Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5...

Tài liệu Skkn-Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

.PDF
26
2476
127

Mô tả:

Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP NĂM Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 A- PHẦN MỞ ĐẦU I - Lý do chọn đề tài Từ xa xƣa, nhân dân ta đã có câu “Nét chữ, nết ngƣời” có nghĩa là nét chữ thể hiện tính cách con ngƣời. Thông qua nét chữ ngƣời ta có thể đánh giá ngƣời viết là ngƣời nhƣ thế nào? Cho đến nay, câu nói trên vẫn đƣợc coi là đúng. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu “ nét chữ” không phải đơn thuần là nét thanh, nét đậm mà nó bao hàm cả việc viết đẹp, viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ngƣời xƣa nói “Nét chữ, nết ngƣời” không chỉ hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con ngƣời mà nó hàm ý rằng thông qua việc rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con ngƣời. Nhƣ vậy việc rèn luyện cho học sinh viết chữ đẹp, viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp vừa là mục đích vừa là phƣơng tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Xuất phát từ nhận thức trên, ở bậc Tiểu học, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chƣơng trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trƣờng nói chung. Nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Ngoài ra, phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất nhƣ tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dƣỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Đối với ngƣời sử dụng tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ đó là ngƣời có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả giúp học sinh có điều kiện sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá, trong việc viết các văn bản, thƣ từ. Đồng thời viết đúng chính tả còn thể hiện sự tôn trọng của ngƣời viết đối với ngƣời đọc và với chính bản thân mình. Vấn đề chính tả của chữ Việt đã đƣợc bàn khá nhiều và đã đạt đƣợc những thành tựu tốt. Song đến nay chƣa phải vấn đề đã đƣợc giải quyết hoàn toàn. Qua các giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong dạy và học chính tả hiện nay.Trong thực tế, học sinh còn viết sai nhiều lỗi. Tình trạng đó có nguyên nhân từ cả nội dung và phƣơng pháp dạy học phân môn này. Xuất phát từ thực tế trên mà tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung “Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Năm”. II- Mục đích - phạm vi nghiên cứu 1- Mục đích nghiên cứu 2 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Qua đề tài này tôi muốn mình thực sự nghiên cứu nội dung chƣơng trình môn tiếng Việt ở tiểu học, cụ thể là phát hiện, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp Năm. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ việc giảng dạy tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng ở tiểu học. 2- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc thống kê phân loại các lỗi chính tả mà học sinh lớp Năm hay mắc phải, từ đó tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giúp học sinh sửa lỗi. III- Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: 1- Phương pháp nghiên cứu lý luận : Trên cơ sở lý luận của các vấn đề nhƣ tâm lý học, giáo dục học, phƣơng pháp dạy bộ môn tôi nghiên cứu để rút ra các vấn đề có liên quan đến việc dạy học chính tả ở tiểu học. Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo về chữa lỗi chính tả cho học sinh, từ đó tôi tìm ra phƣơng pháp chung cũng nhƣ tìm ra nguyên nhân và cách sửa lỗi chính tả thích hợp cho học sinh lớp Năm. 2- Phương pháp điều tra khảo sát: - Mục đích : Thông qua việc điều tra, khảo sát, tôi có thể nắm đƣợc thực tế của việc dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp thích hợp để sửa các lỗi chính tả cho học sinh. - Cách tiến hành: Điều tra và khảo sát học sinh tại trƣờng Tiểu học Cát Linh qua hình thức + Phiếu điều tra. + Nói chuyện, trao đổi với học sinh. 3- Phương pháp trò chuyện : Sử dụng phƣơng pháp này tôi đã trực tiếp trao đổi, hỏi ý kiến của giáo viên trong khối để tìm hiểu thực trạng việc dạy học chính tả, những khó khăn của học sinh cũng nhƣ của giáo viên khi dạy chính tả, những lỗi chính tả mà học sinh thƣờng mắc và những biện pháp sửa lỗi cho học sinh của giáo viên. 4- Phương pháp quan sát: - Quan sát và dự giờ dạy chính tả của đồng nghiệp. - Quan sát học sinh thực hiện các bài chính tả. 5- Phương pháp thực nghiệm : Tôi đã trực tiếp dạy các tiết chính tả để tìm ra các lỗi mà học sinh hay mắc, tìm nguyên nhân và có biện pháp thích hợp kịp thời sửa lỗi cho các em. B - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 I- Cơ sở ngôn ngữ học Mọi sự vật, hiện tƣợng luôn luôn vận động và phát triển theo những quy luật nhất định. Các quy luật này đƣợc phát hiện, đƣợc ý thức và trở thành các nguyên tắc. Hiện tƣợng chính tả, trong quá trình vận động và phát triển cũng có quy luật riêng và đƣợc ý thức thành các nguyên tắc. Muốn hiểu và viết đúng chuẩn mực chính tả thì trƣớc tiên ta phải nắm vững các nguyên tắc này. Nguyên tắc cơ bản của chữ Việt là nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là phát âm thế nào thì viết thế ấy, giữa chữ viết và phát âm có sự nhất trí cao. Nhƣ vậy, ngay từ nội dung của nguyên tắc này ta cũng thấy vai trò của việc phát âm là quan trọng. Nếu nhƣ thầy đọc đúng( phát âm đúng) thì học sinh sẽ viết đúng và ngƣợc lại nếu nhƣ thầy đọc sai thì học sinh sẽ viết sai. Có trƣờng hợp thầy đọc đúng nhƣng học sinh nhận sai ( do qua một lần đọc lại của các em) nên vẫn viết sai. Vì vậy khi dạy chính tả ta cần kết hợp với việc rèn luyện phát âm. Ngoài nguyên tắc trên, chính tả còn nguyên tắc hình thái học và nguyên tắc theo truyền thống. Nguyên tắc hình thái học đặc biệt quan trọng với các ngôn ngữ biến hình. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ biến hình. Theo nguyên tắc này, cách ghi một từ tố bao giờ cũng viết nhƣ nhau mặc dù cách đọc có khác nhau. Còn nguyên tắc theo truyền thống chỉ dựa vào truyền thống chữ viết của bản ngữ hay của ngôn ngữ mà nó mƣợn từ hoặc của hệ thống chữ viết đƣợc dùng làm cơ sở. Nguyên tắc theo truyền thống này đã gây nhiều rắc rối, nhất là với trẻ em. Và ở mỗi địa phƣơng, ngƣời dân có những thói quen phát âm riêng, lệch chuẩn so với hệ thống. Dấu này của phƣơng ngôn ảnh hƣởng rất lớn đến chính tả. Mỗi vùng có một số lỗi chính tả đặc thù mà địa phƣơng khác, vùng khác không mắc phải. II- Vấn đề chính tả trong nhà trƣờng Cho đến nay chƣa có văn bản chính thức về chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên để có sự thống nhất thì Bộ đã có văn bản tạm thời về các hiện tƣợng chính tả. Ở Tiểu học không có các tiết dạy riêng về nguyên tắc chính tả mà học sinh đƣợc hình thành dần qua các bài học cụ thể. Vấn đề quan trọng là với mỗi một nguyên tắc giáo viên cần tập trung vào các vấn đề học sinh dễ mắc lỗi. 1- Yêu cầu về chính tả trong nhà trường Từ lâu, chính tả đã là một môn học chính thức trong nhà trƣờng, yêu cầu về chính tả trong nhà trƣờng đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc, cấp bách và triệt để hơn, tuyệt đối không đƣợc tuỳ tiện. Học chính tả, học sinh phải nắm đƣợc các quy tắc, rèn luyện để có kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả. Mỗi giáo viên phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, viết nhanh. 2- Nội dung chính tả gồm có - Xác định và thực hiện cách viết hoa đúng với từ ngữ. 4 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 - Xác định và thực hiện những nguyên tắc khác của chính tả nhƣ viết hoa, viết tắt, dùng dấu, phiên âm... 3- Cách thực hiện Ở tiểu học hiện nay có thể dạy chính tả bằng hai phƣơng pháp: tích cực và tiêu cực. Theo phƣơng pháp tích cực, giáo viên cho học sinh nhìn cách viết đúng, nghe cách nói đúng để rồi bản thân sẽ viết đúng và nói đúng. Theo phƣơng pháp tiêu cực, giáo viên tìm ra các lỗi chính tả của học sinh, rồi trên cơ sở đó chữa để các em không còn phạm lỗi nhƣ vậy nữa. Từ hai phƣơng pháp trên, giáo viên thực hiện linh hoạt các kiểu bài chính tả khác nhau : - Tập chép (dành cho lớp 1 và 2) - Chính tả nhớ - viết. - Chính tả nghe - đọc. - Bài tập chính tả. Với nhiều loại bài tập chính tả nhƣ : - Bài tập điền phụ âm đầu, vần, thanh vào từ hoặc câu. - Bài tập so sánh chính tả. - Bài tập tìm các tiếng có cùng vần, thanh hoặc phụ âm đầu… CHƢƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC DẠY CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC I- Mục đích điều tra thực trạng Thông qua việc điều tra, tôi có thể nắm đƣợc thực tế của việc dạy học phân môn chính tả. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp thích hợp để sửa các lỗi chính tả cho học sinh. II- Phƣơng pháp điều tra 1-Trò chuyện với học sinh 2- Dự giờ, trao đổi với giáo viên 3- Kiểm tra vở, chấm bài chính tả của học sinh 4-Thực nghiệm, dạy các giờ chính tả III- Nội dung điều tra 1-Phiếu khảo sát 2-Phiếu điều tra Phiếu khảo sát Đồng chí hãy cho biết : - Họ và tên:............................................................................................................................... - Số năm công tác:................................................................................................................ 5 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 - Trƣờng :................................................................................................................................... * Đồng chí cho biết một số ý kiến của mình về các nội dung sau : 1. Trong môn tiếng Việt, phân môn nào cho đồng chí có hứng thú nhất khi giảng dạy : ( ) Tập đọc ( ) Chính tả ( ) Từ ngữ ( ) Tập làm văn ( ) Ngữ pháp ( ) Kể chuyện 2. Suy nghĩ của đồng chí về vị trí của phân môn chính tả trong chƣơng trình Tiểu học ………………………………………………………………………………………………………..…… ………………….......................................................................................................................................... 3. Đồng chí có đầu tƣ nhiều cho phân môn chính tả không ? - Thời gian 40 phút có đủ cho 1 tiết dạy chính tả không? - Không khí của lớp học trong những giờ chính tả ? …………………………………………………………………………………...………………………… …………………………………………………………………………...………………………………… …….............................................................................................................................................................. Những lỗi chính tả mà học sinh lớp đồng chí thƣờng mắc? …….............................................................................................................................................................. Đồng chí sử dụng biện pháp gì để phát hiện và sửa lỗi chính tả cho học sinh : * Phát hiện :…………………………………………………………………………………………… * Sửa lỗi:……………………………………………………………………………………...………… Những chuyển biến của học sinh sau khi đƣợc đồng chí sửa lỗi: ....................................................................................................................................................................... Những khó khăn khi dạy phân môn chính tả ? ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... Nguyện vọng và kiến nghị của đồng chí ? ......................................................................... ….….............................................................................................................................................................. ....................................................................................................................................................................... Phiếu điều tra Họ và tên học sinh : ............................................................................................................ Lớp : ............................... Trƣờng : ....................................................................................... 6 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Trong các phân môn sau, con thích học phân môn nào nhất ? ( ) Tập đọc ( ) Từ ngữ ( ) Ngữ pháp ( ) Chính tả ( ) Tập làm văn ( ) Kể chuyện Vì sao con thích phân môn đó ? ……………………………………….……….. Con có bị mắc lỗi chính tả hay không ? ............................................................ Nếu có, con thƣờng mắc những lỗi gì ? ............................................................ Cô giáo có giúp con sửa lỗi chính tả không ? ............................................... Cô giúp con bằng cách : ............................................................................................ Từ khi cô giúp, con có còn mắc lỗi nữa không ? ........................................ IV- Kết quả điều tra và phân tích 1 - Tình hình dạy và học phân môn chính tả ở lớp 5 hiện nay : 1.1-Dạy: Mỗi tuần có một tiết chính tả : - Có 3 kiểu bài chính tả :Nhớ - viết, nghe đọc. - Trong khi đọc, học sinh viết những cặp từ dễ lẫn lộn phụ âm đầu nhƣ: (s/x; v/d; tr/ch; l/n…), vần ( ênh/ên; uôn/uông; ƣơu/ƣu; iêu/êu…), thanh ( ? ; ~ ;…) và phân biệt nghĩa các từ đó trong khi viết bài. - Bài chính tả dài khoảng 120 chữ. - Yêu cầu: Chữ viết đều nét, rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả thông thƣờng. Tốc độ viết 80 chữ trong 15 phút. b. Giáo viên tiểu học phải dạy đủ các môn nên thời gian để đầu tƣ thực sự cho các phân môn cụ thể là không có hoặc rất ít. c. Giáo viên ít có tài liệu tham khảo hoặc ngại phải tìm tòi, tự nghiên cứu trong khi tiếng Việt của ta đa dạng và phong phú. d. Giáo viên thƣờng sử dụng phƣơng pháp diễn giải và phƣơng pháp đàm thoại. Đôi khi lạm dụng quá hai phƣơng pháp này, do đó không phát huy đƣợc tính chủ động tích cực của học sinh. e. Đặc biệt việc sửa lỗi chính tả cho học sinh còn gặp khó khăn hơn. Giáo viên ít có biện pháp để sửa lỗi cho học sinh, đồ dùng trực quan có thể sử dụng là rất ít. Từ đó dẫn đến việc, trong các giờ chính tả, giáo viên thƣờng chú trọng đến việc rèn chữ hơn là rèn chữ chính tả. 1.2- Học: 7 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 a. Từ tinh thần và phƣơng pháp trên của giáo viên dẫn đến việc kém hiệu quả trong dạy học chính tả hiện nay. Trong thực tế học sinh khi viết còn mắc nhiều lỗi chính tả. b. Một số ý kiến của học sinh về phân môn chính tả: Khi đƣợc hỏi, hầu hết học sinh đều nói thích học chính tả. Trong số liệu điều tra tại lớp 5B trƣờng Cát Linh, 49/51 học sinh ( chiếm 96%) nói thích học chính tả. Tuy nhiên các em chƣa ý thức đƣợc hết tầm quan trọng cũng nhƣ khó khăn trong việc học chính tả. 50 % học sinh nói thích học vì chữ các em đang xấu, em muốn viết đẹp hơn. Em Nguyễn Minh Hiếu - lớp 5B, trƣờng Cát Linh: “ Em thích học chính tả. Môn chính tả giúp em viết đẹp hơn, chữ em đang xấu” * Bên cạnh đó còn có ý kiến khác: - Em Vũ Hải Nam - lớp 5B trƣờng tiểu học Cát Linh: “Em thích học chính tả vì chính tả chỉ cần viết, không cần phải nghĩ nhiều”. - Em Nguyễn Tuấn Trung - lớp 5C trƣờng tiểu học Cát Linh: “Em không thích học chính tả vì em thƣờng bị điểm kém, em bị mắc rất nhiều lỗi”. 3. Thèng kª lçi chÝnh t¶ mµ häc sinh th-êng m¾c. Các loại lỗi Lớp 5B Trƣờng TH Cát Linh ( 51 học sinh) Lớp 5C Trƣờng TH Cát Linh (52 học sinh) - Thõa, thiÕu nÐt 11 11 - ThiÕu ch÷ 12 14 - Sãt dÊu, sai dÊu thanh 16 14 - ViÕt hoa tuú tiÖn 9 7 - Kh«ng viÕt hoa ®Çu c©u 5 8 - Kh«ng viÕt hoa danh tõ riªng 10 9 - Sai vÇn 17 16 +l-n 16 15 +s-x 13 14 + ch - tr 11 10 + r - d - gi 15 14 + Mét sè phô ©m kh¸c 14 13 Ng/ ngh, g/ gh 11 12 - Sai phô ©m ®Çu 8 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 T«i ®· sö dông nh÷ng bµi chÝnh t¶ sau ®Ó kh¶o s¸t häc sinh : Bài 1- Bác lái đò “Tôi làm nghề lái đò đã năm năm nay. Nhà tôi là chiếc thuyền gỗ lênh đênh trên mặt nƣớc. Tôi nắm vững nơi nào nƣớc chảy xiết, nơi nào có đá ngầm. Lúc đêm đến, trong khi con thuyền lƣớt nhẹ trên dòng sông phẳng lặng, tôi nhìn chỗ này cây lƣa thƣa, chỗ nọ nhà nổi lên nối tiếp nhau cũng đoán biết đƣợc thuyền đã đến nơi nào.” (Trích trong sách “ Luyện phát âm- chính tả- Giáo trình trƣờng CĐSP Hà Nội) Bài 2- “ Sáng nay em dậy sớm, sửa soạn sách vở, xem lại bài một lƣợt, ôn bài xong, em soát lại bài tập rồi sang nhà bạn Trinh rủ bạn cùng đi học.Trƣờng em không xa, xây bằng gạch, xinh xắn, sân xây bằng xi măng sạch sẽ. Ngoài sân có cây xoài, cây bàng lá xum xuê. Dƣới bóng cây xanh học sinh xúm quanh cô giáo trẻ, sung sƣớng, ríu rít nhƣ đàn chim sáo.” (Trích trong sách “ Luyện phát âm- chính tả- Giáo trình trƣờng CĐSPHN) Bài 3- “ Suối bắt nguồn từ đỉnh núi. Nƣớc chảy ri rỉ trên đỉnh núi cao, róc róc qua rừng rậm, rào rào từ trên vách đá rơi xuống xen lẫn với tiếng lá rì rào. Khi có cơn bão những cành cây đổ xuống răng rắc, thác nƣớc nhƣ reo hò. Những ngọn suối gặp nhau thành con sông rộng chảy ra mãi đến biển.” (Trích trong sách “ Luyện phát âm- chính tả- Giáo trình trƣờng CĐSP HN) Ngoài phần chính tả trên, tôi còn chấm bài viết của học sinh qua các bài tập chính tả và các môn học khác của các em. 4- Nguyên nhân mắc lỗi chính tả Từ kết quả điều tra trên, tôi thấy rằng sở dĩ học sinh lớp 5B trƣờng tiểu học Cát Linh mắc các loại lỗi trên là do một số nguyên nhân sau : a- Lỗi do ảnh hƣởng của cách phát âm tiếng địa phƣơng: Ở đồng bằng Bắc Bộ các loại lỗi thƣờng mắc là: l/ n, ch/ tr, s/ x, d/ r/ gi. Ở Hà Nội việc phát âm các phụ âm trên là tƣơng đối chuẩn. Tuy nhiên còn một số học sinh do phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả. VD: Do học sinh phát âm sai giữa l/ n nên viết sai chính tả - Tôi làm nghề lái đò Tôi nàm nghề nái đò - Tôi nắm vững… Tôi lắm vững… - Đất cao lanh Đất cao nanh Để phát hiện ra nguyên nhân này sau khi viết xong chính tả, trong phần chữa bài, tôi có yêu cầu học sinh mắc phải lỗi trên phát âm lại (đọc lại) từ mà mình viết sai. b- Lỗi chính tả do không hiểu biết đầy đủ về các nguyên tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của từ. 9 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Loại lỗi này thƣờng gặp khi viết các phụ âm đầu : d/ gi, ch/ tr, ng/ ngh, s/ x, ... học sinh không hiểu nghĩa của từ dẫn đến viết sai chính tả. VD : Do không nắm vững quy tắc chính tả khi viết ch/ tr “tr” đi với thanh huyền và nặng (trình độ, lập trƣờng, trịnh trọng, triệu phú) còn “ch” thì không đi với hai thanh đó nên học sinh viết “tròn trĩnh” thành “chòn trĩnh”, “triều đại” thành “chiều đại” hay do không nắm vững quy tắc “ngh” thƣờng đi với các âm “i, e, ê” nên học sinh viết “nghệ nhân” thành “ngệ nhân”, “nghĩ ngợi” thành “ngĩ ngợi”. Trƣờng hợp học sinh không hiểu nghĩa của từ dẫn đến viết sai chính tả. VD : a- Điền vào chỗ trống tr hay ch? Nhƣ …e mọc thẳng, con ngƣời không …ịu khuất. Ngƣời xƣa có câu: “…úc dẫu …áy, đốt ngay vẫn thẳng”. …e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, …e lại là đồng …í…iến đấu của ta. …e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Có một số học sinh do không hiểu nghĩa của từ nên đã điền âm “ch” vào từ “tre”, hay “trúc”,… vì vậy học sinh điền vào bài nhƣ sau: “ Nhƣ che mọc thẳng, con ngƣời không chịu khuất. Ngƣời xƣa có câu: “Chúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, che lại là đồng chí triến đấu của ta. Che vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. (Theo bài của học sinh Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Thanh Loan - lớp 5B- trƣờng tiểu học Cát Linh) c- Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt Vì không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai từ. VD : Quét sạch - quyét sạch Quanh co - qoanh co Khúc khuỷu - khúc khuỷ Ngoằn ngoèo - ngoằn nghèo d - Lỗi do cẩu thả của ngƣời viết Nhiều học sinh khi viết bài chính tả ( nghe viết hay nhớ viết) thì viết thật nhanh để ngồi chơi hay để thi với bạn bên cạnh, do đó khi viết thƣờng mắc một số lỗi nhƣ: thiếu chữ, thiếu nét, thiếu dấu thanh, sai phụ âm đầu, sai vần. e - Lỗi do nhƣợc điểm của chữ quốc ngữ * Bên cạnh sự tƣơng hợp giữa âm và chữ, chữ Việt còn có nhiều trƣờng hợp không đảm bảo sự tƣơng hợp này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh. Ví dụ ở các trƣờng hợp sau: - Âm đệm lúc ghi “u”, lúc ghi “o”, học sinh rất lúng túng khi gặp trƣờng hợp này. Cùng là vần “oanh” nhƣng lúc viết “oanh” lúc viết “uanh”, khi nghe 10 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 giáo viên đọc “ loanh quanh” học sinh không biết ghi “loanh quanh”, “luanh quanh” hay “ loanh qoanh”. Để viết đúng đƣợc các âm đệm này, học sinh cần nắm vững quy tắc chính tả khi viết âm đệm. Đó là vấn đề rất khó và phức tạp đối với các em. - Phụ âm “k” lúc ghi “c”, lúc ghi “k”, lúc ghi “q”. Khi nghe cô giáo phát âm các tiếng đánh vần với “ c” học sinh lúng túng. Tuy đối với học sinh lớp 5 đây không phải là loại lỗi phổ biến nhƣng một số em vẫn bị mắc lỗi khi viết chính tả Hiện tƣợng bị đầy lƣỡi, ngắn lƣỡi… dẫn đến trƣờng hợp học sinh phát âm không chuẩn và viết sai chính tả. Ví dụ: Nói ngọng “bảo” thành “bạo”, “nghĩ ngợi” thành “nghí ngợi”, “mải mê” thành “mãi mê”… đến khi viết các em viết nhƣ mình phát âm. Đây là trƣờng hợp lỗi của 3 em học sinh lớp 5C trƣờng tiểu học Cát Linh ( Em Nguyễn Anh Quân, Trần Minh Sang, Nguyễn Xuân Dƣơng). Trên đây là những điều tra mà tôi thu thập đƣợc trong thời gian giảng dạy. Qua phần điều tra tôi thấy rằng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh của giáo viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong thực tế học sinh còn nhiều em mắc lỗi chính tả. Chƣơng III NHỮNG ĐỀ XUẤT Xuất phát từ cơ sở lý luận cũng nhƣ thực trạng của việc dạy học chính tả hiện nay, tôi thấy cần thiết phải có các hình thức tổ chức và biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh một cách kịp thời dựa trên các nguyên nhân mắc lỗi của chính bản thân các em. Cách chữa lỗi thƣờng nhắc đến là tập phát âm cho đúng. Cách thứ hai là nhớ từng từ một và cách thứ ba là dùng mẹo. Sau đây là một số biện pháp mà tôi sử dụng để sửa lỗi cho học sinh trong quá trình tôi giảng dạy lớp 5 và qua một số gợi ý tham khảo về cách sửa lỗi chính tả cho học sinh mà giáo viên có thể tiến hành trong khoảng thời gian dài hay ngắn tùy vào điều kiện của lớp mình. Thực hiện các biện pháp này tôi dựa chủ yếu trên tinh thần: Yêu cầu học sinh “tự sửa lỗi chính tả, tự tìm ra kiến thức bằng chính hành động của mình, tự đặt mình vào tình huống, nghiên cứu cách xử lý, tự đánh giá, tự kiểm tra sản phẩm ban đầu….”, còn giáo viên là “ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức” cho học sinh học tập. Việc sửa lỗi đƣợc tiến hành mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các môn học dƣới hình thức đơn giản, nhẹ nhàng “học mà chơi, chơi mà học”, và luôn luôn tập trung chú ý tới ba đối tƣợng học sinh giỏi, khá, trung bình- yếu. Lấy học sinh giỏi làm trung tâm. I - Sửa lỗi phụ âm “ l, n” Hiện tƣợng lẫn lộn “ l” và “n” là lỗi chính tả tƣơng đối phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua điều tra, tôi thấy hiện tƣợng này xảy ra chủ yếu có sự lẫn lộn 11 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 về từ vựng và cách phát âm. Để khắc phục tình trạng này tôi đã dùng một số biện pháp nhƣ sau: 1- Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả của cặp phụ âm “l, n” * Mục đích: Trên cơ sở học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, các em sẽ viết đúng chính tả cho dù các em có phát âm sai. - Thời gian thực hiện: Việc đƣa các quy tắc chính tả đƣợc thực hiện ngay trong các tiết dạy chính tả. Tuy nhiên trong một khoảng thời gian 40 phút ta không thể đƣa hết các quy tắc đƣợc mà phải kết hợp với các môn học khác nhƣ tập đọc, luyện từ và câu… mỗi khi có hiện tƣợng chính tả liên quan. * Nội dung quy tắc: a) “L” đứng trƣớc âm đệm nhƣng “N” lại không đứng trƣớc âm đệm, ngoại lệ duy nhất là “ noãn”. Khi học sinh đã nắm đƣợc quy tắc này các em sẽ không bị lúng túng khi viết các từ có âm đệm bắt đầu “ L”. Ví dụ: cái loa, loạc choạc… Đối với những học sinh trung bình và yếu, để giản tiện bởi chính các em nhiều lúc còn lẫn lộn và không phân biệt đƣợc âm đêm, giáo viên có thể nói chữ “ n” không bao giờ đứng trƣớc một vần bắt đầu bằng “ oa, õa, oe, uê, uy”, trái lại “ l” đứng trƣớc các vần ấy. Nhƣ vậy, các em chỉ cần nhớ máy móc rằng: đi đôi với các vần bắt đầu bằng “oa, õa, oe, uê, uy” thì phụ âm đầu luôn luôn là “ l” chứ không phải là “n”. Ví dụ: chói lòa, loăn xoăn, túy lúy,….. Để học sinh khắc sâu đƣợc kiến thức, mở rộng vốn từ giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm các tiếng hoặc từ có phụ âm đầu là “l” và bắt đầu bằng các vần trên: lóa mắt, lõa xõa, loại, loai choai, loài, loan báo, loạn, lở loét,….Ngoài ra còn có các từ: lý luận, luật lệ, luyến tiếc,… Để cho học sinh đỡ căng thẳng thì phần tìm từ giáo viên có thể tổ chức thành trò chơi ngắn( khoảng 2 phút) thi tìm từ nhanh( chơi tại chỗ). b) Về mặt láy âm, vần “l” và “n” đối lập nhau: * Vị trí 1: - “L” láy vần rộng rãi trong tiếng Việt, láy vần với rất nhiều âm đầu: lõm bõm, lạch cạch, lỉnh kỉnh, liên miên, lã chã, lạo xạo, liêu xiêu, lăn tăn, lai rai, lèo nhèo, lom khom, lơ ngơ, lởn vởn, luýnh quýnh,…. - “N” thì không láy âm với âm đầu nào khác mà chỉ điệp âm đầu thôi: no nê, nao núng, nƣờm nƣợp, náo nức, nƣơng náu, nuôi nấng,… - Không có hiện tƣợng “L” láy với “N” Khi đƣa ra quy tắc này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá giỏi tìm trong bài những từ chứa hiện tƣợng chính tả trên. Ví dụ: lẫn lộn, nở nang, lở loét, lo lắng, niềm nở, nức nở, nể nang,… 12 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Việc học sinh tự tìm ra các từ chứa hiện tƣợng chính tả đã học giúp các em nhớ rất lâu, khi viết không bị lẫn lộn. * Vị trí 2: ở vị trí này, trong bài học không có từ chứa hiện tƣợng chính tả cần nói đến. Vì vậy, giáo viên có thể khéo léo cung cấp quy tắc chính tả này thông qua các môn học khác. Đó là: - “N” chỉ láy với “gi” và láy với nguyên phần vần mà không có âm đầu: gian nan, gieo neo, giãy nảy, áy náy, ảo não, … - “L” láy với những âm khác “gi” : khéo léo, khoác loác, lăng nhăng, lặt vặt, lai rai, lăn tăn, lộp độp, leng keng, làu bàu, lắp bắp, … c) Về những từ đồng nghĩa: Có khoảng 40 từ đồng nghĩa thành cặp l - nh Ví dụ: lặt nhặt, lầm nhầm, lỡ nhỡ, lố lăng, nhố nhăng, lanh lẹn, nhanh nhẹn, lem luốc,… Phần này giáo viên không nhất thiết phải đƣa ra cho học sinh vì nhƣ thế rất phức tạp, học sinh sẽ bị “rối” ( đây là phần chuyên sâu cho những ngƣời nghiên cứu). Giáo viên chỉ cần cho học sinh biết: những từ chỉ trỏ đều viết là “n” : nầy, này, nọ, ni, nớ, nào, … nó tƣơng ứng với các từ chỉ trỏ chính thức: đây, đó, đâu, đấy,… d) Về nghĩa từ: - Những từ chỉ ẩn nấp viết “n” : né, nấp, nƣơng náu,… - Những từ chỉ phƣơng hƣớng viết “n” : nam, nồm,… Với các quy tắc này, học sinh phải nhớ máy móc. Giáo viên lƣu ý thƣờng xuyên yêu cầu học sinh tìm ví dụ thực tế. Đặc biệt đối với học sinh trung bình, mỗi hiện tƣợng chính tả giáo viên cần đƣa một ví dụ và phân tích ( có thể hỏi học sinh), coi nhƣ đây là việc trực quan cho học sinh. Dựa vào phần phân tích ví dụ của cô giáo các em sẽ liên hệ sang các ví dụ khác. 2 - Giúp học sinh ghi nhớ chữ viết gắn liền với nghĩa từ- từ có vấn đề chính tả * Mục đích của phƣơng pháp này Trong thực tế còn rất nhiều học sinh viết sai chính tả do không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của từ. Với những trƣờng hợp này, giáo viên cần giúp các em ghi nhớ chữ viết gắn liền với nghĩa của “từ có vấn đề chính tả”. Trên cơ sở học sinh đã hiểu đƣợc nghĩa của từ, các em sẽ không viết sai từ đó. Ví dụ: Nếu học sinh hiểu nghĩa của từ “trí” trong “bố trí” là bày đặt thì các em sẽ không viết nhầm thành “bố chí”, hay “chí” trong “chí hƣớng”, “bền chí” là lòng mong muốn, mục đích đi đến, thì các em sẽ không viết lẫn lộn thành “trí hƣớng” hay “bền trí”. 13 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Thực hiện phƣơng pháp này tốt nhất là cung cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh. Mỗi tiết học có thể cung cấp cho học sinh nhiều từ trong một hoặc trong nhiều ngữ cảnh, hoặc để học sinh tự tìm ngữ cảnh để giải nghĩa từ- ngữ cảnh có ý nghĩa đặc biệt giúp học sinh nắm đƣợc nghĩa từ dễ dàng, nhẹ nhàng và làm điểm tựa cho trí nhớ. Ví dụ: Nó khóc nức nở. Sự việc đã vỡ lở. Ngoài vƣờn, những bông hoa đua nở. (Dựa vào ngữ cảnh trên học sinh sẽ giải nghĩa đƣợc các từ : nức nở, vỡ lở, đua nở) Khi cần sử dụng từ, nếu còn phân vân về chữ viết các em sẽ liên tƣởng đến ngữ cảnh và suy luận ra cách viết chữ. Làm sao trong một tiết học chính tả, phải tạo điều kiện cho học sinh trở đi trở lại với những từ cần ghi nhớ nhiều lần. Chẳng hạn, lần thứ nhất vào bài học, yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt ngữ cảnh để hiểu nghĩa từ và nhớ ngữ cảnh. Lần thứ hai, yêu cầu học sinh lựa chọn các từ trong ngữ cảnh vừa cung cấp để điền từ vào một ngữ cảnh khác. Lần thứ ba, yêu cầu học sinh đặt câu với từ vừa học, tìm từ ghép, từ láy với tiếng có vấn đề chính tả… Nhƣ vậy trong một tiết học, học sinh đã đƣợc mắt nhìn, tay viết chữ “ có vấn đề chính tả” nhiều lần. Ví dụ: Lần 1: Em hãy đọc thầm các câu sau đây và tìm các từ có phụ âm đầu là “l” và “n” “Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ ngƣời nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.” Lần 2: Tìm những chữ bỏ trống bắt đầu bằng “l” và “n” để điền vào câu sau: - Khi viết chính tả, chúng ta không đƣợc……….giữa “l” và “n”. - Lý Đức là một vận động viên thể dục thể hình. Cơ thể anh ta ………… rất cân đối. - Lần 3: Em hãy tạo từ ghép có tiếng “lộn” và “nở” - “Lộn”: lẫn lộn, lộn xộn,… - “ Nở”: nở nang, nức nở,…. Lần 4 : Em hãy đặt câu với mỗi từ “ nở nang”, “lẫn lộn”. Với học sinh giỏi, giáo viên yêu cầu các em về nhà viết đoạn văn có sử dụng các từ trên. Những thao tác điền từ, đặt câu, tạo từ đều đƣợc thực hiện bằng tay, bằng mắt, giảm nói và đọc. Với học sinh trung bình phần đặt câu coi nhƣ là bài tập chính tả về nhà cho các em. 14 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Giáo viên tăng cƣờng giải nghĩa từ cho học sinh thông qua các môn học khác đặc biệt là phân môn tập đọc và luyện từ và câu. 3- Tăng cường thao tác phân tích âm tiết ở học sinh Phân tích ngôn ngữ là một phƣơng pháp đặc thù trong dạy học tiếng Việt. ở phân môn chính tả, phƣơng pháp này thể hiện cụ thể ở phân tích âm tiết (chữ viết). Lỗi chính tả có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận cấu tạo nên âm tiết (chữ viết ) tiếng Việt. Vì vậy, phân tích âm tiết có tác dụng tăng cƣờng hiệu quả tri giác chữ viết, khắc sâu cách viết đi liền với nghĩa từ mà nó biểu đạt. Cần phải để việc phân tích cho học sinh làm. Khi tiến hành phân tích âm tiết, học sinh buộc phải quan sát chữ viết một cách tƣờng tận (không còn nghe lơ mơ từ lời ngƣời khác đọc) buộc phải tự tay viết ra chữ, thao tác nhiều, chữ và nghĩa sẽ gắn chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi sẽ giảm. Có thể đƣa một biểu bảng giáo viên làm mẫu một từ, còn lại học sinh làm tiếp. Ví dụ: Từ hoặc cụm từ Tiếng Phụ âm đầu Vần Dấu thanh Lẫn lộn Lẫn l ân ~ lộn …………. …………. . Nở nang ………….. ……….. …………… Đối với học sinh trung bình, giáo viên làm mẫu cho các em từ 1- 2 từ. Với học sinh còn yếu nhất thiết giáo viên phải làm mẫu “tay đôi” cho các em làm theo. Có nhƣ vậy, các em dựa vào bài mẫu của giáo viên và sẽ tiếp tục phân tích các từ khác với sự trợ giúp của cô giáo. Bài tập về nhà cũng yêu cầu học sinh làm kiểu này với các từ “lo lắng, lở loét, niềm nở, nức nở, nắng nôi, nể nang, lanh lợi, lành lặn, nông nổi,….và yêu cầu học sinh tìm thêm một số từ khác để phân tích cho thành thạo. 4- Hƣớng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kỹ xảo chính tả Yêu cầu luyện tập nhằm củng cố, trau dồi kỹ năng viết đúng chính tả tiếng Việt nói chung cho học sinh một cách có hệ thống ( qua các bài tập giúp học sinh ghi nhớ về quy tắc chính tả, phân biệt cách viết các cặp phụ âm đầu, vần, thanh dễ lẫn do đặc điểm phát âm địa phƣơng). Đây cũng là bƣớc vừa rèn kỹ năng vừa củng cố hoặc ôn tập kiến thức chính tả theo chƣơng trình của mỗi lớp. ở phần này, để khẳng định cho học sinh trong việc làm các bài tập, giáo viên có thể làm mẫu và tăng cƣờng gợi ý, hƣớng dẫn học sinh về cách làm, tránh “ thả nổi” hoặc “ làm thay” học sinh. Giáo viên lƣu ý học sinh gắn từ ấy với phần bài tập đọc đã học và ngữ cảnh. 15 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Nhìn chung qua các kiểu bài tập về chính tả, mỗi bài phải đáp ứng nhiệm vụ chữa một vài lỗi chính tả cụ thể, theo một mức độ cụ thể. a) Viết chính tả Ví dụ: Bài viết “Luật bảo vệ môi trƣờng” Sau khi học sinh viết bài chính tả trên, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2- SGK Tiếng Việt 5 tập 1- trang 104 * Tìm từ chứa tiếng có âm đầu là “l” hoặc “n” M: lấm: lấm tấm…. nấm: nấm rơm …. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ chứa các tiếng cho sẵn có chứa âm đầu l hoặc n Thông qua bài tập trên giúp học sinh phân biệt so sánh “l” và “n” để viết đúng các tiếng có phụ âm đầu viết là “l” và “n”. * Giáo viên có thể đƣa thêm bài tập điền “l” hoặc “n” cho học sinh thực hành: + Điền “l” hoặc “n” vào chỗ trống: - Đất cao …anh - Răng …anh - …am …ữ học sinh …ớp em chăm …o học tập. - Con đƣờng …ày …ối …iền Hà …ội với …am Định. - Trời …ắng to, …ếu không đội mũ sẽ ốm. - Hoa …ở …ấp …ó giữa đám …á rậm rạp. - Cái …ọ …ục bình…ó …ăn …ông …ốc. + Nối từng tiếng bên trái với tiếng thích hợp bên phải để tạo từ ngữ đúng: tốt lòng vòng cột nọc nòng sông súng đỏ b) Đƣa ra những câu trong đó có hai hay nhiều chữ viết khác nhau mà các em hay lẫn lộn và yêu cầu học sinh điền những chữ đúng vào những chỗ trống: - Một …… đạn nổ (loạt hay noạt). - Nó để sách vở ……. xộn (nộn hay lộn). - Sóng nƣớc ……. tăn (năn hay lăn). - Nó đang …….. húi đọc sách (lúi hay núi). 16 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 - Không đƣợc ……………… tung (nói lăng nung ; nói lăng lung; nói năng nung hay nói năng lung). c) Chỉ ra những chữ viết sai chính tả và viết lại cho đúng: - Đừng ăn nói nộp chộp. - Con thuyền nênh đênh trên mặt biển. - Chỉ một nát bố tôi đã chặt phăng cây gỗ. - Noáng một cái công việc đã xong. - Chúng ta phải chăm nuyện tập thể thao. - Nó đến nhƣng ló không nên tiếng. d) Giáo viên đƣa ra những chữ viết sai lỗi chính tả theo cách viết thƣờng gặp của học sinh và yêu cầu các em chữa chung cả lớp, đồng thời giải thích tại sao mà sai. Việc giải thích chủ yếu do giáo viên hƣớng dẫn, gợi ý học sinh giỏi làm. Ví dụ: Phát hiện những lỗi sai, giải thích tại sao sai và sửa lỗi - Ai lấy đều chăm chú dõi nhìn theo con thuyền đang nênh đênh đi về hƣớng lam. Trời nặng gió, sóng năn tăn, mọi ngƣời đều yên tâm, không áy láy, no nắng gì. - Chỉ một lát, chú tôi chặt gẫy cây chà nà, tôi giãy lảy kêu lên, lƣớc mắt rơi nã chã, tiếc công vun bón. Cả ngày tôi thật buồn và ảo lão, nhƣng đã nỡ rồi, biết khi lào trồng lại đƣợc. e ) Các em tự mình đặt ra những câu trong đó có sự đối lập giữa “l” và “n” Ví dụ: Đặt câu trong đó có “nó”, “ló”. Đặt câu trong đó có “lắng”, “nắng”. Trên đây là một số kiểu bài tập tôi đã đƣa ra cho học sinh thực hành. Trong một tiết dạy, giáo viên không thể đƣa hết các loại bài tập này, do vậy giáo viên cần khéo léo lựa chọn các dạng bài tập cần thiết nhất để chữa trên lớp. Các dạng khác có thể cho học sinh về nhà làm hoặc làm vào những giờ hƣớng dẫn học buổi chiều hay bổ sung vào các tiết học khác. 5- Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả Các em tự chữa lấy bài chính tả của mình là chính; học sinh dùng bút chì gạch chân dƣới những chữ viết sai và viết lại đúng ra lề cùng dòng, sau đó học sinh tính lỗi và ghi nhỏ ở ngoài lề số lỗi mình mắc phải trong bài của mình. Học sinh có thể đổi vở, tự soát lỗi cho nhau. Mỗi khi mắc lỗi, học sinh tự giác giơ tay để giáo viên biết. Làm nhƣ vậy, giáo viên nắm ngay những lỗi phổ biến trong lớp. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà viết lại những lỗi của mình đã mắc. 17 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Khi chấm bài chính tả, giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy loại lỗi mà học sinh thƣờng mắc phải. Có thể yêu cầu những em thƣờng mắc lỗi chính tả trả lời câu hỏi: - Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào? - Những lỗi đó thƣờng viết sai ở bộ phận nào của tiếng? Việc làm này giúp học sinh tự phát hiện và ý thức đƣợc loại lỗi mà mình thƣờng mắc. Khi đã ý thức đƣợc loại lỗi mà mình thƣờng mắc, nếu gặp những chữ “có vấn đề chính tả” của mình, học sinh sẽ thận trọng hơn khi viết chữ. Trong bƣớc soát lại bài viết, giáo viên đƣa ra mẫu đúng, yêu cầu học sinh phân tích âm tiết đúng, rồi đối chiếu với chữ mình viết, các em sẽ thấy đƣợc lỗi của mình và tự chữa. Giáo viên kiểm tra việc tự chữa lỗi chính tả của học sinh. Dần dần năng lực tự kiểm tra và tự chữa lỗi cho học sinh sẽ đƣợc hình thành. 6- Tập phát âm cho đúng Giáo viên yêu cầu học sinh phát âm đúng, chuẩn, tập nhiều lần những lỗi mà mình thƣờng mắc phải. Ghi nhớ mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ và ký hiệu chữ viết. Sử dụng phƣơng pháp này đòi hỏi rất nhiều thời gian, tuy nhiên ta có thể kết hợp nó với các phƣơng pháp khác để chữa lỗi một cách toàn diện, triệt để. Để kích thích học sinh, giáo viên có thể tổ chức dƣới hình thức trò chơi “thi đọc đúng, đọc hay”. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh thi đọc câu sau, lúc đầu có thể đọc chậm sau đó đọc nhanh dần: Nam nữ thanh niên nƣớc Nam nô nức nâng cao kỹ năng nói đúng, nên không nới tay, nâng niu, nể nang với nạn này. Phải nêu nó ra, tìm món nợ nặng nề khiến ta mệt não, nản chí” (Trích “Chữa lỗi chính tả cho học sinh” - Phan Ngọc) 7- Tổ chức trò chơi trong tiết học Việc tổ chức trò chơi trong lớp học là một trong những phƣơng pháp đổi mới các hình thức dạy học hiện nay. Trò chơi học tập nhằm giải quyết những nhiệm vụ giáo dục và giáo dƣỡng của nhà trƣờng Mầm non và Tiểu học dƣới hình thức vui chơi hấp dẫn. Nếu những trò chơi này đƣợc tổ chức tốt, các em sẽ rất hứng thú và vui thích tham gia vào trò chơi, quá trình học tập của các em trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Trò chơi học tập sẽ tạo điều kiện để trẻ sử dụng và củng cố những kiến thức mà các em tiếp thu đƣợc trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời mở rộng những khái niệm mà trẻ đã biết. Những trò chơi hấp dẫn sẽ tạo điều kiện để hình thành ở trẻ những phẩm chất cần thiết cho việc lĩnh hội các kiến thức mới nhƣ tính linh hoạt, sự nhanh trí, óc thông minh sáng tạo và khả năng quan sát. Nếu đƣợc hƣớng dẫn một cách cụ thể và đúng đắn, có hệ thống, trò chơi học tập sẽ giúp cho quá trình nhận thức và ngôn ngữ của trẻ đƣợc phát triển thuận lợi. 18 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Với phân môn chính tả, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi dƣới dạng các bài tập và hình thức thi đua giữa các tổ, đội , cá nhân,…. Trong các giờ sinh hoạt lớp hay hoạt động tập thể, giáo viên có thể tổ chức các buổi sinh hoạt với chủ đề: “Tiếng Việt em yêu” hay “nét chữ , nết ngƣời”…. Ví dụ: * Điền “l” hay “n” vào chỗ trống: - “ Đàn chim sẻ …ép mình qua kẽ sậy Tia …ắng hồng đốt cháy hạt sƣơng trong Con trâu đen đứng chúi mũi bên đồng Cứ …iếm mãi …ắng vàng trên cỏ biếc.” ( Nắng xuân - Đoàn Văn Cừ) - “ Rất đẹp hình anh …úc …ắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo …eo ….úi không đè …ổi vai vƣơn tới … á ngụy trang reo với gió đèo.” ( Lên Tây Bắc - Tố Hữu) * Đố vui về các động từ bắt đầu với “ hiện tƣợng chính tả” VD: Bốn anh cùng viết “lờ - lờ” a- Một anh siêng việc, tối mờ chƣa thôi. b- Một anh khuấy nƣớc chọc trời. c- Một anh thấy việc tức thời quay đi. d- Một anh giả bộ kiêu kì. Khoe khoang nhƣng chẳng có chi là tài. Đố anh, đố ả , đố ai Động từ ai biết, một hai đáp liền. Đáp án: a- làm lụng b- làm loạn c- làm lơ d- làm le * Đố vui về các đồ vật có âm “ n” hoặc “ l” VD 1: Với ngƣời cao nhất Vẫn hơi cao hơn Khi mƣa khi nắng Mọi ngƣời biết ơn. ( Là cái gì?) Đáp án: Cái nón VD 2: Mình gầy lép kẹp Chỉ đẹp bộ răng 19 Trường Tiểu học Cát Linh Giáo viên : Hán Thị Quỳnh Nga Lớp 5 Công đã nên công Đỗ đầu thiên hạ. ( Là cái gì?) Đáp án: Cái lƣợc II- Sửa lỗi chính tả vần ƣu/ iu; vần ƣơu/ iêu Trong thực tế phát âm học sinh thƣờng lầm lẫn giữa một số từ nhƣ lƣu lạc và liu lạc; trừu tƣợng và trìu tƣợng; con hƣơu và con hiêu; chai rƣợu và chai riệu… dẫn đến khi viết chính tả cũng viết nhƣ phát âm. Để sửa lỗi sự lầm lẫn này, giáo viên giúp học sinh rút ra nhận xét khi dạy bài chính tả có dạng bài tập phân biệt vần ƣơu/ iêu/ ƣu/ iu. *Các âm tiết có vần ƣu không nhiều, chỉ ở những trƣờng hợp sau: Bƣu ( bƣu điện, bƣu phẩm). Hƣu ( hƣu trí). Lƣu (lƣu đày, lƣu trữ). Lựu ( lựu đạn, quả lựu). Cứu, cừu, cửu, cựu. Sƣu( sƣu thuế), ( tuổi ) sửu. Tựu ( trƣờng) , tửu (quán). Ngoài các trƣờng hợp trên đều là vần “iu”. * Các âm tiết có vần “ƣơu” không nhiều, chỉ có ở những trƣờng hợp sau: Rƣợu, con hƣơu, khƣớu( con khƣớu), bƣớu( bƣớu cổ) , bƣơu( ốc bƣơu) , bƣơu( bƣơu đầu), tƣờu( con khỉ). Ngoài các trƣờng hợp trên, đều là vần iêu( yêu). Phần nhận xét này học sinh cần ghi nhớ một cách máy móc từng trƣờng hợp một. * Bài tập cho học sinh: Điền vào chỗ trống: - ƣu hay iu: ngƣợng ngh…., m…trí, quả l….đạn, cái r…. - ƣu hay ƣơu: con kh…., con ốc b…., xe cấp c…. - iêu hay iu: đ….hát, đ....bộ, th....th…ngủ, phì nh…, gió thổi h… h…. - êu, iu, iêu, ƣu hay ƣơu: chiếc khăn th…., buồn th….buồn th…., buổi ch…., cánh d…., nắng d….d…., cao l….đ…., chai r….., l….luyến. Tôi thấy đây là loại chính tả học sinh dễ nhầm lẫn, nhất là đối với những học sinh trung bình. Sau khi giáo viên cung cấp cho học sinh các âm tiết có vần “ ƣu” và “ƣơu” thì cho học sinh làm bài tập vận dụng. Để cho học sinh nhớ lâu, mỗi khi gặp từ có “vấn đề chính tả”, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các âm tiết có vần “ƣu” và “ƣơu” ( vì các âm tiết đó không nhiều). Việc học sinh nhắc lại nhiều lần âm tiết này giúp các em nhớ lâu và nhớ một cách máy móc, không phải học thuộc lòng nhƣ “học vẹt”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan