Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh ngiệm đề tài sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạ...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh ngiệm đề tài sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học ngữ văn ở trường thcs

.PDF
29
248
73

Mô tả:

Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông nhằm giúp học sinh (HS) có đƣợc những kiến thức cơ bản, cần thiết về văn học dân tộc và văn học thế giới; góp phần hình thành ở HS thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc truyền thống dân tộc, tinh thần cách mạng; bồi dƣỡng các năng lực tƣ duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Cũng bởi thế mà phƣơng pháp và hình thức dạy học môn Ngữ văn rất phong phú, đa dạng; bao gồm cả các phƣơng pháp hiện đại nhƣ: thảo luận nhóm, đóng vai nhân vật, giải quyết vấn đề, nghiên cứu tình huống,dự án, hợp tác …) và các phƣơng pháp truyền thống nhƣ: trực quan, đàm thoại, kể chuyện …; bao gồm cả hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm nhỏ và cá nhân; hình thức dạy học ở lớp, ở phòng bộ môn, ở bảo tàng, tại các di tích lịch sử…và HS cũng có thể nghe báo cáo, trao đổi trực tiếp với các nhà văn, nhà phê bình, nói chuyện với các cựu chiến binh ... Vì vậy, tổ chức dạy học theo nhóm là hình thức dạy mới – một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tƣơng tác của HS. Với hình thức này, HS đƣợc lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức hƣớng dẫn của giáo viên (GV).Thông qua tổ chức học nhóm, GV kết hợp đánh giá kết quả học tập của HS . Từ hiệu quả thực tế nêu trên tôi chọn đề tài : “Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng THCS”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Mục đích: Tìm hiểu định nghĩa dạy học Ngữ văn theo nhóm và cách thức tổ chức học sinh làm việc theo nhóm đối với môn Ngữ văn ở trƣờng THCS. 2. Nhiệm vụ: _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 1 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Tác dụng của dạy học Ngữ văn theo nhóm. Tổ chức dạy học Ngữ văn theo nhóm. Vai trò của giáo viên trong dạy học Ngữ văn theo nhóm. Thực trạng và một số giải pháp. III. ĐỒI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Đối tƣợng. Đề tài nghiên cứu tổ chức dạy học theo nhóm đối với môn Ngữ văn ở trƣờng THCS Hùng Vƣơng. 2. Phạm vi nghiên cứu. Lập kế hoạch dạy học Ngữ văn theo nhóm. Tổ chức dạy học Ngữ văn theo nhóm nhƣ thế nào? IV/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 8/2009 đến nay. Thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài :từ tháng 8/2009 đến tháng 1/2011. _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 2 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ B. NỘI DUNG CHƢƠNGI: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Cơ sở lí luận: Lứa tuổi thiếu niên có vị trí quan trọng trong chu kì phát triển tâm lí của trẻ, vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang ngƣời lớn nên có những biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ( nhƣ thời kì tầm vóc lớn lên, chiều cao phát triển , giọng nói thay đổi ..) những thay đổi trong điều kiện sống, đặc biệt ở nhà trƣờng, thời kì này các em tiếp xúc với nhiều môn học, nhiều tri thức mớí, nhiều giáo viên mới, mỗi môn học có phƣơng pháp giảng dạy riêng phù hợp với đặc trƣng bộ môn. Mỗi giáo viên có một cách trình bày, có một phƣơng pháp dạy riêng ,vì vậy ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của các em. Tính tích cực của con ngƣời biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tích cực trong hoạt động học tập thực chất là tính tích cực , nhận thức, đặc trƣng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã nắm đƣợc qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trƣờng học tập tích cực, trong đó học sinh đƣợc chia thành các nhóm nhỏ ( 2,4,6 em ) một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh đƣợc thảo luận và hợp tác làm việc với nhau. Dạy học theo nhóm, học sinh học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội để diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ. Còn giáo viên là ngƣời tổ chức các hoạt động gợi mở, hƣớng dẫn kích thích và hỗ trợ học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học tích cực vì: Hoạt động thảo luận nhóm đã tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đƣờng chiếm lĩnh kiến thức học tập. _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 3 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới. Nhờ thảo luận nhóm, bài học vận dụng đƣợc vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh và của cả lớp chứ không chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của ngƣời thầy giáo. 2. Cơ sở thực tiễn: Thực tế trong vài ba năm gần đây, việc tổ chức dạy học theo nhóm đã đƣợc đƣa vào nhà trƣờng. Tuy nhiên để phƣơng pháp dạy học theo nhóm có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào Gv đứng lớp. Một thực tế cho thấy nhiều GV khi lên lớp đã tổ chức cho học sinh học theo nhóm nhƣng có tiết thì thành công, có tiết thì chƣa đem lại hiệu quả. Nhƣ vậy, vấn đề tổ chức dạy học theo nhóm cần đƣợc trao đổi để rút kinh nghiệm cho nhau nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học ở nhà trƣờng THCS nói chung và ở trƣờng THCS Hùng Vƣơng nói riêng. _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 4 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƢỜNG THCS HÙNG VƢƠNG Qua nhiều năm giảng dạy ở trƣờng THCS tôi nhận thấy học sinh đã hiểu đƣợc những vấn đề chung của môn Ngữ văn , đặc biệt là nắm đƣợc kiến thức Ngữ văn về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam . Từ đó các em đã khắc sâu đƣợc bản sắc văn hoá tốt đẹp cùng với những biểu tƣợng về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự tôn, tự hào dân tộc cũng nhƣ đạo nghĩa “uống nƣớc nhớ nguồn” hay “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”... vào tâm trí của mình. Trong thực tế, tài liệu phục vụ giảng dạy môn Ngữ văn và đồ dùng trực quan ở các trƣờng học trang bị còn thiếu nên giáo viên cần phải tự tìm tòi , sáng tạo thêm để làm phong phú tiết dạy nên mất nhiều thời gian chuẩn bị . Các trƣờng học còn thiếu phƣơng tiện hiện đại nhƣ máy chiếu để trình chiếu Power Point, hoặc có máy chiếu nhƣng chƣa có phòng học dành riêng cho máy chiếu nên chƣa hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình dạy học bộ môn . Vì vậy, việc tổ chức dạy học theo yêu cầu đổi mới phƣơng pháp, trong đó có hình thức thảo luận nhóm, vẫn là hình thức phổ biến và thuận lợi nhất. Từ năm 2002 đến nay, việc sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm đã đựoc GV sử dụng ngày càng thuần thục và tính hiệu quả của nó cũng rất là thuyết phục. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, mỗi GV có một cách sử dụng hình thức dạy học theo nhóm cho riêng mình, nhƣng kết quả cuói cùng là đã làm cho giờ dạy - học Văn thêm sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho các em. Qua các tiết dự giờ của GV trƣờng tôi cũng nhƣ các GV trƣờng bạn ở các buổi thao giảng cụm, tôi nhận thấy hình thức này đã đƣợc nhiều GV quan tâm và sử dụng có hiệu quả, tuy nhiên mức độ linh hoạt và độ đột phá của nó thì vẫn còn hạn chế. Về phía HS, các em cũng đã ngày càng quen thuộc hơn, thuần thục hơn với cách thức thảo luận nhóm. Và cũng từ đó, các em trở nên mạnh dạn, tự _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 5 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ tin hơn khi trình bày một vấn đề trƣớc tập thể; sự hợp tác để làm việc cũng đã làm cho quan hệ của các em trở nên gần gũi hơn, gắn kết hơn. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đƣa ra một số biện pháp dạy học theo nhóm mà tôi đã từng áp dụng có hiệu quả để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 6 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƢỜNG THCS. Ở đề tài này, ngƣời viết không có ý định chỉ ra phải sử dụng những cách thức nào trong hình thức dạy học theo nhóm mà chỉ có ý định giới thiệu với đồng nghiệp về những gì mà bản thân đã làm đƣợc trong giờ dạy học Ngữ văn dựa trên cơ sở nhận thức về tác dụng của hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm và vai trò của người GV khi sử dụng hình thức dạy học theo nhóm. Xin đƣợc trình bày nhƣ sau: 1.TÁC DỤNG CỦA DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO NHÓM: Hoạt động nhóm là một đặc điểm quan trọng, đó là quá trình học sinh đƣợc tham gia một chuỗi các hoạt động học tập dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, đƣợc khuyến khích để trao đổi kinh nghiệm và đƣợc tạo cơ hội làm việc hợp tác với ngƣời khác. Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ , mỗi ngƣời có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề đã nêu ra, thấy mình học hỏi đƣợc những gì. Với cách này, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Hoạt động nhóm đem lại cho học sinh cơ hội để sử dụng phƣơng pháp, kiến thức và kỹ năng các em đã lĩnh hội và rèn luyện. Ví dụ: Tiết 44: Từ đồng âm (Ngữ văn 7, tập I) GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu các nhóm chơi trò chơi bằng cách hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu: Em hãy điền vào những chỗ còn thiếu trong bảng, theo mẫu của 4 từ CHỈ đồng âm đã được làm sẵn: 1 2 3 CHỈ3 (ĐT): Đưa CHỈ4 4 CHỈ1 (DT): Dây CHỈ2(DT):1/10 nhỏ bằng sợi lạng hoặc 3,780 tay hoặc vật gì đó Không có gì thêm dùng để may, gram vàng. cho (Chỉ từ): người khác hoặc khác. _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 7 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Vd: Vốn quy ra nhận ra vật khác. thêu. Chỉ Vd: Chỉ một mình. Thức ăn chỉ toàn đường cá. Vd: Xe chỉ luồn khoảng 7 chỉ. Vd: kim. Chỉ thêu. cho khách. NHÂN1(DT): Bộ NHÂN2(DT):Lòng NHÂN3(ĐT): Một NHÂN4 phận bên trong thương người. trong bốn pháp Chỉ của hạt, bánh và Vd: ăn ở có nhân tính cơ bản nhằm thuận một số vật. đức. (QHT): hoàn cảnh tiện, phù tìm tích các số. hợp. Vd: ................. Vd: ................. Vd: ................... PHI1 (DT): Vợ lẽ PHI2(ĐT): ........... PHI 3 (ĐT)........... PHI4 (ĐT): Rán của vua, thái tử, .............................. ............................. (chiên) hành, tỏi vương hầu. cho thơm. .............................. ............................. Vd: Làm lễ nạp Vd: Ngựa phi nước đại. phi. Vd: Phi đao, phi Vd: ..................... kiếm ............................. SẮC1 (DT) : Tên SẮC2 (DT): Màu SẮC3 (ĐT): Làm SẮC4(TT):Dễ làm gọi một dấu của vật. dược liệu ra hết đứt vật khác. thanh của tiếng Vd: Hoa khoe sắc. chất thuốc. Vd: ....................... Việt. ............................. Sắc mặt hồng hào. Vd: ...................... Vd: ..................... SAO1(DT):Thiên .............................. ............................ SAO2 (DT): .......... SAO3 (ĐT): ......... SAO4 (Đại từ): Từ thể nhìn thấy như .............................. ............................. dùng để hỏi về một điểm sáng ............................. ............................. .............................. lấp lánh. .............................. ............................. ............................. Vd: ................... Vd: Cột nhà làm Vd: .......................... bằng gỗ sao. Sao nguyên văn. đúng Vd: Sao bạn không đi học? Sau một thời gian quy định, các tổ cử ngƣời viết kết quả lên bảng, tổ nào giải nghĩa từ và lấy ví dụ đúng, phong phú thì tổ đó thắng. GV treo bảng phụ đã trình bày sẵn lên bảng để các em đối chiếu, qua đó rèn luyện cho HS kỹ năng _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 8 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ giải nghĩa từ, phân biệt đƣợc các sắc thái ý nghĩa của từ, phân biệt đƣợc từ Hán Việt với từ thuần Việt. 1 2 3 4 CHỈ3 (ĐT): Đưa CHỈ4 CHỈ1 (DT): Dây CHỈ2(DT):1/10 nhỏ bằng sợi lạng hoặc 3,780 tay hoặc vật gì đó Không có gì thêm dùng để may, gram vàng. thêu. Vd: Vốn quy ra nhận ra vật khác. cho Vd: Xe chỉ luồn khoảng 7 chỉ. kim. Chỉ thêu. (Chỉ từ): người khác hoặc khác. Vd: Chỉ một mình. Thức ăn Vd: Chỉ đường chỉ toàn cá. cho khách. NHÂN1(DT): Bộ NHÂN2(DT):Lòng NHÂN3(ĐT): Một NHÂN4(QHT): phận bên trong thương người. trong bốn pháp Chỉ của hạt, bánh và Vd: ăn ở có nhân, tính cơ bản nhằm thuận một số vật. tìm tích các số. có đức. hoàn cảnh tiện, phù hợp. Vd: Nhân bánh. Vd: Hai nhân với Vd: Nhân ngày Nhân tế bào.. hai là bốn. sinh nhật bạn, mình tặng bạn bó hoa. PHI1 (DT): Vợ lẽ PHI2(ĐT): Chạy PHI3 (ĐT): Phóng PHI4 (ĐT): Rán của vua, thái tử, nhanh (dùng cho mạnh vũ khí có (chiên) hành, tỏi vương hầu. ngựa) đầu nhọn. Vd: Làm lễ nạp Vd: Ngựa phi nước đại. phi. cho thơm. Vd: Phi đao, phi Vd: Phi tỏi để xào kiếm rau muống. SẮC1 (DT) : Tên SẮC2 (DT): Màu SẮC3 (ĐT): Làm SẮC4(TT):Dễ làm gọi một dấu của vật. thanh của tiếng Vd: Việt. Hoa dược liệu ra hết đứt vật khác. khoe chất thuốc. sắc. Sắc mặt hồng Vd: Vd: Thanh sắc. hào. Sắc Vd: Dao sắc. Kéo thuốc sắc. Cưa sắc.. nam, sắc thuốc _________________________________________________________________________ GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai 9 Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Dấu sắc. SAO1(DT):Thiên bắc. SAO2 (DT): Một SAO3 (ĐT): Tạo SAO4 (Đại từ): Từ thể nhìn thấy như loại cây lấy gỗ ra nhiều bản mới dùng để hỏi về vật một điểm sáng quý hiếm. lấp lánh. giống như bản gì hoặc như thế Vd: Cột nhà làm gốc. nào. Vd: Trời nhiều bằng gỗ sao. Vd: Sao sao. nguyên văn. đúng Vd: Sao bạn không đi học? Tiết 20,21: Cô bé bán diêm ( Ngữ văn 8) Sau khi phân tích truyện và đi đến những kết luận ở phần Ghi nhớ, giáo viên tổ chức cho HS thảo luận nhóm: ? Hình dung lại câu chuyện, theo em những ngọn lửa diêm đƣợc miêu tả trong truyện có ý nghĩa gì ? Điền vào phiếu học tập những ý nghĩa có thể chấp nhận đƣợc. - Tượng trưng cho khát vọng ấm no, hạnh phúc của cô bé. - Tượng trưng cho cuộc đời ngắn ngủi của cô bé. -Tượng trưng cho chiếc cầu nối giữa một bên là hiện thực khổ đau đói rét với một bên là ước mơ hạnh phúc của cô bé nói riêng và con người nói chung. - Tượng trưng cho tinh thần nhân đạo của nhà văn. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm nhƣ vậy, HS nắm vững, khắc sâu kiến thức bài học. Đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc và giao tiếp, tạo thói quen học hỏi lẫn nhau: phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở hợp tác. Có nhƣ vậy mới dần xoá bỏ thói quen thụ động ( ghi chép ) của các em. Ví dụ: Tiết 103,104: Cô Tô, Ngữ văn 6: Khi dạy phần Mặt trời mọc trên biển Cô Tô , giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu những hình ảnh so sánh bất ngờ mà tác giả đã sử dụng để miêu tả bức tranh bình minh trên biển. Đây là cơ hội để HS sử dụng những kiến thức đã đƣợc tiếp nhận trong bài trƣớc về kỹ năng miêu tả, kết hợp với kiến thức mới nên đã khám phá đƣợc những hình ảnh : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc _________________________________________________________________________ 10 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ hậu nhƣ lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, “ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đƣờng bệ đặt lên một mâm bạc đƣờng kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nƣớc biển ửng hồng. Y nhƣ một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trƣờng thọ của tất cả những ngƣời chài lƣới trên muôn thuở biển đông”;... thể hiện đƣợc khả năng dùng từ độc đáo, sinh động của nhà văn Nguyễn Tuân. Hoạt động nhóm cũng đồng thời giúp HS rèn luyện, phát triển kỹ năng làm việc và giao tiếp, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau, làm tăng hiệu quả , nhất là lúc phải giải quyết vấn đề gay cấn cần tới sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong HS, tạo ra bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tƣởng lẫn nhau trong học tập. Tổ chức dạy học theo nhóm giúp HS nhút nhát, diễn đạt kém…có điều kiện rèn luyện tập dƣợt để dần dần khẳng định mình trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm. Khi dạy học theo nhóm giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm, sự sáng tạo của HS trong học tập. 2. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO NHÓM. Để thực hiện một tiết dạy học Ngữ văn có sử dụng hình thức hoạt động nhóm, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách chia lớp học thành các nhóm nhỏ ( 2,4,6 em). Chúng ta cần phải biết cách chia nhóm, chọn kiểu nhóm nào để phù hợp với điều kiện lớp bạn. Nhóm: Gồm 2 dến 6 em, tuỳ mục đích và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm đƣợc phân chia ngẫu nhiên hoặc lựa chọn chủ định, đƣợc duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng phần của tiết học, đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể. _________________________________________________________________________ 11 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Các nhóm lớn ( 6 em, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm niềm tin lớn nhất về kết quả làm việc vì có nhiều khả năng tìm câu hỏi đúng). Vớí loại nhóm này, thu hút đƣợc nhiều ý kiến, nhiều kinh nghiệm và có khả năng hiểu đúng, hiểu nhanh chóng nhiệm vụ. Tuy nhiên nhóm cũng có hạn chế là khó đi đến quyết định thống nhất và giáo viên khó quản lí. Các nhóm nhỏ ( 2-4 em) các em có nhiều cơ hội để thể hiện ý kiến của mình, thống nhất ý kiến nhanh hơn và dễ quản lí hơn. *Cơ cấu nhóm: Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì vậy phải phân công nhiệm vụ cho các em: + Trƣởng nhóm: điều khiển hoạt động nhóm. + Thƣ kí: ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất. + Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + Thành viên khác: có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm. Trong nhóm có học sinh phải thay nhau đóng vai của các thành viên trên. Khi hoạt động nhóm các thành viên trên cần: + Hƣớng vào nhau ( ngồi thành vòng tròn hoặc xung quanh bàn ). + Chăm chú lắng nghe ngƣời khác phát biểu. + Từng thành viên sẵn sàng đƣa ra ý kiến của mình. + Trao đổi, thảo luận để có ý kiến thống nhất. + Tuân theo sự điều khiển của từng nhóm trƣởng. + Đảm bảo thời gian. * Cách chia nhóm Trong giờ lên lớp, tuỳ theo mục tiêu của từng hoạt động. GVcó thể chia nhóm nhỏ có từ hai HS trở lên. Việc chia nhóm nhiều hay ít HS là do GV yêu cầu và quyết định. Sau đây là một số cách chia nhóm đang đƣợc giáo viên áp dụng: _________________________________________________________________________ 12 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ - Gọi ngẫu nhiên: tuỳ theo mục đích chia nhóm giáo viên có thể chia nhóm thích hợp ( từ số 1 đến số 6…rồi quay trở lại ). - Chỉ định: Giáo viên lần lƣợt đọc tên học sinh vào từng nhóm. - Chia nhóm biểu tƣợng: GV có thể dùng các biểu tƣợng: hình tam giác, hoa hồng, các loại qủa, tên các anh hùng …để chia nhóm. Các em có cùng biểu tƣợng vào một nhóm để tạo ra sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh. - Chia từng cặp: Giáo viên chỉ định hai học sinh ngồi gần nhau làm việc. Cách này thƣờng diễn ra ngay sau khi học sinh làm việc cá nhân. Ví dụ: Dạy tiết 49: Tổng kết từ vựng, Ngữ văn 9 : Gv cho HS vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt và nhận xét sơ đồ này? Giáo viên chia 4 em một nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ và nhận xét, các nhóm báo cáo kết quả. GV bổ sung, nhận xét từng nhóm. * Xuất hiện nhiều kiểu nhóm gồm: - Nhóm nhiều trình độ ( trong đó có học sinh giỏi, khá, Tb, yếu) - Nhóm cùng trình độ ( gồm các em có cùng khả năng học tập nhƣ nhau). - Nhóm tình bạn (gồm các em kết bạn với nhau, không phụ thuộc vào lực học). - Nhóm cùng sở thích ( gồm các em có cùng sở thích ). - Nhóm cùng nhu cầu học tập. Trong các kiểu nhóm trên kiểu 1 và kiểu 2 đƣợc sử dụng nhiều hơn. Hoạt động nhóm chỉ có ý nghĩa và tác dụng thiết thực khi nhóm hoạt động có hiệu quả. Tính hiệu quả của nhóm trong dạy học là thƣớc đo chất lƣợng của hình thức dạy học theo nhóm. Muốn nhóm hoạt động có hiệu quả tốt cần có những điều kiện thiết yếu sau: Các thành viên trong nhóm đều hiểu biết công việc của nhóm và của bản thân; cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và có trách nhiệm với công việc chung. Chọn kiểu nhóm phù hợp với yêu cầu thảo luận. _________________________________________________________________________ 13 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Mọi thành viên tích cực tham gia các hoạt động nhóm và sẵn sàng đƣa ra ý kiến của mình, cùng tranh luận, trao đổi một cách thoải mái trƣớc khi đi đến thống nhất ý kiến chung của toàn nhóm, tránh trƣờng hợp chỉ có trƣởng nhóm và thƣ kí hoạt động của từng nhóm. Thu nhận thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tổ chức các hoạt động của mình có hiệu quả. Tạo bầu không khí vui vẻ, cởi mở thoải mái trong học tập, giúp các em tự tin hơn trong thảo luận. Ví dụ: Ngữ văn 9, Tiết 16,17: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của chi tiết cái bóng ? Sau khi đại diện của các nhóm trình bày các phƣơng án trả lời của nhóm mình, GV sẽ chỉ cho các em thấy rõ: - Giá trị nội dung: + Tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nƣơng trong vai trò làm vợ, làm mẹ. + Là ẩn dụ cho số phận mỏng manh của ngƣời phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. + Xuất hiện ở cuối tác phẩm: khắc hoạ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm: Một khi đã đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ là một cái bóng hƣ ảo. - Giá trị nghệ thuật: + Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút để tạo mâu thuẫn bất ngờ và hợp lí cho cốt truyện; tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. + Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. + Tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm với một klết thúc tƣởng nhƣ có hậu nhƣng lại càng nhấn mạnh hơn bi kịch của ngƣời phụ nữ. Tiết 121, Ngữ văn 9; “Sang thu” của Hữu Thỉnh: Bài thơ có gì đặc biệt về giọng điệu và cách ngắt nhịp? Cần phải đọc bài thơ nhƣ thế nào để thể hiện đƣợc giọng điệu và cách ngắt nhịp ấy? Với câu hỏi này, HS sẽ bƣớc đầu chỉ ra đƣợc sự đặc biệt trong giọng điệu và cách ngắt nhịp của bài thơ:Tiết tấu chậm rãi, giọng điệu nhẹ nhàng và có _________________________________________________________________________ 14 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ những câu đọc liền không ngắt nhịp. Qua đó, GV sẽ nêu yêu cầu: Cần đọc bài thơ với giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, thoáng chút suy tƣ. Tiết 58, Ngữ văn 9, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: Phần củng cố: Bài thơ có nhan đề là “Ánh trăng” trong khi đó xuyên suốt các khổ thơ tác giả đều dùng từ “vầng trăng”, chỉ có câu cuối cùng là sử dụng “ánh trăng`”. Vì sao nhƣ vậy ? Với câu hỏi thảo luận này, Gv sẽ “có cớ” để chốt lại ý cả toàn bài thơ với một lời bình ấn tƣợng: Vầng trăng là biểu tƣợng của cuộc sống đẹp, “ánh trăng” là ánh sáng của sự nhắc nhở về lẽ sống. Bài thơ có tên là “ánh trăng” nhƣng ở các khổ thơ trên tác giả đều viết “vầng trăng”, chỉ đến khổ cuối mới xuất hiện từ “vầng trăng”. “Ánh trăng” chính là sự quy tụ, kết tinh đẹp nhất của vầng trăng, tạo nên chiều sâu tƣ tƣởng của bài thơ, đồng thời nâng vẻ đẹp của bài thơ lên đến đỉnh điểm. Tiết 23: “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ, Ngữ văn 9 Sau khi phân tích tác phẩm và hƣớng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập, giáo viên ra bài tập củng cố cho học sinh: So với những bài tuỳ bút hiện đại đã học nhƣ “Mùa xuân của tôi”, “Sài Gòn tôi yêu”, “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Lớp 7, tập 1), em thấy tuỳ bút này có điểm gì khác biệt ? Học sinh nhận nhiệm vụ, nhớ lại kiến thức cũ, đề xuất các phƣơng án trả lời. Lập nhóm: các nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung. Trên cơ sở các phƣơng án trả lời của học sinh, giáo viên chốt ý và kết luận: + Tuỳ bút hiện đại đƣợc viết theo dòng cảm xúc của tác giả, đậm chất trữ tình, thể hiện một cách tinh tế cảm xúc cá nhân với một bút pháp hoc mĩ giàu chất tƣởng tƣợng và biện pháp tu từ. + Tuỳ bút chịu ảnh hƣởng của tự sự trung đại: thiên về kể việc, lời văn khách quan, không bàn bạc, không độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ văn đậm sắc thái biền ngẫu. Để việc sử dụng hình thức dạy học theo nhóm đạt kết quả cao, chúng ta cần phải chia nhóm dựa trên những hiểu biết sau: _________________________________________________________________________ 15 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Nhóm là một tổ chức gồm 2 đến 6 em. Nhóm không nên có số lƣợng lớn vì nhƣ vậy các thành viên không có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình và bạn khó quản lí. Nhóm lớn: Khoảng 6 em với nhóm lớn các thành viên hiểu nhiệm vụ nhanh chóng và rõ ràng hơn, thu hút đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn, nhƣng cũng có hạn chế ở chổ ít thành viên có cơ hội thể hiện ý kiến của mình và việc ra quyết định cũng chậm hơn. Nhóm nhỏ: khoảng 2 đến 4 em nhóm nhỏ có nhiều hoạt động linh hoạt và ra quyết định nhanh, giáo viên quản lí củng thuận lợi, nhƣng với thể loại nhóm này lại tận dụng ít kinh nghiệm hơn nhóm lớn. Ví dụ: Khi dạy tiết 18: Xưng hô trong hội thoại, Ngữ văn 9, Gv cho các em hoạt động nhóm bằng việc làm bài tập sau : Đọc lại đoạn đối thoại giữa chị Dậu và bọn Cai lệ trong đoạn trích “Tức nƣớc vỡ bờ”, chỉ ra các từ ngữ xƣng hô của chị Dậu với bọn cai lệ để thấy đƣợc ý nghĩa của những từ ngữ xƣng hô đó? Từ xƣng hô Ý nghĩa Cháu - ông Tôi - ông Bà - mày Bài tập trên tực hiện với nhóm 6 hs. Sau khi các em hoạt động nhóm giáo viên gọi một nhóm lên bảng điền vào bảng phụ . Gọi HS nhận xét từng nhóm. GV kết luận và dùng đáp án giáo viên chuẩn bị sẵn trên bảng phụ sau để học sinh so sánh kết quả của nhóm mình đã làm . Từ xƣng hô Ý nghĩa Cháu - ông Thể hiện sự nhẫn nhục, tự hạ mình vì là kẻ yếu thế. Tôi - ông Thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử khi bị đè nén đã vùng lên phản kháng. _________________________________________________________________________ 16 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Bà - mày Thể hiện sự phản kháng của ngƣời phụ nữ nông dân đã bị dồn nén đến bƣớc đƣờng cùng. Giáo viên chia 6 em thành một nhóm hoạt động này tƣơng ứng với nhóm thuyết trình ( bao gồm các đối tƣợng học sinh Giỏi , khá , trung bình , yếu ) * Lƣu ý: Khi chọn kiểu nhóm và chia nhóm cần nhanh gọn, không để mất thời gian. Chú ý đến đặc điểm của mỗi loại nhóm. Phụ thuộc vào nhiệm vụ quá khó hoặc quá dễ. Sự điều khiển của nhóm do nhóm trƣởng tổ chức. Trong nhóm nhiều trình độ, các em học sinh yếu có thể có nhiều cơ hội học hỏi đƣợc các em khá, giỏi. Nhƣng cũng có thể xảy ra trƣờng hợp chỉ có các em khá, giỏi tham gia hoạt động, còn các em ít hoặc không tham gia. Điều này xảy ra khi các em thiếu hứng thú học tập và tổ chức hoạt động của nhóm không hợp lí. Ở nhóm cùng trình độ, có thể xảy ra hiện tƣợng những học sinh yếu bị chế diễu, dẫn tới tự ti và hạn chế sự phát triển. Vì vậy cách chia nhóm và chọn kiểu nhóm phải linh hoạt nhằm phát huy mặt mạnh,mặt hạn chế, mặt yếu của mỗi nhóm. 3. VAI TRÕ CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO NHÓM. Thực hiện kế hoạch bài học khác với hoạt động dạy học trƣớc đây, dạy học theo hình thức chia nhóm, vai trò của ngƣời giáo viên có sự thay đổi cơ bản: Thiết kế và tạo môi trƣờng cho phƣơng pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. Thông qua việc tổ chức hoạt động nhóm, các kĩ năng sƣ phạm, mở rộng hơn, bao gồm các kỹ năng có liên quan tới việc đƣa ra các hình thức hoạt động, hƣớng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động và phát triển kỹ năng phản ánh, trình bày đƣợc các quan điểm của mình. Ví dụ: Ngữ văn 8,Tiết 29-30: “Chiếc lá cuối cùng” của Ô-Hen-Ri, sau khi cho học sinh trả lời câu hỏi “ Vì sao Ô-Hen-Ri lại chọn cách kết thúc tác _________________________________________________________________________ 17 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ phẩm bằng việc khép lại cuộc đời của cụ Bơ-Men ?” kết hợp với việc giảng bình giá trị nghệ thuật của tác phẩm, bằng ngôn ngữ của mình, giáo viên tổ chức cho các em thảo luận những câu hỏi gợi mở đã đƣợc dự kiến từ trƣớc: - Nghệ thuật đặc sắc đảo ngược tình huống hai lần gây bất ngờ và sự hấp dẫn đặc biệt cho truyện ngắn này là ở đâu? - Tính hai mặt của hình tượng chiếc lá cuối cùng được thể hiện ở những điểm nào ? - Nhân vật nào trong truyện là minh chứng hùng hồn cho chân lí: “Nghệ thuật đích thực là sự quên mình, vô tư và tuyệt đối”? Vì sao? Qua thời gian bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất, các nhóm sẽ cử đại diện trình bày các câu hỏi trên theo một số ý cơ bản sau: - Nghệ thuật đảo ngƣợc tình huống hai lần: + Lần thứ nhất: Giôn-xi bị bệnh sƣng phổi nặng, tƣởng là sẽ chết nhƣng sau đó lại đƣợc cứu sống. + Lần thứ hai: cụ Bơ-men tuy tuổi đã cao nhƣng rất khoẻ mạnh, tƣởng là sẽ còn sống đƣợc lâu nhƣng sau đó lại chết rất nhanh vì bệnh sƣng phổi. - Tính hai mặt của hình tƣợng chiếc lá; + Mặt trái: cứu sống Giôn-xi. + Mặt trái: giết chết cụ Bơ-men. - Cụ Bơ-men chính là minh chứng hùng hồn cho chân lí: “Nghệ thuật đích thực là sự quên mình, vô tƣ và tuyệt đối”. Bởi vì: cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng không phải để đi tham dự triển lãm nghệ thuật, cụ chỉ vẽ chiếc lá với ƣớc muốn cứu sống đƣợc Giôn-xi, dù để có đƣợc bức vẽ ấy, cụ đã phải đứng suốt đêm trong gió bão, và hơn thế nữa là hôm sau phải lìa bỏ cuộc sống để đi đến một nơi “xa xôi và bí ẩn”. Nhƣ vậy,để việc sử dụng hình thức dạy học theo nhóm đạt đƣợc kết quả cao thì vai trò của giáo viên khi tổ chức dạy học Ngữ văn theo nhóm là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ: _________________________________________________________________________ 18 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ Việc tổ chức dạy học Ngữ văn theo nhóm sẽ đem lại kết quả cao khi giáo viên biết phƣơng pháp tổ chức, ngƣợc lại nếu tổ chức hoạt động một cách hình thức, chiếu lệ thì sẽ ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng học tập của học sinh. Để hoạt động có hiệu quả giáo viên phải giữ vai trò chủ đạo, phải biết giao việc cho nhóm và cho từng học sinh. Tùy từng tiết học, tùy từng nội dung bài học để định ra nội dung hoạt động nhóm, không nhất thiết tiết nào cũng hoạt động nhóm. GV là ngƣời hƣớng dẫn hoạt động của từng học sinh thông qua nhóm. Hãy bắt đầu giao cho các nhóm công việc dễ trƣớc và hãy hƣớng dẫn, giao việc cụ thể, tỉ mỉ, rõ ràng cho nhóm và cho từng cá nhân. GV là ngƣời tổ chức điều khiển hoạt động của từng học sinh thông qua nhóm. Câu hỏi GV đƣa ra cốt để học sinh tự mình liên hệ giữa kiến thức mới với kiến thức cũ và kinh nghiệm sống của bản thân để giải quyết, khuyến khích học sinh chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau, đề xuất thắc mắc, hỏi khi chƣa thật hiểu về một vấn đề nào đó. Tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, thân thiện giúp học sinh tự tin hơn trong hoạt động thảo luận. Ví dụ: Tiết 47: “Đồng chí” của Chính Hữu, Ngữ văn 9 GV hƣớng các em thảo luận nhóm 2 hoạt động cụ thể: Hoạt động 1: Trong đoạn thơ thứ nhất của bài thơ có một câu thơ đặc biệt vì chỉ có một từ duy nhất: Đồng chí. Câu thơ ấy có vai trò như thế nào trong bài thơ? GV chia nhóm (mỗi nhóm 4 em) các em báo cáo, nhóm khác nhận xét, trong khi các nhóm báo cáo, GV yêu cầu học sinh trình bày: Trong sự vận động của mạch thơ ở đoạn một, từ Đồng chí đánh dấu một khái niệm từ chỗ chƣa rõ nét đến chỗ đã định hình, đã có thể gọi thành tên. Rồi sau đó, cái đƣợc gọi thành tên ấy vừa soi sáng cho cái đã có, vừa nâng cấp nó lên nhƣ một sự cất cánh cả về lẽ sống lẫn tâm hồn để trở thành bay bổng. Câu thơ _________________________________________________________________________ 19 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai Đề tài :Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS ____________________________________________________________________________ chỉ có một từ, mà hội tụ bao nhiêu tình cảm, vừa thân mật và thiêng liêng, vừ miêu tả vừa khơi gợi đến những gì sâu sắc nhất. Cảm xúc đã đƣợc kết tinh, nó loại bỏ mọi yếu tố phụ gia thƣờng lệ. Hoạt động 2: Cùng với cái mới về nội dung, bài thơ có cái mới về hình thức. Riêng về mặt kết cấu và thể thơ, em thấy tác giả đã đổi mới như thế nào? Gv sẽ gợi ý, dẫn dắt các em hoàn thành bài tập này qua việc chốt lại một số ý sau đây: + Về kết cấu: Trong nhiều bài thơ xƣa, kết bài thƣờng là đóng lại. Kết thúc một bài thơ khẩu khí thƣờng là một tuyên ngôn, kết thúc một bài thơ trữ tình lại thƣờng là một nỗi niềm. Từ Thơ mới trở đi, bài thơ thƣờng có kết cấu mở. Câu cuối không đóng lại, không gói lại ý thơ. Nó tạo cho ngƣời đọc những liên tƣởng nhiều chiều, những dƣ âm tiếp nối. Ba câu cuối của bài “Đồng chí” đi theo hƣớng ấy. + Về thể thơ: Bài thơ viết theo thể tự do. Sự không hạn định về số câu trong bài, về số chữ trong câu đã tạo nên một hình thức biểu hiện mới. Thể thơ ấy đã phá vỡ cấu trúc cân đối và cả niêm luật cũ của Thơ Đƣờng. Những câu hỏi trên giáo viên có thể sử dụng cho nhóm 2,4 hoặc 6 HS,có thể nhiều nhóm cùng thảo luận một nội dung . _________________________________________________________________________ 20 GV : Chu Ngọc Thanh - Trường THCS Hùng Vương – Ia Grai
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan