Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm một số hoạt động nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiến...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm một số hoạt động nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng anh cho học sinh khối lớp 5

.DOC
16
89
82

Mô tả:

MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………… 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………………………………………….. 3 1. Cơ sở lý luận …………………………………………………. 3 2. Thực trạng …………………………………………………. 4 3. Các biện pháp tiến hành ……………………………………… 5 4. Hiệu quả ……………………………………………………… 11 III. KẾT LUẬN ……………………………………………………… 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………… 14 PHỤ LỤC …………………………………………………………… 15 1 Một số hoạt động nhằm nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5 ở trường Tiểu học Vĩnh Thọ I. ÑAËT VAÁN ÑEÀ Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước ta hiện nay, Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò quan trọng như là phương tiện hỗ trợ hiệu quả nhất trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Chính vì thế năm 2003, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học trên phạm vi toàn quốc và đặc biệt chú trọng phát triển cả bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà trọng tâm là hai kỹ năng nghe và nói ((kỹ năng giao tiếp) cho học sinh Tiểu học. Để giúp học sinh học giao tiếp tốt Tiếng Anh, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chỉ thị nâng thời lượng dạy và học của bộ môn lên 4 tiết/ tuần (tương đương với số tiết của môn Toán và Tiếng Việt), xem môn Tiếng Anh gần như là một môn học chính trong trường Tiểu học. Với thời lượng đó học sinh hầu như học Tiếng Anh hàng ngày, tiếp xúc với Tiếng Anh hàng ngày. Các nhà biên soạn sách cũng đã dần cải thiện bộ sách của mình theo đường hướng giao tiếp. Trong các bộ sách hiện đang giảng dạy tại các trường Tiểu học ở bộ môn Tiếng Anh tự chọn, bộ sách Let’s Learn English bám sát sườn nhất so với yêu cầu về nội dung giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chính thức thay đổi bằng giáo trình “Tiếng Anh” với nội dung phong phú và gần gũi hơn với học sinh hơn và đặc biệt chú trọng, phát triển nhiều hơn ở hai kỹ năng nghe và nói (hai kỹ năng này chiếm phần lớn trong một bài học của sách “Tiếng Anh”) để dần hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong buổi ban đầu này. Tuy nhiên quy trình dạy Tiếng Anh ở Tiểu học đang gặp nhiều khó khăn như điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu dạy học: sách, vở, băng, đĩa, máy cassette … chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học nên việc luyện tập cho học sinh giao tiếp bằng Tiếng Anh cũng là một trở ngại lớn cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc Tiểu học hiện nay. Bên cạnh đó, Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ nên luôn là một môn học khó và mới mẻ đối với học sinh. Đa số phu huynh chưa thật sự quan tâm đến môn học này vì chưa hiểu hết tầm quan trọng cũng như lợi ích giao tiếp mà nó mang lại trong quá trình hội nhập. Vì vậy bộ môn này chưa được sự quan tâm đúng mức của phần lớn phụ huynh và học sinh ở trường Tiểu học Vĩnh Thọ hiện nay. Để đạt được mục tiêu giảng dạy và để học sinh yêu thích môn học này đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy phù hợp, phải tìm tòi học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với chương trình và gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh Tiểu học Vĩnh Thọ vốn thuộc dân cư vùng biển nên đa số đều rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp. Các em ngại nói nên dẫn đến nghe và nói yếu. Làm thế nào để giúp các em tự tin, mạnh dạn sử dụng Tiếng Anh khi giao tiếp trong 2 các giờ học Tiếng Anh là điều mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn nên làm. Với những lý do trên, và qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học Vĩnh Thọ, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số hoạt động nhằm nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5 ở Trường Tiểu học Vĩnh Thọ” nhằm tìm ra một số các biện pháp giúp các em nói đúng Tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp ở môn học này. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu những lỗi học sinh thường mắc phải trong quá trình giao tiếp trên lớp để khắc phục đồng thời tạo cho học sinh thói quen giao tiếp, mạnh dạn, tự tin khi sử dụng Tiếng Anh nói chuyện với các bạn trong giờ học và có thể bắt chuyện được với người nước ngoài bằng những câu nói đơn giản mà các em đã được học. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động dạy và học đặc biệt dạy và học 2 kỹ năng nghe, nói ở bộ môn Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5 ở trường Tiểu học Vĩnh Thọ. Phạm vi nghiên cứu: Các tiết học Tiếng Anh ở khối lớp 5, trường Tiểu học Vĩnh Thọ năm học 2014 – 2015. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa vào tài liệu được tập huấn tại Sở Giáo Dục do các giảng viên trong và ngoài nước cung cấp. - Phương pháp nghiên cứu thực tế: Phương pháp quan sát, điều tra, phân tích trao đổi, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết kinh nghiệm. - Ngoài ra tôi còn tham khảo ý kiến từ các đồng nghiệp và thông qua các tài liệu từ sách, báo, Internet kết hợp với dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu với kết quả học tập của học sinh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Phương pháp Giao tiếp (Communicative Approach) được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các giáo trình, sách giáo khoa phổ thông tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đều được biên soạn dựa theo quan điểm của phương pháp này. Qua đó, coi mục tiêu cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp/kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills), năng lực giao tiếp (communicative competence). Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, phương pháp Giao tiếp còn chú ý tới phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp (intention of communication). Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ (language function). Như vậy, theo Phương pháp Giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp. 3 Để giao tiếp được người học phải có một số vốn từ, và nắm được một số các mẫu câu căn bản. Mục đích cuối cùng của người học là không chỉ học từ vựng và học mẫu câu riêng lẽ, không chỉ dừng lại ở biết được cách đọc, cách viết và nghĩa của từ mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được từ vựng đó để giao tiếp. Tiếng Anh ngày nay là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng trên toàn thế giới. Việc đưa môn học Tiếng Anh vào dạy và học ở cấp Tiểu học nhằm bước đầu luyện tập cho các em 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Quan niệm của nhiều phụ huynh xưa nay là Tiếng Việt còn chưa rành thì làm sao học Tiếng Anh. Hiểu đơn giản, học Tiếng Anh trong chương trình Tiếng Anh Tiểu học cũng như chương trình Tiếng Anh lớp 5 chỉ dựa vào khả năng bắt chước là chính. Bắt chước từ vựng và cách đọc từ vựng, bắt chước ngữ điệu câu, bắt chước dấu nhấn trọng âm, bắt chước các mẫu câu… Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, dễ bắt chước, các em dễ dàng nắm bắt rất nhanh và nếu có phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh... sẽ giúp các em tự tin, giao tiếp tốt trong môn học này. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Thọ cần chú ý làm sao cho các em đọc và viết được một số từ vựng và mẫu câu đơn giản trong chương trình các em đã được học, biết cấu trúc câu, ngữ điệu trong từng câu nói và biết cách vận dụng những kiến thức đã học để sản sinh ra những câu nói đơn giản. Đây chính là mục đích cuối cùng của việc dạy giao tiếp. Bên cạnh đó rèn cho học sinh sự mạnh dạn tự tin trong quá trình giao tiếp cũng quan trọng không kém. Trong quá trình giảng dạy thực tế tôi đã tìm ra được các biện pháp nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho các em. Các biện pháp này đã được tôi áp dụng trong các tiết học và bước đầu đã đem lại những kết quả thật khả quan. 2. Thực trạng Qua kết quả thống kê đầu năm học 2014 – 2015 bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các em học sinh khối 5, tôi thấy học sinh thường mắc phải những lỗi sau: - Về phát âm: Phần lớn các em chưa nhấn đúng trọng âm trong khi phát âm từ. Ví dụ: ’clasroom, ’library, e’raer. - Ngoài ra các em chưa phát âm được những từ có âm s, z, p, k. Ví dụ: /s/: close, its, excuse,... /z/: please, He’s, .... /p/: pen, pencil, pet, ... /k/: milk, like, .... 4 - Nguyên nhân dẫn đến những lỗi này là do học sinh quen với cách đọc Tiếng Việt. Tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết trong khi Tiếng Anh lại là tiếng đa âm tiết. Tiếng Anh chú trọng đến dấu nhấn trọng âm và phụ âm cuối trong khi Tiếng Việt không hề chú trọng đến vấn đề này. - Về từ vựng: Học sinh đọc từ còn sai nhiều, phần lớn do các em không nhớ từ vựng nhất là các từ có nhiều âm tiết. Ví dụ: good afternoon, school library, bathroom, interesting, difficult, … - Về ngữ pháp: Các em chưa giao tiếp trôi chảy, sợ mắc lỗi nên không dám nói, chưa hình thành câu đầy đủ, thường quên các động từ. 3. Các biện pháp tiến hành Sau khi nhận lớp được 4 tuần, tôi thấy cần phải cải thiện khả năng giao tiếp của học sinh của mình và tôi đã sử dụng các hoạt động sau nhằm giúp các em cải thiện khả năng phát âm, nắm được ngữ liệu mới, nhớ lâu các từ vựng đã học, luyện tập cấu trúc câu cũng như luyện tập hội thoại đồng thời giúp các em tự tin khi nói Tiếng Anh; bước đầu đem lại hiệu quả và làm tăng hứng thú học tập môn Tiếng Anh của các em. * Để giúp học sinh nắm vững ngữ liệu mới vừa học, tôi có các hoạt động sau: 3.1 Repetition Drill. (Luyện nhắc lại) Với hoạt động này giáo viên bước đầu giúp học sinh làm quen với ngữ liệu mới, nắm được mẫu câu, đọc đúng từ và đúng ngữ điệu câu. Giáo viên đọc mẫu câu mới hoặc ngữ liệu mới cho học sinh đọc theo. Ví dụ: Hoặc T: monkeys, monkeys. Ss: monkeys. T: tigers, tigers. Ss: tigers. T: I like monkeys. Ss: I like monkeys. T: I don’t like tigers. Ss: I don’t like tigers. 3.2 Substitution Drill. (Luyện thay thế) Đây là hoạt động luyện tập để củng cố mẫu câu mà giáo viên vừa giới thiệu. Có thể dùng phiếu tranh hoặc học cụ để thay thế. Ví dụ: 5 T: How’s the weather today ? (chỉ vào bức tranh có mây). It’s cloudy. Ss: It’s cloudy. T: (chỉ vào bức tranh có mưa) Ss: It’s rainy. T: (chỉ vào bức tranh những con khỉ đang đu đưa) I like monkeys because they can swing. Ss: I like monkeys because they can swing. T: (chỉ vào bức tranh những con voi đang múa). Ss: I like elephants because they can dance. 3.3 Transformation Drill. (Luyện cải biên) Hoạt động này dùng để củng cố kiến thức ngữ pháp và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó cũng rèn thêm về cách phát âm cho học sinh. Giáo viên nói một động từ nguyên mẫu gọi một học sinh chuyển từ đó sang dạng chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít. Ví dụ: T: go. Ss: goes. Với bài luyện này chúng ta có thể sử dụng cả câu T: I get up at six o’clock. Ss: She gets up at six o’clock. 3.4 Để giúp học sinh tăng cường vốn từ vựng, và nhớ lâu các cấu trúc đã học, tôi có các hoạt động trò chơi. Các trò chơi này không những giúp các em tăng cường vốn từ vựng mà còn tạo không khí vui tươi trong giờ học. Các em có cảm giác mình đang chơi nhưng thực chất là đang học, đang tiếp thu kiến thức một cách không ý thức. Cách ghi nhớ không ý thức này làm các em nhớ lâu hơn là ghi nhớ chủ động, có ý thức. Các hoạt động trò chơi này còn được gọi là “Trò chơi ngôn ngữ”. * Một số hoạt động tăng cương vốn từ vựng 3.4.1 Bingo. Trò chơi này nhằm tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu. Phát cho mỗi học sinh một bảng gồm 9 ô vuông, 3 hàng, mỗi hàng 3 ô. Học sinh chọn 9 từ hoặc phiếu tranh (dựa trên số lượng từ vựng trong bài học) sau đó xếp 9 từ đó vào ô chữ của mình. Người gọi (giáo viên hoặc học sinh) rút 1 phiếu trong 1 loạt phiếu giống nhau và đọc to từ hoặc nhóm từ ghi trên phiếu. Học sinh nào có phiếu có từ ấy thì lật úp chiếc phiếu của mình xuống (hoặc lấy giấy phủ lên hoặc che đi, hoặc đánh dấu chéo vào từ đó). Học sinh nào che được 3 ô vuông hoặc theo hàng ngang hoặc trên xuống, hoặc theo đường chéo thì thắng cuộc. 6 Car train ________ _________ _________ _________ _________ _________ _________ 3.4.2 Board Race ( Chạy đua lên bảng ) Có nhiều cách chơi, và tất cả các cách chơi đều khích lệ học sinh nhớ lại từ đã học. một trong những cách chơi là chia lớp thành nhiều đôi. Đính một loạt thẻ từ hoặc phiếu tranh lên bảng. Giáo viên đọc to một từ trong số đó. Mỗi đội một học sinh chạy đua lên bảng, chạm tay vào phiếu từ hoặc tranh đó. Hoặc có cách khác là không đính những thẻ từ hoặc tranh lên bảng, mà giáo viên đọc to một từ (chỉ đồ vật, con vật). Mỗi đội một học sinh lên bảng vẽ tranh minh họa cho từ đó. Ai vẽ đúng thì được điểm. Đội nào có điểm cao nhất thì đội đó sẽ thắng. Có một cách chơi khác dành cho lớp ít học sinh đó là cho học sinh xếp thành từng hàng trước bảng. Hai học sinh đầu hàng đứng lên sát bảng. Cho hai học sinh đó mỗi người một thước kẻ hoặc một bút viết bảng. Giáo viên đọc to một từ lên. Hai học sinh đó chạy đua lên vừa chỉ vào phiếu có từ đó vừa đọc to từ đó lên. Học sinh làm đúng hơn và nhanh hơn được đứng lại ở đó, chờ bạn tiếp sau lên chơi tiếp. Học sinh bị thua, trao lại thước kẻ cho bạn đứng sau. Cứ như vậy chơi cho đến người cuối cùng. 3.4.3 Charades ( Thể hiện nghĩa bằng điệu bộ) Hoạt động này bao gồm nhiều dạng thức, nhưng tựu chung đều dùng điệu bộ để diễn tả nghĩa. Cách chơi đơn giản nhất là: thẻ từ hoặc tranh úp mặt xuống thành từng chồng. Một học sinh nhặt một phiếu trên cùng nhưng không thông báo cho cả lớp biết từ đó là gì. Học sinh đó phải dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ đó. Cả lớp đoán từ. Cũng có cách đơn giản hơn là không dùng thẻ từ hoặc tranh mà giáo viên nói thầm cho một học sinh một từ nào đó. Học sinh ấy làm như trên. 7 (2 học sinh đang tham gia trò chơi) 3.4.4 Guess the word (Đoán từ) Hoạt động này dùng để ôn tập từ đã học và xây dựng khả năng phán đoán của học sinh. Chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm từ ba đến năm học sinh. S1 nghĩ 1 từ, rồi viết 1 chữ cái của từ đó vào giấy. Các thành viên khác đoán xem từ đó là từ gì. Nếu sau một vòng không ai đoán đúng từ thì S1 cho thêm 1 chữ cái. Cứ như vậy cho đến khi có người đoán đúng từ. Thay phiên làm S1. * Một số hoạt động luyện cấu trúc 3.4.5 Beanbag Circle (Vòng tròn túi đậu) Học sinh đứng thành vòng tròn. Tung một quả bóng hay một túi đậu cho HS1 và hỏi (Ví dụ: What will your dream house be like? (Unit 15 leson 1)). HS1 trả lời rồi tung bóng tiếp cho người khác (HS2). Cứ như vậy cho đến khi mọi người đều hết lựợt. (Học sinh đang đứng thành vòng tròn tung túi đậu hỏi và trả lời) 3.4.6 Find your partner (Tìm bạn luyện) Hoạt động này tạo cho học sinh cơ hội sử dụng ngôn ngữ trong văn cảnh. Sử dụng 2 bộ phiếu giống nhau, với số lượng phiếu bằng số lượng học sinh. Mỗi học sinh nhận một phiếu. Người nọ không được cho người kia xem phiếu của mình. Học sinh đi quanh lớp tìm người có phiếu từ giống mình. Phương thức tìm là đặt câu hỏi có liên quan đến phiếu từ mình đang cầm trong tay. Chẳng hạn một học sinh trong tay đang cầm chiếc phiếu có từ “chicken” có thể hỏi người khác “ Do you like chicken?” Khi người kia trả lời “Yes, I do” có nghĩa là người ấy có phiếu giống như vậy. Cứ đi quanh hỏi như vậy cho đến khi tìm được bạn thì thôi. 8 3.4.7 Living sentence or dialogue (Tái dựng câu hoặc đoạn hội thoại) Hoạt động này khích lệ học sinh nghĩ ra cấu trúc và sắp xếp từ theo đúng trật tự. Chọn một số câu trong bài vừa học hoặc bài trước đó. Chia lớp thành từng nhóm và cung cấp cho mỗi nhóm một câu. Mỗi học sinh trong nhóm được cấp một từ trong câu đó. Học sinh chỉ được đọc to từ của mình lên, không được phép nói thêm từ khác. Cứ như vậy cả nhóm khớp dần các từ lại với nhau thành câu theo đúng trật từ gốc. Nếu trò chơi dựng đoạn hội thoại thì mỗi học sinh được cấp một câu, chứ không phải một từ. 3.4.8 Relay race (Chạy tiếp sức) Có nhiều cách chơi. Chia lớp thành nhiều đội, mỗi đội ngội theo một hàng ngang. Cho học sinh ngồi đầu mỗi hàng một từ, hoặc câu (S1). S1 nói lại từ đó cho người ngồi cạnh mình (S2) nghe. Cứ như thế cho đến khi từ đó đến với học sinh ngồi cuối hàng. Khi nhận được từ, học sinh này đứng dậy đọc to từ đó lên, rồi chạy nhanh lên bảng viết từ đó lên bảng. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng. 3.4.9 Back – to – back activity (Tựa lưng vào nhau làm bài tập) Hoạt động này tạo ra một tình huống mà học sinh phải dựa vào nhau mới hoàn thành được bài tập và như thế tạo ra được nhu cầu giao tiếp. chia học sinh thành từng đôi một. Các đôi ngồi tựa lưng vào nhau, hoặc chắn giữa hai người bằng một tấm màng che. Mục đích của cách bố trí này là không cho hai người nhìn thấy giấy của nhau. Cho mỗi học sinh một bảng biểu trống (a blank grid); hoặc một bảng biểu đã điền một số thông tin rồi (partially filled in grids). S1 điền nối thông tin vào bảng theo chỉ dẫn của giáo viên. S2 cố tìm cách tái tạo lại thông tin của S1; hoặc láng nghe S1 miêu tả thông tin của mình, thỉnh thoảng có thể hỏi thêm câu hỏi để khẳng định khi cần thiết. Sau khi hoàn thành bài tập, 2 học sinh so bài với nhau để đánh giá mức độ chính xác. Đổi vai luyện tiếp. Có một cách chơi nữa là vẽ hình. Cung cấp cho mỗi học sinh một tờ giấy trắng (hoặc giấy có vẽ một phần của một vật thể nào đó). S1 vẽ theo sự chỉ dẫn của giáo viên. S1 hướng dẫn S2 vẽ theo đúng như hình của mình. Sau khi hoàn thành bài tập, 2 học sinh so bài của nhau để đánh giá mức độ chính xác. Đổi vai luyện tiếp. 3.4.10 Walk and walk (Vừa đi vừa nói) Đặt quanh lớp mỗi chỗ 2 phiếu: một phiếu cho học sinh và một phiếu cho giáo viên (không giống nhau). Học sinh đi bộ quanh lớp học theo đôi. Khi nghe tín hiệu “stop”, mỗi đôi phải dừng lại trước một đôi phiếu. Tiến hành hỏi – trả lời, sử dụng phiếu như một yếu tố gọi ý. S1 (chỉ vào phiếu đầu tiên): What will we do in the morning?; S2: We’ll run on the beach. Sau đó đổi vai S2 (chỉ vào phiếu thứ 2) What will we do in the evening?; S2: We’ll set up a camfire. * Một số hoạt động luyện hội thoại 3.4.11 Step away lines (Lùi khỏi hàng) 9 Hoạt động này khích lệ học sinh nói to. Học sinh đứng thành 2 hàng đối diện nhau theo từng đôi. Mỗi đôi luyện một đoạn hội thoại. Đôi nào thực hiện xong bài hội thoại đó thì mỗi bên lùi lại một bước và luyện lại lần 2. Luyện xong lại lùi thêm một bước nữa và luyện lại lần thứ 3. Theo cách này, hai người trong một đôi sẽ càng ngày càng cách xa nhau và càng phải nói to lên để nghe thấy nhau nói. (Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi trong bài) 3.4.12 Back – to – back telephones (Tựa lưng vào nhau gọi điện thoại) Dùng điện thoại trò chơi hoặc điện thoại cũ. Chia lớp thành từng đôi. Mỗi học sinh được phát một điện thoại. Các đôi ngồi tựa lưng vào nhau giả vờ như đang gọi điện thoại cho nhau. Học sinh phải lắng nghe bạn mình nói gì và khi mình nói phải nói rõ ràng. Mỗi đoạn hội thoại tập 2 lần tạo điều kiện cho mỗi học sinh được đóng cả hai vai. Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ học sinh khi cần. 3.4.13 Conversation lines (Hội thoại theo hàng) Học sinh đứng thành 2 hàng đối diện nhau theo từng đôi (S1 và S2) để hỏi và trả lời. Sau đó cho học sinh bước một bước sang trái hoặc sang phải. Như vậy sẽ thừa ra một học sinh ở cuối hàng. Nhưng như vậy mỗi học sinh lại có bạn luyện mới. Giáo viên đi quanh lớp để hỗ trợ khi cần thiết. 3.5 Group work (Hoạt động nhóm) Ngoài việc sử dụng những phương pháp và những trò chơi trên vào giờ học, việc xây dựng tốt hoạt động làm việc theo nhóm cũng được tôi đặc biệt quan tâm và áp dụng thường xuyên vào các tiết học trên lớp. Đây là một hình thức dạy học tích cực. Ở trong nhóm, học sinh có điều kiện luyện tâp, học hỏi lẫn nhau. Những em năng khiếu có thể giúp đỡ được các em khó khăn, dần dần các em có cảm giác thoải mái tự tin hơn khi giao tiếp. Tuy nhiên nhóm chỉ có tác dụng tốt khi giáo viên biết cách phát huy được hết tính tích cực của học sinh. Để xây dựng nhóm hoạt động tốt giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm và nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm của mình. Ví dụ: Dạy Unit 15: My dream house; Part 4: Talk 10 - Giáo viên chia lớp thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 6 thành viên (có cả học sinh năng khiếu và học sinh khó khăn và chỉ định một học sinh năng khiếu làm nhóm trưởng). Yêu cầu các nhóm sẽ luyện tập hỏi và trả lời về 3 bức tranh. Sau đó giáo viên sẽ chọn 2 thành viên bất kỳ trong nhóm để trình bày trước lớp. Điều đó chứng tỏ rằng để nhóm mình được đánh giá tốt thì mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết cách hỏi và trả lời về các bức tranh trên. - Nhóm trưởng sẽ phân các cặp luyện tập với nhau và tập trình bày trước nhóm mình. Bạn nào khó khăn chưa thực hành được sẽ được bạn mình trong nhóm giúp đỡ. - Để khuyến khích học sinh luyện tập tốt giáo viên cần quan tâm giúp đỡ và động viên các em kịp thời. Đặc biệt cần tuyên dương nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. (Hình ảnh về tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học) 4. Hiệu quả Vào đầu năm học 2014 - 2015 tại trường tiểu học Vĩnh Thọ, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh ở khối 5. Sau khi vào chương trình được 4 tuần, tôi nhận thấy tình hình học sinh giao tiếp chưa tốt và có phần rất thờ ơ với môn Tiếng Anh; tôi đã tiến hành khảo sát đối với học sinh khối 5 (có tổng số là 109 học sinh) Kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 5 ĐẦU NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐẠT Sĩ số 109 Phát âm CHƯA ĐẠT Từ vựng Ngữ pháp Phát âm Từ vựng Ngữ pháp T S % T S % TS % TS % TS % TS % 70 64.2 62 56.9 59 54.1 39 35.8 47 43.1 50 45.9 Sau khi áp dụng các hoạt động trên vào các bài học, tôi nhận thấy có sự biến chuyển về thái độ học tập của học sinh trong tiết Tiếng Anh một cách rõ rệt. Các em rất thích thực hành và xem các bạn thực hành; kỹ năng nghe, nói được phát triển hơn; các em rất có hứng thú học tập và luôn mong chờ vào tiết học tiếp theo; học sinh được khắc sâu các cấu trúc câu và từ vựng ngay trong tiết 11 học; không khí lớp học sôi nỗi và mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh ngày càng gần nhau hơn. Đến cuối học kì I vừa qua, tôi đã khảo sát lại kết quả học tập của các em và đã nhận được kết quả đáng mừng. Tỉ lệ các em đạt yêu cầu ở 3 phân môn Phát âm, từ vựng và ngữ pháp tăng lên đáng kể. Thể hiện trong bảng thống kê sau: BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 5 CUỐI HKI NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐẠT Phát âm Sĩ số T S % 109 89.9 98 CHƯA ĐẠT Từ vựng Ngữ pháp T S % TS 94 86.2 % Phát âm TS Từ vựng % Ngữ pháp % TS % 13.8 17 15.6 TS 92 84.4 11 10.1 15 III. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài “ Một số hoạt động nhằm nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5 ở Trường Tiểu học Vĩnh Thọ” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình. Chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mỉ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả. Sử dụng các phương pháp phù hợp, tổ chức nhiều trò chơi tăng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu, nói Tiếng Anh một cách tự nhiên, tạo cho học sinh ham thích môn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng. Khuyến khích học sinh đổi sang tiếng Anh những điều các em nói bằng tiếng Việt đồng thời sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm bạn học tập ở nhà. Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và có tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi phát âm của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong giảng dạy và đã thu được kết quả rất đáng mừng (như đã trình bày ở trên). Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở khối lớp 12 5 nhưng vẫn có thể áp dụng dạy giao tiếp ở hai khối lớp còn lại: Khối 3 và 4 ở bất cứ địa phương nào. Tuy việc ứng dụng đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của bài học. Đây cũng chính là gia vị góp phần thành công trong một tiết dạy. Mặc dù chưa tốt lắm nhưng cũng phần nào giúp cho các em học sinh ngày càng yêu thích và gần gũi với môn học này. Do thời gian và khả năng có hạn, đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Để đề tài được hoàn hiện hơn, tôi có một số các đề xuất sau: - Với Sở Giáo Dục và Đào Tạo Khánh Hòa: Bổ sung thêm kinh phí để xây dựng phòng học chức năng riêng (có sẵn đèn chiếu và máy chiếu, phương tiện nghe nhìn) phục vụ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh được thuân tiện hơn. - Với ban lãnh đạo Nhà trường: Tuyên truyền, thuyết phục, tạo sự thông cảm, chia sẻ của những giáo viên khác về tiếng ồn “có ý nghĩa” của một giờ học ngoại ngữ. Một lần nữa, Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, nhà trường, của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi, giúp cho việc giảng dạy môn Tiếng Anh ở tiểu học đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Thọ, ngày 29 tháng 1 năm 2015 Người viết Đoàn Thị Ngọc Chuyên 13 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh – NXB Giáo Dục năm 2007 2. Sách Giáo viên Tiếng Anh lớp 5 của NXB GD 3. Sách Giáo viên Let’s go 1A, 1B, 2A của NXB Oxford. 4. Sách Tiếng Anh lớp 5 của NXB GD 14 Phụ lục * BAØI KHAÛO SAÙT PHOÛNG VAÁN TRÖÏC TIEÁP ÑAÀU NAÊM ( KHOÁI 5 ) 1. What’s your name ? 2. How are you ? 3. How old are you ? 4. Where are you from ? 5. How old is she / he ? ( chæ vaøo hình coù tuoåi ). 6. When’s your birthday ? 7. Would you like some milk / an apple ……. ? 8. Can you swim / dance ………… ? 9. How many books are there in the school bag ? 10. What subjects do you have today? 11. When do you have English ? 12. What do you do during English / Maths / Art / ………. Lessons ? 13. What time is it ? 14. What time do you go to school ? 15. What colour is it / are they ? 15 Phụ lục * BAØI KHAÛO SAÙT PHOÛNG VAÁN TRÖÏC TIEÁP CUỐI HKI (KHOÁI 5) 1. What’s your name ? 2. How are you ? 3. How old are you ? 4. Where are you from ? 5. What is your house like ? (chỉ vào tranh). 6. What present did you give your friend? (chỉ vào tranh) 7. What do you often do in the morning / afternoon/ evening? 8. What did you do last night? (chỉ vào tranh) 9. What will we do in the morning / afternoon / evening? (chỉ vào tranh) 10. What did you do at the zoo? (chỉ vào tranh) 11. What did you see at the animal show? (chỉ vào tranh) 12. What’s your faourite sport/ game? 13. How often do you play basketball / football/ …….? 14. What book are you reading? (chỉ vào tranh) 15. What subject do you like best? 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan