Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sáng kiến kinh nghiệm một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh...

Tài liệu Skkn sáng kiến kinh nghiệm một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường

.PDF
19
67
67

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1: Bối cảnh của đề tài Trường THPT Ba Hòn – Huyện Kiên Lương thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục cho học sinh bậc THCS – THPT trên địa bàn Thị trấn và một số học sinh thuộc địa bàn lân cận như xã Bình An – xã Dương Hòa – Xã Bình Trị và Sơn Hải. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của nhà trường đó là: huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường; duy trì sĩ số học sinh trong suốt năm học đạt chỉ tiêu đề ra, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo tiền đề quan trọng trong việc duy trì và nâng cao các tiêu chí PCGD THCS của nhà trường và của Thị trấn hàng năm. Trường có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn là 51,2% khối THCS , các tổ chức đoàn thể đạt vững mạnh xuất sắc. Chi bộ luôn được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Đó là cơ sở tạo nên sự nhận thức khá đồng đều về vai trò, nhiệm vụ và sứ mệnh cao cả của người giáo viên trong giai đoạn mới. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, hầu hết cán bộ, giáo viên luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2 : Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Thị trấn đã có những bước phát triển toàn diện. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ nhân dân có trình độ nhận thức thấp, đời sống kinh tế khó khăn, số khác lo làm ăn buôn bán thiếu quan tâm giáo dục con em. Một số ít học sinh do sự quản lý, theo dõi và giáo dục của gia đình chưa chặt chẽ nên có những biểu hiện cá biệt như: Tụ tập chơi bời, gây gổ đánh lộn, trốn tiết, ham mê các trò chơi điện tử, đó là những nguy cơ dẫn đến tình trạng bỏ học cao. 3 . Phạm vi đề tài Cùng với việc huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường hàng năm , thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì một vấn đề rất quan trọng khác là duy trì sĩ số học sinh trong năm học là một trong những mục tiêu trong kế hoạch năm học và tiêu chí thi đua của nhà trường và đối với giáo viên . Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà tình trạng học 1 sinh bỏ học đang có chiều hướng gia tăng hàng năm thì việc duy trì sĩ số lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Lấy thực tế tình hình học sinh bỏ học trong nhà trường 03 năm gần đây và tình hình chung về học sinh bỏ học của Huyện Kiên Lương minh chứng. 4 Mục đích của đề tài Làm thế nào để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, duy trì được sĩ số học sinh? Đây là vấn đề bức xúc cho các nhà lãnh đạo các cấp, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục, là vấn đề mà các nhà trường phải trăn trở, phải quan tâm. Là cán bộ quản lý giáo dục, trong điều kiện các trường Trung học đang tiếp tục thực hiện PCGD THCS tiến tới THPT , tôi hiểu rất rõ về tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số và những khó khăn, thách thức khi phải đối mặt với công tác này. Đây là nguyên nhân để tôi viết đề tài này: “ Một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường” II. NỘI DUNG 1 : Cở sở lý luận : Những học sinh bỏ học là mất đi quyền lợi trong học tập của bản thân, Các em sẽ không có đủ kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống với nền công nghiệp hóa hiện đại như hiện nay, nó còn ảnh hưởng lớn đến trình độ dân trí của từng gia đình , xã hội và đất nước sau này, có nguy cơ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống như tảo hôn, lang thang , trộm cướp và các tệ nạn xã hội khác đang rình rập lôi kéo các em…. Vì vậy việc học sinh đi học là nghĩa vụ của toàn dân và hệ thống tổ chức chính trị trong nhà nước cần thực hiện. 2 .Về thực trạng: Trường THPT Ba Hòn là trường THCS thị trấn Kiên Lương 2 được nâng cấp tháng 01 năm 2011 gồm có hai cấp học THCS và THPT, hàng năm số học sinh THCS khoảng 790 em , học sinh THPT 350 em. Đóng trên địa bàn trung tâm của huyện Kiên Lương, là nơi tập trung các cơ quan hành chính đồng thời cũng là đầu mối giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội của cả huyện. Thị trấn Kiên Lương cũng là nơi năng động trong các hoạt động dịch vụ, thương mại, nhưng cũng là nơi chịu sự tác động của xã hội về di dân tự do, lượng người sống tạm trú tương đối nhiều sống bằng nhiều nghề 2 nghiệp khác nhau để thực hiện các dịch vụ thương mại, đó cũng là điều làm ảnh hưởng đến xã hội có nguy cơ học sinh bỏ học và sự phát triển và hình thành nhân cách của thế hệ trẻ từ những lệch lạc về ý nghĩa việc đi học và kiếm tiền sống gấp. Từ những thực tế về tình trạng học sinh bỏ học của những năm học gần đây, theo số liệu thống kê trong báo cáo tổng kết năm học ba năm liền kề trường THPT Ba Hòn Huyện Kiên Lương. Năm học 2008-2009 huy động 1052 học sinh, duy trì đến cuối năm học 1016 học sinh. Tổng số học sinh bỏ học so với đầu năm học là 36 em. Trong đó có khối THCS là 22 học sinh , khối THPT là 14 học sinh , tỷ lệ học sinh bỏ học là 3,4%. Năm học 2009-2010 huy động 1082 học sinh, duy trì đến cuối năm học còn 1051 học sinh. Tổng số học sinh bỏ học so với đầu năm học là 31 em, Trong đó 15 em khối THCS và 16 em khối THPT, tỷ lệ học sinh bỏ học là 2.86%. Năm học 2010-2011 huy động 1166 học sinh, duy trì đến cuối năm học là 1136 học sinh; số học sinh bỏ học so với đầu năm học là 30 em; trong đó có 13 học sinh khối THCS, 17 em khối THPT , tỷ lệ học sinh bỏ học là 2,57%. Nếu không xác định đúng nguyên nhân và không tìm ra được những giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, thì việc nâng cao dân trí , góp phần đào tạo nhân lực cho xã hội mai này gặp không ít khó khăn, đồng nghĩa với duy trì thành quả PCGD THCS hàng năm không tăng mà còn giảm . Từ tình hình học sinh nghỉ học trong Ba năm là 97 em, chưa tính những học sinh bỏ học trong hè, tháng 8/2010 nhà trường đã tổ chức hội nghị chuyên đề tập trung xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, cùng bàn bạc thảo luận ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này, những nguyên nhân nào thuộc về nhà trường , nguyên nhân do ảnh hưởng của môi trường xã hội, nguyên nhân thuộc về Phụ huynh học sinh. Trải qua hơn 30 năm làm công tác quản lý ở trường Trung học cơ sở, từ tình hình thực tế hiện nay tôi đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học như sau; 3 : Những biện pháp phối hợp giải quyết công tác duy trì sĩ số học sinh Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh ngay từ đầu năm học: 3 Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và nhiệt tình trong công tác làm chủ nhiệm các lớp. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác bàn giao lớp chủ nhiệm cũ cho giáo viên nhận lớp mới, rà xoát những học sinh học yếu kém có nguy cơ bỏ học , tìm hiều hoàn cảnh sống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và kinh tế gia đình … vv ( Hình ảnh điều tra một số gia đình học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ ) Chẳng hạn năm học 2010 nhà trường có 43 học sinh thuộc diện khó khăn trong đó có 04 học nghèo và 07 hộ cận nghèo đã có sự hỗ trợ của nhà nước còn lại 32 em là những học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học . Là Hiệu Trưởng nhà trường Tôi đã cùng giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình cụ thể ngay từ đầu năm để kịp thời tìm ra giải pháp, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp cùng các ban ngành đoàn thể trong khu phố tìm biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học tập và học tập tiến bộ 4 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp xây dựng mối quan hệ với gia đình học sinh ngay từ đầu năm học, điều tra lập sổ theo dõi học sinh . Ngay từ đầu năm học mới trong những phiên họp hội đồng , họp chuyên môn của nhà trường Người Hiệu trưởng cần nhắc nhở giáo viên liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về biểu hiện của học sinh về ý thức học tập hàng ngày ở trường , ở nhà, kiểm tra những trang bị cần thiết của học sinh cho học tập như : tập học, sách giáo khoa, cặp sách tối thiểu có hay không, đế báo lại cho nhà trường biết tìm biện pháp giải quyết kịp thời ; ( Hình ảnh giáo viên đến thăm gia đình PHHS và giúp đỡ học sinh học nhóm tại nhà ) Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay cho Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học sinh trở lại trường. Từ đó học sinh sẽ trở nên chuyên cần khi đi học, tích cực trong học tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. Đối với những phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học tập của con em học sinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt nhất duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 5 Một hình thức không thể thiếu được trong việc giúp học sinh có ý thức học tập tốt là xây dựng góc học tập cho học sinh ở nhà cho học sinh dù chỉ là những vật dụng đơn giản nhưng vẫn có chỗ yên tĩnh để các em học bài. ( Hình ảnh góc học tập của học sinh ) Tổ chức cho học sinh học theo nhóm có hướng dẫn của giáo viên một số buổi trong tuần để giúp đỡ các em trong học tập, giúp các em gắn bó với nhau hơn trong học tập, có điều kiện trao đổi bài và giúp nhau cùng tiến ; ( Hình ảnh tổ chức và hướng dẫn cho học sinh học nhóm của nhà trường tại nhà ) Trong các kỳ họp phụ huynh các lớp, bản thân tôi luôn xắp xếp thời gian dự họp với những lớp có học sinh bỏ học nhiều, học sinh học kém , học sinh cá biệt để nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh , thông báo những chế độ chính sách cho phụ huynh hiểu, có kế hoạch kiến nghị lên cấp trên kịp thời những yêu cầu của PHHS đề nghị UBND thị trấn miễn giảm học phí cho học sinh nghèo 6 trong trên từng khu phố, đồng thời vận động học sinh trong nhà trường, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may mắn đã tạo được tình cảm gắn bó , tinh thần đoàn kết tương trợ cùng nhau vượt qua khó khăn để học tập . ( Vận động quĩ Thắp sáng ước mơ, phát tập và SGK cho học sinh nghèo trong năm) Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ , thể dục ngoại khóa và các trò chơi dân gian để thu hút học sinh Vui mà học – Học mà vui Ngoài các giải pháp nêu trên, một kế hoạch không thể thiếu là lên kế hoạch chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt các hoạt động văn nghệ , thể dục thể thao, ít nhất 3 lần trong năm để các em có thời gian thư giãn trong nhà trường, vui tươi trong học tập, đoàn kết trong tập thể, hào hứng trong công việc, đây cũng chính là nội dung xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo Dục và đào tạo, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ, tạo cho các em cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” 7 Tổ chức văn nghệ cho học sinh chủ đề tiến bước lên Đoàn Tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi dân gian trong ngày khai giảng , trong các hội thao, hội khỏe, các giờ sinh hoạt của trường, để thu hút học sinh tham gia hoạt động và thư giãn vui vẻ sau những ngày học tập. ( Tổ chức cho học sinh vui chơi các trò chơi dân gian Tổ chức vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi họp hội đồng giáo viên, cùng họp hội ý với ban đại diện cha mẹ học sinh , các nhà hảo tâm , hội khuyến học của trường giúp quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, kể cả tiền hỗ trợ cho các em Đ/c Minh Liên –P.trưởng phòng TBXH tặng học bổng và tập cho học sinh vượt khó học tập giỏi Một số em có hoàn cảnh mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha mẹ có hành cảnh kinh tế khó khăn như các em : Nguyễn Bình lớp 12, Lê Kim Anh lớp 10a1, Thủy , Hà Phi khối 8, Danh Mau, So Phi khối 7…vv Bản thân tôi liên hệ với Hội khuyến học Huyện Kiên Lương , Trung tâm viễn thông Kiên Lương, 8 Chỉ đạo tốt hình thức hoạt động của Đoàn – Đội trong nhà trường Tổ chức Đoàn -Đội là một tổ chức mạnh để các em học sinh tham gia và rèn luyện ý thức. Hàng ngày các thành viên trong tổ tự quản theo dõi số học sinh nghĩ học ở các lớp. Chỉ đạo cho Bí thư đoàn trường và Tổng phụ trách luôn là người sát cánh cùng giáo viên chủ nhiệm lớp, cùng tổ chức các hoạt động như sinh hoạt thường kỳ các chi đoàn, sinh liên chi đội và các hoạt động đoàn đội để thu hút học sinh trong sinh hoạt, trong thi đua. Vì vậy phong trào của lớp ngày càng có nhiều tiến bộ vượt bậc. ( Hình ảnh duyệt nghi thức đội và tổ chức văn nghệ, TD đồng diễn trong nhà tường) Tổ chức sinh hoạt văn nghệ thể dục thể thao để thu hút học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội cho các em thấy đi học vui hơn và có ích hơn ở nhà 9 Từ những kế hoạch cụ thể trong nhà trường để duy trì sĩ số học sinh, điều trọng tâm là việc tìm ra những nguyên nhân, cách vận dụng linh hoạt sáng tạo trong các giải pháp, trong tổ chức thực hiện thường xuyên kiểm tra, phối hợp và kiên trì trong công tác duy trì sĩ số học sinh trong những năm trước đây cũng như trong 03 năm học liền kề đều đạt kết quả tốt. Tóm lại việc nghỉ học của học sinh chịu ảnh hưởng của ba yếu tố chính đó là: Bản thân học sinh; gia đình; nhà trường và xã hội. Có thể tóm tắt các mối quan hệ ấy theo sơ đồ sau: Nhận thức của HS Năng lực của HS Học sinh không có động cơ học tập đúng đắn Nhận thức của PH Điều kiện KT khó khăn SINH Giáo dục gia đình kém hiệu quả BỎ PH thiếu quan tâm GD Sức thu hút trong N.T Tác động từ ngoài XH HỌC Sự phối hợp các lực lượng giáo dục HỌC 10 Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ và qua thực tế chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác duy trì sĩ số ở nhà trường cùng với các giải pháp đã thực hiện để duy trì sĩ số học sinh như sau: Những nguyên nhân Các giải pháp cần thực hiện hàng ngày 1.Bản thân học sinh: Một số học sinh không Các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cuối có động cơ học tập đúng tuần, các hoạt động GD NGLL, GD hướng nghiệp; đắn; chưa nhận thức được nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn TN, nghĩa vụ học tập của Đội TN làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho mình, chưa thấy được vai HS nhận thức học tập vừa là quyền lợi được hưởng trò và tầm quan trọng của thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN, vừa là kiến thức đối với cuộc nghĩa vụ của công dân trong độ tuổi PCGD THCS sống của bản thân và cơ được quy định trong luật Giáo Dục và là cơ hội để hội tìm kiếm việc làm sau tìm kiếm việc làm ổn định. Thực hiện tốt nội dung giáo dục hướng nghiệp, liên hệ với thực tế về tiêu này. chuẩn , nhu cầu tuyển dụng lao động trong tỉnh, ở khu vực và trên cả nước để định hướng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Một số ít học sinh khi Chỉ đạo giáo viên bộ môn tiến hành khảo sát, vào đầu cấp học bị mất phân loại học sinh ngay từ đầu năm học, theo dõi kiến thức căn bản, khó thường xuyên. Mở các lớp phụ đạo phân công giáo khăn trong việc tiếp thu viên giảng dạy một cách cụ thể, giúp đỡ từng học kiến thức mới dẫn đến sinh theo từng nội dung kiến thức cần bổ sung. Đặc chán nản trong học tập. biệt quan tâm đến những học sinh khối 6 chưa đạt chuẩn về yêu cầu Đọc – Viết. Cuối năm học giáo viên bộ môn phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và phụ huynh về chất lượng giáo dục phân môn mình phụ trách. 2. Phụ huynh học sinh Một số phụ huynh Nhà trường, GVCN kết hợp với hội cha mẹ học sinh chưa nhận thức học sinh, tổ chức chính trị xã hội các cấp, các được nghĩa vụ của mình phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các 11 đối với quyền lợi được buổi họp PHHS, các buổi họp tổ nhân dân tự quản, học tập của con em, còn tuyên truyền Luật Giáo dục, biểu dương những tấm xem nhẹ vấn đề học vấn. gương vượt khó học tập, những gia đình hiếu học, Cá biệt có những phụ từng bước làm chuyển biến và nâng lên nhận thức huynh nhận thức sai lầm của nhân dân về trách nhiệm của gia đình đối với “học cũng chẳng để làm việc học tập của con em được quy định trong Luật Giáo dục cũng như mục đích học tập của con em họ gì” là “Học để lập thân, lập nghiệp, để thoát nghèo”. Điều quan trọng nhất là làm cho họ thấy tác dụng thiết thực của học vấn được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày là cơ hội để tìm kiếm việc làm và tương lai của con em mai sau. Một số học sinh và Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với các phụ huynh học sinh có suy trường Đại học – Cao đẳng trong tư vấn tuyển sinh nghĩ chưa chín chắn, kiếm hướng nghiệp cho các em tiền lo cuộc sống trước Giới thiệu các trường nghề của địa phương như mắt, chưa nghĩ tới tương trường Cao đăng nghề Kiên Giang, trường nghề tứ lai lâu dài cho cuộc sống giác Long Xuyên - Trung cấp nghề các tỉnh khác mai sau. cho học sinh và trong nhân dân để có cơ hội tìm kiếm việc làm thích hợp có thu nhập sau này. Một bộ phận nhân Đối với từng trường hợp cụ thể, nhà trường dân còn có cuộc sống rất kết hợp với lãnh đạo các khu phố và UBND Thị khó khăn, gia đình nghèo. trấn cùng hội khuyến học Huyện xét duyệt miễn, Một tỷ lệ lớn học sinh bỏ giảm các khoản đóng góp như (học phí ). Đặc biệt học nằm trong diện này. chú ý đến các đối tượng cận nghèo, tái nghèo hoặc Các em phải nghỉ học để những hộ nghèo mới phát sinh nằm ngoài diện phụ giúp gia đình hàng miễn giảm được quy định theo các văn bản hiện ngày. Một số theo bạn bè hành. Thông báo sớm, công khai đến học sinh để đi khỏi địa phương tìm các em yên tâm học tập. Huy động các nguồn tài kiếm việc làm nơi thành trợ từ nhiều phía để có kinh phí giúp đỡ học sinh 12 thị. Một số theo gia đình nghèo như: tập sách, quần áo, mua bảo hiểm toàn đi làm mướn theo mùa vụ. diện... GVCN các lớp làm tốt công tác tư tưởng cho học sinh, xây dựng khối đoàn kết thương yêu đùm bọc chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giúp các em yên tâm trong học tập. Một số phụ huynh Nhà trường chủ động phối hợp với các đoàn thiếu quan tâm, buông thể tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân để họ lỏng quản lý con em; dành nâng lên nhận thức và thấy được trách nhiệm của nhiều thời gian cho việc mình đối với việc quản lý và giáo dục con em. Phát buôn bán, mưu sinh để huy vai trò của GVCN, ban cán sự lớp và tổ chức kiếm tiền (có cả gia đình Đoàn Đội đi sâu tìm hiểu từng học sinh, thương yêu khá giả), số khác sống gần gũi, đồng cảm, chia sẻ đặc biệt đối với các em, trong hoàn cảnh éo le như: gạt qua sự bực dọc, coi học sinh như người thân Cha mẹ ly hôn hoặc cha trong gia đình. Quan tâm, chia sẻ, động viên kịp mẹ đi làm ăn xa phải ở với thời với những tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. người thân. Những học Với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt thì giáo sinh này thường dư thời viên cũng phải có phương pháp giáo dục đặc biệt gian để tự do cá nhân cho từng em, cảm hoá các em bằng tình thương của nhưng lại thiếu tình những tấm lòng cao thượng, giúp các em tìm được thương hoặc nhận được sự niềm vui riêng dưới mái trường và trong cuộc sống, giáo dục cực đoan, phiến cảm thông với những khó khăn hoặc thiếu thốn tình diện dễ bị khủng hoảng về cảm của học sinh, để các em bớt đi những mặc tâm lý nên nguy cơ bỏ học cảm cá nhân, tự tin hơn trong cuộc sống cũng như rình rập bất cứ lúc nào. trong học tập. 3.Nhà trường và xã hội: Một bộ phận giáo Nhà trường tăng cường công tác kiểm tra việc viên chưa làm hết trách thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, uốn nắn nhắc nhiệm của mình, chỉ nặng nhở kịp thời và mạnh dạn xử lý đối với giáo viên về giảng dạy truyền thụ sai phạm. Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp kiến thức mà quên đi vụ cho đội ngũ thông qua dự giờ, thao giảng, hội 13 nhiệm vụ giáo dục, ít gần giảng, học tập chuyên đề chuyên môn. gũi để tìm hiểu tâm tư, Giáo viên phải quan tâm hoàn cảnh, sở thích của nguyện vọng, hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, chia sẻ phù của học sinh; số ít hạn chế hợp tạo cơ hội cho các em phát huy năng lực cá về năng lực chuyên môn, nhân. chưa khơi dậy lòng ham học ở các em. Cơ sở vật chất, trang Ban giám hiệu trường tích cực tham mưu, thiết bị trường học còn tranh thủ sự quan tâm của ngành chức năng và nghèo nàn chưa thực sự UBND các cấp để tăng cường CSVC nhà trường gây hứng thú, tạo niềm như: Xây mới phòng học bộ môn, mặt bằng, khu vui, niềm hạnh phúc cho tập luyện thể thao, vui chơi giải trí, thiết bị dạy học sinh khi đến trường. học... Tăng cường công tác xã hội hóa để có kinh phí xây dựng trường “Xanh – Sạch – Đẹp”. Các tiêu cực, tệ nạn Giáo viên chủ nhiệm cần dành nhiều thời xã hội như: Bida, trò chơi gian, kể cả 10 phút sinh hoạt đầu giờ và những điện tử, bài bạc, trộm cắp. ngày không có giờ trên lớp để theo dõi học sinh, . . . ngày càng có nguy cơ thông báo và phối hợp kịp thời với gia đình, nhà ảnh hưởng trực tiếp đến trường, Đoàn Đội và chính quyền địa phương; mục học sinh chậm tiến, lôi đích chính là phải quản lý được thời gian của các kéo một số em làm cho em ở nhà, trên đường đi và trong giờ học.Tổ chức việc học hành bị sao có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả phong trào nhãng, coi thường việc “đôi bạn cùng tiến” có sơ, tổng kết, biểu dương, chấp hành nội quy nhà khen thưởng kịp thời. Tổ chức các hoạt động trường, thích lối sống tự thường xuyên dưới các hình thức vui chơi giải trí do buông thả, khi được như: “sân chơi tìm hiểu kiến thức” , “Đố vui khoa nhà trường hoặc giáo viên học”, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể chủ nhiệm lớp nhắc nhở, thao, các trò chơi dân gian, giáo dục ngoài giờ lên phê bình thì có tư tưởng lớp… để tạo niềm vui, tạo sức thu hút của nhà muốn nghỉ học. trường đối với các em. BGH trường tham mưu, đề 14 xuất với UBND các cấp và ngành chức năng làm tốt công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định của các dịch vụ điện tử; có biện pháp xử lý nghiêm khắc nếu sai phạm Sự phối kết hợp Ngay sau khi nhận được báo cáo học sinh của các lực lượng giáo dục nghỉ học không có lý do của GVCN Cần chỉ đạo đôi khi chưa kịp thời và Giáo viên gặp học sinh và phụ huynh tìm hiểu hiệu quả chưa cao. Một số nguyên nhân, động viên thuyết phục các em trở lại học sinh nghỉ học chưa trường. Báo cáo kịp thời với chính quyền địa được quan tâm vận động phương, các đoàn thể và lãnh đạo các khu phố để kịp thời nên bị hổng kiến tìm biện pháp giải quyết. Chú ý vai trò của GVCN thức. Khi vận động trở lại trong những lần vận động ban đầu là rất quan trọng, khó theo kịp bạn bè nên vừa đảm bảo tính kịp thời, vừa có những tác động chán nản bỏ học tâm lý tích cực đến học sinh và phụ huynh tạo cơ sở tốt cho những lần vận động tiếp theo. III. KẾT LUẬN 1 : Bài học kinh nghiệm Qua thực tế của bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường như sau: Một là: Trong công tác xây dựng kế hoạch phải đặc biệt chú ý đến các giải pháp thực hiện nhằm duy trì sĩ số học sinh cho toàn trường và chỉ đạo cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm. Ngay từ đầu năm học phải chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm phải nắm được điều kiện học tập, hoàn cảnh gia đình, tình hình học tập của từng học sinh trong năm học trước, tham khảo ý kiến từ GVCN năm trước khi bàn giao lớp cho GVCN mới, từ đó phân loại học sinh , xắp xếp tổ chức lớp để có các biện pháp giáo dục cụ thể cho từng em giúp các em có động cơ học tập đúng đắn, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Hai là: Trong tổ chức thực hiện, các biện pháp thực hiện phải đồng bộ, thống nhất ở tất cả các lớp. Phải giúp đỡ đồng đều, đúng mục đích một cách toàn 15 diện, từ vật chất đến tình cảm để các em thay đổi nhận thức tự giác trong học tập. Đặc biệt phải linh hoạt, kịp thời ngay khi phát hiện ra học sinh vừa mới bỏ học. Phải huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia trong đó phải chú ý đến vai trò tích cực và tính hiệu quả của GVCN, Cán bộ Đoàn – Đội và chi hội PHHS từng lớp, lãnh đạo khu phố và chính quyền địa phương. Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường các nguồn lực giúp đỡ học sinh về tài chính. Phải kiên trì vận động, có những biện pháp linh động, mềm dẻo phù hợp với điều kiện của từng em. Phải có sự kết hợp thường xuyên ba mũi xung kích Gia đình - Nhà trường - Xã hội, để tạo nên sức mạnh tổng hợp ngay trong nhà trường. Ba là : Phải đặc biệt chú ý đến khâu kiểm tra. Phải chủ động kiểm tra sĩ số thường xuyên ở các lớp qua các nguồn thông tin khác nhau để phát hiện, xử lý kịp thời đồng thời uốn nắn những việc làm chưa tích cực của giáo viên để hạn chế ngay những thiếu sót, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế. 2 Kết qủa đạt được Từ việc xác định rõ nguyên nhân đến công tác vận động, phối hợp kịp thời và áp dụng các giải pháp thích hợp để giải quyết những khó khăn là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Năm học 2008 – 2009: Duy trì sĩ số học sinh đạt 96,6 % . Năm học 2009 – 2010: Duy trì sĩ số học sinh đạt 97,24 % . Năm học 2010-2011: Duy trì sĩ số học sinh đạt 97,43 % Từ việc làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh toàn trường dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường được củng cố nâng lên, ý thức đạo đức của học sinh có thể hiện tốt nhiều so với năm học trước. Thị trấn Kiên Lương là đơn vị đầu tiên của huyện Kiên Lương được công nhận đạt chuẩn Quốc Gia về PCGD THCS : Hàng năm số học sinh từ 15 đến 18 tuổi được công nhận tốt nghiệp THCS đạt tỉ lệ tăng . Năm 2008 có 1629/ 1867 học sinh từ 15 đến 18 tuổi được công nhận TN THCS đạt tỉ lệ 87,25%. 16 Năm 2009 có 1644/1879 học sinh từ 15 đến 18 tuổi được công nhận TN THCS đạt tỉ lệ 87,49% . Trong đó có 111/135 học sinh (sinh năm 1994) được công nhận TN THCS đúng độ tuổi với tỉ lệ 82,22% Năm 2010 có 1672/ 1846 học sinh từ 15 đến 18 tuổi được công nhận TN THCS đạt tỷ lệ 90,43%; Năm 2011 có 1654/ 1822 học sinh từ 15 đến 18 tuổi được công nhận TN THCS đạt tỷ lệ 90,78%; *Chất lượng các mặt giáo dục Năm học 2010 – 2011: Về học lực: có 92,8 % học sinh đạt học lực từ TB trở lên, giảm 0,5% so với năm học 2009 - 2010. Trong đó loại giỏi đạt 17,4% tăng 1,2%, loại khá đạt 35,4% tăng 1,8%. Có 147/149 học sinh khối 9 hoàn thành chương trình được công nhận tốt nghiệp THCS đạt tỉ lệ 98,65% , học sinh khối 12 đậu tốt nghiệp đạt 81%. Về hạnh kiểm: Có 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên. Trong đó loại tốt đạt 75,9%, loại khá đạt 23,6%, trung bình 1,5%. Kết quả duy trì sĩ số học sinh và chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng cao đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường. Qua hội thi Giáo viên dạy giỏi và các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, trường THPT Ba Hòn- Thị Trấn Kiên Lương luôn có thành tích tốt trong huyện như 8 học sinh giỏi cấp Huyện . 01 học sinh giải nhì Văn, giải 3 hóa và 02 giải khuyến khích văn cấp Tỉnh năm 2010. Năm học 2009 – 2010 trường có 12 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, 2 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Văn và Tiếng anh. Năm học 2010-2011 có 08 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 2 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Tham dự hội thi “Thần Đồng đất Việt” đạt giải nhất toàn đoàn. 3 Kiến nghị : Đảng ủy, UBND có các biện pháp giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, như : Tạo điều kiện cho những hộ vay vốn giải quyết việc làm tạm thời theo mùa vụ, hỗ trợ kinh phí , cất nhà tình thương, nhà đại đoàn kết… Để duy trì sĩ số học sinh, trách nhiệm không chỉ riêng của những người làm công tác giáo dục mà của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, có như vậy 17 thì công tác duy trì sĩ số học sinh trong các trường học mới đạt hiệu qủa cao, là điều kiện cho việc duy trì thành quả PCGD THCS và tiến tới Phổ cập THPT. 4 : Khả năng ứng dụng của đề tài Mặc dù việc duy trì sĩ số học sinh cũng như chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường vẫn chưa được như mong muốn, là khu đô thị mới thánh lập, dân cư chưa ổn định theo khu vực hành chính, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng với lòng nhiệt thành yêu nghề mến trẻ hết lòng vì học sinh thân yêu, những quyết tâm nỗ lực phấn đấu của tập thể sư phạm nhà trường, góp phần cho huyện Kiên Lương từng bước hạ thấp tỉ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Với những kinh nghiệm nhỏ của Tôi có thể giúp cho các đồng nghiệp nhất là những trường học ở vùng khó khăn có thể lựa chọn vận dụng vào hoàn cảnh địa bàn mình để có những đột phá mới trong công việc vận động học sinh và duy trì sĩ số học sinh hàng năm. Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra qua thực tế đã thực hiện ở cơ sở qua nhiều năm làm công tác quản lý giáo dục. Trong bài viết này chỉ là những ý kiến trao đổi những việc đã thực hiện ở trường trong những năm qua có liên quan đến công tác duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường….., rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để việc duy trì sĩ số học sinh trong trường phổ thông trong tỉnh nhà thực hiện có hiệu quả và ngày tốt hơn . Người viết Trần Đình Thiệu 18 Danh Mục các tài liệu tham khảo 1. Báo cáo công tác phổ cập Huyện Kiên Lương từ 2008 -2011 2. Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường từ năm 2009 -2011 3. Tổng kết nhiệm vụ năm học của Huyện Kiên Lương các năm từ năm 2009 đến năm 2011 4. Tài liệu của nhà trường minh chứng, hình ảnh minh họa …. 5. Các tài liệu khác. DANH MỤC I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Bối cảnh đế tài…………………………………………….. Trang 1 2 Lý do chon đề tài………………………………………….. Trang 1 3 Phạm vi đề tài……………………………………………... Trang 1 4 Mục đính đề tài …………………………………………… Trang 2 II . NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận ……………………………………………… Trang 2 2 Thực trạng vấn đề ………………………………………… Trang 2 3 Những biện pháp giải quyết vấn đề ……………Trang 3 đến trang15 III . KẾT LUẬN : 1 Những bài học kinh nghiệm ……………………………. Trang 15 2 Kết quả đạt được ……………………………………… .. Trang16 3 Kiến nghị ……………………………………………….. Trang 17 4 Khả năng áp dụng của đề tài …………………………… Trang 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan