Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn phát âm cho trẻ 5 tuổi...

Tài liệu Skkn rèn phát âm cho trẻ 5 tuổi

.DOC
10
1552
73

Mô tả:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN PHÁT ÂM CHỮ V,R CHO TRẺ 5 TUỔI VÀ CÁCH NÓI MẠCH LẠC HƠN  I. Nhận thức vấn đề: Ở lứa tuổi mẫu giáo,phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe hiểu ngôn ngữ. Trong khi dạy trẻ 5 tuổi phát âm đúng, chúng tôi gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do bộ máy phát âm của trẻ ở lứa tuổi này chưa hoàn thiện, bên cạnh đó còn nguyên nhân là do người lớn phát âm sai nên trẻ bắt chước theo . Đặc biệt, khi dạy trẻ phát âm hai phụ âm v_r, tôi thấy trẻ rất khó nhận biết, hay lẫn lộn, thường sai. II. Thöïc traïng: Ñaàu naêm hoïc vaøo, caùc chaùu raát môùi meû vôùi vieäc laøm quen vôùi hoïc chöõ caùi lôùp toâi ñang chuû nhieâm vôùi só soá laø 41 treû,sau moät thôøi gian daïy treû hoïc toâi thaáy lôùp mình thöôøng hay phaùt aâm sai hai phuï aâm “V” , “R” =>chöõ “R” treû ñoïc thaønh chöõ “L” , coøn chöõ “V” treõ ñoïc thaønh chöõ “D”.Vì ña soá caùc chaùu chöa qua lôùp ba,boán tuoåi ,boá meï thì laøm noâng ít quan taâm ñeán treû. Toâi nghe treû phaùt aâm maø raát khoù chòu .Vì theá ñeå khaéc phuïc ,toâi maïnh daïng choïn ra ñeà taøi nghieân cöùu treân cho treû naêm tuoåi vaø ñaõ tìm ra moät soá bieän phaùp thöïc hieän nhö sau: III. Biện pháp thực hiện: Biện pháp 1:Tự rèn phát âm chuẩn xác Muốn cho trẻ phát âm đúng trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác. Vì vậy ,tôi đã tự rèn luyện phát âm cho mình như sau: Đọc nhiều lần những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao… có nhiều phụ âm v_r. Bên cạnh đó, tôi còn làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm v_r, các từ câu có chứa phụ âm v_r từ mức độ dễ đến khó hoặc tự tìm những ví dụ khác để làm phong phú nội dung luyện phát âm v_r. Ngoài ra, khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm v_r để sửa sai. Sau một thời gian luyện tập tích cực, tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ rang, có âm điệu làm tăng hiệu quả bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi người cũng như khi giao tiếp với trẻ Biện pháp 2: Sửa sai lỗi phát âm v_r thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái: Với hoạt động làm quen với chữ cái v_r, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện cách phát âm cho trẻ như sau: Khi đọc mẫu, tôi cố gắng đọc to, rõ ràng, phát âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi cũng nêu rõ cách phát âm chũ v_r cho trẻ hiểu Song nếu cô chỉ nêu cách phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà tôi còn phải cho trẻ luyện đọc nhiều lầntừng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trứoc tiên tôi cho trẻ cùng đọc đồng thanh nhiều lần, sau đó thì gọi từng cá nhân đọc. Để dễ theo dõi cách phát âmvà kịp thời sửa sai ngay, tôi đứng đối diện với trẻ,yêu cầu trẻ nhin khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó trẻ phát âm lại nhiều lần. VD: Cháu: Trâm_Triều-Thương_Thoại…cô gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ và biết cách đọc Qua rèn luyện từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song vẫn còn một số trẻ đọc sai tôi lại tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên, đọc chữ nhiều lần mà không thấy chán và mệt mỏi,tôi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi, hoạt động. VD: Trò chơi: “Tìm chữ” Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm nhiều bài đồng dao, ca dao, câu đố…viết chữ to có nhiều từ chứa chữ cái v_r. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch châm những chữ cái vừa học. VD:  Dài như con rắn, trườn trên đường rày Đi khắp đó đây mà không biết mệt  Rì rà rì rà Đội nhà đi chơi Gặp khi tối trời Úp nhà nằm ngủ.  Vòi dài, tai lớn dáng hình oai phong Lúc ra trận, khi xiếc rong Thồ hang, kéo gỗ đều không quảng gì!  Con vỏi, con voi, cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước, Hai chân sau theo sau, Cái đuôi đi sau roát . Ngoài ra, tôi còn tổ chức các trò chơi khác như: Tìm nhà đọc chữ, tặng quà cho bạn có chữ cái đầu là âm v_r… Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ v_r Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ v_r số trẻ phát âm đúng đã tăng, song để trẻ nhớ lâu,phát âm không sai khi các phụ âm nằm trong các từ, tôi tiếp tục rèn trẻ ở các hoạt động khác Biện pháp 3: Rèn trẻ phát âm chữ v_r thông qua các hoạt động khác : Hoạt động chung: Như chúng ta đã biết, trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên. Vì vậy, cô giáo phải luôn tạo ra những tình huống hợp lí nhằm giúp trẻ ôn luyện thường xuyên. Một trong những tình huống cô tạo ra một cách tự nhiên và đạt hiệu quả là lồng ghép chữ v_r vào trong những hoạt động khác. * Ở hoạt động giáo dục âm nhạc: Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng, rõ lời mà còn rất chú ý đến việc dạy trẻ hát chuẩn các từ. Khi trẻ hát, có lúc tôi cho trẻ hát không có nhạc đệm để sửa cao độ , trường độ của bài hát , đồng thời sữa lỗi phát âm cho trẻ đặt với những bài hát có nhiều câu , từ có chữ cái đầu là v_r. VD:bài : “ra chơi vườn hoa” , có câu “ra vườn hoa em chơi” , hay bài :“mùa xuân đến rồi” , có câu : “sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi” .  Ở hoạt động làm quen với văn học , tôi quan tâm đến giọng đọc , giọng kể của trẻ , phát hiện cách phát âm sai của trẻ để sửa , tôi cũng thường chú ý đến những bài thơ có nhiều chữ v_r: “Bố mẹ rãnh tay Yên tâm sản xuất” “Còn cây chịu rét … Đây sân cúc vàng … Rực vàng hoa cúc …”  Ở hoạt động thể dục vận dộng : Tôi sửa cách phát âm cho trẻ bằng cách dán chữ cái v_r cho trẻ kết hợp vận động qua các bài tập như : chuyển bóng bên phải , bên trái , lăn bóng theo đường dích dắc; tung và bắt bóng … Hay tập bật qua 4-5 vòng ; bật tách và khép chân qua 7 ô.  Ở hoạt động mọi nơi mọi lúc : Trong hoạt động ngoài khi quan sát sự vật hiện tượng xung quanh , trẻ những cảm nhận rất tự nhiên màu sắc , của sự vật hiện tựơng . Dạy trẻ đàm thoại nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ , hệ thống hoá các kiến thức cho trẻ , để phát triển kỷ năng nghe người khác nói , rồi trẻ nói những nhận xét và cảm nhận của mình . Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này , tôi sửa ngay cho trẻ nếu trẻ nói chưa đúng . Hoặc giao tiếp giữa các cháu với nhau , khi trẻ gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn , tôi chú ý lắng nghe trẻ nói nếu trẻ nói sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lại câu trẻ nói chậm rãi nói lại từng từ , khuyến khích trẻ nói theo Càng gần gũi với trẻ thì việc phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn , ngay trong giờ đón trả trẻ tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian hoặc dạy trẻ đọc một số bái ca dao đồng dao có chứa chữ cái v_r .  Kết hợp với phụ huynh : Đối với những trẻ cá biệt về phát âm , tôi thường gặp trực tiếp phu huynh trao đổi và động viên họ chọn mua những quyển truyện tranh có lời đối thoại nhiều chữ v_r và giàng thời gian đọc , kể cho trẻ nghe hay dạy trẻ kể lại . Ngoài ra tôi còn nhắc phụ huynh chú ý cách phát âm của mọi người trong gia đình . Như vậy việi phối hợp giữa gia đìng và nhà trừơng đều tạo môi trừong phát âm chuẩn xác giúp trẻ dần dần đọc phát âm đúng chữ cái v_r. III. Kết quả : Nội dung KẾT QUẢ KHẢO SÁT Trước khi thực Sau khi thực hiện So sánh hiện các biện pháp các biện pháp Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ phát âm 8/41 19,5% 3/41 7,3% giảm nhầm lẫn chữ 12,2% v_r số trẻ phát âm 5/41 sai ch ữ r số trẻ phát âm 25/41 sai chữ v số trẻ phát âm 3/41 12,2% 61% 7,3% 2/41 4/41 32/41 đúng hai chữ 4,9% giảm 9,7% 7,3% giảm 78,1% 51,3% taêng 70,8% v_r Nhiệm vụ dạy trẻ phát âm chuẩn sát , dạy trẻ nói mạch lạc ở mẫu giáo là mục đích cuối cùng của viêc phát triển ngôn ngữ . Đó là sự tổng hợp toàn bộ nội dung phát triển ngôn ngữ *Bài học kinh nghiệm 1. Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện phát âm ,luôn chú trọng tới lới nói khi giao tiếp với trẻ với mọi người ở mọi nơi mọi lúc . 2. Cô giáo phải gần gũi với trẻ , nắm bắt được đặt điể tâm sinh lí của trẻ , quan tâm chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạy động cũng như khi giao tiếp với bạn với cô và với mọi người để rèn luyên uốn nắn trẻ kịp thời . 3. Cô linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho trẻ , giúp trẻ dễ nhớ . 4. Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh , vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho trẻ có kết quả tốt . Hàm Thắng, ngày 5 tháng 6 năm 2009 Người viết Võ Thị Sảnh Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG - Nội dung trình bày phù hợp với đề tài, có thể hiện được sáng tạo trong việc rèn trẻ phát âm. - Các phương pháp cụ thể rõ ràng, thiết thực. - Đạt hiệu quả cao, giúp trẻ phát âm chuẩn. - Hình thức trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm gãy gọn, xúc tích. Hội đồng khoa học trường thống nhất xếp loại: A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan