Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy họ...

Tài liệu Skkn rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa sinh lớp 12 ban cơ bản

.PDF
27
1600
72

Mô tả:

Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH  Mã số:…………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP BẢNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA SINH LỚP 12 - BAN CƠ BẢN Người thực hiện: Dương Thị Oanh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục…………………………. Phương pháp giảng dạy bộ môn: Sinh học Lĩnh vực khác…………………................. . Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học 2012 – 2013 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 1 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Dương Thị Oanh 2. Ngày 28 tháng 6 năm 1968 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: - Cơ quan: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Long Bình Tân – Biên Hòa - Nhà riêng: B7/N4-Khu phố 2-Phường Long Bình Tân-Biên Hòa- Đồng Nai 5. Điện thoại: 0918608870 6. E-mail: [email protected] 7 . Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn; giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa – Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: 1. Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân 2. Năm nhận bằng: 1990 3. Chuyên ngành đào tạo: Sinh học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: 1. Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy. 2. Số năm có kinh nghiệm: 22 năm 3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: - Năm học 2007 – 2008: Suy nghĩ về phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan. - Năm học 2008 – 2009: Một số ý kiến đóng góp vào phương pháp chủ nhiệm. - Năm học 2009 – 2010: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy chương III: Sinh trưởng và Phát triển” – Sinh 11 chương trình nâng cao. - Năm học 2010 – 2011: Một số kinh nghiệm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong giảng dạy môn sinh lớp 11. - Năm học 2011 – 2012: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10,11,12 sinh lớp 12 Ban cơ bản. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 2 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài .....................................................................................Trang 1 II. Nội dung: 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................Trang 2 1.1. Khái niệm về kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong học tập ........ ....Trang 2 1.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập bảng................................................Trang 3 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài...................Trang 4 2.1. Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức điều khiển quá trình dạy học...Trang 4 2.2. Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức tổ chức hoạt động học tập.......Trang 7 2.3. Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức củng cố, vận dụng và nâng cao kiến thức............................................................................................................Trang 10 2.4. Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh .....................................................................................................Trang 14 III. Hiệu quả của đề tài………………………………..............................Trang 17 IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng……………………………...Trang 21 V. Tài liệu tham khảo................................................................................Trang 22 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 3 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB Tên sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP BẢNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA SINH LỚP 12 - BAN CƠ BẢN -----***----I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng. Điều đó đã đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Sự đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu. Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là “ hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc dạy học ngày nay gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết thầy cô giáo đều mang tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình để đầu tư vào giảng dạy với mong muốn là học sinh của mình sẽ đạt được kết quả học tập tốt, đạo đức tốt để sau này phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Nhưng ngược lại, kết quả học tập của học sinh chưa cao, ít tiến bộ, thậm chí có em sức học ngày càng sa sút. Có nhiều ý kiến khác nhau về kết quả này, nhưng hầu hết đều cho rằng có ba yếu tố ảnh hưởng đến học tập của các em: - Ý thức tự học tập, khả năng chủ động tiếp thu kiến thức của các em kém, bị trào lưu chơi game, phim ảnh không lành mạnh tác động tiêu cực. - Chương trình học còn nặng nề, ôm đồm về mặt kiến thức. Xét riêng chương trình sinh học của lớp 12 bao gồm 3 phần chính: Di truyền; Tiến hóa; Sinh thái; nếu trước đây lượng kiến thức này học sinh được học cả ở lớp 11 thì nay chỉ gói gọn trong lớp 12. - Phương pháp dạy học chưa đáp ứng được nội dung sách giáo khoa. Hiện nay hầu hết các giáo viên đều chủ động tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng hoạt động học tập cho học sinh theo hướng tích cực tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy, đối tượng học sinh không phải giáo viên nào cũng làm tốt. Trong chương trình sinh học lớp 12, phần tiến hóa chỉ có 11 tiết học tương ứng với 11 bài, chiếm 23% toàn bộ kiến thức, chiếm 25% điểm số kỳ thi tốt Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 4 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB nghiệp (10/40 câu), 20% điểm số kỳ thi đại học (12/60 câu) nhưng lại là một phần khó dạy vì phần tiến hóa là tích hợp của các khoa học trong sinh học, đặc trưng bởi tính lý thuyết và khái quát cao. Để chứng minh cho quá trình tiến hóa người ta phải sử dụng các sự kiện từ tất cả các bộ môn trong sinh học mặt khác các phương tiện hỗ trợ dạy học như tranh ảnh, CNTT so với phần di truyền và sinh thái ít do vậy khi giảng dạy phần này nhiều giáo viên còn lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ sư phạm để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động cho học sinh. Thực tế phần này lại được bố trí dạy ở thời điểm giao giữa học kì I và học kì II nên trong quá trình ra đề thi, đề kiểm tra một tiết ít được chú ý, chính vì vậy đa số học sinh không có hứng thú còn xem nhẹ phần này. Qua quá trình giảng dạy môn sinh lớp 12 tôi nhận thấy hệ thống hoá là một trong các biện pháp, thao tác tư duy logic quan trọng, đạt hiệu quả cao trong dạy học phần tiến hoá. Hệ thống hóa là thao tác được thực hiện nhằm gia công, xử lý những tài liệu đã được qua giai đoạn phân tích – tổng hợp, so sánh, đối chiếu để từ đó rút ra những kết luận khái quát, có tính quy luật của sự vận động đối tượng nghiên cứu. Việc hệ thống hóa còn có tác dụng làm phong phú thêm kiến thức đã học bằng một tư tưởng mới, xem xét các vấn đề đã học dưới góc độ mới, từ đó đã đạt được kết quả là không những củng cố những điều đã học mà còn sắp xếp chúng thành hệ thống chặt chẽ giúp học sinh lý giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức ấy. Hệ thống hóa kiến thức có nhiều kỹ năng, nhưng lập bảng hệ thống hóa kiến thức là một trong những kỹ năng phù hợp với trình độ của học sinh, vận dụng có hiệu quả cao trong dạy và học phần tiến hóa chính vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa, sinh học lớp 12 ban cơ bản. II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1 – Cơ sở lý luận: 1.1 - Khái niệm về kĩ năng hệ thống hóa trong học tập: a. Khái niệm: là khả năng vận dụng thành thạo các thao tác tư duy, để sắp xếp kiến thức đã học vào những trật tự logic chặt chẽ khác nhau, tuỳ theo mục đích cần hệ thống. b. Ưu điểm của sử dụng hệ thống hóa trong dạy học tiến hóa: + Hệ thống hoá là một biện pháp lôgic để cấu thành hoạt động tư duy lý luận. Do đó nó là một tiêu chí đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Bất kể môn học nào cũng cần rèn luyện cho hệ thống hóa kĩ năng hệ thống hóa , từ đó giúp học sinh có khả năng tư duy sáng tạo. + Do tính chất nội dung môn học (thuyết tiến hoá vốn được hình thành trên cơ sở, khái quát, hệ thống các thành tựu của nhiều lĩnh vực sinh học), đòi hỏi tiếp cận nó bằng phương thức hệ thống hoá. Muốn lĩnh hội được các khái niệm, quy luật về tiến hóa thì không thể thiếu kĩ năng khái quát hóa kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Những nhà tiến hóa luận vốn là những người sử dụng thành công nhất các sự kiện để từ đó khái quát hóa, hệ thống hóa chúng trong một hệ thống nhất định hình thành quy luật tiến hóa của sinh giới. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 5 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB + Mặt khác việc rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ lâu bền. Đây là một phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và năng lực tư duy sinh học nói riêng. Trong khi tập hệ thống hóa, học sinh phải luôn luôn sử dụng các thao tác tư duy khác như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập các mối liên hệ, tư duy của các em luôn luôn hoạt động và phát triển, giúp học sinh hiểu được các khái niệm tiến hóa trong mối quan hệ với các khái niệm khác, vạch ra bản chất các học thuyết tiến hóa cổ điển, thuyết tiến hóa hiện đại…,đồng thời còn kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh sau một chương, một phần ở mức độ cao hơn. Tóm lại tính quy luật của sự tiến hóa sinh giới đã quy định hoạt động nhận thức nội dung đó phải theo logic hệ thống hóa, khái quát hóa, do vậy nội dung của phần tiến hóa trong chương trình sinh học THPT đòi hỏi tiếp cận nó bằng phương thức hệ thống hóa. c. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa cho học sinh trong dạy học tiến hóa: - Biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. - Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng các thao tác tư duy (phân tích – tổng hợp, đối chiếu - so sánh). - Biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, hình vẽ trong SGK hoặc tranh ảnh phóng to. - Biện pháp rèn luyện kỹ năng phân tích và lập các loại sơ đồ. - Biện pháp rèn luyện kỹ năng phân tích các bảng biểu cho sẵn. - Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập bảng. 1.2 – Biện pháp rèn luyện kỹ năng lập bảng. 1.2.1 - Các biện pháp sử dụng bảng hệ thống hóa trong dạy học tiến hóa. a. Sử dụng bảng hệ thống hóa điều khiển quá trình dạy học: Qua việc thực hiện kỹ năng lập bảng của học sinh, giáo viên biết được kết quả học tập, qúa trình suy nghĩ của học sinh do vậy giáo viên có thể điều khiển cách thức suy nghĩ, định hướng sự suy nghĩ đúng, uốn nắn cách suy nghĩ sai, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức của học sinh, qua đó điều chỉnh việc dạy của mình cho phù hợp với trình độ học sinh. b. Sử dụng bảng hệ thống hóa tổ chức hoạt động học tập: Trong quá trình nhận thức, thông qua các hoạt động học sinh có thể thu nhận được kiến thức một cách chủ động, tích cực. Trong quá trình lập bảng giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các thao tác tư duy để hoàn thành bảng, hoạt động của học sinh là tập trung suy nghĩ về những câu hỏi, những yêu cầu của giáo viên, phải qua phân tích, so sánh, đối chiếu tìm ra cái chung bản chất từ những cái riêng lẻ cụ thể, từ đó khái quát thành các khái niệm, cơ chế hay quá trình. Hoạt động của học sinh trong quá trình thực hiện các thao tác lập bảng càng tích cực, chủ động bao nhiêu thì kiến thức và kỹ năng thu được càng chính xác, vững chắc và linh hoạt bấy nhiêu. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 6 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB c. Sử dụng bảng hệ thống hóa củng cố, vận dụng và nâng cao kiến thức: Giúp học sinh củng cố những điều đã học, sắp xếp chúng thành hệ thống chặt chẽ, lí giải được ý nghĩa sâu xa của kiến thức ấy. d. Sử dụng bảng hệ thống hóa tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh: Sau mỗi chương, mỗi bài giáo viên có thể ra các bài tập yêu cầu học sinh lập bảng so sánh khái quát hóa kiến thức cho từng bài, từng chương, một vấn đề xuyên suốt một chương hay nhiều chương hoặc tổ chức cho học sinh tìm hiểu trước bài mới, chương mới, từ đó đảm bảo việc thực hiện tiết học trên lớp diễn ra nhẹ nhàng và đỡ tốn thời gian học sinh sẽ chủ động tiếp thu bài mới một cách hào hứng và đạt chất lượng cao hơn. 1.2.2- Các bước chính rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh: - Bước 1: Xác định chủ đề cần lập bảng. - Bước 2: Xác định các tiêu chí của chủ đề và những tiêu chí chủ yếu của khái niệm thuộc chủ đề để đặt vào đầu mỗi hàng và cột của bảng. - Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. - Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Trong đề tài này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hoá được vận dụng cụ thể trong điều khiển quá trình dạy học; tổ chức quá trình học tập của học sinh; củng cố và vận dụng nâng cao kiến thức; tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh; qua 4 bước cơ bản. Đối tượng là học sinh lớp 12 ban cơ bản của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Biên Hòa, đa số lực học trung bình, trung bình khá. 2.1. Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức điều khiển quá trình dạy học: Bài 25: HỌC THUYẾT ĐAC UYN Trọng tâm của bài: học sinh thấy được đóng góp quan trọng nhất của học thuyết ĐacUyn là: đưa ra được học thuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài và nguồn gốc các loài, do vậy để xây dựng nội dung của bài trước hết giáo viên cần cho học sinh hiểu và phân biệt được 2 con đường chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo quan niệm của Đacuyn. + Bước 1: Xác định chủ đề: So sánh quan niệm của Đacuyn về CLTN và CLNT + Bước 2: Xác định các tiêu chí của chủ đề: Tác nhân, động lực, đối tượng, thời gian, kết quả. + Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. Để giúp học sinh sử dụng SGK hoàn thành các kiến thức trong bảng nhanh, đúng trọng tâm, giáo viên nên đặt hệ thống câu hỏi bám sát vào nội dung của các vấn đề cần so sánh: - Tác nhân của chọn lọc đối với các sinh vật trong tự nhiên và đối với vật nuôi cây trồng? - Động lực thức đẩy quá trình chọn lọc đối với các sinh vật trong tự nhiên và đối với vật nuôi cây trồng? - Đối tượng của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo? - Thời gian của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo? Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 7 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB - Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo? Vấn đề Chọn lọc Chọn lọc so sánh tự nhiên nhân tạo Tác nhân Động lực Đối tượng Thời gian Kết quả + Bước 4: Kiểm tra nội dung và hoàn thiện bảng. Vấn đề so sánh Tác nhân Động lực Đối tượng Thời gian Kết quả Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo Do thiên nhiên tiến hành và chỉ giữ lại những biến dị có lợi cho sinh vật. Là đấu tranh sinh tồn của mỗi cá thể trong điều kiện tự nhiên. Toàn bộ sinh vật trong tự nhiên. Có trước, kể từ khi sự sống bắt đầu xuất hiện. Hình thành loài mới và các đơn vị phân loại trên loài. Do con người tiến hành và chỉ giữ lại những biến dị phù hợp, có ích cho con người. Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người. Vật nuôi và cây trồng. Có sau kể từ khi con người biết chăn nuôi và trồng trọt. Hình thành các nòi mới Hay thứ mới trong phạm vi một loài. Bài 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI Đây là một bài dài và khó, theo phân phân phối chương trình còn lồng ghép thêm phần khung cuối bài 27( Quá trình hình thành quần thể thích nghi) vào phần chọn lọc tự nhiên. Vì thế khi dạy phải đưa ra những kiến thức chuẩn như: Nêu rõ khái niệm thế nào là nhân tố tiến hóa, phân biệt vai trò của từng nhân tố tiến hóa đối với sự thay đổi của tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể (đặc biệt là đột biến và chọn lọc tự nhiên) vai trò chung của các nhân tố đối với quá trình tiến hóa. + Bước 1: Xác định chủ đề cần lập bảng: So sánh vai trò của các nhân tố tiến hóa chi phối quá trình tiến hóa nhỏ. + Bước 2: Xác định các tiêu chí của chủ đề: Vai trò của các nhân tố đối với sự thay đổi của tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể, vai trò chung đối với quá trình tiến hóa + Bước 3: Nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. Trong quá trình xây dựng bảng giáo viên hướng học sinh tới việc chứng minh các nhân tố tiến hóa đã làm thay đổi vốn gen của quần thể như thế nào trên cơ sở đó thấy được những điểm giống và khác nhau trong vai trò của các nhân tố đối với tiến hóa. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 8 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB Các nhân tố tiến hóa Đột biến Di nhập gen Chọn lọc tự nhiên Giao phối không ngẫu nhiên Các yếu tố ngẫu nhiên Tần số alen Thành phần kiểu gen Vai trò chung đối với quá trình tiến hóa + Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Các nhân tố tiến hóa Tần số alen Đột biến Thành phần kiểu gen Thay đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm). Di nhập gen Thay đổi tần số tương đối của các alen, có thể mang đến alen mới. Chọn lọc tự Thay đổi tần số nhiên tương đối của các alen theo một hướng xác định. Thay kiểu thể. Thay kiểu thể. Giao phối không ngẫu nhiên Các yếu tố Thay đổi tần số ngẫu nhiên tương đối của các alen không theo hướng xác định. Thay kiểu thể. Thay kiểu thể. đổi thành phần gen cuả quần đổi thành phần gen cuả quần Vai trò chung đối với quá trình tiến hóa - Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá. - Làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú. Thay đổi thành phần - Là nhân tố quy kiểu gen cuả quần định chiều hướng thể. và nhịp độ tiến hoá. đổi thành phần - Là nguồn nguyên gen cuả quần liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. đổi thành phần Là nhân tố làm thay gen cuả quần đổi vốn gen của quần thể một cách ngẫu nhiên hay xảy ra ở những quần thể có kích thước nhỏ Bài 28: LOÀI Khi giảng dạy phần II. Các cơ cách li sinh sản giữa các loài, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng sau: + Bước 1: Xác định chủ đề cần lập bảng: Phân biệt cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 9 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB + Bước 2: Xác định các tiêu chí của chủ đề: Khái niệm, lấy ví dụ cụ thể cho mỗi cơ chế cách li. + Bước 3: Nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. Các cơ chế cách li sinh sản Cách li trước hợp tử Khái niệm Ví dụ Cách li sau hợp tử + Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Các cơ chế cách li sinh sản Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử Khái niệm Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau; thực chất là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Ví dụ Cách li nơi ở (sinh cảnh). Cách li tập tính. Cách li thời gian (mùa vụ). Cách li cơ học. Là những trở ngại ngăn cản Lai khác loài. việc tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai hưũ thụ. 2.2. Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức tổ chức hoạt động học tập: Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA. Theo chương trình giảm tải của Bộ giáo dục học sinh chỉ học 2 bằng chứng là: - Bằng chứng giải phẫu so sánh. - Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. + Bước 1: Chủ đề cần lập bảng: phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. + Bước 2: Các tiêu chí của chủ đề: đặc điểm, vai trò đối với tiến hóa, ví dụ. + Bước 3: Nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. Nội dung Cơ quan Cơ quan so sánh tương đồng tương tự Đặc điểm Vai trò đối với tiến hóa Ví dụ Giáo viên có thể tổ chức cho lớp hoạt động theo nhóm thảo luận và hoàn thành bảng theo gợi ý sau: - Đặc điểm: + Nguồn gốc các cơ quan. + Vị trí tương ứng của các cơ quan. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 10 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB + Chức năng của các cơ quan. - Giáo viên phân biệt rõ hai khái niệm: + Tiến hóa phân li: các cơ quan có cùng nguồn gốc thực hiện các chức năng khác nhau. + Tiến hoá đồng qui: các cơ quan khác nguồn gốc thực hiện các chức năng như nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Nội dung so sánh Đặc điểm Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự Là những cơ quan nằm ở Là những cơ quan khác nhau những vị trí tương ứng trên về nguồn gốc nhưng đảm cơ thể, có cùng nguồn gốc nhiệm những chức phận trong quá trình phát triển giống nhau nên có kiểu hình phôi nên có kiểu cấu tạo thái tương tự. giống nhau. Vai trò đối với Phản ánh sự tiến hoá phân li. Phản ánh sự tiến hoá đồng tiến hóa qui. Ví dụ Tuyến nọc độc của rắn tương Chi sau của cá voi và đuôi đồng với tuyến nước bọt cuả của cá. các động vật khác Qua quá trình lập bảng học sinh thấy được vai trò của các dẫn chứng giải phẫu so sánh trong việc chứng minh nguồn gốc chung của các loài; đồng thời cũng giải thích tại sao từ một nguồn gốc chung nhưng sinh giới đã tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau. Bài 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI Trong phần I.Quan niệm tiến hóa và nguồn gốc tiến hóa sách giáo khoa phân biết rất rõ tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn, vì vậy giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau: Bảng 1: + Bước 1: Xác định chủ đề: Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. + Bước 2: Xác định các tiêu chí của chủ đề: thực chất, phạm vi nghiên cứu( sinh vật, không gian, thời gian), phương pháp nghiên cứu, kết quả. + Bước 3: Nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. Nội dung phân biệt Thực chất Phạm Sinh vật vi Không gian nghiên Thời gian cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Tiến hóa nhỏ 11 Tiến hóa lớn GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB + Bước 4: Kiểm tra nội dung và hoàn thiện bảng. Nội dung phân biệt Tiến hóa lớn Là quá trình biến đổi thành Là quá trình hình thành phần kiểu gen của quần các nhóm phân loại trên thể ( gồm 4 giai đoạn) và loài. kết quả hình thành loài mới. Thực chất Phạm vi nghiên cứu Tiến hóa nhỏ Sinh vật Phạm vi một loài. Hẹp, có thể nghiên cứu ở phòng thí nghiệm. Thời gian lịch sử tương Thời gian đối ngắn. Có thể nghiên cứu bằng Phương pháp nghiên thực nghiệm. cứu Không gian Kết quả Hình thành loài mới. Phạm vi trên loài. Rộng lớn. Thời gian địa chất dài Nghiên cứu gián tiếp, thông qua các bằng chứng trực tiếp và gián tiếp. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Bảng 2: + Bước 1: Chủ đề cần lập bảng: so sánh vai trò của giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên trong tiến hóa nhỏ. + Bước 2: Các tiêu chí của chủ đề: tần số alen, thành phần kiểu gen trong quần thể, vai trò đối với tiến hóa. + Bước 3: Nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. Nội dung phân biệt Giao phối không ngẫu nhiên Giao phối ngẫu nhiên Tần số alen Thành phần kiểu gen Vai trò đối tiến hóa + Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Nội dung phân biệt Giao phối không Giao phối ngẫu nhiên ngẫu nhiên Tần số alen Không làm thay đổi tần số Không làm thay đổi tần số alen. alen. Thành phần kiểu gen Làm thay đổi thành phần Không làm thay đổi thành kiểu gen của quần thể. phần kiểu gen của quần thể. Vai trò đối tiến hóa Nguồn nguyên liệu thứ cấp Nguồn nguyên liệu thứ cấp Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 12 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB của CLTN. của CLTN. Thông qua bảng học sinh nhận thấy giao phối không ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên đều là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN, nhưng giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen thành phần kiểu gen của quần thể nên không được xem là nhân tố tiến hóa. 2.3. Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức củng cố, vận dụng và nâng cao kiến thức: Việc sử dụng bảng hệ thống hóa để củng cố, vận dụng và nâng cao kiến thức có hiệu quả rất cao, giúp học sinh sử dụng thành thạo các thao tác tư duy để sắp xếp những kiến thức đã học thành hệ thống chặt chẽ dễ dàng ghi nhớ và vận dụng. Bảng 1: + Bước 1: Xác định chủ đề so sánh quan điểm của học thuyết ĐacUyn và thuyết tiến hóa hiện đại sau khi học xong bài 25, 26. + Bước 2: Xác định các tiêu chí so sánh: Các nhân tố chi phối quá trình tiến hóa; CLTN ( nguyên liệu, thực chất, đơn vị tác động, kết quả); cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi; cơ chế hình thành loài mới; chiều hướng tiến hóa của sinh giới. + Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. Vấn đề Học thuyết Đacuyn Thuyết tiến hóa hiện đại Các nhân tố tiến hóa Nguyên liệu CLTN Thực chất Đơn vị tác động Kết quả Hình thành các đặc điểm thích nghi Hình thành loài mới Chiều hướng tiến hóa + Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Vấn đề Học thuyết Đacuyn Thuyết tiến hóa hiện đại Các nhân tố tiến hóa Biến dị di truyền và QTĐB, QTGP, CLTN và CLTN. các cơ chế cách li. Nguyên liệu Biến dị cá thể. Đột biến, biến dị tổ hợp. Là sự phân hóa về khả Là phân hoá khả năng năng sống sót của các cá sống sót và sinh sản của Thực chất thể trong loài. các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. CLTN Đơn vị tác Cá thể. Cá thể và quần thể. động Sống sót của những cá thể Phát triển, sinh sản của Kết quả thích nghi nhất. những kiểu gen thích nghi Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 13 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN : đào thải những Hình thành các đặc dạng kém thích nghi, bảo điểm thích nghi tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Loài được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng. Hình thành loài mới Chiều hóa hướng tiến Sinh giới ngày càng đa dạng. Tổ chức ngày càng phức tạp. Thích nghi ngày càng hợp lí. hơn. Chịu sự chi phối chủ yếu của các nhân tố ĐB, GP, CLTN. Trong đó ĐB, GP tạo nguồn nguyên liệu cho CLTN, dưới tác động của CLTN tần số các alen, các kiểu gen có lợi sẽ được tăng cường trong quần thể. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi , tạo kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. Loài mới được hình thành bằng 2 con đường chủ yếu: khác khu vực địa lí, cùng khu vực địa lí (hình thành loài bằng cách li sinh thái, cách li tập tính, lai xa kèm đa bội hóa) Giống quan niệm của ĐacUyn Qua bảng so sánh này học sinh nhận thấy thuyết tiến hóa hiện bổ sung, giải thích cụ thể hơn cho học thuyết của ĐacUyn dựa trên quan điểm của di truyền học hiện đại. Bảng 2: + Bước 1: Xác định chủ đề so sánh 3 giai đoạn tiến hóa (TH) trong quá trình phát sinh sự sống sau khi học xong bài 32. + Bước 2: Xác định các tiêu chí so sánh: thực chất của mỗi giai đoạn; các nhân tố tác động; kết quả của mỗi giai đoạn. + Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt đúng ô tương ứng. Tiêu chí so sánh Thực chất Nhân tố tác động TH hóa học Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh TH tiền sinh học 14 TH sinh học GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB Kết quả + Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Tiêu chí so sánh TH hóa học TH tiền sinh học Là quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ theo phương thức hóa học dưới tác động của các tác nhân tự nhiên. Là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai từ các đại Thực chất phân tử sinh học từ đó hình thành những cơ thể sống đầu tiên. Nhân tố hóa học và Bắt đầu có sự tác Nhân tố tác nhân tố vật lý . động của nhân tố động sinh học. Hình thành phân tử Hình thành cơ thể và hệ đại phân tử sống đầu tiên với hữu cơ. bản chất là hệ đại Kết quả phân tử có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới. TH sinh học Là giai đoạn TH phát triển của giới sinh vật từ những sinh vật đơn giản ban đầu đến toàn bộ sinh giới ngày nay. Nhân tố sinh học: Biến dị, di truyền, CLTN. Hình thành giới sinh vật đa dạng như ngày nay. Sau khi lập bảng học sinh sẽ phân biệt được đặc điểm, vai trò của 3 quá trình tiến hóa. Bảng 3: + Bước 1: Xác định chủ đề so sánh các con đường hình thành loài sau khi học xong bài 29,30. + Bước 2: Xác định các tiêu chí so sánh: Nguyên nhân, đối tượng chọn lọc, vai trò của CLTN, kết quả. + Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt đúng vào ô tương ứng. Tiêu chí so sánh Khác khu vực địa lí Cùng khu vực địa lí Cách li Cách li Lai xa tập tính sinh thái và đa bội hóa Nguyên nhân Vai trò của CLTN Đối tượng chọn lọc Kết quả Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 15 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB + Bước 4: Kiểm tra lại nội dung và hoàn thiện bảng. Tiêu chí so sánh Nguyên nhân Khác khu vực địa lí Điều kiện địa lí khác nhau ngăn cản sự trao đổi vốn gen giữa các quần thể cùng loài. Vai trò của Làm cho các CLTN quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen dẫn đến cách li sinh sản. Đối tượng Thực vật và chọn lọc động vật. Kết quả Hình thành các loài có đặc điểm thích nghi với những khu phân bố địa lí khác nhau. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Cùng khu vực địa lí Cách li Cách li Lai xa tập tính sinh thái và đa bội hóa Đột biến phát Điều kiện sinh Đây là con sinh kiểu gen thái nhau ngăn đường hình mới làm thay cản sự trao đổi thành loài gặp đổi một số đặc vốn gen giữa trong tự nhiên điểm liên quan các quần thể và được con tới tập tính cùng loài. người ứng giao phối  dụng trong tạo giao phối có cây lai khác chọn lọc. loài. Làm cho các Làm cho các Cơ thể lai quần thể nhỏ quần thể nhỏ khác loài khác biệt nhau khác biệt nhau thường bất về tần số alen về tần số alen thụ; đa bội hoá và thành phần và thành phần tạo thể song kiểu gen dẫn kiểu gen dẫn nhị bội hữu đến cách li đến cách li thụ, nếu nhân sinh sản. sinh sản. lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái  loài mới hình thành. Thực vật và Thực vật và Thực vật. động vật. động vật ít di chuyển. Hình thành các Hình thành các Hình thành loài trong cùng loài trong cùng loài mới từ 2 khu vực địa lí. khu vực địa lí. loài thực vật khác nhau. 16 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB Sau lập bảng học sinh thấy được vai trò chủ đạo của CLTN trong các quá trình hình thành loài ; giải thích được tại sao lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài nhanh nhất. 2.4 Sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh: Bảng 1: Mục đích giúp học sinh nhớ được tên của 5 đại, tên của các kỉ ở mỗi đại ; những đại diện thực vật, động vật điển hình ở mỗi đại, kỉ. + Bước 1: Xác định chủ đề: tóm tắt lịch sử phát triển của sinh vật chuẩn bị cho bài 33 (dựa vào nội dung SGK) + Bước 2: Xác định các tiêu chí so sánh: thời gian, đặc điểm địa chất khí hậu, đại diện thực, động vật ở mỗi đại, kỉ. + Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. + Bước 4: hoàn thiện bảng: Đặc điểm địa chất, khí hậu Kỷ Đại diện giới động vật Đại diện của ruột khoang Tảo dạng sợi Dạng đa bào ưu Tảo đơn bào ưu thế. thế. Có đại diện Vi khuẩn phân bố hầu hết các ngành rộng. động vật không xương sống. Tảo lục, nâu(biển). Vi khuẩn, xanh(đất liền) Động vật không xương sống là chân khớp và da gai. tảo Hóa thạch chủ yếu là tôm ba lá tảo Xi lua - Vỏ trái đất chưa ổn định, tạo núi và phun lửa giữ dội - có than chì và đá vôi. - Tạo núi, phân bố lại đại lục, đại dương.Thành phần khí quyển thay đổi, hình thành sinh quyển. - Có phân bố lại đại lục, đại dương. - Núi lửa hoạt động mạnh. - Khí quyển có nhiều CO2. Đại diện giới thực vật - Đầu kỷ đất bị lún. Cuối kỷ tạo sơn Thực vật ở cạn đầu mạnh, làm xuất tiên là quyết trần. hiện một đại lục Có nấm. lớn Đê vôn Cổ sinh Cam bri Nguyên sinh Thái cổ Đại - Nhiều dãy núi lớn xuất hiện. Khí hậu khô, hanh. Có mưa xen kẽ hạn hán kéo dài. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Thực vật di cư lên bờ hàng loạt, làm xuất hiện O2 không khí. Cuối kỷ có quyết, thạch tùng, mộc tặc. 17 Có tôm bò cạp, ốc anh vũ. Xuất hiện đầu tiên của động vật có xương sống: cá giáp Cá giáp, cá phổi, cá vây chân Cuối kỷ có lưỡng cư đầu cứng vừa sống ở nước, vừa sống ở cạn. GV: Dương Thị Oanh Than đá - Khí hậu nóng ẩm ở đầu kỷ, chuyển sang khô cạn ở cuối kỷ - Xuất hiện nhiều đầm lầy. Pécmơ - Lục địa nâng cao, Quyết hiếm dần, cây núi lớn hình thành. hạt trần xuất hiện. - Khí hậu khô cạn. Tam điệp - Đại lục chiếm ưu Cây hạt trần phát thế triển mạnh, chiếm - Khí hậu khô ưu thế Giura Cây hạt trần tiếp tục - Biển mở rộng, khí phát triển. Cây có hậu ấm hơn. hạt đa dạng. Phấn trắng Xuất hiện cây hạt kín với hình thức - Biển thu hẹp, khí sinh sản hoàn thiện hậu khô, nắng gắt hơn. Có cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm nhóm thấp. Thứ ba - Khí hậu từ ấm khô ở đầu kỷ và giữa kỷ chuyển sang lạnh đột ngột vào cuối kỷ Cây hạt kín phát triển mạnh. Xuất hiện nhiều đồng cỏ rộng vào cuối kỷ. Thứ tư - Khí hậu lạnh đột ngột do xuất hiện nhiều băng. - Xuất hiện những cầu nối đại lục. Thực vật nhiều lần di cư vào phương nam rồi trở lại phương bắc. Hệ thực vật ổn định. Tân sinh Trung sinh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB Thực vật cạn phát triển mạnh , tạo những rừng quyết khổng lồ ở thực vật có sự hình thành hạt. Từ lưỡng cư đầu cứng xuất hiện bò sát đầu tiên đẻ trứng. Sâu bọ phát triển mạnh. Bò sát phát triển mạnh. Bò sát răng thú phân hóa tạo điều kiện cho động vật có vú xuất hiện về sau. Cá xương xuất hiện. Bò sát phân hóa. Động vật có vú đầu tiên xuất hiện. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế. Những đại diện đầu tiên của chim còn giữ đặc điểm của bò sát Bò sát, chim tiếp tục phát triển. Xuất hiện thú đẻ con (thú có túi). Sâu bọ phát triển. Bò sát chết hàng loạt nhường chỗ cho chim và thú. Một số vượn người rút vào rừng, một số xuống đất. Hệ động vật ổn định. Vượn người xuống đất đánh dấu sự phát triển của loài người. Bảng 2: Mục đích giúp học sinh thấy được những điểm giống nhau giữa người với vượn người ngày nay từ đó chứng minh chúng có chung nguồn gốc. + Bước 1: Xác định chủ đề: những điểm giống nhau giữa người với vượn người ngày nay. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 18 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB + Bước 2: Xác định các tiêu chí so sánh: Hình thái, giải phẫu, sinh lí. + Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. + Bước 4: hoàn thiện bảng. Đặc điểm so sánh Hình thái Giải phẫu Sinh lí Nội dung Vượn người cao 1,5–2 m, nặng 70-200 kg, không có đuôi, có thể đứng trên 2 chân sau tuy lúc đi vẫn phải chống tay xuống đất. Có 12-13 đôi xương sườn, 5-6 đốt sống cùng, 32 răng (chỉ khác người là kẽ răng của vượn hở) Vượn người cũng có 4 nhóm máu như người. Bộ NST 2n = 48. Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai giống nhau. Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày. Thời gian mang thai 270-275 ngày, mẹ cho con bú đến 1 năm mới ngừng tiết sữa. AND của người và tinh tinh giống nhau đến 92% các cặp nuclêotit. Bộ não của vượn người khá to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. Hoạt động thần kinh hơn hẳn mọi động vật khác, Biết biểu lộ tình cảm, biết dùng cành cây để khều thức ăn, dùng gậy để đào củ và nhấc các vật nặng. Bảng 3: Mục đích giúp học sinh thấy được người hiện đại và vượn người ngày nay đã tiến hóa theo 2 hướng khác biệt nhau từ hàng triệu năm trước. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người và cũng không thể tiến hóa thành người. - Bước 1: Xác định chủ đề: Những điểm khác nhau giữa người với vượn người ngày nay. - Bước 2: Xác định các tiêu chí so sánh: Tư thế đứng thẳng, nguồn thức ăn, sự phát triển của não bộ, sự phát triển tiếng nói và hệ thống tín hiệu thứ hai. - Bước 3: Xác định nội dung của các tiêu chí và đặt chúng vào đúng ô tương ứng. - Bước 4: hoàn thiện bảng. Nội dung Vượn người ngày nay Người Tư thế đứng Dáng đi lom khom, tay tì lên Dáng đi thẳng, tay tự do cầm thẳng và đi trên 2 mặt đất làm điểm tựa. nắm, hoàn thiện khả năng lao chân. động. Nguồn thức ăn. Ăn thực vật Ăn thực vật lẫn động vật biết dùng lửa làm chín thức ăn. Sự phát triển của Não nhỏ, ít nếp nhăn. Não rất phát triển, có nhiều não bộ. nếp nhăn. Sự phát triển Tín hiệu giao tiếp đơn giản, Tiếng nói phát triển và hình tiếng nói và hệ chỉ có thể tư duy cụ thể, thành hệ thống tín hiệu thứ thống tín hiệu thứ không có tiếng nói. hai, có khả năng tư duy trừu hai. Vỏ não chưa có vùng điều tượng. khiển cử động nói và hiểu Vỏ não có vùng điều khiển cử tiếng nói. động nói và hiểu tiếng nói. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 19 GV: Dương Thị Oanh Rèn luyện kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần tiến hóa- Sinh lớp 12CB III - HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Để thực hiện đề tài này trong năm học 2011 – 2012 tôi đã tiến hành làm thực nghiệm ở 2 lớp 12A8 và 12A9 trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh vì đây là 2 lớp có lực học tương đối đều nhau, chủ yếu là học lực trung bình bằng cách: - Lớp 12A9: Sử dụng kỹ năng lập bảng hệ thống hóa kiến thức, kết hợp với minh họa một số hình ảnh CNTT. - Lớp 12A8: sử dụng phương pháp giảng giải, kết hợp với minh họa một số hình ảnh CNTT. Sau khi dạy xong phần tiến hóa, tiến hành cho làm bài kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá. Câu 1. Cơ quan tương đồng có đặc điểm: I. Nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể. II. Có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. III. Có kiểu cấu tạo giống nhau. IV. Khác nhau về nguồn gốc. V. Đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. A. I, II, III. B. II, III, IV. C. III, IV, V D. I, IV, V. Câu 2. Đặc điểm chỉ có ở cơ quan tượng tự là: A. Phản ánh sự tiến hoá đồng qui. B. Có cùng ngồn gốc. C. Phản ánh sự tiến hoá phân li. D. Đảm nhiệm chức phận khác nhau. Câu 3. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết ĐacUyn là: A. Đưa ra học thuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi,hình thành loài và nguồn gốc các loài. B. Đề xuất các biến dị cá thể có vai trò quan trọng trong tiến hóa. C. Giải thích tính đa dạng của sinh giới. D. Giải thích tính hợp lí của sinh giới. Câu 4. Theo Đacuyn, sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật: A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đã là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. B. Là một quá trình lịch sử chịu sự tác động của ba nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối, chọn lọc tự nhiên. C. Là kết quả sự biến đổi của cơ thể sinh vật tương đối với sự thay đổi của ngoại cảnh. D. Quần thể giao phối là đa hình về kiểu gen và kiểu hình, do đó có tiềm năng thích nghi với điều kiện mới. Câu 5. Vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hoá là: A. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. C. Phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. Làm thay đổi giá trị thích nghi của các kiểu gen. Câu 6. Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 20 GV: Dương Thị Oanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan