Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5...

Tài liệu Skkn rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

.DOC
68
6468
135

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5” 1 LỜI CẢM ƠN Sáng kiến kinh nghiệm‘‘ Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” mà tôi nghiên cứu đến nay đã hoàn thành. Có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Phù Cừ đã tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và thực hiện. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Tiểu học Minh Tân, giáo viên tổ: 4, 5, cô giáo Lê Phương Nga, các bạn học lớp K4 ĐHSP, đã hỗ trợ, giúp tôi thu thập tài liệu, lựa chọn phương pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Cũng trong dịp này, tôi xin cảm ơn các em học sinh khối 5 Trường Tiểu học Minh Tân khóa học 2012 – 2013 và khóa học 2013 – 2014 đã ủng hộ, giúp đỡ để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn và cách nhìn của bản thân không tránh khỏi phiến diện, sai sót. Vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên viên Phòng giáo dục, Ban giám hiệu trường và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có tính khả thi cao, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học viết văn nói riêng và học tập nói chung. Tôi xin chân thành cảm ơn! Minh Tân ngày, 10 tháng 3 năm 2014 2 Người viết Hoàng Thị Thúy Vinh 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Trong chương trình tiểu học, cùng với môn toán môn Tiếng Việt chiếm khá nhiều thời gian so với các môn học khác. Môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi.Thông qua việc dạy học Tiếng việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn khác nhau như tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập viết, chính tả, tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạycác em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua 4 các văn bản- còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng việt. Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình tập làm văn 5 là văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế, mặt khác có những cảnh học sinh chỉ có thể gặp một lần khi đi du lịch hay xem trên truyền hình, không cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn. Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn: Là một giáo viên đã trải qua nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 4, 5 tôi nhận thấy thể loại văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Thực tế giảng dạy tập làm văn phần tả cảnh, bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã viết sẵn và thực tế mẫu nhưng không phải là chuẩn 5 mực, có chăng chỉ là đôi chỗ có câu, ý hay,… mà lại không có một sự hướng dẫn cụ thể nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh. Là một giáo viên tiểu học tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Trong năm học 2011 – 2012, 20122013, tôi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về mảng Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh lớp 5. Tôi đã áp dụng một số phương pháp và thấy có những kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định trong dạy Tập làm văn. Năm học 2013- 2014, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhỏ “ Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”, để nghiên cứu với hi vọng gúp phần nâng cao trình độ của bản thân và nâng cao chất lượng dạy - học văn tả cảnh lớp 5 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng nghiệp để đề tài thực sự có giá trị trong quá trình dạy học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Giúp học sinh lớp 5: - Hiểu được đặc điểm của thể loại văn tả cảnh, trọng tâm miêu tả của từng bài. - Biết những ưu điểm và hạn chế của mình trong viết văn và có biện pháp tốt cho việc học viết văn của mình. - Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý, viết bài. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Rèn kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những cảnh vật xung quanh các em. 6 - Có cách nhìn sự vật theo hướng tích cực, ham thích quan sát, tìm tòi khám phá. - Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả ở các lớp sau… 2. Giúp giáo viên: - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. - Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn tả cảnh nói riêng. - Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học. III, KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Minh Tân. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Thể loại văn tả cảnh lớp 5, một số kinh nghiệm rèn viết văn tả cảnh. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy- học văn tả cảnh lớp 5. 2. Thực trạng dạy- học văn tả cảnh ở lớp 5. 3. Một số biện pháp dạy- học văn tả cảnh lớp 5. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Đọc tài liệu liên quan đến đề tài - Nghiên cứu nội dung chương trình TLV 5, mạch kiến thức Dạy viết văn tả cảnh. 7 2. Phương pháp quan sát sư phạm: - Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy- học phân môn TLV trong trường Tiểu học. - So sánh đối chứng trong cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa các giai đoạn với nhau trong cùng một lớp, đối chứng cả với những năm học trước. - Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học TLV của học sinh lớp dạy thực nghiệm và học sinh lớp khác trong khi đi dự giờ, quan sát phương pháp sư phạm của giáo viên giảng dạy, quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tả khác nhau để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viết văn miêu tả của học sinh. 3. Ứng dụng sơ đồ tư duy Sử dụng sơ đồ tư duy trong một số phần để hướng dẫn học sinh quan sát, viết mở bài, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: - Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp số liệu thống kê. Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. VI. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU - Các tiết Tập làm văn về bài văn tả cảnh ở lớp 5. - Thực trạng dạy – học văn tả cảnh của giáo viên, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Minh Tân nơi tôi công tác trong thời gian qua, đặc biệt là học sinh lớp 5B năm học 2012 -2013. 8 VII. THỜI GIAN HOÀN THÀNH Việc nghiên cứu tìm ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 ‘‘Rèn kĩ năng viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5’’được hoàn thành vào cuối học kì I năm học 2012 – 2013 và một số nội dung liên quan tới tháng 2 năm 2014. 9 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN DẠY HỌC VĂN TẢ CẢNH Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó xung quanh ta. Như vậy văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau. Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta như dòng sông, cánh đồng, hàng cây...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn được sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc ta có thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt. Chính vì thể để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về phương pháp làm văn, phải biết dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học. II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ DẠY VÀ HỌC. 1. Sách giáo khoa. 10 Hiện nay theo phân phối chương trình trong sách giáo khoa có 19 tiết tả cảnh, trong đó có 13 tiết lý thuyết kết hợp thực hành, còn lại là kiểm tra và trả bài. Nội dung tả cảnh tập trung vào các cảnh: Một buổi trong ngày, một hiện tượng thiên nhiên, trường học, cảnh sông nước. Với các nội dung trên, yêu cầu viết lại chủ yếu là đoạn văn. Do đó, với mỗi cảnh học sinh ít được viết hoàn thiện một bài văn hoàn chỉnh ngay trên lớp để thầy cô và bạn bè trực tiếp góp ý. 2. Người học (về phía học sinh) - Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả cảnh khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan,… Học sinh chưa có hứng thú viết văn đặc biệt là văn miêu tả. - Học sinh không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn - Khi làm văn, học sinh miêu tả hời hợt, chung chung, vốn từ còn nghèo nàn, bài văn trở thành một bảng liệt kê các đối tượng miêu tả, không làm nổi bật được cảnh đang tả. - Bài văn học sinh làm thường vay mượn ý tình của người khác, các em thường sao chép những bài văn mẫu thành bài văn của mình không kể đầu bài quy định như thế nào. Với cách làm ấy các em không cần biết đối tượng cần miêu tả gì, không chú ý tới đặc điểm nổi bật tạo nên nét riêng của cảnh, cũng như không có cảm xúc về nó. - Học sinh chưa có ý thức quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép những điều quan sát được một cách cụ thể và chi tiết chính vì vậy mà các em còn lơ mơ về đối tượng miêu tả nên tả còn nhiều chi tiết khập khiễng, lủng củng không gắn kết với nhau. - Học sinh tiểu học vốn sống, vốn kiến thức và những rung cảm trước cái đẹp còn hạn chế nên chưa thổi được vào cảnh cái hồn để cảnh miêu tả trở nên sinh động, ấn tượng 11 hơn. - Học sinh chưa có phương pháp làm văn cụ thể, việc tiếp thu kiến thức làm văn đến vận dụng kiến thức đó chưa chủ động và linh hoạt. - Kĩ năng vận dụng các từ ngữ gợi hình, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật tu từ còn lúng túng. b. Người dạy - Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn... Đó là qua phân tích các bài văn mẫu với lý thuyết khô khan, khó hiểu. - Giáo viên chưa chủ động, sáng tạo trong dạy học, chưa gây hứng thú cho học sinh khi học văn, chưa có những câu văn chân thực, gần gũi,… Đặc biệt, khi học sinh đưa ra một câu văn dùng từ chưa chuẩn hay thiếu hình ảnh, chưa hợp lí, … chưa chỉnh sửa kịp thời và không làm bật được cái hạn chế và thay thế ngay câu văn có nghĩa, đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh để học sinh có thể ‘‘mê’’ thì chưa thể thổi hồn, làm cầu nối nâng tình yêu văn học cho các em. - Một số giáo viên còn mắc bệnh thành tích trong dạy học. Để đối phó với việc học sinh làm kém và đảm bảo “chất lượng” khi kiểm tra, thi cử... nhiều cô giáo, thầy giáo cho học sinh học thuộc (làm sẵn) một số bài văn mẫu để các em khi gặp đầu bài tương tự cứ thế mà chép ra làm cho các em lệ thuộc vào bài mẫu, không có sáng tạo trong làm bài. - Ra đề bài chưa thích hợp với học sinh theo từng vùng miền, địa phương. Khiến học sinh vô cùng lúng túng khi miêu tả. 12 Ví dụ: Đề bài yêu cầu tả cảnh biển lúc bình minh, thực tế học sinh chưa được nhìn thấy hay được quan sát biển bao giờ. - Giáo viên không thực hiện đúng các yêu cầu khi trả bài viết của học sinh, không giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết được trong một tiết, một tuần, … mà là cả một quá trình dạy Tập làm văn bởi dạng văn tả cảnh là sự kết hợp của nhiều thể loại văn các em đã học và còn cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tạo mới. - Chính vì một số nguyên nhân trên tôi đã khảo sát chất lượng làm văn của học sinh hai lớp 5. lớp 5A (đối chứng) và lớp 5B (thực nghiệm) để làm cơ sở kiểm chứng thực nghiệm sau này. - Đề bài : Em hãy tả một cảnh thiên nhiên đẹp ở địa phương. - Kết quả thu được như sau : Tổng Giỏi Lớp số HS Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL % 5A 29 2 6,8 7 24,3 15 51,7 5 17,2 5B 28 2 7 6 20,7 15 52,6 6 20,7 13 Từ kết quả trên tôi thấy chất lượng học sinh hai lớp là tương đương bởi tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu luôn ngang nhau, tôi quyết định lựa chọn một số giải pháp để ứng dụng, thực nghiệm mong muốn có kết quả tốt để cải tiến cách dạy, cách học cho cá nhân và học sinh và có thể là giải pháp cho đồng nghiệp. III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT. Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại miêu tả cảnh một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau:  Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng.  Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh.  Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ.  Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi học, đọc, viết các bài văn, thơ về tả cảnh. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh. Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. 14 Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết các vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau: 1. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội dung và hình thức. - Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả: + Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?) Ví dụ : Tả cánh đồng thì tập trung tả cánh đồng, không miên man tả sâu cảnh xóm làng nằm bên cạnh cánh đồng, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các sự vật đó cũng có liên quan. + Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?) : Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác. Ví dụ : Tả cảnh cánh đồng thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không thể tách rời như: Lúa, ngô, rau màu, thửa ruộng, bờ mương, đàn trâu, con người lao động, .. + Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì ?) Ví dụ : Tả cánh đồng với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của người dân quê hương, ích lợi mà cánh đồng mang lại…. + Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?) Ví dụ : Tả cánh đồng với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên thơ... 15 - Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả. + Bước 1: Tìm hiểu đề + Bước 2: Quan sát tìm ý + Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý) + Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh + Bước 5: Kiểm tra lại bài. Hiện nay Sách giáo khoa không còn những tiết riêng cho Tìm hiểu đề, quan sát tìm ý nhưng qua mỗi đề văn giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm theo các bước kể trên. Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi bước làm giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện bài làm. Cụ thể: * Bước 1: Tìm hiểu đề - Tác dụng: Giúp học sinh xác định được yêu cầu đề bài, tránh làm lạc đề. Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu... - Cách thực hiện:Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: + Đọc kĩ đề. + Phân tích đề. Phân tích đề bằng cách: - Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn. 16 - Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả. Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích (ấn tượng). Học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi: ?/ Hãy xác định thể loại làm văn? ?/ Đối tượng miêu tả là gì? ?/ Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào ? Thể loại Đối tượng Giới hạn miêu tả miêu tả Không gian Miêu tả Thời gian Dòng sông Mở B ất kì Đặc điểm ấn tượng, thích) Sau khi trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực tiếp trên đề bài. Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích (ấn tượng). * Bước 2: Bước quan sát và tìm ý - Tầm quan trọng: Là bước quyết định thành công của bài văn, học sinh muốn viết được bài văn hay, sống động phải có được sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả và phải có sự ghi chép tỉ mỉ, chi tiết những đặc điểm mình miêu tả. - Cách thực hiện: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác... nhằm giúp các em nhận biết về cảnh đầy đủ và chính xác hơn. 17 * Luyện kĩ năng quan sát: Muốn quan sát có hiệu quả, quan sát phải có tính mục đích, người quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm của riêng mình. Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có tính khái quát. Qua chi tiết, người đọc phải thấy được bản chất của sự việc. Vì vậy quan sát phải có lựa chọn. Nếu yêu cầu các chi tiết cụ thể nhưng đó không phải là những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Chi tiết không cần nhiều mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,… Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Khi quan sát, cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tấm lòng. Mục đích quan sát sẽ quy định đối tượng và phương pháp quan sát. Để tả cảnh, cần xác định vị trí quan sát. thời điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát. Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm từ ngữ để diễn tả. Để giúp quan sát và tìm ý, với mỗi đề bài cần có một hệ thống câu hỏi gợi ý nội dung quan sát và các ý cần xác lập. Nếu học sinh không thực hiện tốt bước quan sát và tìm ý thì học sinh sẽ không có chất liệu để làm văn từ đó học sinh sẽ không có hứng thú làm bài hoặc sao chép bài văn từ những bài văn mẫu. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép tỉ mỉ những điều mình quan sát tạo thành một cuốn cẩm nang để khi miêu tả học sinh có sẵn tư liệu để làm bài. Thông thường với đề bài nào tôi cũng yêu cầu các em ghi kết quả quan sát theo các ý. (Chọn chi tiết nổi bật, nét riêng độc đáo, …có thể bỏ trống ô nếu không phù hợp). Mắt thấy Tai nghe Mũi ngửi Tay sờ (Thị giác) (Thính giác) (Khứu giác) xúc giác) … … … … 18  Quan sát theo không gian (Vị trí) Xa, gần, trên, dưới, trong, ngoài, trái, phải, phía trước, phía sau, …  Hoặc quan sát theo thời gian (Thời điểm) Sáng, trưa, chiều, tối, các mùa trong năm, thời tiết, …. Lưu ý: Đây là bước tìm ý ban đầu, cái sườn chung nhưng không phải bài nào cũng theo đủ các ý, các trình tự như trên mà kết hợp cho hài hòa để thể hiện được những nét riêng mà không trùng lặp… Ví dụ: Khi tả dòng sông quê hương, học sinh quan sát và hoàn thành sơ đồ tư duy như sau: Từ những ghi chép quan sát trên thì chắc chắn các em sẽ làm được những bài văn vô cùng sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên quan sát bằng các giác quan chưa đủ mà giáo viên cũng cần phải hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự không gian và thời gian. Ví dụ: Cách quan sát dòng sông quê. 19 Ví dụ : Dòng sông được quan sát gắn theo trình tự thời gian (thân bài). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan