Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn kỹ năng sống hòa cùng với chăm sóc giáo dục trẻ...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng sống hòa cùng với chăm sóc giáo dục trẻ

.PDF
40
340
145

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON VĨNH QUỲNH” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nƣớc ta có các vùng biển và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, có bờ biển dài 3260 km và có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa nằm án ngữ trên biển đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo có vai trò, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hƣởng to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mọi ngƣời dân trong nƣớc đều phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo phù hợp với điều kiện và môi trƣờng sống. Việc đƣa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ đƣợc làm quen, nhận biết về biển, đảo việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển, hải đảo. Những thói quen đó cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non. Một trong những nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non trong năm học 2012-2013 là “Tăng cƣờng công tác giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi”. Đó vừa là nhiệm vụ giao cho các trƣờng học và cũng là cơ hội để các nhà quản lý giáo dục và giáo viên mầm non phát huy khả năng về chuyên môn nghiệp vụ của mình. Trong thực tế, đây là năm đầu tiên sở giáo dục đào tạo Hà Nội triển khai đại trà việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Bản thân tôi là ngƣời quản lý phụ trách chuyên môm cũng nhƣ các đồng chí giáo viên 5 tuổi trong trƣờng tôi còn bỡ ngỡ, chƣa hiểu rõ, hiểu sâu về vấn đề này. Mặt khác các đồng chí giáo viên còn cho rằng việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi là quá khó, giáo viên chƣa biết cách lựa chọn nội dung lồng ghép sao cho phù với chủ đề, nội dung bài dạy và các hoạt động khác trong ngày của trẻ. Mặc dù vậy, là một cán bộ quản lý trẻ, khỏe có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, tôi đặt quyết tâm phải làm tốt công việc đƣợc giao. Tôi nhận thấy, muốn giáo viên hiểu rõ kiến thức về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo và biết cách lựa chọn nội dung lồng ghép phù hợp. Trƣớc hết bản thân ngƣời quản lý phải nắm chắc kiến thức, hƣớng dẫn chỉ đạo cho giáo viên các bƣớc cụ thể để giáo viên nắm bắt đƣợc. Từ đó giáo viên có kế hoạch dạy trẻ phù hợp. Trong thời gian qua, cùng với đồng nghiệp trong trƣờng, tôi đã cố gắng suy nghĩ áp dụng nhiều biện pháp để chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Nhằm nâng cao chất lƣợng chuyên môn của trƣờng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm học đề ra. Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày “Các biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở trƣờng mầm non Vĩnh Quỳnh” với mong muốn đƣợc chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, đồng thời nhận đƣợc những đóng quý báu từ phía các bạn. * Mục đích của đề tài: – Bản thân tích lũy đƣợc kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi. – Giáo viên có nhiều biện pháp, nghệ thuật lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho học sinh 5 tuổi vào các hoạt động một cách phù hợp có hiệu quả. – Học sinh có ý thức gữi gìn bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo quê hƣơng đất nƣớc Việt Nam. * Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: – Chỉ ra các biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trƣờng mầm non Vĩnh Quỳnh. * Phạm vi áp dụng: Tại trƣờng mầm non xã Vĩnh Quỳnh, năm học 2012 – 2013. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Biển là loại hình thủy vực nƣớc mặn của đại dƣơng thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dƣơng ở ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, phía trong bởi bờ địa lục còn gọi là bờ biển. Đảo là một vùng đất tự nhiên, có nƣớc bao bọc khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nƣớc. Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của đảo, các vùng nƣớc tiếp liền và thành phần tự nhiên khác. Nƣớc ta có hai quần đảo lớn nhất Việt Nam đó là đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, là một nhóm có khoảng 30 đảo, bãi san hô và các mỏm đá ngầm. Quần đảo Trƣờng Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 100 đảo lớn nhỏ và bãi ngầm, các nguồn lợi tự nhiên nhƣ: Cá, dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác… Biển, hải đảo Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng, giàu mỏ, khí tự nhiên: Năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời. Biển, hải đảo có rất nhiều nguồn lợi tự nhiên từ sinh vật biển nhƣ: 11 nghìn loại sinh vật biển, 13 nghìn sinh vật trên đảo, 2 nghìn loại cá, loại yến. Biển, hải đảo là khu du lịch để mọi ngƣời vui chơi giải trí, là nơi giao thông đi lại trên biển giúp con ngƣời đi lại giữa các vùng, các nƣớc và vận chuyển hàng hóa. Nhƣng hiện nay môi trƣờng biển, đảo nƣớc ta đang phải chịu ảnh hƣởng các áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hoá nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hàng hải, du lịch, năng lƣợng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguông từ đất liền: Rác thải, nƣớc thải nông nghiệp, nƣớc thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khai thác cảng. Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm do nhấn chìm các chất nguy hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khí quyển. Chính vì vậy con ngƣời cần ngăn ngừa, hạn chế nguồn ô nhiễm môi trƣờng biển và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo nhƣ: Bảo vệ hệ sinh thái ( Rừng ngập mặn, san hô, cửa sông, đất ngập mặn…) bảo vệ tài nguyên sinh vật chống khai thác quá mức. Bảo vệ chất lƣợng nƣớc biển, môi trƣờng biển chống ô nhiễm, đó đƣợc coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi ngƣời dân Việt Nam. Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào trong chƣơng trình giáo dục mầm non là rất quan trọng và cần thiết, giúp trẻ có sự hiểu biết về biển, đảo Việt Nam, thông qua đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo xanh, sạch, đẹp. Khi thực hiện tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần chú ý đến các nguyên tắc sau: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo góp phần giáo dục trẻ tình yêu, lòng tự hào ý thức bảo vệ, gữi gìn biển, đảo quê hƣơng Việt Nam, hƣớng đến mục tiêu giáo dục mầm non, phát triển nhân cách toàn diện hài hòa ở trẻ. Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo đƣợc xây dựng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu kinh nghiệm của trẻ và đƣợc tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển thể chất; giáo dục phát triển nhận thức; Giáo dục phát triển ngôn ngữ; giáo dục phát triển thẩm mĩ; giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội theo chủ đề. Có thể tích hợp trong cả một hoạt động, trong một phần của hoạt động hoặc mọi lúc mọi nơi. Nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo tích hợp vào hoạt động đảm bảo tính mở rộng dần theo hƣớng đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế địa phƣơng, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng. Không gây quá tải nặng nề chƣơng trình giáo dục mầm non. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: A. Đặc điểm tình hình – Trƣờng mầm non Vĩnh Quỳnh đƣợc xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh- Huyện Thanh Trì – Hà Nội. Trƣờng có 3 khu nằm rải rác ở 3 thôn: Thôn Quỳnh Đô có 12 lớp, Vĩnh Ninh 8 lớp, Ích Vịnh 3 lớp. – Năm học 2012-2013 trƣờng có 23 nhóm lớp với số học sinh là 1019 cháu, trong đó 200 cháu nhà trẻ, 819 cháu mẫu giáo. Lớp mẫu giáo lớp có 6 lớp với 291 học sinh, 100% trẻ 5 tuổi ăn bán trú tại trƣờng. – Toàn trƣờng có 97 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó 11 ngƣời trên 45 tuổi, 88 ngƣời ở độ tuổi từ 22- 40 tuổi. Trình độ đào tạo Chức danh Số lƣợng Trung cấp Cao đẳng Đại học 0 0 3 Giáo viên(Giáo 67 viên dạy lớp 5 tuổi) 17 52 3 12 5 2 10 Nhân viên 24 0 2 Ban Giám hiệu 3 26 – Thực tế, việc tích hợp nội dung về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi chƣa đƣợc đƣa vào cụ thể trong chƣơng trình giáo dục mầm non. Chỉ đƣợc giáo dục ở một số hoạt động trò chuyện bên ngoài mang tính chất kể chuyện cho trẻ nghe, chƣa đƣa vào chƣơng trình dạy trẻ có hệ thống. – Giáo viên dạy lớp 5 tuổi chƣa có nhận thức, phƣơng pháp và nghệ thuật tổ chức, chƣa biết lựa chọn nội dung về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi để dạy trẻ cho phù hợp. – Bản thân chƣa có kinh nghiệm, chƣa có sự chỉ đạo sát sao về tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. – 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi đều có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động yêu nghề mến trẻ, nhận thức tốt về chuyên môn nghiệp vụ trong chƣơng trình giáo dục trẻ. – Năm học 2012-2013 trƣờng mầm non Vĩnh Quỳnh đã bắt đầu thực hiện tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo vào một số chủ đề giáo dục trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi, bƣớc đầu giáo viên đã nắm bắt đƣợc kiến thức, có kĩ năng lồng ghép vào dạy trẻ phù hợp có hiệu quả. Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động, đã có ý thức gữi gìn bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo quê hƣơng đất nƣớc Việt Nam. B. Thuận lợi: – Trƣờng luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của sở giáo dục, phòng Giáo dục huyện Thanh Trì về tập huấn nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. – Trƣờng tạo điều kiện cho giáo viên 5 tuổi tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi do sở giáo dục, phòng giáo dục và nhà trƣờng tổ chức. – Trƣờng có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có ý thức thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Đặc biệt là các giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đều có trình trình độ chuyên môn vững vàng có khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ tốt. – Các lớp 5 tuổi có đầy đủ đồ dùng đồ chơi nhƣ: Bộ tranh, ảnh, trang thiết bị hiện đại (Vi tính, ti vi, đầu đĩa, máy ảnh, máy chiếu) phục vụ hoạt động giáo dục theo chƣơng trình giáo dục mầm non. Vì vậy trẻ có thể đƣợc tiếp xúc với các hình ảnh biển, hải đảo qua du lịch màn ảnh nhỏ tại lớp. – Bản thân tôi là cán bộ quản lý, trẻ, khỏe, năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý chỉ đạo. Tâm huyết với việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi. C. Khó khăn: – Trƣờng có nhiều điểm lẻ, không thuận tiện cho việc kiểm tra các hoạt động của các lớp 5 tuổi, nên việc chỉ đạo chỉ đạo giáo viên 5 tuổi thực hiện việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ chƣa đƣợc sâu sát, chỉ đạo không đƣợc đồng đều. – Đây là năm học đầu tiên sở giáo dục đào tạo Hà Nội triển khai đại trà việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ. Vì vậy giáo viên chƣa có kiến thức, hiểu biết nhiều về vấn đề này. – Bản thân giáo viên còn bỡ ngỡ chƣa biết cách lựa chọn nội dung, cách lồng ghép tích hợp tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ sao cho phù hợp với chủ đề, nội dung bài dạy. – Đồ dùng dạy học và các đồ dùng hiện đại đã đƣợc trang bị đầy đủ nhƣ: Ti vi, đầu đĩa, máy tính, đàn, bộ tranh.. hiện nay đã cũ, hỏng cần đƣợc nâng cấp thay thế, mua bổ sung loại đồ dùng có chức năng hiện đại để giáo viên sử dụng có hiệu quả hơn trong việc dạy trẻ về nội dung giáo dục môi trƣờng biển, hải đảo. – Đa số phụ huynh học sinh làm nông nghiệp, ít có thời gian quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Ít trò chuyện mở rộng kiến thức cho trẻ về “Tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo” do phụ huynh quan niệm rằng: “Trẻ còn nhỏ chƣa cần thiết phải giáo dục về môi trƣờng biển, hải đảo và nội dung đó rất khó đối với trẻ 5 tuổi”. Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trƣờng, tôi luôn trăn trở suy nghĩ và đã tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhƣ sau: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Lập kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo trong chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi: Kế hoạch đƣợc ví nhƣ chìa khóa mở đƣờng đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó nhƣ kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đƣờng cho hoạt động thực hiện theo một con đƣờng đã định sẵn. Nó nhƣ ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng đƣợc kế hoạch coi nhƣ ta đã thành công đƣợc một nửa công việc. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trƣờng, cũng nhƣ những vấn đề giáo dục bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo của ở Việt Nam. Tôi đã nhận định đƣợc những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trƣờng mình. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi thực hiện công tác giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ nhƣ sau: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VÀO CHƢƠNG TRÌNH MẪU GIÁO 5 TUỔI Thực hiệnTháng 9,10/2012– Tham gia lớp tập huấn hƣớng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi do sở giáo dục tổ chức. – Xây dựng bài giảng, tập huấn bồi dƣỡng cho giáo viên 5 tuổi trong trƣờng về kiến thức nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi. – Xây dựng, lựa chọn các nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ vào các chủ đề trong chƣơng trình giáo dục trẻ 5 tuổi. – Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền của nhà trƣờng, của lớp đƣa nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo quê hƣơng. – Kiểm tra đánh giá nhận xét về kiến thức và kĩ năng, thực hiện nội dung giáo dục biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi- Hiệu phó chuyên môn – Hiệu phó chuyên môn – Hiệu phó chuyên môn. – Tổ trƣởng chuyên môn khối 5 tuổi – Giáo viên 5 tuổi. – Ban giám hiệu. Tháng 11,12/2012– Chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ theo chủ đề: “Gia đình”, “Nghề nghiệp”. – Xây dựng các tiết dạy mẫu có lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng biển, hải đảo cho giáo viên học tập: + Chủ đề gia đình: Khám phá xã hội “Nhận biết về những ngƣời thân trong gia đình làm nghề bội đội hải quân”. Âm nhạc: Dạy hát “ Ba em là bội đội hải quân”. Nghe hát “Thân thƣơng trƣờng xa” + Chủ đề nghề nghiệp: Khám phá khoa học; Nghề bội đội hải quân, nghề nuôi hải sản, nghề chế biến hải sản, nghề làm muối. Tạo hình: Vẽ quà tặng chú bộ đội. – Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trƣờng. – Tổ chức kiến tập các tiết dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng có lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng biển, hải đảo đạt kết quả cao cho giáo viên học tập. – Kiểm tra góp ý, nhận xét đánh giá các lớp thực hiện tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ.- Hiệu phó chuyên môn, giáo viên 5 tuổi – Lớp MGL5 tuổi ( A1) – Lớp MGL 5 tuổi ( A2) – Các lớp MGL 5 tuổi ( A3, A4, A5, A6) – Ban thi đua. – Hiệu phó chuyên môn, giáo viên 5 tuổi. – Ban giám hiệu. Tháng 1, 2/2013 – Tiếp tục chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ theo chủ đề: Thế giới động vật, thực vật + Một số động vật sống ở biển ( Cá, tôm, cua, rong, tảo biển) + Ích lợi của động, thực vật ở biển: Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dƣỡng: cá thu, tôm, cua… + Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh: Rong, tảo… + Ý thức giữ gìn bảo vệ môi trƣờng biển, đảo. – Tổ chức họp chuyên môn xây dựng các hoạt trong ngày nhƣ: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều có tích hợp nội dung giáo dục môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi. – Kiểm tra đánh giá nhận xét về kiến thức và kĩ năng, thực hiện nội dung giáo dục biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi – Chỉ đạo giáo viên, học sinh lớp mẫu giáo 5 tuổi tập luyện tiết mục văn nghệ ca ngợi về biển đảo quê hƣơng Việt Nam, tham gia dự thi hội diễn “Mừng đảng, mừng xuân ngành giáo dục huyện thanh trì” năm 2013.- Hiệu phó chuyên môn. giáo viên 5 tuổi. – Giáo viên, học sinh lớp 5 tuổi. – Hiệu phó chuyên môn, giáo viên 5 tuổi. – Ban giám hiệu. – Hiệu phó chuyên môn, giáo viên, học sinh 5 tuổi. Tháng 3,4/2013 – Chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ theo chủ đề: Giao thông, nƣớc và các hiện tƣợng tự nhiên. + Chủ đề “Giao thông”: Khám phá một số phƣơng tiện giao thông trên biển: Tàu, thuyền, ca nô…Ích lợi của giao thông biển. Ý thức của trẻ khi tham gia giao thông. + Chủ đề “ Nƣớc và các hiện tƣợng tự nhiên”: Một số hiện tƣợng tự nhiên: Cát nƣớc biển, sóng biển, bão biển. Ý thức hành vi giữ gìn bãi biển, nƣớc biển, trong lành. – Phát động hội giảng “ Mừng đảng mừng xuân” tổ chức cho giáo viên tham gia dự thi các hoạt động trong ngày. – Tổ chức kiến tập các hoạt động có lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng biển, hải đảo đạt kết quả cao cho giáo viên 5 tuổi học tập: + Khám phá khoa hoc: Một số phƣơng tiện giao thông trên biển. + Âm nhac: Dạy hát “ Em đi chơi thuyền” Nghe hát “ Thuyền và biển”. + Hoạt động góc: Làm bộ sƣu tập ( cắt dán) giao thông trên biển – Kiểm tra đánh giá nhận xét về kiến thức và kĩ năng, thực hiện nội dung giáo dục biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi – Tổ chức cho học sinh 5 tuổi đi thăm quan ngoại khóa tại viện bảo tàng quân đội phòng không không quân tại Hà Nội. – Hiệu phó chuyên môn – Giáo viên 5 tuổi. – Giáo viên và học sinh 5 tuổi. – Hiệu phó chuyên môn. + Lớp MGL 5 tuổi ( A3) + Lớp MGL 5 tuổi ( A2) + Lớp MGL 5 tuổi ( A6) – Ban giám hiệu. – Giáo viên, học sinh các lớp MGL 5 tuổi Tháng 5/2013 – Chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ theo chủ đề: Quê hƣơng, đất nƣớc. + Nhận biết về biển, đảo Việt Nam: Tên gọi, vị trí địa lí và một và đặc điểm nổi bật của một số vùng biển ( Khu du lịch biển) nổi tiếng ở Việt Nam. + Ích lợi của biển, hải đảo: Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dƣỡng cho con ngƣời: Cá thu, tôm cua. Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con ngƣời: Rong, tảo. + Khu du lịch nổi tiếng để tham quan nghỉ ngơi, tắm mát. + Phát triển các nghề. + Giao thông trên biển. + Cung cấp nguồn năng lƣợng sạch. + Cung cấp các mỏ dầu. + Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trƣờng biển, hải đảo – Kiểm tra đánh giá nhận xét về kiến thức và kĩ năng, thực hiện nội dung giáo dục biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi – Chỉ đạo giáo viên 5 tuổi tập luyện cho trẻ bài đồng diễn thể dục với chủ đề “ Bé yêu biển” tham dự thi “ Hội khỏe măng non” tại trung tâm thể thao huyện Thanh Trì. Tham dự ngày hội thể thao do ủy ban nhân xã tổ chức. – Hiệu phó chuyên môn – Giáo viên, học sinh 5 tuổi. – Ban giám hiệu. – Hiệu phó chuyên môn, giáo viên, học sinh các lớp 5 tuổi Bồi dƣỡng kiến thức tích hợp về nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho đội ngũ giáo viên 5 tuổi trong trƣờng. Bồi dƣỡng những kiến thức, kỹ năng lồng ghép tích hợp về nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho cho đội ngũ giáo viên 5 tuổi. Đây là kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012-2013 đề ra thực hiện, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam ngày càng giàu đẹp và phát triển bền vững. Việc bồi dƣỡng cho giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình mẫu giáo 5 tuổi có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì, giáo viên là lực lƣợng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non. Hơn ai hết giáo viên phải là ngƣời nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi, để truyền thụ kiến thức đến cho trẻ. Bản thân tôi là phó hiệu trƣởng, phụ trách chuyên môn của nhà trƣờng. Tôi đã thực hiện áp dụng bồi dƣỡng các biện pháp cho giáo viên 5 tuổi kiến thức về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho giáo viên trong trƣờng ngay từ đầu năm học nhƣ sau: * Nội dung bồi dƣỡng: – Giúp giáo viên hiểu biết về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo ở Việt Nam. Giáo dục ý thức về tài nguyên môi trƣờng biển, hảo đảo cho giáo viên. – Lựa chọn các nội dung phù hợp về giáo dục biển, hải đảo vào một số chủ đề và các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. – Với cƣơng vị là hiệu phó phụ trách chuyên môn trong trƣờng, nhiệm vụ phải chỉ đạo hƣớng dẫn giáo viên hiểu rõ vấn đề về lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi một cách phù hợp, có hiệu quả. Tôi đã nghiên cứu xây dựng nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo dạy trẻ 5 tuổi vào một số chủ đề theo hƣớng tích hợp nhƣ sau: 1. Gia đình * Nhận biết về ngƣời thân trong gia đình ( Bố, mẹ, cô, chú, bác…trong họ) Làm nghề bộ đội hải quân. * Biết yêu thƣơng, quí mến, tôn trọng ngƣời thân trong gia đình. – Khám phá xã hội: Trò chuyện về công việc ngƣời thân trong gia đình làm nghề bộ đội hải quân. – Hát, vận động“ Ba em là bộ đội hải quân”. Nghe hát “ Thân thƣơng trƣờng xa” 2. Nghề nghiệp 3. Thế giới động vật, thực vật. 4. Giao thông * Nhận biết tên gọi, dụng cụ, sản phẩm và ý nghĩa một số nghề: – Nghề bộ đội hải quân – Khám phá khoa học: + Trò chuyện về: Chú bộ đội hải quân. + Đọc thơ: Chú bộ đội hành quân trong mƣa, Chú giải phóng quân. – Âm nhạc: + Âm nhạc dạy hát“ Cháu thƣơng chú bội đội. Nghe hát “ Màu áo chú bội đội’ – Tạo Hình: Vẽ quà tặng chú bộ đội – Nghề nuôi hải sản – Nghề đánh bắt hải sản, – Khám phá khoa học: + Trò chuyện về nghề nuôi tôm, cua, cá. + Nghề đánh bắt hải sản. – Nghề chế biến hải sản thành nƣớc mắm và tôm cá đông lạnh. – Khám phá khoa hoc: + Trò chuyện về nghề chế biến hải sản thành nƣớc mắm và tôm cá đông lạnh + Trò chơi chọn hình ảnh đúng sai ( Hành động bảo vệ môi trƣờng biển) – Nghề làm muối *Một số nguyên nhân gây ô nhiễm biển, hải đảo – Do con ngƣời khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: Đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loại tảo, rong biển quá mức…. – Do rác thải từ hoạt động của nghề đánh, bắt cá, nuôi tôm, chế biến hải hải thành nƣớc mắm, không đƣợc xử lí đổ thẳng ra biển. * Quan tâm đến bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo nhƣ: – Nhận xét và tỏ thái độ hành vi “ Đúng”, “Sai”, “ Tốt”, “ Xấu” * Một số động vật, thực vật sống ở biển ( Cá, tôm, cua, rong, tảo). * Lợi ích của động vật, thực vật ở biển: – Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dƣỡng: Cá thu, tôm, cua… – Cung cấp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh: Rong, tảo… * Ý thức giữ gìn môi trƣờng biển, đảo. * Nhận biết một số phƣơng tiện giao thông trên biển: Tàu thủy, ca nô, thuyền, xuồng… * Ích lợi của giao thông trên biển: Đƣờng giao thông trên biển, giúp mội ngƣời đi lại giữa các vùng, các nƣớc và vận chuyển hàng hóa… * Ý thức của trẻ khi tham gia giao thông trên biển. – Khám phá khoa học: + Trò chuyện về nghề làm muối + Trò chơi: Xếp tranh qui trình của ngề làm muối. – Cho trẻ xem hình ảnh về một số nguyên nhân môi trƣờng biển. + Trò chuyện gợi ý cho trẻ nêu nhận xét về các hành vi đúng, sai. + Tổ chức chơi trò chơi: Thi xem đội nào nhanh “ Chọn hành vi đúng”, hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng biển, hải đảo. – Khám phá khoa học + Du lịch dƣới lòng đại dƣơng. – Văn học: + Đọc thơ: Rong và cá + Kể chuyện: Loài cá thông minh – Âm nhạc: + Hát vận động bài: “ Cá ơi”, “ Tôm cua cá thi tài”, – Tạo hình: Vẽ, xé dán, nặn các con vật sống dƣới nƣớc. – Trò chơi “ Ai nhanh nhất” chọn hình ảnh động vật, thực vật có từ biển. – Làm đồ chơi từ vỏ ốc, vỏ sò biển. – Ghép hình con vật ở biển bé thích bằng lá cây. – Tạo thảm có, vƣờn hoa trên bờ biển. – Khám phá khoa học + Trò chuyện về phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy. – Âm nhạc: Hát “ Em đi chơi thuyền”, “ Bạn ơi có biết” – Văn học: + Kể chuyện: Một chuyến tham quan + Đọc thơ: Cô dạy con – LQVT: Đếm các loại phƣơng tiện giao thông trên biển. – Tạo hình: + Vẽ, cắt dán, tranh ảnh về giao thông trể biển, đảo. + Làm bộ sƣu tập ( cắt, dán) Phƣơng tiện giao thông trên biển. + Tạo hình thuyền bằng cách gấp, các nguyên liệu từ lá cây, bẹ chuối… – Trò chơi: Chọn hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông trên biển 5. Nƣớc và các hiện tƣợng tự nhiên * Nhận biết một số hiện tƣợng tự nhiên nhƣ: cát, nƣớc, sóng biển, bão biển. * Ý thức hành vi gữi gìn bãi biển, nƣớc biển sạch, trong lành- Khám phá khoa học. + Trò chuyện về nƣớc biển, cát, sóng biển. – Văn học; + Nghe kể chuyện: Mùa hè thú Vị, vì sao nƣớc biển lại mặn, sự tích sóng biển. + Đọc thơ: Mùa hè vui, sóng biển. – Tạo hình: + Vẽ, xé dán bức tranh về biển. + Làm bộ sƣu tập( Cắt dán tranh ảnh về biển đảo) – Trò chơi: “Tai ai tinh” phân biệt âm thanh tự nhiên: Mƣa, gió, sóng biển. – Trò chơi tạo sóng biển bằng tay6. Quê hƣơng, đất nƣớc* Nhận biết về biển, đảo Việt Nam. – Tên gọi, vị trí địa lí và một và đặc điểm nổi bật của một số vùng biển( Khu du lịch biển) nổi tiếng ở Việt Nam. * Ích lợi của biển, hải đảo. – Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dƣỡng cho con ngƣời: Cá thu, tôm cua. – Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con ngƣời: Rong, tảo. – Khu du lịch nổi tiếng để tham quan nghỉ ngơi, tắm mát. – Phát triển các nghề. – Giao thông trên biển. – Cung cấp nguồn năng lƣợng sạch. – cung cấp các mỏ dầu. * Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trƣờng biển, hải đảo – Do rác thải: Rác thải của mọi ngƣời khi đi du lịch xả xuống biển, do rác thải khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của ngƣời dân không đƣợc xử lý đổ thẳng ra biển. – Do tràn dầu: tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, đắm tàu do bão, lốc. – Do chặt phá cây: Con ngƣời chặt phá cây ven biển. – Do khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: Đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loài rong, tảo biển quá mức. * Tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển, hải đảo – Không vứt rác thải xuống biển, đảo trong khi đi du lịch cũng nhƣ trong sinh hoạt hằng ngày. – không bẻ cành, phá cây trồng ven biển. – Tham gia thu gom rác thải. – Khám phá khoa học: + Nhận biết biển, đảo Việt Nam. + Du lịch biển Việt Nam + Trò chuyện về môi trƣờng biển bị ô nhiễm. + Xem phim tài liệu ( Tranh, ảnh, mô hình) về biển đảo Việt Nam. + Xem hình ảnh các hoạt động bảo vệ môi trƣờng biển, đảo. – Âm nhạc: + Hát, múa “ Bé yêu biển”, nghe hát “Biển hát chiều nay”, “ Đảo chân mây”… – Văn học: + Đọc thơ: Quê em + Kể chuyện: Bé và cái vỏ bao ny lon. – Tạo hình; + Tô màu, cắt dán làm sách tranh du lịch quê em. + Tổ chức chơi trò chơi: Thi xem đội nào nhanh “ Chọn hành vi đúng”, hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng biển, hải đảo. * Hình thức bồi dƣỡng: – Tôi tham mƣu với hiệu trƣởng nhà trƣờng mua các cuốn tài liệu có liên quan đến việc hƣớng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Trang bị cho 100% giáo viên dạy các lớp 5 tuổi tự nghiên cứu và học tập. Bồi dƣỡng cho giáo viên cách truy cập hình ảnh mạng internet. – Tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên 5 tuổi đƣợc tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn hƣớng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, do sở giáo dục Hà Nội và phòng giáo dục và nhà trƣờng tổ chức. – Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn tọa đàm về các nội dung hƣớng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào các hoạt động trong ngày. Đƣa ra các ví dụ cụ thể để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm. – Xây dựng các giờ dạy mẫu có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ vào tiết học phù hợp. Tổ chức kiến tập cho giáo viên học tập * Kết quả đạt đƣợc: – Nhà trƣờng đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học tập, 100% giáo viên biết cách truy cập tài liệu hình ảnh trên mạng …. – Ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho 100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi tham gia lớp tập huấn hƣớng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi do huyện Thanh Trì tổ chức ngày 13/10/2011. Nhà trƣờng tổ chức ngày 20/10/2012 buổi tập huấn đạt kết quả tốt. – Đã tổ chức đƣợc 8 buổi tọa đàm về các nội dung hƣớng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào các hoạt động trong ngày. – Tổ chức đƣợc 15 tiết dạy và hoạt động có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho 100% giáo viên 5 tuổi trong trƣờng học tập và rút kinh nghiệm. – 100% giáo viên hƣởng ứng tham gia học tập tích cực và rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm giáo dục về tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Bắt đầu giáo viên đã biết cách xây dựng lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình dạy trẻ 5 tuổi. – 100% giáo viên đã nhận thức đƣợc cần phải giáo dục lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. – 100% giáo viên đã nắm đƣợc kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi một cách phù hợp nhẹ nhàng có nghệ thuật, không gò bó áp đặt trẻ. (Một số hình ảnh minh họa ở phần phụ lục ảnh 1 ) 3. Bổ sung đồ dùng dạy học, phát động phong trào thi đua làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho việc tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Đồ dùng dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cho giáo viên thực hiện các hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống. Nhằm giúp trẻ hình thành phát triển tƣ duy, ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh ở trẻ. Đồ dùng đƣa vào dạy trẻ phải phù hợp về nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, áp dụng có hiệu quả trong các hoạt động. Thực tế đồ dùng dạy học của các lớp mẫu giáo 5 tuổi trong nhà trƣờng đã đƣợc đầu tƣ từ những năm học trƣớc nhƣ: Ti vi, đầu đĩa, máy tính có nối mạng intenet, tranh ảnh…qua nhiều năm sử dụng nay đã cũ, hỏng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của ngành. Vì vậy, việc bổ sung đồ dùng dạy học và phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học sáng tạo là việc làm cần thiết, giúp giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục tài nguyên môi truờng biển, hải đảo cho trẻ một cách thuận tiện, dễ dàng đạt hiệu quả. Tôi đã thực hiện nhƣ sau: * Mục đích: – Bổ sung thêm những đồ dùng dạy học cần thiết nhƣ: Bộ tranh ảnh, lô tô, mô hình về biển, đảo Việt Nam. – Bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại còn thiếu và thay thế đồ dùng đã cũ, hỏng nhƣ: Ti vi màn hình phẳng, loa vi tính, nâng cấp mạng intenet, máy ảnh. – Phát động giáo viên làm đồ dùng dạy học sáng tạo nhƣ: Thiết kế bài giảng điện tử, Làm các mô hình biển, đảo. Các loài động vật sống ở biển bằng các nguyên vật liệu sẵn có nhƣ; Xốp, ni lon, vỏ trai, vỏ hộp nhựa, bọt biển… * Cách làm: Ngay từ đầu năm học khi triển khai thực hiện tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình giáo dục trẻ 5 tuổi. Căn cứ vào tình hình thực tế của trƣờng và chƣơng trình lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo dạy trẻ 5 tuổi. Tôi đã đề xuất với đồng chí hiệu trƣởng nhà trƣờng trích nguồn kinh phí mua sắm những đồ dùng cần thiết cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi nhƣ: Bộ tranh, mô hình, lô tô dạy trẻ về giáo dục biển, đảo. Màu nƣớc, giấy màu, băng dính, bìa, súng bắn keo, giấyA0, kéo, hồ dán… để giáo viên làm đồ dùng dạy học. Làm công tác xã hội hóa với phụ huynh học sinh, mua bổ sung đồ dùng hiện đại nhƣ: Mua 6 ti vi màn hình phẳng có chức năng kết nối vi tính, thay thế cho ti vi cũ. 6 đôi loa vi tính cho các lớp, bổ sung 3 đàn, 2 máy ảnh cho khu Quỳnh Đô và Ích Vịnh. Phát động giáo viên thi đua làm đồ dùng dạy học sáng tạo phục vụ cho việc giáo dục tài nguyên môi trƣờng biển, hải đảo vào chƣơng trình dạy trẻ 5 tuổi nhƣ: Tôi đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn khối 5 tuổi, đƣa ra ý tƣởng về thiết kế bài giảng điện tử theo các môn học của từng chủ đề là rất thiết thực, vì các nội dung dạy trẻ biển, đảo rất cần phải cho trẻ xem hình ảnh thực tế thì trẻ mới lĩnh hội đƣợc các kiến thức giáo viên truyền tải đến cho trẻ. Tôi cho giáo viên thảo luận và lựa chọn ra từng bài dạy trong các chủ đề, cần phải thiết kế bài giảng dạy trẻ. Sau đó cho các đồng chí giáo viên lựa chọn, mỗi đồng chí phụ trách một môn học để thiết kế bài giảng áp dụng dạy trẻ nhƣ: Đồng chí Hiếu (lớp A1) thiết kế hoạt động khám phá, đồng chí Hạnh (lớp A3) thiết kế bài giảng môn làm quen với toán, đồng chí Chinh (lớp A2) thiết kế bài giảng môn âm nhạc, đồng chí Thảo( lớp A4), thiết kế bài giảng môn văn học, đồng chí Loạt ( lớp A5) thiết kế bài giảng môn chữ cái. Sau khi thiết kế xong tôi cùng các đồng chí giáo viên tập hợp nhận xét góp ý sửa lại cho phù hợp rồi đi in thành một bộ bài giảng điện tử cho cả khối áp dụng thực hiện. Bên cạnh đó tôi chỉ đạo giáo viên các lớp tăng cƣờng làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho các hoạt động nhƣ: Sƣu tầm các nguyên vật liệu sẵn có, vận động phụ huynh ủng hộ các phế liệu vỏ hộp, vỏ trai, vỏ sò, mút xốp…để làm mô hình biển, đảo và các loại động vật sống ở biển, để áp dụng vào dạy trẻ. * Kết quả: – Nhà trƣờng đã mua cho các lớp đầy đủ các đồ dùng cần thiết nhƣ: Mỗi lớp 1 bộ tranh giáo dục về biển, đảo dạy trẻ, các vật liệu màu nƣớc, kéo, hồ, băng dính, bìa, giấy màu chia đều cho các lớp. Mua mới 3 cái đàn Yamaha cho 3 khu. – Phụ huynh đã ủng hộ mua 6 ti vi màn hình phẳng hãng Sony, 6 đôi loa vi tính trị giá 57.000.000 đồng. – Giáo viên đã thiết kế đƣợc bộ bài giảng điện tử gồm 46 bài có nội dung giáo dục biển, hải đảo dạy trẻ theo các chủ đề. – Giáo viên đã sáng tạo đƣợc 5 mô hình có nội dung giáo dục về biển, hải đảo và rất nhiều các loài động vật sống ở biển bằng các vỏ trai, lọ, xốp, vỏ sò… ứng dụng dạy trẻ trong các hoạt động. – Phụ huynh rất tích cực ủng hộ đồ dùng phế liệu ch0o giáo viên làm đò dùng sáng tạo. – 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi có thêm kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử, say sƣa làm đồ dùng dạy học. (Một số hình ảnh minh họa ở phần phụ lục ảnh 2 )
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan