Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng giữa học kỳ...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng giữa học kỳ bằng việc sử dụng công cụ ở phòng giáo dục và đào tạo khánh sơn và các trường tiểu học trực thuộc.

.DOC
10
43
50

Mô tả:

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ BẰNG VIỆC SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ Ở PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN VÀ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỰC THUỘC Tóm tắt đề tài Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống là việc làm tất yếu và cần thiết. Đối với ngành Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) nói chung thì việc ứng dụng công nghệ thông tin bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định trong công tác quản lý cũng như giảng dạy, học tập làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao hơn cho tiết học. Ngược lại ngành GD&ĐT đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT phát triển. Nhờ việc ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý và giảng dạy nên mọi thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác; Thực tế ở bậc Tiểu học của ngành Giáo dục Khánh Sơn thì hiện nay việc báo cáo thống kê chất lượng học sinh được thực hiện 4 lần/năm, trong đó ở hai thời điểm cuối học kỳ 1 và cả năm thì đã sử dụng phần mềm thống kê chạy online của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên trang web: http://eqms.eos.edu.vn/ để thống kê dữ liệu, còn lại hai thời điểm giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 thì đa số đều thực hiện việc thống kê số liệu qua các bảng tính theo cách thủ công nên mất rất nhiều thời gian và có khi số liệu chưa hoàn toàn chính xác cũng như việc định dạng các biểu mẫu không được đẹp mắt; Hòa chung với xu thế phát triển của thời đại cũng như nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới quản lý của ngành Giáo dục Khánh Sơn đồng thời để giúp cho việc thống kê chất lượng giữa học kỳ ở bậc Tiểu học được thuận lợi nên tôi nhận thấy việc áp dụng những thành tựu CNTT vào thực tiễn là một việc làm rất hợp lý và cấp thiết vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài và đưa ra giải pháp là: "Nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng giữa học kỳ bằng việc sử dụng bộ công cụ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn và các trường Tiểu học trực thuộc". 1 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nghiên cứu này được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Nhóm 4 trường Tiểu học, Tiểu học và Trung học cơ sở cánh Tây (TH&THCS Thành Sơn, TH Sơn Lâm, TH Sơn Bình, TH Sơn Hiệp) và nhóm 4 trường Tiểu học, Tiểu học và Trung học cơ sở cánh Đông của huyện Khánh Sơn (TH&THCS Ba Cụm Nam, TH Ba Cụm Bắc, TH Sơn Trung, TH thị trấn Tô Hạp). Nhóm các trường cánh Đông là nhóm thực nghiệm và nhóm các trường cánh Tây là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế là sử dụng bộ công cụ khi thống kê chất lượng giữa học kỳ 2. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,0; điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là 5,8. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng bộ công cụ sẽ nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn và các trường trực thuộc. Giới thiệu Trước đây việc thống kê chất lượng Tiểu học được tiến hành thủ công: kẻ các biểu bảng rồi nhập điểm và tính tỷ lệ phần trăm bằng tay… thì việc thực hiện chậm, lưu trữ khi cần tìm lại kho khăn, nếu nhập sai sẽ phải tẩy xóa không đẹp mắt. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì chiếc máy tính và phần mềm Microsoft Office có tích hợp Microsoft Excel đã tạo ra những bảng tính dễ căn chỉnh định dạng theo mẫu, sử dụng các công thức tính toán được thiết lập sẵn nên khi có sự thay đổi giá trị số thì việc thống kê sẽ tự động được thay đổi theo, các chức năng trích chọn dữ liệu Data Validation giúp cho việc chọn nhập dữ liệu tránh nhầm lẫn, chức năng Hyprelink giúp cho việc liên kết được dễ dàng, việc tính toán hoàn toàn sử dụng công thức để tính tự động… góp phần nâng cao hiệu quả việc tính toán, thống kê số liệu. Tại các trường Tiểu học, Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn, đa số cán bộ, giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn bài và soạn thảo văn bản, tạo các bảng biểu đơn giản. Số CBQL biết sử dụng phần mềm Microsoft Excel chiếm khoảng 70% nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc biết nhập số liệu và một số ít biết tạo các bảng biểu theo mẫu chứ chưa biết sử dụng phối hợp các công thức để tạo lập các bảng tính theo ý và xây dựng các bộ công cụ phục vụ cho thống kê được nhanh và thuận tiện. 2 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Qua việc theo dõi và khảo sát trước tác động, tôi thấy các đồng chí CBQL chỉ sử dụng các bảng biểu có sẵn rồi nhập số liệu vào và tính toán một cách thủ công trong đó có người còn phải sử dụng song song cùng máy tính bỏ túi cá nhân cùng với chiếc máy vi tính để tính toán các phép tính đơn giản. Khi việc thống kê mà không có biểu mẫu Excel sẵn thì có người còn quen thiết kế trên Microsoft Word nên việc định dạng bảng tính và thống kê lại càng khó hơn. Trước thực tế như trên, để thay đổi hiện trạng này tôi đã đưa ra đề tài sử dụng bộ công cụ để nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ. Giải pháp thay thê Xây dựng bộ công cụ bằng cách * Sử dụng phần mềm Excel để thiết lập bảng tính Phần mềm Excel trong bộ Microsoft Office được sử dụng để thiết lập bảng tính hết sức nhanh gọn và rất dễ định dạng, căn chỉnh bảng tính hợp lý đẹp mắt theo các biểu mẫu quy định. Tất cả các Bảng tổng hợp trong Bộ công cụ này đều chứa rất nhiều cột trên mỗi trang nên chỉ có sử dụng Excel mới chỉnh được theo ý muốn. * Sử dụng các hàm liên quan để thiết lập công thức tính toán khi xây dựng Bộ công cụ - Hàm Sum để tính tổng số học sinh của các ô trên cùng một cột trong bảng tính và tổng số học sinh của các ô ở các Sheet với nhau; - Hàm Countif để đếm số ô thỏa điều kiện được sử dụng khi thiết lập Sheet kiểm tra kết quả dữ liệu; - Hàm If để đưa ra điều kiện cần thỏa mãn cho kết luận về kết quả kiểm tra ở Sheet kiểm tra kết quả dữ liệu; - Hàm Round để làm tròn số liệu (chỉ 1 chữ số ở phần thập phân) được áp dụng tại các ô tính tỉ lệ phần trăm học sinh ở mỗi bảng tổng hợp; - Sử dụng kết hợp các phép tính +; -; *; / vào việc thiết lập công thức để thống kê, tính toán số liệu trên cùng 1 Sheet cũng như liên kết giữa các Sheet với nhau trong Bộ công cụ; 3 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng * Sử dụng một số ứng dụng khác của phần mềm Excel để xây dựng hoàn thành Bộ công cụ - Giới hạn vùng cuộn của bảng tính được sử dụng ở Sheet trang chính nhằm cố định phạm vi hiển thị của các nút lệnh điều khiển; - Tạo các ô có sử dụng comment để thêm chú thích cho người sử dụng được sử dụng ở Sheet Nhập khai báo; - Khóa (protect) các Sheet, Workbook để tránh làm mất công thức, định dạng bảng tính hay thêm bớt cấu trúc gây lỗi cho Bộ công cụ không chạy đúng (tất cả các Sheet trong bộ công cụ đều đã được khóa); - Dùng các nút lệnh điều khiển có gắn sẵn Hyperlink để khi kích chuột vào đây thì sẽ chuyển về công việc cần làm đúng theo tên ở nút lệnh (sử dụng ở Sheet trang chính và tất cả các Sheet còn lại); - Dùng Validation để tạo hộp điều khiển Combo Box đối với các ô chứa dữ liệu mang tính chất tương đối cố định mà ta có thể tùy chọn chẳng hạn: thời điểm kiểm tra (giữa học kỳ 1, giữa học kỳ 2); địa danh (chọn tên xã hay thị trấn nơi trường đóng);… nhằm tránh sự khai báo sai, chức năng này được dùng ở Sheet khai báo; - Sử dụng chức năng bẫy lỗi khi thiết lập bảng đối chiếu kiểm tra dữ liệu nhằm giúp người sử dụng dễ dàng phát hiện ra những chỗ sai sót; - Sử dụng macro để thực hiện lệnh cập nhật tự động dữ liệu từ các file con về file tổng, cụ thể được dùng cập nhật dữ liệu từ file của các khối về file của trường và từ dữ liệu của các trường về phòng mỗi khi mở tệp tin; - Ẩn các Sheet để tạo sự tập trung thao tác đúng đối với từng lệnh. Sử dụng Bộ công cụ để thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ Các đồng chí CBQL làm công tác thống kê sẽ nhập khai báo thông tin về đơn vị sử dụng sau đó tiến hành nhập các số liệu vào biểu mẫu. Vấn đề sử dụng phần mềm thống kê chất lượng giáo dục Tiểu học đã được một số tác giả trình bày như: + Thầy Phan Hữu Tùng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; 4 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng + Thầy Tạ Quang Đông ở xã Trường Yên huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Các đề tài trên cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê giáo dục tuy nhiên các biểu mẫu trên các phần mềm đó không phù hợp với các bảng biểu được quy định hiện tại chuyên môn đang thực hiện. Để giúp cho việc thống kê chất lượng giáo dục Tiểu học được nhanh chóng, chính xác hơn tôi đã thiết kế ra bộ công cụ để thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ. Vấn đề nghiên cứu Viê êc sử dụng bộ công cụ có nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn và các trường trực thuộc không? Giả thuyêt nghiên cứu Có, viê êc sử dụng bộ công cụ sẽ nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn và các trường trực thuộc. Phương pháp - Khách thể nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu tại các trường Tiểu học, Tiểu học và Trung học cơ sở trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn vì trong phạm vi của Ngành Giáo dục cấp Tiểu học của huyện Khánh Sơn sẽ thuâ nê lợi cho quá trình nghiên cứu đề tài. 1. Nhóm các đồng chí CBQL Tiểu học là phó hiệu trưởng thuộc các trường cánh Đông – Nhóm thực nghiệm. 2. Nhóm các đồng chí CBQL thuộc các trường cánh Tây – Nhóm đối chứng. Hai nhóm các đồng chí CBQL có tuổi đời, tuổi nghề, trình độ và lòng nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc tương đương nhau. Cụ thể như sau: Bảng 1: Giới tính, thành phần và trình độ của CBQL Tiểu học huyện Khánh Sơn Số CBQL các nhóm Tổng số Nam Dân tô êc Nữ Kinh Raglay 5 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nhóm thực nghiệm 6 3 3 5 1 Nhóm đối chứng 6 2 4 5 1 Lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm trong công việc thì cả hai nhóm đều tương đương nhau về kết quả hoàn thành công việc thống kê chất lượng Giáo dục Tiểu học hàng năm. - Thiêt kê Chọn hai nhóm: Nhóm các trường cánh Đông là nhóm Thực nghiệm và nhóm các trường cánh Tây là nhóm Đối chứng. Kiểm tra kết quả thống kê giữa học kỳ 1 làm bài kiểm tra trước tác đô nê g. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm tra sự chênh lê êch về điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác đô nê g. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương Trung bình cô nê g P Đối chứng Thực nghiê êm 5,5 5,3 0,3 P=0,3>0,05 do đó ta kết luâ nê sự chênh lê êch điểmsố trung bình của hai nhóm thực nghiê m ê và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được gọi là tương đương. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác đô nê g Tác đô nê g Kiểm tra sau tác đô nê g Thực nghiê êm O1 Sử dụng bộ công cụ để thống kê chất lượng Tiểu học O3 Đối chứng O2 Thống kê chất lượng Tiểu học không sử dụng bộ công cụ O4 6 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Sử dung phép kiểm chứng T-test đô cê lâ êp. - Quy trình nghiên cứu + Tại nhóm Đối chứng tiến hành việc thống kê chất lượng Giáo dục Tiểu học bình thường; + Tại nhóm thực nghiê êm: Sử dụng bộ công cụ để thống kê chất lượng Tiểu học. Tiến hành theo dõi việc thực hành thống kê thực nghiê êm ngay sau khi giáo viên chấm xong bài kiểm tra định kỳ (ngày 31/3/2014). - Đo lường Bài kiểm tra trước tác đô nê g là kết quả việc thống kê chất lượng giữa học kỳ 1 năm học 2013-2014. Bài kiểm tra sau tác đô nê g là kết quả việc thống kê chất lượng giữa học kỳ 2 năm học 2013-2014. Tiên hành kiểm tra việc thống kê và đánh giá Khi các nhóm tiến hành thống kê, tôi kiểm tra kết quả thống kê (về thời gian, mức độ chính xác, xây dựng biểu mẫu hợp lý đẹp mắt) từ đó đánh giá (theo thang điểm đã xây dựng ở phần phụ lục). Phân tích dữ liê êu và kêt quả Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác đô nê g Đối chứng Thực nghiê êm Điểm trung bình 5,8 7,0 Đô ê lê êch chuẩn 1,0 1,1 Giá trị P của phép kiểm chứng T-test Chênh lê êch giá trị trung bình chuấn SMD 0,041 1,2 Trước tác đô nê g cả hai nhóm là tương đương, sau theo dõi kiểm chứng chênh lê êch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P=0,041 cho thấy sự chênh lê êch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiê êm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa tức là chênh lê êch điểm trung bình nhóm thực nghiê êm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác đô nê g mà có. 7 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Chênh lê cê h giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,0  5,8 1,0 = 1,2 Đối chiếu bảng tiêu chí Côhen, chênh lê êch giá trị trung bình chuẩn SMD=1,2 cho thấy mức đô ê ảnh hưởng của sử dụng Bộ công cụ sẽ nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn và các trường trực thuộc đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Bàn luâ ên Kết quả bài kiểm tra sau tác đô nê g của nhóm thực nghiê êm có điểm trung bình cô êng bằng 7,0 và kết quả bài kiểm tra sau tác đô nê g của nhóm đối chứng có điểm trung bình cô nê g bằng 5,8 tính ra đô ê chênh lê êch điểm số giữa hai nhóm là 1,2 cho thấy điểm số trung bình cô êng của hai nhóm có sự khác biê êt rõ rê êt, nhóm được tác đô nê g có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. 8 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Đô ê chênh lê êch giá trị trung bình chuẩn của bài theo dõi là SMD=1,2 đối chiếu ta thấy mức đô ê ảnh hưởng của tác đô nê g là rất lớn. Dùng phép kiểm chứng Ttest đô cê lâ pê cho biết chênh lê êch giá trị điểm trung bình bài kiểm tra sau tác đô nê g của hai nhóm là P=0,041<0,05. Kết quả khẳng định sự chênh lê êch giá trị điểm trung bình của hai nhóm là do tác đô nê g mà có thiên về nhóm Thực nghiê êm chứ không phải là ngẫu nhiên. Hạn chê Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ để thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ là một giải pháp rất tốt nhằm giúp đỡ CBQL làm việc nhanh, chính xác trong công tác thống kê chất lượng giữa học kỳ, tạo điều kiện cho họ có thêm thời gian để giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả thì người dùng cần phải có am hiểu thêm công nghệ thông tin, hiểu biết được thêm kiến thức liên quan trong phần mềm Excel. Kêt luâ ên và khuyên nghi - Kêt luâ ên Viê êc sử dụng bộ công cụ sẽ nâng cao hiệu quả việc thống kê chất lượng Tiểu học giữa học kỳ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn và các trường trực thuộc. - Khuyên nghi Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư thêm về cơ sở vâ êt chất như máy vi tính có kết nối internet, phối hợp cùng các Cơ sở đào tạo mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên đội ngũ trong tập thể sư phạm nhà trường ứng dụng CNTT vào lĩnh vực công tác giáo dục liên quan. Đối với giáo viên luôn tự học, bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị tin học hiện đại; mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp để cùng nhau chia sẻ học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm và kiến thức tin học của mỗi người từ đó nâng cao thêm hiểu biết cho bản thân; luôn tìm tòi và vận dụng sáng tạo kiến thức tin học phù hợp và thường xuyên vào lĩnh vực công tác giáo dục của mình. Với kết quả đề tài này của mình, tôi hy vọng rằng các đồng nghiệp là CBQL Tiểu học và khối trưởng các trường Tiểu học, TH&THCS trên địa bàn huyện Khánh Sơn cùng cán bộ chuyên môn Phòng sẽ sử dụng hiệu quả việc thống kê chất 9 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng lượng Giáo dục Tiểu học đồng thời mong nhận được góp ý chân thành về những hạn chế của bộ công cụ (nếu có) để tôi chỉnh sửa cho đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu./. Ba Cụm Nam, ngày 31 tháng 3 năm 2014 Người viêt Bùi Đăng Khanh 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan