Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn sáng kiến kinh nghiệm “xây dựng hệ thống bài tập trực tuyến cho giảng dạy c...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh nghiệm “xây dựng hệ thống bài tập trực tuyến cho giảng dạy chuyên tin

.DOCX
19
1904
101

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP TRỰC TUYẾN CHO GIẢNG DẠY CHUYÊN TIN Người thực hiện: LÊ QUANG VINH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Năm học: 2016 - 2017  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LÊ QUANG VINH 2. Ngày tháng năm sinh: 19/12/1985 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh 5. Điện thoại: (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0167 803 8755 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng 8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy 9. Đơn vị công tác: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Tin học Số năm có kinh nghiệm: 10 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: o Website bồi dưỡng năng khiếu tin học (năm 2012) o Đưa bài tập trên website VNOI vào giảng dạy Tin học chuyên (năm 2013) o Định hướng ra đề các kì thi học sinh giỏi bộ môn Tin học (năm 2014) o Chọn cấu trúc dữ liệu cho bài toán quy hoạch động (năm 2015) o Xây dựng Website học chuyên Tin trực tuyến (năm 2016) Tên SKKN : HỆ THỐNG BÀI TẬP TRỰC TUYẾN CHO GIẢNG DẠY CHUYÊN TIN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc học trực tuyến (online) có thể tiến hành một cách dễ dàng. Chỉ cần phương tiện là máy tính và mạng internet, giáo viên có thể tự xây dựng các công cụ học trực tuyến cho học sinh của mình. Học trực tuyến có các ưu điểm nội bật như: linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí, không hạn chế số lượng học sinh, giới hạn không gian, địa lý, … Thời lượng trên lớp dành cho việc giảng dạy chương trình chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin còn khá ít. Giáo viên thường chỉ đủ thời gian giảng dạy lý thuyết, không đủ thời gian cho học sinh thực hành, giải bài tập. Vì vậy, việc cung cấp cho các em một công cụ học tập trực tuyến để có thể học bất kì ở đâu, bất cứ thời điểm nào là rất cần thiết và hữu ích. Việc triển khai học trực tuyến cho các em học sinh chuyên tin có nhiều thuận lợi vì học sinh đã có lợi thế về nền tảng công nghệ thông tin, dễ dàng nắm bắt và sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc học trực tuyến. Hiện nay đã có một số website cho phép làm và chấm bài trực tuyến. Năm học 2015 – 2016, trường chuyên Lương Thế Vinh đã đưa vào thử nghiệm website học chuyên Tin trực tuyến LTV-Coder. Năm học này, chúng tôi tiếp tục thực hiện xây dựng Hệ thống bài tập để hoàn thiện website, phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học chuyên Tin. Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng hệ thống bài tập trực tuyến cho giảng dạy chuyên Tin” trình bày lại cách thức tôi tạo ra hệ thống bài tập cho website LTV-Coder . Với mong muốn giới thiệu đến quý thầy công đồng nghiệp cùng các em học sinh một công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học chuyên tin. Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng vào:  Bồi dưỡng học sinh các lớp chuyên Tin.  Bồi dưỡng các đội tuyển thi học sinh giỏi Tin học.  Hỗ trợ bồi dưỡng cho các đội tuyển học sinh giỏi Tin ở xa.  Giới thiệu, trao đổi với giáo viên đồng nghiệp về kinh nghiệm giảng dạy dựa trên các công cụ trực tuyến. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Hiện nay, các bài tập chuyên Tin đều được chấm bằng chương trình chấm tự động. Trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia sử dụng chương trình chấm bài tự động Themis của Ts. Lê Minh Hoàng [7]. Hiện đã có một số wesbite trực tuyến hỗ trợ cho việc học chuyên Tin. Điểm chung của các website là:  Đa số là các website nước ngoài. 1  Có hệ thống bài tập riêng, viết bằng tiếng Anh.  Cho phép người dùng nộp và chấm bài trực tuyến. Mỗi website cũng có những ưu nhược điểm riêng khác nhau, sau đây là một số website học sinh chuyên Tin hiện nay thường hay dùng để luyện tập:  http://www.spoj.com/: gắn tag phân loại dạng bài, có một số bài tập tiếng Việt …  http://codeforces.com/: gắn tag phân loại dạng bài, thường xuyên tổ chức các kì thi trực tuyến.  https://uva.onlinejudge.org/: có phân loại bài tập đầy đủ, chi tiết. Hệ thống chấm bài đơn giản, không thông báo chi tiết.  … Việc sử dụng các website này để hỗ trợ cho việc dạy và học chuyên Tin còn gặp một số hạn chế. Trong đó một hạn chế lớn nhất là chưa có chức năng cho giáo viên sắp xếp, hệ thống lại bài tập từ kho bài có sẵn. Với các hạn chế trên, việc ứng dụng các website nước ngoài vào học chuyên Tin còn nhiều khó khăn. Năm 2015, tôi đã xây dựng website học chuyên Tin trực tuyến LTV-Coder khắc phục các hạn chế của các website trên. Vì vậy, hiện nay cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu bài tập đầy đủ, phong phú để hoàn thiện website và có thể hỗ trợ tốt cho việc dạy và học chuyên Tin. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Tổ chức thực hiện 1) Hoàn thiện website LTV-Coder. Sơ đồ website Người dùng Giao diện web Chương trình chấm Bộ test Cơ sở dữ liệu Trình biên dịch Hiện website đã có một số chức năng sau: 2  Chức năng quản lý bài tập: cho phép tạo bài tập mới, phân loại, upload test chấm, …  Chức năng chấm bài: người dùng có thể nộp và chấm bài trực tuyến.  Chức năng tạo chuyên mục.  Chức năng lưu trữ bài làm học sinh.  Cho phép người dùng xem test sai.  … 2) Tiến hành phân chia các chuyên mục Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp trong tổ để đưa ra các tiêu chí hình thành chuyên mục 3) Xây dựng hệ thống bài tập cho các chuyên mục Với mỗi chuyên mục, tác giả sẽ lựa chọn các bài tập phù hợp để đưa vào chuyên mục, các bài tập trong cùng chuyên mục sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó 5) Lấy ý kiến về những tích cực và hạn chế của các bài tập: trong quá trình áp dụng để giảng dạy, tác giả cũng ghi nhận những góp ý, phản hồi của đồng nghiệp, học sinh để hoàn thiện sản phẩm. 6) Tổng kết, sửa chữa, hoàn thiện. 2. Nội dung của đề tài Hiện website được chạy trên máy chủ của trường tại địa chỉ: http://tin2015.chuyenluongthevinh.edu.vn Tài khoản demo:  Username: demo  Password: a 2.1. Hệ thống Chuyên mục các bài tập cơ bản 2.1.1. Chức năng quản lý chuyên mục Mỗi chuyên mục gồm các thông tin: ID, Mã chuyên mục, Tên chuyên mục, Dánh sách bài, Thời gian bắt đầu, kết thúc. Người quản trị có thểm thêm, xóa, sửa các vòng thi. 3 Thiết lập các chế độ: + Tạm khóa chuyên mục: Thêm 2 kí tự ‘--‘ vào đầu tên chuyên mục, muốn bỏ khóa ta bỏ 2 kí tự này. + Chấm bài 1 lần: Thêm 2 kí tự ‘00’ vào đầu chuyên mục, trong thời gian quy định học sinh sẽ nếu nộp bài sẽ không thấy điểm, cũng như các thông tin chấm bài. Bảng chấm bài khi thiết lập chế độ chấm 1 lần 2.1.2. Tạo hệ thống chuyên mục Trên website LTV-Coder hiện có khoảng 63 chuyên mục. Tuy nhiên, hiện 10 chuyên mục đầu tiên đã được kiểm tra, phản biện các bài tập kỹ càng. Các chuyên mục còn lại đang tiếp tục được hoàn thiện thêm STT Chuyên mục Số lượng bài 1 Cấu trúc tuần tự 18 2 Cấu trúc rẽ nhánh 19 3 Cấu trúc lặp 1 29 4 4 21 5 Chương trình con 14 6 Mảng 1 chiều 15 7 Mảng 2 chiều 14 8 Kiểu dữ liệu xâu 19 9 Kiểu bản ghi 2 10 Kỹ thuật lập trình 21 ... … 2.2. Cấu trúc lặp 2 Xây dựng hệ thống bài tập trên website Quy trình tạo một bài tập trên website LTV-Coder: Chọn bài  Viết chương trình đáp án  Tạo bộ dữ liệu test  Nhập thông tin bài tập vào CSDL  Upload đề bài và bộ test lên server. 2.2.1. Chọn bài Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo các nguồn tài liệu, đề thi tác giả chọn ra những bài tập phù hợp với từng chuyên mục. Việc chọn lựa có thể được điều chỉnh (thêm hoặc bớt bài) sau khi triển khai và nhận phản hồi thực tế. 2.2.2. Viết chương trình đáp án Chương trình đáp án là chương trình được viết để giải các bài toán trong đề. Chương trình phải đảm bảo tính đúng đắn và tối ưu để có thể chạy được giới hạn tối đa, cho ra output đúng và trong giới hạn thời gian cho phép. Chương trình đáp án được kiểm tra, phản biện kỹ lưỡng. 2.2.3. Tạo bộ dữ liệu test Là chương trình sinh ra file input đúng theo định dạng mô tả trong đề bài, dữ liệu có thể sinh ngẫu nhiên hoặc có chủ đích. Tiến hành sinh test Dùng chương trình sinh test sinh ra file input, chạy chương trình đáp án để tìm output cho file input vừa sinh. Cặp file input, output tạo được chính là một test. Hai file này được đặt trong một thư mục theo định dạng của chương trình chấm: Test. Ví dụ test01, test02, … 5 Program sinh_test …. Writeln(….) … BOCSOI.INP 5 VVXXD Program dap_an …. … Readln(….); ….. BOCSOI.OUT 2 Writeln(….); Test01 Một bài toán có thể sinh số lượng test tùy theo nhu cầu chấm và phân loại trình độ học sinh. Các test được sắp xếp thành nhiều mức độ theo thứ tự từ dễ đến khó. (giới hạn từ thấp đến cao) Ví dụ bài trên có thể sinh 10 test, phân thành 3 mức:  Mức dễ 4 test: có độ dài xâu không quá length(s) ≤ 255.  Mức trung bình 3 test, từ test 05 đến test 07: có 1000 ≤ length(s) ≤ 5000.  Mức khó: 3 test, từ test 08 đến 10: có 100 000 ≤ length(s) ≤ 1 000 000. 2.2.4. Nhập thông tin bài vào CSDL Một bài tập sẽ bao gồm các thông tin: ID, Mã bài, Tên bài, Folder, Tag, ... Mỗi bài tập được tải kèm 1 file .pdf đề bài. Người quản trị có thêm thêm, xóa, sửa thông tin các bài tập. Nội dung bài tập được lưu trong file .pdf hoặc .png 6 2.3. Kết quả Hiện trên website LTV-Coder có khoảng 700 bài tập phân vào 50 chuyên mục. Trong đó có 172 bài tập phân vào 10 chuyên mục đã được kiểm tra, phản biện kỹ càng. Các bài tập còn lại sẽ tiếp tục được kiểm tra, đánh giá để hoàn thiện. Sau đây là danh sách các bài tập trong 10 chuyên mục đầu tiên. Chuyên mục cấu trúc tuần tự Chuyên mục cấu trúc rẽ nhánh 7 Chuyên mục Cấu trúc lặp 1 Chuyên mục Cấu trúc lặp 2 8 Chuyên mục Chương trình con Chuyên mục Mảng 1 chiều 9 10 Chuyên mục Mảng 2 chiều Chuyên mục Xâu - Bản ghi 11 Chuyên mục Kỹ thuật lập trình IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tác giả đã áp dụng đề tài trong việc giảng dạy các lớp chuyên Tin năm học 2016 - 2017. Chất lượng của việc dạy học chuyên Tin đã tăng lên đáng kể. Hiện đã tạo được hệ thống bài tập gồm 698 bài tập, 50 chuyên mục khác nhau. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục bổ sung thêm các bài tập. Sắp xếp các chuyên mục hợp lý hơn. Cải tiến giao diện người dùng và giao diện quản trị cho hợp lý, dễ nhìn. Đồng thời tăng tính bảo mật cho website. Đánh giá mức độ áp dụng: Khá. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Từ hiệu quả thực tế thu được khi áp dụng đề tài trong năm học 2016 - 2017 cho thấy việc xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đầy đủ cho website LTVCoder giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, khả năng tiếp thu của học sinh. Tiết kiệm nhiều về thời gian, chi phí… Để nâng cao hiệu quả khả năng áp dụng của đề tài, tác giả đề xuất cần phổ biến đề tài rộng rãi hơn đến các giáo viên bồi dưỡng HSG thông qua nhiều cách thức khác nhau như: phân phối tài liệu, báo cáo, tâp huấn, … 12 VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Sĩ Đàm, Đỗ Đức Đông, Lê Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Hùng (2009). Tài liệu giáo khoa chuyên Tin, NXB Giáo Dục Việt Nam 2. Lê Minh Hoàng (2002). Giải thuật và lập trình, Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Huy (2008). Sáng tạo trong thuật toán và lập trình, Tủ Sách Sáng Tạo Duy Tân – 2008. 4. Lê Quang Vinh, Vũ Thị Phương, Nguyễn Hoàng Anh (2012). Tài liệu bồi dưỡng năng khiếu Tin học khối THPT. 5. Các website: vnoi.info, spoj.vn, codefore.org, … 6. Các đề thi học sinh giỏi tin học, tin học trẻ cấp tỉnh, cấp quốc gia, đề thi Olympic 30.4 … 7. https://dsapblog.wordpress.com/2013/12/24/themis/ 8. tin2015.chuyenluongthevinh.edu.vn NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) 13 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày 03 tháng 05 năm 2017 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 – 2017 Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hệ thống bài tập trực tuyến cho giảng dạy chuyên Tin. Họ và tên tác giả: Lê Quang Vinh Chức vụ: tổ trưởng Đơn vị: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Họ và tên giám khảo 1: Vũ Thị Phương Chức vụ: giáo viên Đơn vị: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Số điện thoại của giám khảo: 093 810 24 84 * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới Thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ khá Điểm: 4,0 /6,0. 2. Hiệu quả Thay thế hoàn toàn mới giải pháp đã có tại tổ bộ môn Điểm: 5,0/8,0. 3. Khả năng áp dụng Đã áp dụng hiệu quả trong thực tế Điểm: 3,0/6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: 12/20. Xếp loại: ĐẠT Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2. GIÁM KHẢO 1 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 14 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày 03 tháng 05 năm 2017 PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 – 2017 Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hệ thống bài tập trực tuyến cho giảng dạy chuyên Tin. Họ và tên tác giả: Lê Quang Vinh Chức vụ: tổ trưởng Đơn vị: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Họ và tên giám khảo 2: Nguyễn Hoàng Anh Chức vụ: giáo viên Đơn vị: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Số điện thoại của giám khảo: 094 564 84 11 * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới Áp dụng thay thế một phần giải pháp đã có Điểm: 4,0 /6,0. 2. Hiệu quả Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả của giải pháp thay thế hoàn toàn mới giải pháp đã có tại đơn vị. Điểm: 6,0/8,0. 3. Khả năng áp dụng Khả năng áp dụng cao, mang lại hiệu quả giảng dạy cao Điểm: 3,0/6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: 13/20. Xếp loại: ĐẠT Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2. GIÁM KHẢO 2 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 15 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THPT chuyên Lương Thế Vinh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––– –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày tháng 05 năm 2017 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2016 - 2017 ––––––––––––––––– Tên SKKN: HỆ THỐNG BÀI TẬP TRỰC TUYẾN CHO GIẢNG DẠY CHUYÊN TIN. Họ và tên tác giả: LÊ QUANG VINH. Chức vụ: Tổ trưởng Đơn vị: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan