Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao kết quả học tập phân môn luyện từ và câu thôn...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao kết quả học tập phân môn luyện từ và câu thông qua việc sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho học sinh lớp 3

.PDF
38
468
74

Mô tả:

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG “Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu thông qua việc sử dụng Kĩ thuật Khăn trải bàn cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hoà”. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHA TRANG TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỚC ĐỒNG ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG “Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu thông qua việc sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Phước Đồng – thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà” Tên tác giả: Đặng Thị Miên GVCN lớp 3/3 Kèm theo: 7 phụ lục của đề tài NĂM HỌC : 2014 - 2015 2 MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI GIỚI THIỆU Hiện trạng Giải pháp thay thế Vấn đề nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu PHƯƠNG PHÁP Khách thể nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu Đo lường và thu thập dữ liệu PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bàn luận KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐỀ TÀI 1. Phụ lục 1: Kế hoạch bài học (6 bài soạn sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn). 2. Phụ lục 2: Đề kiểm tra và đáp án trước tác động. 3. Phụ lục 3: Đề kiểm tra và đáp án sau tác động. 4. Phụ lục 4: Bảng điểm trước và sau tác động của học sinh 5. Phụ lục 5: Ảnh chụp học sinh tham gia học 6. Phụ lục 6: Bài kiểm tra trước tác động của học sinh. 7. Phụ lục 7: Bài kiểm tra sau tác động của học sinh Trang 4 5 6 6 10 10 10 10 10 11 12 12 14 14 16 17-37 Đóng tập Đóng tập 3 TÊN ĐỀ TÀI “Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu thông qua việc sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hoà”. Người nghiên cứu: Đặng Thị Miên Đơn vị: Trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hòa TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đổi mới Phương pháp dạy học đang là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam nói chung và của giáo dục Tiểu học nói riêng nhằm giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Trong quá trình dạy học việc rèn luyện tư duy thích hợp được chú trọng ở tất cả các môn học. Trong đó môn Tiếng Việt được xác định là một môn học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp cho các các em một số tri thức sơ giản về từ, câu, dấu câu. Học sinh lĩnh hội được kiến thức trên thông qua hệ thống các bài tập. Như vậy, sách giáo khoa đã tạo điều kiện để giáo viên, học sinh thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động, mỗi học sinh đều được làm việc đều được bộc lộ mình và phát triển. Đây cũng chính là ưu điểm của Kĩ thuật khăn trải bàn. Phân môn Luyện từ và câu có ba dạng bài mở rộng vốn từ với một lượng bài tập khá lớn. Các bài tập về mở rộng vốn từ vừa giúp học sinh hình thành kiến thức cần thiết về từ qua các chủ điểm, vừa rèn luyện kĩ năng giao tiếp một cách sinh động. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cũng như kĩ thuật dạy học tích cực được áp dụng trong giảng dạy. Giải pháp của tôi là sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn để nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu. Việc sử dụng kĩ thuật này đã góp phần tác động tốt đến kết quả học tập môn Luyện từ và câu của học sinh, một môn học tương đối khó đối với các em. 4 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 3/3, 3/4 trường tiểu học Phước Đồng- Nha Trang. Lớp 3/3 là lớp thực nghiệm, 3/4 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện các giải pháp thay thế khi dạy các bài 4; 11; 15; 22; 24; 26. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Nhóm thực nghiệm rất hứng thú với môn học, các em biết tìm đúng các từ ngữ theo chủ điểm, kiến thức thu được rất chắc chắn. Mặt khác các em được chia sẻ những hiểu biết cá nhân, thể hiện được các kĩ năng hợp tác, tương tác giữa các bạn trong nhóm, bổ sung kiến thức cho nhau. Vì vậy, kết quả học tập của học sinh được nâng cao. Còn lớp đối chứng, các em vẫn học đầy đủ, tuy nhiên không tích cực bằng lớp thực nghiệm, các kiến thức tiếp thu thụ động, các em vẫn chờ đợi sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,53; điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng là 7,25. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,00005 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng áp dụng kĩ thuật Khăn trải bàn trong dạy học phân môn Luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập cho học sinh lớp 3/3 Trường tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hòa. GIỚI THIỆU Trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3, các kiến thức được hình thành thông qua hệ thống bài tập. Học sinh phải hoàn thành nhiều bài tập trong một tiết học nên dễ dẫn đến nhàm chán, không hứng thú và mất tập trung. Vì vậy việc thay đổi các hình thức hoạt động khác nhau: làm việc cá nhân, nhóm như kĩ thuật khăn trải bàn sẽ tạo hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Thông qua đấy các em được trải nghiệm, chia sẻ thông tin, tương tác trong nhóm, giúp việc lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. Kĩ thuật khăn trải bàn đã khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm, đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ và viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa 5 hoạt động các nhân và hoạt động nhóm. Từ đó, các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của các thành viên, do đó các em có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, phát biểu ý kiến trong nhóm, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như giữ được trật tự lớp học. HIỆN TRẠNG Qua dự giờ thăm lớp và nắm bắt tình hình tôi thấy phần lớn giáo viên dạy Luyện từ và câu chủ yếu bằng phương pháp giảng giải và hỏi đáp. Còn học sinh thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà giáo viên truyền đạt, về nhà học thuộc lòng những nội dung ghi nhớ trong sách giáo khoa. Vì vậy, các em nắm được kiến thức nhưng không bền vững, nhanh quên và không vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa quan tâm đến việc thay đổi các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp. Chưa áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, việc giảng dạy còn diễn ra đơn điệu một chiều, học sinh chưa thực sự là trung tâm của quá trình dạy học. Với cách dạy như thế nên học sinh cũng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, thiếu sự động não, tích cực trong học tập. Để thay đổi hiện trạng trên tôi chọn đề tài Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu thông qua việc sử dụng kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn để nghiên cứu thay thế phương pháp dạy học truyền thống. GIẢI PHÁP THAY THẾ Kĩ thuật Khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. Mục tiêu: -Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh. -Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. -Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh. 6 Tác dụng đối với học sinh: -Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau. -Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề -Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác. -Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa. -Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. -Nâng cao hiệu quả học tập. Cách tiến hành -Chia học sinh thành các nhóm 4 hoặc 6 HS và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao (bảng nhóm). Trên tờ giấy Ao chia thành 4 hoặc 6 phần như sau: Ý kiến cá nhân Ý kiến cá nhân Ý kiến chung của cả nhóm Ý kiến cá nhân Ý kiến cá nhân Bước 1: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi / nhiệm vụ theo cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ Ao. Bước 2: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và thư kí viết vào phần chính giữa khăn trải bàn. Ví dụ1.Bài 4: Từ ngữ về gia đình. Bài 1/33: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. -GV chia lớp thành các nhóm 4 học sinh. Mỗi em tìm và viết vào ô cá nhân từ ngữ chỉ gộp những người thân trong gia đình. Sau đó cả nhóm thảo luận ghi ý chung vào ô giữa khăn trải bàn. 7 Cách tiến hành: -Chia HS thành các nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao hoặc bảng nhóm. Trên tờ giấy chia thành 4 phần như sau: Ông bà, cha mẹ Chú thím, cậu mợ Ông bà, cha mẹ, anh chị, chú thím, cậu mợ,dì dượng Anh chị Dì dượng Ví dụ 2. Bài 11: Từ ngữ về quê hương Bài : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương hoặc chỉ tình cảm đối với quê hương.. Cây đa Giếng nước Cây đa, dòng sông,yêu quý,giếng nước Dòng sông Yêu quý Ví dụ 3. Bài 15: Từ ngữ về dân tộc. Bài 1: Viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. Chăm, ê-đê Dao, giarai Chăm,ê-đê, tày, nùng,dao,gia-rai Mường Mường Tày, nùng 8 Ví dụ 4.Bài 22: Từ ngữ về sáng tạo. Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ trí thức; hoạt động của trí thức. Nhà bác học, bác sĩ Giáo viên Nhà bác học, Kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, dược sĩ Kĩ sư Dược sĩ Ví dụ 5. Bài 24: Từ ngữ về nghệ thuật. Bài 1: Tìm những từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật, chỉ hoạt động nghệ thuật, chỉ môn nghệ thuật. Ví dụ 6. Bài 26: Từ ngữ về lễ hội. Bài 2: Tìm tên một số lễ hội mà em biết. Một số đề tài liên quan: -Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực – NXB ĐHSP -Mô đun TH16 (Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học): Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học (có kĩ thuật khăn trải bàn). -Đề tài: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong môn Công nghệ 6 Các tài liệu trên còn chung chung do vậy, tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực “Khăn trải bàn” trong môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3/3 nên tôi tiến hành ngiên cứu này. 9 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việc vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn có nâng cao kết quả học tập môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3/3 Trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang - Khánh Hòa hay không? GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Có. Việc vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn sẽ nâng cao kết quả học tập môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3/3 Trường Phước Đồng- Nha Trang - Khánh Hòa. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Tôi lựa chọn lớp 3/3 và 3/4 trường tiểu học Phước Đồng tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 3/3 nên thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. * Giáo viên: 1. Đặng Thị Miên – GV dạy lớp 3/3 – Lớp thực nghiệm 2. Trần Thị Thu Lan – GV dạy lớp 3/4 – Lớp đối chứng Hai giáo viên dạy hai lớp 3/3; 3/4 có tuổi đời, tuổi nghề tương đương nhau và đều là giáo viên giỏi cấp trường nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. *Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về ý thức học tập, về số lượng học sinh (40 em/ lớp), số lượng học sinh nữ ở lớp 3/3 là 15/40 em, lớp 3/4 là 16/40 em, đa số các em ở hai lớp đều tập trung ở các thôn Phước Tân, Phước Điền, Phước Lợi gần điểm trường chính. Giáo viên chủ nhiệm ở hai lớp đều là những người có nhiều năm trong giảng dạy với bề dày kinh nghiệm. Chất lượng học sinh giỏi, khá của năm học trước cũng tương đương nhau. 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn hai nhóm nguyên vẹn: Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm (3/3) và nhóm 2 là nhóm đối chứng (3/4), mỗi nhóm có số học sinh là 40 em. Tôi dùng 10 bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm tương đương nhau. Sau đó tôi dùng bài kiểm tra sau tác động và lấy điểm, kết quả cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước và sau khi tác động. Kết quả: Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TB 6,73 6,63 p= 0,41 p = 0,41 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Nhóm Kiểm tra trước TĐ Thực nghiệm O1 Tác động Sử dụng kĩ thuật dạy KT sau TĐ O3 học Khăn trải bàn Đối chứng O2 Không sử dụng kĩ thuật O4 dạy học Khăn trải bàn Thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Cô Trần Thị Thu Lan dạy Lớp đối chứng (3/4): Thiết kế kế hoạch bài học không soạn theo hình thức dạy học Kĩ thuật Khăn trải bàn, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Cô Đặng Thị Miên dạy Lớp thực nghiệm (3/3): Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. * Tiến hành dạy thực nghiệm: 11 Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 3. Thời gian thực nghiệm Ngày Môn/Lớp Tiết theo Tên bài dạy PPCT 23/9/2014 LTVC ( 3/3;3/4) 4 Từ ngữ về gia đình 11/11/2014 LTVC ( 3/3;3/4) 11 Từ ngữ về quê hương 9/12/2014 LTVC ( 3/3;3/4) 15 Từ ngữ về dân tộc 3/2/2015 LTVC ( 3/3;3/4) 22 Từ ngữ về sáng tạo 3/3/2015 LTVC ( 3/3;3/4) 24 Từ ngữ về nghệ thuật 17/3/2015 LTVC ( 3/3;3/4) 26 Từ ngữ về lễ hội 4. Đo lường và thu thập dữ liệu. Gồm bài kiểm tra trước tác động và bài kiểm tra sau tác động với đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận của một bài kiểm tra 1 tiết thông thường. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tiến hành kiểm tra 1 tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Ngày Nội dung thực hiện 22/09/2014 Khảo sát trước tác động Địa điểm Lớp 3/3; 3/4 Sáng 24/9/2014 Chấm khảo sát trước tác Văn phòng trường TH Phước Chiều động Đồng. 20/3/2015 Khảo sát sau tác động Lớp 3/3; 3/4 Sáng 20/3/2015 Chấm khảo sát trước tác Văn phòng trường TH Phước động Đồng 12 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 7,25 8,53 Độ lệch chuẩn 1,50 1,26 Giá trị P của T- test 0,00005 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,85 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả P = 0,00005 cho thấy: sự chênh lệch giữa diểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (8,53- 7,25) : 1,50 = 0,85. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =0,85 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn đến chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu thông qua việc sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Phước Đồng - Nha Trang- 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Trước TĐ Sau TĐ Khánh Hoà” đã được kiểm chứng. Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 13 BÀN LUẬN Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,53; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,25. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,26. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cộng cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,85. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p=0,00005 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế: Khi vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn vào giảng dạy vẫn còn một số hạn chế như: -Cần phải lựa chọn bài tập, câu hỏi dạng mở, không phải bài tập nào cũng áp dụng được. -GV cần có thời gian chuẩn bị bảng nhóm, phiếu học tập. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận: Kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn được vận dụng vào phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3/3 trường Tiểu học Phước Đồng- Nha Trang - Khánh Hoà đã giúp HS phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó các em nhận thấy được những điều đã học từ môn Luyện từ và câu là rất cần thiết, bổ ích cho bản thân và hỗ trợ cho việc học tập các môn học khác tốt hơn. Vì thế, kết quả học tập của học sinh được nâng cao. 14 * Khuyến nghị: Đối với cấp lãnh đạo: - Cần đầu tư thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học để giáo viên giảng dạy tốt hơn. - Tiếp tục khuyến khích mở chuyên đề dạy học về sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào các môn học khác để giáo viên có cơ hội học hỏi. Đối với giáo viên: -Tiếp tục nghiên cứu vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy ở các môn học nhằm nâng cao chất lượng, rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các cấp lãnh đạo cũng như đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phương pháp dạy học các môn học Lớp 3. - SGK, SGV Tiếng Việt 3. - Tài liệu Tập huấn về Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho giáo viên cốt cán cấp Tỉnh/ thành phố. - Tài liệu: Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.(NXB ĐHSP) - Tài liệu: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – nhà xuất bản đại học sư phạm Dự án Việt Bỉ) 16 PHỤ LỤC ĐỀ TÀI KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 4: Ngày dạy: 23 / 9 /2014. Luyện từ và câu Từ ngữ về gia đình. Ôn tập câu Ai là gì? I.Mục tiêu: - Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. - Xếp được các thành ngữ ,tục ngữ vào nhóm thích hợp . - Đặt được câu kiểu câu: Ai cái gì, con gì ) là gì? Câu a,b c) II. Đồ dùng dạy- học: GV : chuẩn bị 10 bảng nhóm kẻ sẵn Khăn trải bàn. HS :vở III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - 2 HS lên làm bài tập 1 và 3 tiết luyện từ và câu tuần 3 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1 Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về gia đình. Cách tiến hành: Dùng kĩ thuật Khăn trải - 1 HS nêu YC bài tập - 1 HS nêu mẫu. bàn - GV giúp HS hiểu thế nào là từ ngữ chỉ gộp chỉ 2 người ) Anh chị - GV chia nhóm, hướng dẫn hs làm bài - GV nhận xét Cậu mợ Anh chị, ông bà,cô chú, cậu mợ Ông bà Cô chú - 1 HS nêu nội dung bài. - Cho HS làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên bảng lớp. HS nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn hsinh làm bài tập 2 Mục tiêu: HS biết xếp các câu vào ô trống thích hợp. Cách tiến hành:- HS làm theo cặp -GV nhận xét Đáp án: SGV / 97 ). Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập -1 HS nêu yêu cầu bài -HS nêu câu mẫu: Ai là gì? - HS trao đổi theo cặp. 17 tập 3 Mục tiêu: Tiếp tục ôn kiểu câu Ai (cái gì, con gì) là gì? Cách tiến hành:- GV mời 1 HS làm mẫu. - GV ghi nhanh từng câu lên bảng . - HS nối tiếp nhau . - HS làm vào vở. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Dặn HS học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ -CBB: Tuần 5 -Nhận xét tiết học RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ............................................................................................................................................... ......... ... .......................................................................................................................................... ........ 18 Tuần 11 Ngày dạy: 11 / 11 / 2014 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUÊ HƯƠNG . ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ ? I. MỤC TIÊU  Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1)  Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2)  Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? Và tìm được câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc Làm gì? (BT3)  Đặt được 2-3 câu theo mậu Ai làm gì? Với 2-3 câu từ ngữ cho trước (BT4) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC  10 Bảng phụ bài tập 1 kẻ khung khăn trải bàn.  Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU . 1.KTBC - HS1 làm lại bài tập sau: Hãy chỉ ra sự so sánh trong câu thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Thanh Hải) - HS2, HS 3: Dùng các thành ngữ sau đặt câu có hình ảnh so sánh: nhanh như sóc; chậm như rùa. -Các HS khác theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét bài cũ. 2. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương, - Nghe GV giôùi thieäu baøi. sau đó ôn tập lại mẫu câu Ai làm gì? 2.2. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương Bài 1: -1 HS nêu yêu cầu đề - Goïi HS ñoïc ñeà baøi . - 1 HS ñoïc thaønh tieáng, caû lôùp ñoïc thaàm laïi. - Ñoïc baøi. - Treo baûng phuï cho HS ñoïc caùc töø ngöõ - Baøi yeâu caàu xeáp töø thaønh 2 baøi ñaõ cho. nhoùm, nhoùm 1 chæ söï vaät ôû 19 - Baøi yeâu caàu chuùng ta xeáp töø ngöõ ñaõ queâ höông, nhoùm 2 chæ tình caûm cho thaønh maáy nhoùm, moãi nhoùm coù yù ñoái vôùi queâ höông. nghóa nhö theá naøo? - HS thi laøm baøi nhanh. Ñaùp aùn: +Chæ söï vaät ôû queâ höông: caây - Chia lôùp thaønh 4 nhoùm , yeâu caàu caùc ña, doøng soâng, con ñoø, maùi nhoùm thi laøm baøi nhanh. HS cuøng moät ñình, ngoïn nuùi, phoá phöôøng. nhoùm tieáp noái nhau vieát töø vaøo doøng + Chæ tình caûm ñoái vôùi queâ thích hôïp trong baûng, moãi HS chæ vieát 1 töø. höông: Gaén boù, nhôù thöông, Nhoùm naøo xong tröôùc vaø ñuùng thì thaéng yeâu quí, thöông yeâu, buøi nguøi, cuoäc. töï haøo. - Tuyeân döông nhoùm thaéng cuoäc, yeâu caàu - HS coù theå neâu: maùi ñình, buøi HS ñoïc laïi caùc töø sau khi ñaõ xeáp vaøo nguøi, töï haøo,… baûng töø. - Giuùp HS hieåu nghóa caùc töø khoù hieåu, GV cho HS neâu caùc töø maø caùc em khoâng hieåu nghóa, sau ñoù giaûi thích cho HS hieåu, tröôùc - 1 HS ñoïc toaøn boä ñeà baøi, 1 HS khi giaûi thích coù theå cho HS trong lôùp neâu khaùc ñoïc ñoaïn vaên. caùch hieåu veà töø ñoù. - 1 HS ñoïc. Baøi 2 - Yeâu caàu HS ñoïc ñeà baøi. - Yeâu caàu HS khaùc ñoïc caùc töø trong ngoaëc ñôn. - GV giaûi nghóa caùc töø ngöõ: queâ quaùn, giang sôn, nôi choân rau caét roán. - Yeâu caàu HS töï laøm baøi, sau ñoù goïi ñaïi dieän HS traû lôøi. - Chöõa baøi: Coù theå thay baèng caùc töø ngöõ nhö: queâ quaùn, queâ cha ñaát toå, nôi choân rau caét roán. 2.3. OÂn taäp maãu caâu Ai laøm gì? Baøi 3 - Yeâu caàu HS ñoïc ñeà baøi. - Baøi taäp yeâu caàu chuùng ta laøm gì? - Nghe GV giaûi thích veà nghóa cuûa töø khoù. - 2 ñeán 3 HS traû lôøi, HS khaùc theo doõi vaø nhaän xeùt, boå sung - 1 HS ñoïc ñeà baøi, 1 HS ñoïc laïi ñoaïn vaên. - Baøi taäp yeâu caàu chuùng ta tìm caùc caâu vaên ñöôïc vieát theo maãu Ai laøm gì? coù trong ñoaïn vaên, sau ñoù chæ roõ boä phaän caâu traû lôøi caâu hoûi Ai? boä phaän caâu traû lôøi caâu hoûi Laøm gì? - 2 HS laøm baøi treân baûng lôùp, HS döôùi lôùp laøm baøi vaøo vôû, sau ñoù nhaän xeùt baøi laøm cuûa baïn treân baûng. - Yeâu caàu HS ñoïc kó töøng caâu trong ñoaïn vaên tröôùc khi laøm baøi. Goïi 2 HS leân baûng laøm baøi, caû lôùp laøm baøi vaøo vôû baøi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất