Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học ngữ văn....

Tài liệu Skkn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học ngữ văn.

.PDF
16
1309
54

Mô tả:

ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN Tên SKKN: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, xã hội phát triển không ngừng chủ yếu bằng nền kinh tế giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp đang là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó góp phần quyết định sự thành công của đời người .Không ngoại ngữ mất cơ hợi việc làm, không bằng cấp mất cơ hội tiến thân, không giao tiếp mất tất cả: Cơ hội việc làm, các mối quan hệ và cả vị trí cao trong xã hội. Giao tiếp còn đóng vai trò quan trọng trên lĩnh vực ngoại giao, lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Có giao tiếp tốt mới tạo được mối quan hệ thân thiện. Nó là cơ sở đầu tiên để bạn bè thế giới đầu tư kinh tế, hợp tác làm ăn. Có giao tiếp tốt mới quảng bá được hình ảnh đất nước giàu đẹp với bạn bè thế giới góp phần phát triển đất nước. Có giao tiếp tốt mới có khả năng thuyết phục đối tác mặt đúng, mặt sai góp phần giữ vững chủ quyền độc lập dân tộc. Những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển, ai cũng trang bị cho mình thiết bị hiện đại. Những trang mạng xã hội làm cho con người yêu thích lối sống ảo. Họ chìm trong thế giới đó mà quên mất thế giới thật xunh quanh dẫn đến một hậu quả nặng nề là kỹ năng giao tiếp của con người hạn chế trầm trọng. Họ không thích và không biết cách giao tiếp ứng xử cho hợp tình hợp lý. Từ đó còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác như tình trạng bạo lực học đường, thời gian gần đây lại nổi lên gây bức xúc dư luận. Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó không thể phủ nhận đựơc nhân tố giao tiếp hạn chế dẫn đến mâu thuẫn bất hòa. Có khi chỉ là nói lời nói đùa nhưng quá đà dẫn đến bức xúc người nghe và gây phản ứng thành bạo lực học đường. Cũng do sống ảo quá nhiều nên học sinh hiện nay học văn rất thụ động không phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vì vậy mà kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp ngày càng trở nên đáng lo ngại. Bản thân học sinh, gia đình không chú trọng việc học văn nên thời gian để dành cho môn học rất ít, có nhiều học sinh bỏ mặc hoặc học qua loa theo kiểu đối phó. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng giao tiếp gặp không ít khó khăn trong giờ dạy văn tuy vậy, bằng kinh nghiệm qua 28 năm giảng dạy, bản thân tôi cũng có tích lũy được một số kinh nghiệm, xin giới thiệu cùng các bạn đồng nghiệp xa gần cùng chia sẻ để làm tốt công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực xã hội trong thời kỳ hội nhập. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Theo triết học Mác –Lê Nin “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.Đúng vậy, trong cuộc sống con người có rất nhiều mối quan hệ xã hội.Quan hệ gia đình, GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 1 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN quan hệ ngoài xã hội…để các mối quan hệ này tốt đẹp,con người rất cần có sự giao tiếp. Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa người nói người nghe. Người nói là người tạo lập văn bản còn người nghe là là người lĩnh hội văn bản. Quá trình này luân phiên nhau. Có ba loại hình thức giao tiếp: ngôn ngữ nói,ngôn ngữ viết vàngôn ngữ hình thể, hình thức nào cũng có những mặt mạnh mặt yếu. Người sử dụng cần có ý thức phát huy thế mạnh của từng hình thức, khắc phục mặt yếu để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Giao tiếp là nhu cầu tất yếu của con người sống trong cộng đồng người và là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội văn minh phát triển. Từ khi có ngôn ngữ ra đời giao tiếp là phương tiện đắc lực để người gần người hơn. Giao tiếp có vai trò quan trong trong cuộc sống con người nhất là xã hội đang bước vào thời kỳ hội nhập. Giao tiếp giúp con người chia sẻ thêm nhiều thông tin, hiểu người hiểu mình, kết giao nhiều mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè đồng thời cũng hạn chế nhiều mâu thuẫn xã hội giúp con người cảm thông chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. Vì thế nên phải làm thế nào để giao tiếp đạt hiệu qua cao .Muốn vậy phải rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp .Theo tài liệu của Bộ giáo dục thì “Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.”(Giáo dục kỹ năng sống trong môn ngữ văn ở trường Trung học phổ thông-Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).Tuy nhiên trong tài liệu trên,Bộ giáo dục chỉ đề cập kỹ năng giao tiếp là một trong nhiều kỹ năng sống của con người ,chưa đi vào những giải pháp cụ thể nên với vai trò là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm tôi mạnh dạn giới thiệu một số giải pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong giờ học ngữ văn .Hy vọng đem lại bổ ích và hứng thú cho quý thầy cô trong công tác giảng dạy. 2.Cơ sở thực tiễn a/ Thuận lợi: Xã hội nước ta đang hội nhập toàn cầu, đất nước phát triển chủ yếu bằng kinh tế giao tiếp nên khả năng giao tiếp của mỗi người rất được chú trọng và trong xã hội cũng có nhiều người thành đạt nhờ vào khả năng giao tiếp. Trong đó khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ toàn cầu rất quan trọng không có khả năng này sẽ mất cơ hội tìm việc làm. Xã hội hiện đại công nghệ thông tin phát triển với nhiều trang mạng xã hội, con người cũng có nhiều thuận lợi trong giao tiếp gặp gỡ bạn bè, được chia sẻ nhiều thông tin kịp thời. Xã hội phát triển, mỗi người có nhiều công việc, nhiều mối quan hệ góp phần thúc đẩy khả năng giao tiếp. Những năm gần đây được sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, các trường học phát triển theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng phần nào tạo nên GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 2 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN mối quan hệ gần gũi giữa bạn bè thầy cô, tạo môi trường thuận lợi để học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp. Điều kiện kinh tế gia đình phát triển, xã hội có nhiều hoạt động khuyến khích việc đọc sách, có nhiều tác phẩm hay, đa dạng các thể loại nên học sinh đọc sách nhiều hơn, nắm bắt thông tin nhanh hơn, rèn luyện khả năng diễn đạt tốt hơn. Bên cạnh đó giáo viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã tạo cho học sinh niềm tin, tính năng động tự do phát biểu ý kiến bản thân. Thời gian qua cũng được sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục về việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, đề thường có những câu hỏi mở, những câu hỏi đọc hiểu đòi hỏi học sinh phải tự năng lực làm bài nên học sinh không còn học vẹt, học tủ được. Trong chương trình học có một số tiết học nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp nói như phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, phát biểu theo chủ đề, phát biểu tự do...cũng hỗ trợ thuận lợi cho việc rèn luyện khả năng giao tiếp bằng hình thức nói cho học sinh. b/ Khó khăn: Bản thân học sinh và gia đình vẫn chưa thấy được tầm quan trong của môn văn, chưa thấy được xu hướng phát triển của xã hội bằng kinh tế giao tiếp nên không chú trọng học văn, không chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Mặt khác môn văn xuất hiện không nhiều trong các môn thi để chọn ngành nghề nên học sinh cũng không tha thiết. Cuộc sống hiện đại làm cho các thành viên trong gia đình luôn bận rộn nhiều công việc nên không có thời gian trò chuyện trao đổi với con cái từ lúc nhỏ, hoặc quá cưng chiều không cho ra ngoài vui đùa cùng bạn sợ bị bạn đánh hay ngã nên lớn lên trở thành nhút nhát hạn chế khả năng giao tiếp và thiếu sự tự tin trước mọi người xung quanh. Mạng xã hội phát triển, học sinh thích lối sống ảo hơn nên khả năng giao tiếp ngày càng yếu kém do không thường xuyên có sự trao đổi với bạn bè ngoài cuộc sống thực. Trong tiết học văn do không chú trọng nên học sinh không đầu tư thời gian nhiều vào môn văn. Đến lớp không soạn bài học bài nên không phát biểu ý kiến xây dựng bài, từ đó không rèn luyện được khả năng giao tiếp. Do học sinh thụ động nên để hoàn thành bài giảng, giáo viên không thể dùng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh mà phải sử dụng các phương pháp truyền thống. Điều này cũng làm học sinh không rèn luyện được lòng tự tin, sự mạnh dạn và năng lực giao tiếp. Trong chương trình học THPT cũng không có nhiều tiết rèn luyện nói cho học sinh, phần lớn là viết bài nhưng khi viết thì học sinh cũng có thói quen chép văn mẫu mà không tự viết theo suy nghĩ của mình nên khi vào đời kỹ năng nói viết đều tỏ ra yếu kém. Học sinh ít quan tâm đến các vấn đề xã hội để có những kiến thức cần thiết trong giao tiếp từ đó dẫn đến không tự tin trong các mối quan hệ giao tiếp. GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 3 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1/ Lựa chọn phương pháp dạy học có tác dụng rèn luyện kỹ năng giao tiếp Đổi mới phương pháp đã đựơc Bộ Giáo dục chỉ đạo từ nhiều năm nay. Không phương pháp nào có hiệu quả tuyệt đối. Giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp trong giờ dạy văn nhưng để phát huy khả năng giao tiếp của học sinh cần chú ý lựa chọn phương pháp thích hợp như các phương pháp sau: * Nêu vấn đề: -Giáo viên đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh nêu cách giải quyết .Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh luôn tư duy để tìm ra cách lý giải và khao khát trình bày sự tìm tòi khám phá của mình .Có nhiều loại tình huống có vấn đề như: tình huống có vấn đề bất ngờ, tình huống có vấn đề giả định, tình huống mâu thuẫn tương phản. Ví dụ: Giáo viên dạy đoạn trích kịch “Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài” (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng). Giáo viên nêu: “Vì sao thời phong kiến quý trọng hiền tài, cho rằng “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” mà người nghệ sĩ tài hoa Vũ Như Tô lại rơi vào bi kịch vỡ mộng, kết thúc bằng cái chết bi thảm?. Làm thế nào để người nghệ sĩ tài hoa có ước mơ đem tài năng phụng sự đất nước không còn lâm vào tình cảnh bi kịch như Vũ Như Tô?”. Khi nêu vấn đề giáo viên cần chú ý dựa trên những kiến thức đã có của học sinh. Vấn đề phải tạo được hứng thú kích thích tư duy tích cực đồng thời phải vừa sức đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh.Tuy nhiên giáo viên cần phân biệt câu hỏi nêu tình huống có vấn đề với câu hỏi vấn đáp. Câu hỏi vấn đáp chỉ nhằm tái hiện kiến thức, tìm tòi phát hiện. Còn câu hỏi nêu vấn đề đòi hỏi học sinh phải tìm giải pháp cho vấn đề được nêu. Ví dụ: Tại sao Xuân tóc đỏ sau khi gây ra cái chết cụ cố Tổ đã bỏ đi mất dạng để cho mọi người chờ đợi bàn tán và khi xuất hiện thì lại bất ngờ ,long trọng .Lúc đó tính cách của xuân như thế nào? Em có đồng tình với Xuân không? (Tình huống bất ngờ) Phương pháp này giáo viên khi sử dụng cần linh hoạt đổi mới nhiều hình thức như: tình huống bất ngờ, tình huống tương phản, tình huống giả định.Khi sử dụng phương pháp này, để rèn luyện khả năng ứng xử trong giao tiếp, giáo viên có thể sáng tạo đổi mới thêm bằng cách sau: Giáo viên đặt học sinh vào tình huống của nhân vật để ứng xử theo cách riêng của mình .Với cách này, học sinh sẽ tự do trình bày cách ứng xử của mình cho tình huống của nhân vật .Cách giải quyết của học sinh có thể khác với tác giả .Nếu thấy không phù hợp, giáo viên yêu cầu học đặt tình huống của mình vào chủ đề xem chủ đề có bị ảnh hưởng không? Lúc đó học sinh sẽ tự nhận thức và thấy cái hay của tác phẩm.Ví dụ: dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa –Nguyễn Minh Châu” Giáo viên đặt học sinh vào tình huống người đàn bà hàng khi bị chồng đánh dã man như vậy sẽ ứng xử ra sao? Học sinh đa số sẽ bức xúc phản ứng không cam chịu sẽ ly hôn với chồng. Giáo viên sẽ đặt học sinh vào một tình huống mới. GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 4 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN Vậy thì các con của chị sẽ ra sao? chúng có được no đủ và liệu bản thân chị có vui không khi một mình sung sướng .Và sung sướng kia chỉ là thể xác còn tâm hồn sẽ bị dằn vặt, và với ngoại hình xấu xí đó chị có tìm được hạnh phúc mới không? Lúc đó cả giây phút hạnh phút hiếm hoi chị cũng không có được. Như vậy với cách ứng xử kia người phụ nữ chẳng có gì đáng ca ngợi và tác phẩm không còn lấp lánh vẻ đẹp của tình mẫu tử cũng như chủ đề của truyện sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu học sinh nêu cách ứng xử hợp lý như sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ vốn, để giải thích cho người chồng hiểu việc làm không đúng của anh thì giáo viên cũng ghi nhận. Tuy vậy cũng giúp học sinh thấy chủ đề không còn nổi bật. Nội dung không còn ám ảnh để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc nữa. Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng lại kết thúc khác của một tác phẩm truyện. Cách kết thúc như vậy có làm thay đổi vẻ đẹp của truyện không? Có ảnh hưởng gì đến tính cách nhân vật .Ví dụ: Cách kết thúc khác của truyện: Tấm Cám, Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ, Vợ Nhặt… Ở truyện Tấm Cám nhiều học sinh không thích cách kết thúc Tấm giết cám có bạn tưởng tượng ra cách kết thúc là khi gặp lại Tấm mẹ con Cám định hãm hại Tấm bèn bàn nhau nấu bữa tiệc mừng Tấm trở về và bí mật bỏ thuốc độc vào thức ăn, Tấm nhiều lần bị hại nên đề phòng cô đã ném cho chó ăn và con chó bị chết. Âm mưu bị phát hiện, nhà vua tức giận ra lệnh chém đầu mẹ con Cám Nhưng được Tấm quê xin tha thứ tội chết nhưng phải bị đuổi về quê. Trên đường về quê hai mẹ con bị trời đánh chết biến thành giòi bọ sống trong môi trường hôi thối, nhơ bẩn. Với cách kết thúc này giáo viên cần biểu dương học sinh ở khả năng tưởng tượng phong phú. Nhưng cũng cần cho học sinh thấy được tư tưởng của nhân dân lao động chuộng sự công bằng trong xã hội. Trừng trị kẻ thù phải do chính tay mình. Cách trừng trị Cám như vậy là vì Cám rất nhiều lần giết Tấm khiến Tấm phải bao phen chết đi sống lại .Tấm chỉ có một lần giết Cám nhưng Tấm đã trừng trị đích đáng và những kẻ như mẹ con Cám không còn có khả năng cải tạo nữa thì phải bị hủy diệt. Với các hình thức trên, giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy ,khả năng tưởng tượng phong phú đồng thời khi nghe giáo viên so sánh thì học sinh sẽ nhận thức thêm nội dung sâu sắc của bài học. * Phương pháp thuyết trình: - Giáo viên yêu cầu học sinh thuyết trình về một vấn đề nào đó của bài. Để bài thuyết trình có giá trị, yêu cầu giáo viên cần cho trước vấn đề đó để học sinh về nhà chuẩn bị tư liệu. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thuyết về phần tác giả, nạn đói (vợ Nhặt 1945-Kim Lân), Đoàn quân Tây Tiến (Tây Tiến-Quang Dũng), Cuộc chiến tranh cục bộ (Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành) và (Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi). Phần truyện cổ của dân gian trong kịch (Hồn Trương Ba da Hàng Thịt -Lưu Quang Vũ) Phương pháp thuyết trình sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt nói trước công chúng. Giáo viên sẽ cho điểm đánh giá kỹ năng giao tiếp trước đám đông sẽ tạo ra hứng thú cho học sinh hơn. GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 5 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN * Phương pháp thảo luận: Cách thức học theo nhóm này sẽ giúp học sinh có điều kiện giao tiếp bạn bè ứng xử với tình huống, xử lý những thông tin ý kiến có thể trái chiều nhau trong khi xây dựng nội dung bài học và cả đề cử bạn trình bày trước lớp. Phần bổ sung phản biện của học sinh nhóm khác cũng sẽ rèn luyện kỹ năng giao tiếp bảo vệ ý kiến của mình. Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều hình thức: Các nhóm cùng thảo luận một câu hỏi sẽ có nhiều điều kiện để tranh luận hơn. Ví dụ: khi học tác phẩm Vĩnh Biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận với câu hỏi: “Vì sao có ý kiến bảo rằng hiền tài là nguyên khí của quốc gia mà Vũ Như Tô là một kiến trúc sư giỏi nhưng lại bị đưa ra pháp trường xử chém ? Cần có thái độ như thế nào đối với Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô ?” Hoặc mỗi nhóm thảo luận một nội dung, cách này có thể thực hiện đối với bài học dài trong thời gian ngắn. Ví dụ: khi học tác phẩm “Vợ Chồng A phủ” của Tô Hoài, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi cho mỗi nhóm để thảo luận Nhóm 1: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc ở nhà Nhóm 2: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc làm dâu cho Thống Lý Nhóm 3: Cảm nhận về nhân vật Mị vào đêm tình xuân Nhóm 4: Cảm nhận về nhân vật Mị lúc cứu A Phủ. * Phương pháp vấn đáp: Giáo viên hỏ, học sinh trả lời là phương pháp mang tính truyền thống nhưng lại có tác dụng lớn đối với việc rèn luyện khả năng giao tiếp của học sinh. Nó rèn luyện khả năng tư duy, khả năng diễn đạt, khả năng lựa chọn từ ngữ phù hợp nội dung câu trả lời. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cũng có sự giao tiếp với học sinh nên trân trọng ý kiến và tạo ra sự giao tiếp bạn bè cho học sinh nhằm tạo ra sự tranh luận để đi đến ý kiến thống nhất. *Phương pháp bình giảng: Phương pháp này nếu sử dụng như truyền thống chỉ chủ yếu do giáo viên truyền thụ sẽ không phát huy tích cực của học sinh nên khi sử dụng cần phải có đổi mới .Giáo viên cần để cho học sinh cảm thụ trước, cho các bạn bổ sung. Sau đó nếu thấy thiếu ý giáo viên mới bình giảng bổ sung Học sinh bình giảng sẽ tăng cường khả năng diễn đạt, khả năng tư duy, khả năng tự tin Giáo viên bình giảng sẽ giúp học sinh cảm thụ sâu hơn nội dung, nghệ thuật, tích lũy vốn sống, vốn kiến thức văn học phong phú 2/ Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá: - Đa dạng đề bài: Chú ý đề mở ,là dạng đề mà khi làm bài học sinh tự do diễn đạt ý tưởng và tình cảm của mình.Dạng đề này có thể xuất hiện ở lĩnh vực nghị luận xã hội .Ví dụ:Viết bài văn nghị luận bàn về việc “Nói và làm”.Hoặc cũng có thể cho học sinh trực quan tranh ảnh viết bài cảm nhận đánh giá ,thể hiện cảm xúc suy nghĩ.Dạng này thường xuất hiện trên lĩnh vực nghị luận văn học .Ví dụ: “Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật nữ đã học trong chương trình mà em yêu thích” . - Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, chú ý các hình thức kiểm tra có tính rèn luyện kỹ năng giao tiếp như: GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 6 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN + Lập dàn ý cho một đề bài: Hình thức kiểm tra này sẽ rèn luyện kỹ năng tư duy nhạy bén cho học sinh để khi gặp hoàn cảnh giao tiếp đột học sinh không bị động lờ nói có lập luận mạch lạc, lý lẽ sắc bén .Bài nói,viết thu hút người nghe ,người đọc.Ví dụ: lập dàn ý cho vấn đề sau: Tính trung thực của con người trong xã hội hiện nay.Học sinh phải lập được dàn ý như sau :  Tính trung thực là gì?  Biểu hiện của tính trung thực  Vai trò, tác dụng?  Phê phán những người thiếu trung thực trong xã hội  Cần làm gì để con người sống trung thực?  Học sinh sống trung thực ra sao? + Cảm thụ một đoạn thơ. Không cho phép học thuộc lòng bài giảng của giáo viên theo kiểu học vẹt .Như vậy sẽ rất nhanh quên và lệ thuộc vào sách vở sẽ không tự lực khi làm bài, có khi vì điểm nên dễ quay cóp.Để tránh tình trạng này, giáo viên cần đổi mới cách kiểm tra bài theo kiểu truyền thống .Cách làm như sau: *Yêu cầu học sinh đọc thuộc đoạn thơ. Cách này nhằm rèn luyện trí nhớ và cũng để học sinh có thêm tư liệu văn học.vì hiện nay học sinh rất ít chịu tích lũy vốn tư liệu này, vì vậy bài viết không sâu sắc do thiếu so sánh, liên tưởng. * Giáo viên cho học sinh cầm sách giáo khoa trình bày sự cảm thụ của mình.Cách này tập được kiểu diễn đạt độc lập chủ động cho học sinh ,tránh hiện tượng quay cóp và rèn luyện khả năng tư duy, diễn đạt, sự tự tin + Nêu một tình huống yêu cầu học sinh xử lý bày tỏ thái độ quan điểm, cách giải quyết. Có thể tình huống ngoài xã hội Ví dụ: “Em nghĩ gì trước hiện tượng các bạn trẻ ngày nay chìm đắm trong lối sống ảo, em làm gì để khắc phục hiện tượng này”.Giáo viên khi kiểm tra bài cũng có thể đặt ra tình huống trong văn học để học sinh bày tỏ quan điểm của mình. Ví dụ: “có bạn khi học bài thơ thương vợ đã cho rằng Tú Xương không thương vợ, ông chỉ nói suông thấy vợ vất vả như không có hành động giúp đỡ nào thiết thực .em có đồng ý với ý kiến bạn đó không?”. Sau khi học sinh trình bày giáo viên hướng cho học sinh hiểu đúng .Tình thương vợ của ông thể hiện qua sự quan tâm, ái náy ,ân hận.Nhưng vì hoàn cảnh nên không giúp vợ .Sống trong xã hội “trọng nam khinh nữ” mà có người chồng ân tình như vậy thật hiếm có . + Kiểm tra kiến thức xã hội: - Giáo viên cho đề kiểm tra nghị luận xã hội, chú ý bám sát vào các hoạt động đời sống đang diễn ra có tính thời sự ngoài xã hội như: Mạng xã hội, Văn hóa giao thông, hiện tượng phản cảm …Như vậy sẽ giúp học sinh quan tâm đến xã hội, có vốn sống phong phú khi giao tiếp sẽ tỏ ra tự tin hơn - Cho học sinh sưu tầm những tấm gương tiêu biểu tích cực xã hội hoặc tiêu cực.Điều này giúp học sinh có những ví dụ cụ thể trong giao tiếp .Ví dụ các tấm gương tích cực như: các nhà khoa học, các anh hùng liệt sĩ,những người có hành động cao cả làm việc có ích cho xã hội.Bên cạnh những tên tuổi đáng phê phán như giết người ,cướp của .tham ô, hối lộ, vô cảm… GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 7 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN - Giáo viên đánh giá cao khả năng tự lực làm bài, xử lý thông minh tình huống, có lập trường quan điểm đúng đắn phù hợp với truyền thống và hướng phát triển của thời đại của học sinh Ví dụ: Bình luận ý kiến sau: “Đời người có hai bi kịch là Không đạt mong muốn và đạt được điều mong muốn” - Học sinh được đánh giá cao là phải có ý kiến vừa đồng ý nhưng cũng cần phải bác bỏ. Không phải ai thành công cũng gặp bi kịch và nếu nghĩ như vậy thì không ai phấn đấu để đạt được điều mình mơ ước làm gì 3/ Rèn luyện kỹ năng nói, viết: - Giáo viên khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài bằng cách biểu dương, cộng điểm cho học sinh sau mỗi giờ học - Giáo viên trong giờ học phải tạo ra tình huống để học sinh tranh luận, trao đổi - Hướng dẫn học sinh nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng giao tiếp + Giao tiếp bằng hình thức nói: - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng. Ví dụ: Đối với bạn bè thì giọng điệu thân mật, nét mặt cử chỉ gần gũi nhưng với người lớn tuổi thì thái độ lễ phép, kính trọng, giọng điệu nhẹ nhàng, khiêm tốn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nghệ thuật giao tiếp lịch sự tế nhị: Khen, chê tránh quá đà gây phản cảm. Ví dụ: Khi phê bình góp ý nên ghi nhận mặt tốt trước, cần dùng lời nói nhẹ nhàng trước khuyết điểm Ví dụ: Bạn làm rất tốt nhưng chỉ còn khía cạnh rất nhỏ này sẽ trở nên rất hoàn hảo và thành tích chắc sẽ cao hơn nữa. Tránh dung lời lẽ nặng nề, khó tiếp thu có khi gây mất đoàn kết, nặng hơn là bạo lực học đường. Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (Ca dao) - Rèn luyện khả năng viết: Giáo viên cần sửa bài thật chi tiết lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. Trong giờ trả bài viết cần phân tích lỗi trong đó chú ý lỗi diễn đạt và dùng từ khẩu ngữ vào văn viết, lối diễn đạt vụn vặt, thô thiển, ngô nghê không phù hợp với phong cách văn chương. Ví dụ: “Trong những năm tháng bị giam ở nhà tù bọn Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ vẫn một mực trung thành với Cách mạng dù kẻ thù có cạy miệng Bác Hồ cũng không khai báo”. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết văn có cảm xúc, có hình ảnh, biết đồng cảm với nỗi đau khổ bất hạnh và căm giận cái ác, thể hiện cảm thụ sâu sắc trong bài viết, lối văn hình ảnh là lối văn khó viết. Nó đòi hỏi sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, phát hiện ra nét giống nhau độc đáo. Ví dụ: “Nam Cao là người nông dân gặt hái được những vụ mùa bội thu trên mảnh đất có quá nhiều người cày xới”. GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 8 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN “Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời với cái đuôi sáng lòa suốt gần nửa thế kỷ”. 4/ Rèn luyện sự tự tin cho học sinh: Giáo viên tạo không khí lớp học thân thiện, gần gũi, không gây áp lực cho học sinh căng thẳng, sợ hãi. Điều này phản tác dụng giáo dục và không tạo được môi trường giao tiếp, môi trường thân thiện thì học sinh tự tin khi phát biểu ý kiến, thể hiện suy nghĩ của bản thân. Giáo viên tạo tự tin khích lệ học sinh trình bày ý kiến cá nhân trong giờ học bằng nhiều cách như gọi học sinh phát biểu. Khi học sinh phát biểu phải trân trọng ý kiến dù chưa chính xác. Khi sửa sai cho học sinh, giáo viên cũng tránh dùng lời lẽ nặng nề phê phán mà nhẹ nhàng, hướng cho học sinh cách hiểu đúng nhất và biết khích lệ ý kiến hay. Khi trả bài viết cho học sinh, giáo viên sửa lỗi cần tránh nêu tên học sinh, ngược lại khi biểu dương thì nên neu tên, đọc bài hay của học sinh giỏi. Nhưng cũng rất cần khích lệ bài làm học sinh tiến bộ, đọc một số ý đoạn văn khá của bài làm, điều này sẽ tạo hứng thú học văn mà còn tạo niềm tin trước bạn bè. Giáo viên trả tác phẩm văn học về cho học sinh. Học sinh tự cảm thụ và dựng lại một số cảnh cho tác phẩm. Mỗi tổ một cảnh hoặc một cảnh cho các tổ. Từ đó so sánh đánh giá khả năng cảm thụ, khả năng tự tin khi diễn xuất. Cho học sinh tự lên điều khiển giờ học, phát biểu tự do, phát biểu theo chủ đề, phỏng vấn trả lời. Phát biểu theo chủ đề: Giáo viên cho lớp đề cử một bạn dẫn chương trình (MC) để điều khiển giờ học dưới sự quan sát, đánh giá của giáo viên. Giáo viên cho các bạn nhận xét, góp ý về vai trò MC, về bài phát biểu của các bạn. Cuối cùng, giáo viên tổng hợp, đánh giá cho điểm. Phát biểu tự do: Giáo viên cho học sinh phát biểu tự do, cảm nhận về một vấn đề xã hội hoặc về một quyển sách hay. Có thể dùng hình thức trò chơi: tổ chức cuộc thi hoa hậu, nam vương vòng ứng xử. + Lớp bầu chọn ban giám khảo, một bạn dẫn chương trình + Mỗi tổ cử một hoa hậu, một nam vương + Các bạn cả lớp đặt câu hỏi cho thí sinh trả lời + Giám khảo chấm điểm hội ý và bình chọn một hoa hậu, một nam vương xuất sắc. + Giáo viên nhận xét đánh giá cuối cùng về giờ học, ban giám khảo, thí sinh, người dẫn chương trình Những giờ học được tổ chức theo cách này sẽ giúp học sinh sôi nổi, hào hứng và tự tin, rất bổ ích cho việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Rèn luyện tự tin cho học sinh bằng cách phát huy tài năng + Giáo viên trong giờ dạy cần kết hợp các loại hình nghệ thuật vào bài giảng như: Ngâm thơ, hát, vẽ, diễn kịch, phổ nhạc… GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 9 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN + Học sinh sẽ thực hiện yêu cầu của giáo viên biểu diễn tài năng trên các lãnh vực và tiết học sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn. Bài học sẽ đọng lại sâu hơn vào tâm hồn các em. Học sinh cũng sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi giáo viên biết ghi nhận, khích lệ tài năng và sự cố gắng của mình. Ví dụ: Dạy Vợ Nhặt - Kim Lân, giáo viên có thể *cho học sinh diễn cảnh Tràng gặp vợ, Tràng dẫn vợ về nhà ra mắt mẹ, cảnh vợ Nhặt và mẹ chồng quét dọn nhà và bữa cơm ngày đói. * Cho học sinh hát những bài hát ca ngợi gia đình, cha mẹ, đất nước. - Giao nhiệm vụ cho học sinh trong giờ học. Nhiệm vụ thuyết trình, khi dùng trong phương pháp thuyết trình. Nhiệm vụ trình bày nội dung thảo luận khi dùng phương pháp thảo luận Học sinh thường chỉ đề cử bạn có sự mạnh dạn, diễn đạt lưu loát để trình bày. Vì vậy các bạn nhút nhát khả năng giao tiếp và tự tin sẽ rất yếu và vì vậy giáo viên đề cử bạn ít tự tin, hay nhút nhát trình bày để tập cho học sinh khả năng diễn đạt và tự tin. Tất nhiên sau khi học sinh trình bày, giáo viên phải biết tìm ưu điểm của bạn để khích lệ. 5/ Rèn luyện kỹ năng biết lắng nghe người khác, kiềm chế bản thân: Lắng nghe là yếu tố quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Nó thể hiện qua thái độ tập trung chú ý, quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của bạn bè thông qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười. Biết cho ý kiến phản hồi mà chưa vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. - Biết lắng nghe ý kiến của bạn bè, thầy cô, học sinh sẽ bổ sung vốn tri thức của bản thân nhiều, nhìn lại bản thân những ưu khuyết. Từ đó hoàn thiện trí tuệ nhân cách hơn. Người biết lắng nghe như được trang bị con mắt sau lưng, lắng nghe không có nghĩa là làm theo máy móc, phải biết xử lý thông tin ý kiến nào đúng, ý kiến nào chưa đúng. - Đối với ý kiến chưa đúng phải biết kiểm chế bản thân, tránh có phản ứng gay gắt làm ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè, thầy cô, tình đoàn kết lớp và dẫn đến bạo lực học đường. Rèn luyện được sự bình tĩnh bản thân từ khi còn trên ghế nhà trường, học sinh bước đầu đã thành đạt trong giao tiếp sau này khi vào đời bản thân sẽ có nhiều cơ hội hợp tác, thương lượng hiệu quả hơn trong công việc. 6/ Rèn luyện ý thức lĩnh hội tri thức: Lĩnh hội tri thức là mục đích quan trọng nhất của học sinh đến trường. Học sinh lĩnh hội tri thức tự nhiên xã hội, kinh nghiệm sống của người đi trước. Quá trình này rất dài có khi suốt đời bởi nguồn kiến thức nhân loại là vô tận. Có kiến thức tốt khả năng giao tiếp của học sinh mới tốt. Học sinh sẽ có lòng tự tin, chủ động trong lời nói, thông tin chính xác, phong phú. Có tri thức cũng giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp. Học sinh lĩnh hội tri thức bằng nhiều cách: GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 10 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN Tiếp thu tri thức qua bài giảng của thầy cô, mỗi bài học cần xác định chủ đề, tư tưởng, tình cảm, cái hay về nghệ thuật, giáo viên giới thiệu sách báo cho học sinh tìm đọc. Tiếp thu tri thức qua tự nghiên cứu thông qua các phương tiện thông tin bằng cách đọc sách báo “Sách mở rộng trước mắt tôi một chân trời mới” (Macxim Gorki). Tiếp thu tri thức qua bạn bè, người lớn tuổi. Học sinh có thể chia sẻ với bạn bè trong đời sống và mạng xã hội hoặc từ ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi ngoài xã hội những kinh nghiệm sống bổ ích. Tóm lại: rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua giờ học ngữ văn có nhiều giải pháp .Nhưng trong phạm vi tiết học cũng khó thực hiện đầy đủ chỉ giới thiệu một vài nét cần chú ý .Sau đây là phần thiết kế cho một tiết học nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh qua giờ ngữ văn của tác phẩm “Vợ Nhặt”của Kim Lân I-Mức độ cần đạt -Nhận thức về nạn đói thảm khốc năm 1945 do chính sách cai trị tàn bạo của pháp Nhật, về lòng nhân ái, lạc quan của người nghèo khổ -Tài năng nghệ thuật đặc sắc của Kim lân - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp nói, viết cho học sinh, kỹ năng biết lắng nghe, biết xử lý tình huống, sự tự tin II-Trọng tâm kiến thức 1-Kiến thức -Nạn đói 1945 -Phẩm chất cao đẹp của người nghèo: nhân ái, lạc quan, khát khao tình yêu, hạnh phúc gia đình, khát khao đổi đời -Tình huống độc đáo, xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ bình dị 2- Kỹ năng -Giao tiếp, tích lũy tri thức xử lý tình huống, lắng nghe, tranh luận 3- Phương tiện dạy học -Giáo viên: giáo án, hình ảnh phương pháp -Học sinh: bài soạn III-Tiến trình dạy học 1-Kiểm tra bài cũ: Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân 2-Lời vào bài mới: Dân tộc ta vốn truyền thống nhân ái “Thương người như thể thương thân”. Một lần nữa truyền thống đó được Kim Lân thể hiện một cách cảm động qua tác phẩm “Vợ nhặt” Phương pháp giảng dạy - Gọi học sinh thuyết trình phần chuẩn bị ở nhà về tác giả - Cho học sinh thuyết trình bổ sung khi học GVTH: PHAN THỊ THÚY Mức độ cần đạt Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng hình thức nói, yêu cầu diễn đạt lưu loát tự tin Nội dung bài học I – Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007) quê ở Bắc Ninh. - Nhà văn là con đẻ của đồng Trang 11 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN sinh trước cung cấp chưa Kỹ năng tích lũy đủ ý tri thức về tác giả Kim Lân - Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp vấn đáp: Hỏi: nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Giáo viên nếu thấy chưa đủ, gọi học sinh khác bổ sung. - Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp vấn đáp xác định chủ đề của tác phẩm? - Cho học sinh bổ sung, nếu thấy chưa đủ thông tin. Giáo viên tổng kết Dùng phương pháp sơ đồ chi tiết. Dựa vào chi tiết gợi ý, hãy tóm tắt tác phẩm - Cho học sinh đóng vai cảnh Tràng dẫn vợ về nhà ra mắt mẹ. GVTH: PHAN THỊ THÚY ruộng - Viết hay về đề tài nông thôn Bắc Bộ, là nguời dân nghèo khổ, nhân ái, lạc quan - Phong cách bình dân, chân chất, mộc mạc - Tác phẩm: con chó xấu xí (1962), 2. Tác phẩm Vợ Nhặt: a) Hòan cảnh sáng tác - Viết sau cách mạng tháng 8 - Mang tên là “Xóm ngụ cư” - Rèn luyện kỹ - 1954, viết lại lấy tên là “Vợ năng nhận thức, nhặt” tích lũy tri thức, kỹ - 1962, in lại trong tác phẩm năng tư duy tìm tòi “Con chó xấu xí” khám phá b) Chủ đề: - Kỹ năng lắng - Phản ánh nạn đói năm 1945, nghe trong giao ca ngợi lòng nhân ái, lạc quan tiếp hướng về cách mạng để đổi đời của người nghèo - Rèn luyện kỹ năng tích lũy tri thức về nạn đói, về phẩm chất tốt đẹp của người nghèo. c) Tóm tắt đoạn trích: - Trong nạn đói dữ dội, Tràng nghèo khổ, xấu xí ế vợ bỗng nhặt được vợ - Tuy nghèo khổ nhưng bà cụ Tứ với lòng thương người, cũng đón nhận con dâu. Sáng hôm sau, vợ Nhặt thức dậy sớm cùng mẹ chồng quét dọn nhà cửa sạch sẽ đem lại niềm vui sống cho gia đình. - Rèn luyện kỹ - Trong bữa cơm ngày đói, tuy năng giao tiếp nói, thiếu thốn nhưng không khí thật kỹ năng diễn đạt tự đầm ấm, vui vẻ. Mỗi người chỉ tin, kỹ năng tái được hai bát cháo loãng ăn với hiện tri thức. Kỹ rau chuối thái rối chấm muối. năng ứng xử tình - Bà cụ Tứ đã thết đãi con dâu huống diễn tả nội bằng món chè khoáng từ cám Trang 12 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN tâm. - Giáo viên dùng phương pháp vấn đáp hỏi. Giữa hai nhan đề “Vợ nhặt” và “Xóm ngụ cư”, em thấy nhan đề nào đặc sắc, vì sao? - Giáo viên nhận xét, ghi nhận cách lý giải hợp lý của học sinh. Hướng học sinh đến cái hay của nhan đề Vợ nhặt - Rèn luyện kỹ năng nhận thức, trao đổi, giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến bạn bè, giáo viên - Rèn luyện kỹ năng tự tin thể hiện suy nghĩ, cảm xúc bản thân. Kỹ năng lắng nghe, tranh luận với bạn bè. - Giáo viên dùng phương pháp nêu vấn đề, học tác phẩm Vợ nhặt, có hai bạn đưa ra hai ý kiến trái chiều. Một bạn cho rằng tình huống tác phẩm Vợ nhặt là hợp lý, còn bạn khác cho rằng đó là tình huống phi lý. Em có đồng tình với bạn nào không? Nếu không thì nêu những nhận xét của mình. - Rèn luyện kỹ năng tư duy để đưa ra ý kiến bản thân - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lý giải, chứng minh thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình - Giao tiếp, trao đổi, kỹ năng lắng nghe, từ đó thể hiện sự đồng tình hay bác bỏ. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. Nhóm 1: Cho biết diện mạo, hoàn cảnh sống của - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tranh luận nhóm - Rèn luyện kỹ GVTH: PHAN THỊ THÚY lợn. Trong cùng cực sự tủi nhục, Tràng đã nhớ lại đoàn người đi phá kho thóc Nhật với lá cờ đỏ phía trước. Cả gia đình họ đã biết hướng về cách mạng để đổi đời. d) Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề độc đáo, kết hợp hai khái niệm đối lập, nổi bật tình huống truyện, nổi bật giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, nổi bật nhân vật Vợ nhặt. II – Đọc hiểu: 1. Tình huống truyện: Độc đáo, éo le, vừa phi lý vừa hợp lý. - Phi lý: + Tràng xấu xí, ế vợ, bỗng nhặt vợ dễ dàng chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu hò chơi + Người ta lấy vợ lúc ăn nên làm ra, Tràng lấy vợ lúc nạn đói khủng khiếp + Người ta lấy vợ thì được mọi người chúc mừng, Tràng lấy vợ thì mọi người lo lắng cho là “của nợ”. Mẹ Tràng buồn tủi, Tràng thấy lo sợ thấy mình là kẻ “đèo bồng” 2. Nhân vật truyện a) Tràng - Hoàn cảnh: dân ngụ cư, nghèo Trang 13 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN Tràng. Tại sao Kim Lân lại xây dựng Tràng có diện mạo như vậy? Nhóm 2: Có nhận xét gì về nhân vật Tràng khi nhặt vợ trong nạn đói? Nhóm 3: Tâm lý của Tràng như thế nào khi đưa vợ về nhà. Nhóm 4: nhận xét gì về Tràng trong buổi sớm hôm sau Giáo viên chỉ định học sinh mỗi nhóm trình bày. Chú ý học sinh ít phát biểu, nhút nhát, cho nhóm khác bổ sung - Giáo viên đánh giá tổng kết ý từ phần trình bày của học sinh lắng nghe, kỹ năng giao tiếp bằng hình thức nói. - Rèn luyện kỹ năng tái hiện kiến thức - Rèn luyện kỹ năng khái quát chi tiết thành luận điểm. - Rèn luyện kỹ năng nói, diễn đạt khi trình bày,chọn lọc dẫn chứng thuyết phục. - Giáo viên dùng phương pháp vấn đáp, hỏi : “có nhận xét gì về nghệ thuật - Rèn luyện khả xây dựng nhân vật Tràng năng tư duy, rút ra của tác giả ?" nhận định từ những chi tiết đã phân tích. khổ, sống với mẹ già, làm nghề đẩy xe thóc mướn cho liên đoàn Nhật kiếm sống. - Ngoại hình xấu xí, thô kệch, ế vợ. Tác giả đã dùng ngoại hình để làm nổi bật nét đẹp của phẩm chất - Tính cách: + Hồn nhiên, yêu đời, tuy làm việc nặng nhọc nhưng vẫn trêu chọc các cô gái + Sống chan hòa với mọi người, được mọi người quan tâm, lo lắng. + Giàu lòng nhân ái, dám cưu mang một mạng người trong khi mình cũng đứng bên bờ vực của cái chết. + Khao khát tình yêu hạnh phúc gia đình + Biết hướng về cuộc sống tốt đẹp, hướng về cách mạng để đổi đời. - Tóm lại, Tràng tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân nghèo khổ, nhân ái, lạc quan. Biết vượt lên số phận để đổi đời, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập và khắc họa tâm lý sâu sắc,tình huống độc đáo,ngôn ngữ bình dân (hết tiết 1) IV – Hiệu quả áp dụng đề tài: Đề tài đã được giới thiệu, triển khai trong tổ, được giáo viên tổ đánh giá cao. Qua một thời gian áp dụng, giáo viên trong tổ phản hồi tích cực, đa số học sinh hứng thú, giờ học sôi nổi, phát huy được tính tích cực, diễn đạt lưu loát hơn, tự tin mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô - Riêng bản thân, sau ba năm ứng dụng đã thu được kết quả như sau Lĩnh vực ứng dụng Kết quả đạt được Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trên mức bình quân của sở Bồi dưỡng học sinh - Năm 2012 - 2013Đạt 4 giải học sinh giỏi cấp tỉnh GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 14 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN Thi kể chuyện về tấm gương Hồ Chí Minh - Năm 2014 – 2015, kết quả đạt được 2 giải nhì, 1 giải ba, hai giải khuyến khích 1 giải nhì cấp tỉnh,giải nhất cấp trường là em Nguyễn Thị Thu Trang, học sinh giỏi văn lớp 12A9 1 giải nhì cấp trường là em Ừng Quay Mỹ, học sinh lớp chủ nhiệm 12A1 V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Sống trong xã hội con người rất cần có nhiều kỹ năng sống nhưng kỹ năng giao tiếp rất cần thiết càng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Tuy vậy muốn giao tiếp có hiệu quả mỗi người cần có ý thức rèn luyện trong một quá trình mà không phải một sớm một chiều. Để đạt được kỹ năng giao tiếp tốt con người rèn luyện nhiều mặt và từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Môn Văn là môn học mà học sinh có nhiều điều kiện để rèn luyện nhất. Giáo viên dạy Văn phải chú ý không chỉ bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn mà còn phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Muốn đạt được mục đích cần phải có sự nỗ lực từ hai phía, về phía học sinh, phụ huynh cần phải thấy tầm quan trọng vấn đề giao tiếp trong xã hội. Giáo viên dạy Văn phải có lòng nhiệt tình đầu tư vào giờ dạy học phải đa dạng các phương pháp – Phát huy tính tích cực – Rèn luyện kỹ năng nói viết thường xuyên.về phía nhà trường cần phải đầu tư nhiều hơn cho thư viện ,mở cửa thường xuyên để học sinh mượn sách ,đọc sách .Nhà trường cũng nên tổ chức cho học sinh nhiều sân chơi trí tuệ lành mạnh ,giao lưu với trường bạn mở rộng mối quan hệ giao tiếp cho học sinh,hạn chế lối sống ảo làm mất khả năng giao tiếp Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy chia sẻ cùng đồng nghiệp. Nếu có gì thiếu sót, rất mong các Thầy cô bỏ qua. Cuối cùng xin chúc Quý Thầy cô dồi dào sức khỏe và luôn tràn trề nhiệt huyết vì sự nghiệp giáo dục và luôn thành công trong cuộc sống./. GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 15 ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC VĂN VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Giáo dục kỹ năng sống trong môn ngữ văn ở trường Trung học phổ thông-Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2-Về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh -Bộ giáo dục và đào tạo NGƯỜI THỰC HIỆN Phan Thị Thúy GVTH: PHAN THỊ THÚY Trang 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan