,6% 6 Tập cầm bút và vẽ 25/31 80,6% III/ KẾT LUẬN - Cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với đồ vật nếu không gây nguy hiểm và dạy cho trẻ hành động đúng với đồ vật ấy. 14 - Phải tạo ra cho trẻ nhiều đồ chơi để trẻ có thể hành động với chúng như là đồ vật thật, đặc biệt là các loại đồ chơi chứa đựng nhiều thao tác, kích thích trẻ hành động, giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ thuận lợi. Tóm lại, hoạt động với đồ vật luôn hấp dẫn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ ngắm nghía, sò mó, cầm lấy chúng, gõ đập lắc…Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của các cử động, vận động của trẻ. Trên cơ sở phát triển các giác quan và sự hấp dẫn của đồ chơi (màu sắc, hình dạng, tiếng kêu, sự vận động của đồ chơi…) trẻ có mong muốn cầm nắm lấy đồ chơi nên thường có những vận động kéo theo như xoay người, giơ tay theo hướng đồ chơi…Khi trẻ đã cầm nắm được đồ chơi, trẻ thường có những thao tác với đồ chơi như: xoay, vặn, tháo lắp, bóp, gõ… sẽ góp phần phát triển cử động, vận động khéo léo của các ngón tay, rồi đến sự phối hợp của các vận động. 1. Bài học kinh nghiệm - Là một giáo viên mầm non phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai trò trách nhiệm của cái tên người mẹ thứ 2 của trẻ. Thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình say mê công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ. - Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tự làm các việc phù hợp với khả năng của trẻ. Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật. - Tăng cường làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, hấp dẫn phục vụ các hoạt động cho trẻ. - Chúng ta cần kết hợp tốt chặt chẽ nhà trường và gia đình để chăm sóc nuôi dạy trẻ theo kiến thức khoa học. Có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu được tiếp nhận ở độ tuổi này đều có ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ sau này. 2. Kiến nghị * Đối với trường: - Nên tổ chức các buổi dự giờ để nhân rộng tiết hướng dẫn kỹ năng cho trẻ. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập, tập huấn ở các tỉnh, huyện thành phố lớn 15 - Bổ sung thêm cơ sở vật chất, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động với đồ vật. * Đối với giáo viên: - Thường xuyên tổ chức các hoạt động với đồ vật vừa sức phù hợp với trẻ - Quan tâm theo dõi hành động kịp thời uốn nắn trẻ và tạo cơ hội trẻ thực hành trải nghiệm. Tân Lập, ngày 24 tháng 3 năm 2015. NGƯỜI VIẾT Phan Thị Hồng Hạnh 16 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất