Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm giúp học sinh học tốt phần so sánh phân số...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm giúp học sinh học tốt phần so sánh phân số

.PDF
13
76
128

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ LỚP 4C TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP Người thực hiện : Trần Thị Tuyết Dung 1 Sáng kiến kinh nghiệm Mục lục : Trang Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung 1. Thực trạng ban đầu của vấn đề. 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 3. Những kết quả đạt được. 4. Phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: 5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả SKKN Phần III. Kết luận 1. Kết quả của việc ứng dụng SKKN 2. Kết luận 3. Kiến nghị đề xuất Tài liệu tham khảo. 2 Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ LỚP 4C TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÔ HẠP Phần I: Đặt vấn đề Đặc điểm chương trình toán ở tiểu học là: Bổ sung một số nội dung có nhiều ứng dụng trong học tập và đời sống: chẳng hạn: Dạy học phân số hoàn chỉnh hơn, với thời lượng nhiều hơn so với chương trình cải cách giáo dục đã điều chỉnh. Coi trọng công tác thực hành toán học, đặc biệt là thực hành giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống. Sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm hợp lý, mở rộng và phát triển dần theo các vòng số, từ các số trongphạm vi 10, trong phạm vi 100, 1000, 100 000 đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên. Dạy học số học tập trung vào số tự nhiên và số thập phân. Dạy học phân số chỉ giới thiệu một số nội dung cơ bản và đơn giản nhất phục vụ chủ yếu cho dạy học số thập phân và một số ứng dụng trong thực tế. Trong chương trình Tiểu học mới, phân số được đưa xuống dạy ở học kì II của lớp 4, một loại số mới biểu thị một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị. Phân số là một mảng kiến thức quan trọng của tuyến kiến thức trọng tâm Số học. Tuy nhiên, với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, việc lĩnh hội những kiến thức là vấn đề không đơn giản. Do đó rất khó khăn giảng dạy cho các em yếu,kém vì các em tiếp thu chậm lại mau quên nên làm bài không chính xác. Để giúp giáo viên lớp 4 hệ thống được các phương pháp so sánh phân số. Giải quyết những khó khăn, những lỗi cơ bản trong việc tiếp thu kiến thức về “So sánh phân số” của học sinh. Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, tư duy loogic,…Rèn cho học sinh các năng lực hoạt động trí tuệ, rèn tính cẩn thận,chủ động sáng tạo. Rèn cho học sinh khả năng phân tích, xem xét bài toán. Mặt khác, khuyến khích học sinh tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập để tập cho học sinh nhìn nhận một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong quá trình dạy môn Toán ở tiểu học nói chung ở lớp 4 nói riêng, giáo viên nào cũng cố gắng tìm ra những phương pháp dạy khả thi giúp cho học sinh nắm vững kiến thức đã học để có thể vận dụng tốt vào việc làm các bài tập có liên quan và có năng lực học tập tốt ở các lớp trên. Để giải quyết những yêu cầu trên, tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 C Trường tiểu học Tô Hạp học tốt phần so sánh phân số. Tôi thử áp dụng và cũng đem lại hiệu quả đáng kể. 3 Sáng kiến kinh nghiệm Phần II: Nội dung 1. Thực trạng ban đầu của vấn đề: Trên thực tế, trình độ kiến thức của các học sinh trong một lớp không đều nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu kém đều có. Đặc biệt phân môn toán, từ lớp 1 đến lớp 3 và học kì I của lớp 4 học sinh chủ yếu là học thực hành bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia về số tự nhiên. Bước vào học kì II của lớp 4, các em mới được học về phân số. - Một số bài toán so sánh phân số không được quy đồng. Một số bài toán so sánh phân số phức tạp mà việc so sánh bằng cách quy đồng mẫu số sẽ gặp khó khăn. Một số bài toán yêu cầu học sinh so sánh bằng nhiều cách. Một số bài toán cần so sánh nhiều phân số. Một số bài toán yêu cầu lựa chọn cách làm hợp lí nhất…các em đều làm rất chậm. - Khi so sánh phân số, học sinh hay nhầm trường hợp so sánh các phân số có cùng tử số (phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn các em kết luận sai)…. - Việc thực hiện các phép tính giữa phân số với phân số, phối hợp giữa phân số với số tự nhiên còn nhiều nhầm lẫn và dài dòng. - Việc lựa chọn phương pháp nào để giải học sinh còn rất lúng túng. - Một số GV cảm thấy ngại và thấy khó dạy ngay từ bài đầu tiên : Khái niệm phân số. Chưa thấy rõ được mối quan hệ giữa phân số và số tự nhiên, quan hệ giữa phân số và phép chia số tự nhiên, một điều quan trọng khi giảng dạy phần này. Chưa biết khai thác triệt đề các bài tập có trong chương trình để xây dựng bài mới để học sinh tiếp thu một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Một số giáo viên chưa biết cách chọn lựa cách giải nào nhanh, gọn, hợp lí mà giúp nhiều học sinh có thể làm được để phát triển tư duy cho các em. Từ đó, tôi cảm thấy cần nâng cao chất lượng môn toán và tìm ra “Một số phương pháp so sánh phân số” là một vấn đề cần thiết. Trong những năm trước, học sinh được học phân số,phân số và phép chia số tự nhiên.Cho học sinh làm bài tập so sánh hai phân số : Ví dụ : So sánh hai phân số 3 5 và ; 7 7 4 2 và ; 5 5 7 5 và 8 8 Đối với học sinh khá,giỏi nắm được kiến thức đã học và thuộc quy tắc so sánh hai phân số có mẫu số bằng nhau và dễ dàng kết luận : 3 5 < ; 7 7 4 2 > ; 5 5 7 5 > 8 8 Nhưng đối với những em tiếp thu chậm,chưa nắm vững kiến thức,mau quên các em có thể so sánh ngược lại. 4 Sáng kiến kinh nghiệm 3 5 > ; 7 7 4 2 < ; 5 5 7 5 < 8 8 Từ những thực tế trên,tôi thấy cần tìm ra những biện pháp cụ thể ,thiết thực hơn để giúp học sinh yếu kém “So sánh hai phân số”. 2. Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 C Trường tiểu học Tô Hạp học tốt phần so sánh phân số. Trước hết tôi phân hóa học sinh thành các đối tượng cụ thể: nhóm học sinh đại trà, nhóm học sinh khá giỏi và nhóm học sinh yếu. Tiếp tục lựa chọn các giải pháp trên cơ sơr sử dụng các phương pháp dạy học so sánh phân số nhằm giúp cho từng nhóm đối tượng học tốt phần so sánh phân số ở lớp 4, cụ thể như sau: * Học sinh yếu và Học sinh đại trà: Đối với nhóm đối tượng học sinh yếu tôi cũng hướng dẫn cho các em các giải pháp như học sinh đại trà nhưng với các phân số đơn giản hơn, lượng bài thực hành ít hơn. Đặt biệt đối với học sinh yếu tôi giải thích hướng dẫn tỉ mỉ có các thẻ từ minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng, qua sơ đồ trực quan giúp cho các em thực hiện phép tính so sánh phân số dễ dàng hơn. 1. Giải pháp thứ nhất: So sánh phân số bằng cách quy đồng mẫu số a. So sánh hai phân số cùng mẫu số: Ví dụ 1: So sánh hai phân số 2 3 và 5 5 Tổ chức cho các em có nhận xét gì về số 2, 3 ở phần tử số của 2 phân số và mẫu số của hai phân số đó như thế nào: Ta thấy : 2 < 3 nên 2 3 < . Từ đó cho các 5 5 em rút ra kết luận: Hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại. Cho học sinh học thuộc và thực hành. Sau đó tôi hướng cho học sinh cách thực hiện chung như sau: a c a c và ( b ≠ 0); Nếu a > c  > ; b b b b Nếu a < c  a c a c < ; Nếu a = c  = b b b b b. So sánh hai phân số khác mẫu số (thường dùng cho bài toán có mẫu số nhỏ) Ví dụ 2: So sánh các cặp phân số sau : a) 2 4 và 3 5 b) 4 3 và 15 5 Tiếp tục cho cá nhân học sinh nhận xét mẫu số của hai phân số như thế nào, vậy thì làm cách nào để đưa về cùng chung mẫu số, học sinh suy nghĩ và trả lời, phải quy đồng mẫu số của hai phân số (nếu học sinh không trả lời tôi gợi ý cho học sinh), hướng dẫn cho học sinh quy đồng và so sánh 5 Sáng kiến kinh nghiệm Bài giải : a) Ta có : Vì 2 2  5 10 = = 3 3  5 15 4 43 12 = = 5 53 15 ; 4 2 12 10 > nên > 5 3 15 15 3 33 9 9 4 3 4 = = ; ta thấy > nên > 5 5  3 15 15 15 5 15 b) Vì 15 : 5 = 3 nên Cho học sinh rút ra kết luận: Hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh tử số của chúng với nhau. 2. Giải pháp thứ hai: So sánh hai phân số bằng cách quy đồng tử số a. So sánh 2 phân số cùng tử số : Ví dụ 3: So sánh 2 phân số Bài giải : 9 < 11 nên 5 5 và 9 11 5 5 > 9 11 Cho học sinh rút ra kết luận: Hai phân số cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại. Từ ví dụ trên tôi hướng cho học sinh cách thực hiện chung như sau: a a a a a a và ( b,d ≠ 0 ): Nếu b < d  > ; Nếu b > d  < b b b d d d Nếu b = d  a a = b d b. So sánh 2 phân số khác tử số: (thường dùng cho các bài toán có tử số nhỏ) Ví dụ 4: So sánh các cặp phân số a. 4 5 và 7 8 b. 4 8 và 7 9 Tiếp tục cho cá nhân học sinh nhận xét mẫu số của hai phân số như thế nào, vậy thì làm cách nào để đưa về cùng chung mẫu số, học sinh suy nghĩ và trả lời, phải quy đồng mẫu số của hai phân số (nếu học sinh không trả lời tôi gợi ý cho học sinh), hướng dẫn cho học sinh quy đồng và so sánh Bài giải : a. 4 4  5 20 = = ; 7 7  5 35 Vì 20 20 4 5 < nên < 35 32 7 8 b. 4 42 8 = = 7 72 14 Vì 8 8 < 14 9 5 5  4 20 = = 8 8  4 32 nên 4 8 < 7 9 Cho học sinh rút ra kết luận: Muốn so sánh hai phân số không cùng tử số,ta có thể quy đồng tử số hai phân số đó rồi so sánh mẫu số của chúng với nhau. 6 Sáng kiến kinh nghiệm 3. Giải pháp thứ ba: So sánh phân số với đơn vị Ví dụ 5: So sánh phân số với 1. a) 4 7 b) 9 2 c) 5 5 Tương tự cho học sinh nhận xét các phân số, cho học sinh suy nghĩ làm thế nào để so sánh các phân số trên với 1, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1… từ đó tối hướng cho các em cách giải như sau: Bài giải: a) Ta thấy : 4 7 < 7 7 b) Ta có : 9 2 > 2 2 c) Ta có : 5 = 1 5 mà mà 7 4 = 1 nên < 1 7 7 2 = 1 nên 2 9 >1 2 Cho học sinh rút ra kết luận: Nếu phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số a a nếu a < b thì < 1. Nếu phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số b b a a lớn hơn 1. nếu a > b thì > 1. Nếu phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số b b a a bằng 1. nếu a = b thì = 1 b b bé hơn 1. 4. Giải pháp thứ tư: So sánh các phân số dựa vào các tính chất cơ bản của phân số. Tương tự cho học sinh nhận xét các phân số, cho học sinh suy nghĩ làm thế nào để tìm được phân số nào lớn nhất, phân số nào nhỏ nhất trong dãy các phân số đã cho… từ đó tôi hướng cho các em cách giải như sau: Ví dụ 6: Trong các phân số sau, phân số nào lớn nhất, phân số nào nhỏ nhất : 307 307307 ; ; 507 507507 Ta thấy : 307307 = 507507 307307307 507507507 Vậy 307307307 507507507 = 307  1001 507  1001 = 307 507 307  1001001 307 = 507  1001001 507 307307 307307307 307 = = 507507 507507507 507 7 Sáng kiến kinh nghiệm Cho các em nhận xét và kết luận: Gặp bài toán so sánh phân số, học sinh thường nghĩ xem phân số nào lớn hơn, phân số nào nhỏ hơn nên tìm mọi cách để so sánh. Nhưng điều bất ngờ là các phân số đó bằng nhau. Như vậy để so sánh thì trước hết ta nên đưa các phân số đó về phân số tối giản (nếu có thể ), sau đó sẽ so sánh. *Học sinh khá, giỏi: Ngoài sử dụng 4 giải pháp trên, tôi còn có một số giải pháp khác giúp học sinh khá giỏi giải nhanh trong quá trình học chương phân số. 5. Giải pháp thứ năm: So sánh phân số dựa vào phân số trung gian Tương tự cho học sinh nhận xét các phân số, cho học sinh suy nghĩ làm thế nào để tìm được các cặp phân số bằng nhau trong dãy các phân số đã cho bằng cách nhanh nhất… từ đó tôi hướng cho các em cách giải như sau: Ví dụ 7: So sánh các cặp số sau bằng cách nhanh nhất: a) 16 15 và ; 27 29 b) 2 5 và 9 12 ; c) 7 13 và 9 10 - Cách 1: Ta có : 16 16 16 15 16 15 > và > nên > 27 29 29 29 27 29 - Cách 2: Ta thấy : Câu b. 16 15 15 15 > và > 27 27 27 29 nên 16 15 > 27 29 2 5 và 9 12 - Cách 1: 2 3 < 9 9 Vậy : và 3 1 5 4 4 > mà = = 9 3 12 12 12 2 1 5 < < 9 3 12 nên 2 5 < 9 12 - Cách 2 : 2 2 2 1 2 3 3 5 5 < mà = = ; < nên < 9 8 8 4 9 12 12 12 12 Câu c. 7 13 và 9 10 Ta có : 7 13 < 1 và >1 9 10 Vậy : 7 13 <1< 9 10 hay 7 13 < 9 10 8 Sáng kiến kinh nghiệm Cho các em nhận xét và kết luận: So sánh qua phân số trung gian là ta tìm một phân số trung gian sao cho phân số trung gian lớn hơn phân số này nhưng nhỏ hơn phân số kia. Đặc biệt tôi lưu ý cho học sinh: Có 3 loại phân số trung gian + Loại 1 : Phân số trung gian có tử số bằng tử số của một trong hai phân số đã cho,mẫu số trùng với mẫu số của phân số còn lại.Loại phân số trung gian này có hai cách chọn : Cách 1: Phân số trung gian có tử số của phân số thứ nhất,mẫu số là mẫu số của phân số thứ hai Cách 2 : Phân số trung gian có mẫu số là mẫu số của phân số thứ nhất,tử số là tử số của phân số thứ hai. Loại phân số trung gian này chỉ áp dụng với những bài toán so sánh hai phân số mà tử số của phân số thứ nhất bé hơn tử số của phân số thứ hai và mẫu số của phân số thứ nhất lớn hơn mẫu số của phân số thứ hai (như ví dụ 7a). + Loại 2: Phân số trung gian thể hiện mối quan hệ giữa tử số và mẫu số của hai phân số (ví dụ 7 phần b). + Loại 3: Phân số trung gian là đơn vị (ví dụ 7 phần c) áp dụng với các bài toán so sánh hai phân số mà trong đó một phân số lớn hơn đơn vị,phân số còn lại nhỏ hơn đơn vị. 6. Giải pháp thứ sáu: So sánh hai phân số dựa vào so sánh phần bù đến 1 của mỗi phân số: Tương tự cho học sinh nhận xét các phân số, cho học sinh suy nghĩ làm thế nào để so sánh hai phân số đã cho dưới đây bằng cách nhanh nhất… từ đó tôi hướng cho các em cách giải như sau: Ví dụ 8: So sánh hai phân số : Ta thấy : 1Mà 1998 1999 và 1999 2000 1998 1 1999 1 = ; 1= 1999 1999 2000 2000 1 1998 1999 1 > nên < 1999 2000 1999 2000 Cho các em nhận xét và rút ra kết luận: Trong hai phân số nếu phân số nào có phần bù lớn hơn 1 thì phân số đó bé hơn và ngược lại. 1- a a c c < 1 - thì > b b d d 1- a a c c > 1 - thì < b b d d Cách này thường áp dụng với những bài toán so sánh phân số mà mẫu số hai phân số cùng lớn hơn tử số hai phân số một lượng như nhau. 9 Sáng kiến kinh nghiệm 7. Giải pháp thứ bảy: Dùng cách nhân tử số của phân số này với mẫu số của phân số kia, rồi so sánh hai tích. Tương tự cho học sinh nhận xét các phân số, cho học sinh suy nghĩ làm thế nào để so sánh hai phân số đã cho dưới đây bằng cách nhanh nhất… từ đó tôi hướng cho các em cách giải như sau: Ví dụ 9: So sánh hai phân số : 5 7 và 139 201 Ta thấy : 5  201 = 1005 7  139 = 973 Mà 973 < 1005 nên 5 7 > 139 201 Cho các em nhận xét và rút ra kết luận: Cách so sánh này xây dựng trên cơ sở của việc so sánh 2 phân số bằng cách quy đồng mẫu số. Cách làm này áp dụng với những bài so sánh phân số mà việc nhân hai mẫu số gặp phức tạp nhưng tử số của hai phân số nó sẽ làm cho ta giảm đi một bước là nhân hai mẫu số với nhau. 8. Giải pháp thứ tám: So sánh bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng: Tương tự cho học sinh nhận xét các phân số, cho học sinh dựa vào sơ đồ đoạn thẳng suy nghĩ làm thế nào để so sánh hai phân số đã cho dưới đây bằng cách nhanh nhất… từ đó tôi hướng cho các em cách giải như sau: Ví dụ 10: So sánh hai phân số : 1 2 và 4 5 Bài giải : Ta có sơ đồ : Cho các em nhận xét và rút ra kết luận: Ta có thể so sánh hai phân số bằng việc biểu diễn từng phân số trên các đơn vị đo độ dài như nhau rồi so sánh độ dài biểu thị từng phân số với nhau.Phân số nào có độ dài biểu thị lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. Lưu ý: Cách này chỉ dùng để so sánh các cặp phân số có tử số và mẫu số của mỗi phân số đều nhỏ đủ để có thể biểu thị trên sơ đồ. Ngoài ra để so sánh nhiều phân số: Đối với những bài toán yêu cầu so sánh nhiều phân số. Khi đó ta phối hợp nhiều phân số để giải. 10 Sáng kiến kinh nghiệm 3. Hiệu quả đạt được: Qua quá trình trải nghiệm và vận dụng, chất lượng học tập của lớp tôi ngày một có hiệu quả hơn.Tôi đã không ngừng học hỏi và áp dụng các phương vào giải toán tối ưu nhất. Nhờ vậy việc giảng dạy và học tập của thầy trò chúng tôi cũng đem lại hiệu quả đáng kể. Trong đó, việc dạy học toán nói chung và phần so sánh phân số nói riêng có một sự thay đổi lớn.Cụ thể như sau : Năm học (2012-2013) Sĩ số Chất lượng đạt được Giỏi Khá Trung bình Yếu Giữa học kì II 26 9 11 4 2 Cuối học kì II 26 15 9 2 / *Bài học kinh nghiệm: Thông qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh,kiểm tra thường xuyên,kiểm tra định kì,tôi nhận thấy học sinh tôi đã có phần tiến bộ rõ rệt.Theo cách này,có thể tạo điều kiện cho nhiều đối tượng học sinh tham gia giải toán mà không ngần ngại (nhất là các học sinh yếu ,kém).Chất lượng cuối học kì II tăng lên so với giữa học kì II.Đây cũng là một trong những vấn đề khuyến khích tôi có hứng thú dạy toán hơn nhất là phần so sánh phân số Toán 4.GVcần phải nhiệt tình,tận tâm khi giảng dạy. Còn về phía học sinh,các em cũng cảm thấy thích thú hơn khi học phần toán mới mẻ này. Mặt khác các em phát huy triệt để tính tích cực học tập, hăng say khi giải các bài toán về so sánh phân số.Các em có nhu cầu tự tìm tòi, tự phát hiện cách giải (căn cứ vào cách phân dạng và phương pháp GV cung cấp) và nhờ đó tư duy sáng tạo phát triển rõ rệt. Bên cạnh đó còn giúp cho nhiều đối tượng học sinh giải quyết được các vấn đề đặt ra của các bài toán về so sánh phân số. 4. Phương pháp thực hiện SKKN: Để hình thành và viết chuyên đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng những phương pháp sau : - Phương pháp tra cứu tập hồ sơ, tài liệu. - Phương pháp tổng hợp so sánh, phân tích kết quả. - Phương pháp thực nghiệm. 5. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN: Khi áp dụng giải pháp trên vào thực tế ít nhiều đã mang lại những kết quả từng bước khắc phục những khó khăn mà học sinh lớp 4 thường vấp phải khi học nội dung trên. 11 Sáng kiến kinh nghiệm *Tồn tại : GV mất nhiều thời gian để tìm tòi,nghiên cứu,lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng tiết dạy,từng dạng bài.Tiết dạy có thể kéo dài. Chuyên đề được xây dựng theo quan điểm cá nhân nên còn nhiều hạn chế. Phần III: Kết luận 1. Kết quả của việc ứng dụng Sáng kiến kinh nghiệm: Là một giáo viên đã giảng dạy lớp 4 nhiều năm, tôi nghĩ cần phải tìm ra những phương giảng dạy tốt nhất đối với toán học 4 nói chung, so sánh phân số nói riêng. Sao cho với một lớp học với nhiều trình độ khác nhau giúp tất cả các em đều nắm được những kiến thức căn bản và từ đó các em học tốt hơn ở những bài học sau. Giáo viên phải có sự đầu tư nhất định thì mới mang lại hiệu quả cho việc giảng dạy. So sánh phân số là một trong những mảng kiến thức quan trọng của tuyến kiến thức trọng tâm Phân số. Tuy nhiên, với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, việc lĩnh hội những kiến thức là vấn đề không đơn giản. Do vậy, tôi rất mong sự góp ý chân tình của bạn lãnh đạo, chuyên môn, tổ khối và đồng nghiệp để tôi có cái nhìn sáng suốt hơn, thấu đáo hơn nhằm giúp cho việc dạy dỗ của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 2. Những kiến nghị đề xuất: Có đề xuất gì thì đánh vào nhé. Tô Hạp, ngày 10 tháng 10 năm 2014 Người viết : Trần Thị Tuyết Dung 12 Sáng kiến kinh nghiệm Tài liệu tham khảo : - Các bài toán hay về số học : Phân số tập một (Vũ Dương Thuỵ - Nguyễn Danh Ninh) - Tuyển chọn các dạng toán 4 (Vũ Dương Thuỵ - Nguyễn Danh Ninh) - Phương pháp dạy toán tiểu học.( Phạm Đình Thực). - Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập toán 4.( Phạm Đình Thực). - Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4 + 5 (Trần Diên Hiền). - Một số tạp chí giáo dục… 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan