Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Skkn rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh tiểu học

.DOC
18
123
91

Mô tả:

SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài Trong thực tế dạy – học Toán ở chương trình Tiểu học, tôi nhận thấy việc thực hiện phép tính “Chia cho số có nhiều chữ số” là vấn đề mà học sinh đang gặp phải khó khăn nhiều nhất ( Có những học sinh đã học lên đến lớp 5 mà vẫn chưa thực hiện được phép chia này – thật là một vấn đề nan giải! ) và việc dạy cho học sinh làm thế nào để có biện pháp tính, kĩ năng tính, sự thuần thục khi thực hiện phép tính ...Đó cũng chính là điều mà bản thân tôi nói riêng cũng như các đồng nghiệp giáo viên nói chung đang quan tâm. Tôi thiết nghĩ : Quả thực “ Phép chia cho số có nhiều chữ số là một trong những phép tính khó nhất ở Tiểu học. Điểm mấu chốt trong biện pháp tính này là vấn đề ước lượng các chữ số của thương, tạm gọi tắt là “ước lượng thương” vậy Việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình , bắt đầu từ lớp Ba, lên lớp Bốn và lớp Năm.( ở lớp 3, việc giới thiệu và rèn kĩ năng ước lượng thương được thực hiện trong bài “Chia cho số có hai chữ số” . Lên lớp 4, phần “Chia cho số có nhiều chữ số” .Và lớp 5 lại được lặp lại qua phần “Chia số thập phân”. Thực chất của vấn đề là “ Tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia một số n hoặc (n+1) chữ số cho một số có n chữ số (với n = 2 hoặc 3). Nếu nắm được cách ước lượng thương và có kĩ năng ước lượng thương thì phép chia này đối với học sinh không còn là một khó khăn nữa và cũng nhờ thế mà các em dễ dàng giải các bài toán liên quan đến phép tính này không tốn nhiều thời gian, tạo thuận lợi và hứng thú cho học sinh say mê học Toán , yêu thích môn Toán. 1 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. Vì vậy cho nên việc hướng dẫn và rèn kĩ năng “ước lượng thương trong phép chia cho số có nhiều chữ số” cho học sinh là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học Toán. Cũng chính vì lí do đó mà tôi quyết định chọn đề tài này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Học sinh lớp 3;4;5 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc , với chương trình mới. Đặc biệt là học sinh lớp 3 năm học 2005-2006 và học sinh lớp 5 năm học 2006- 2007 do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy. 3. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra , phân tích , tổng hợp tìm nguyên nhân - Dùng biện pháp cụ thể áp dụng cho học sinh rèn luyện 4. Thời gian nghiên cứu và áp dụng - Năm học 2005- 2006; 2006- 2007 Phần 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Thực trạng làm tính chia 1. Đối với học sinh - Rất khó khăn khi thực hiện với các phép chia , có một số học sinh chưa chia được do chưa học thuộc các bảng nhân , chia và nhân nhẩm chưa nhanh. - Việc thực hiện chia cho số ó nhiều chữ số đang gặp khó khăn rất nhiều(ngay cả với học sinh lớp 5) 2. Về phía giáo viên 2 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. - Nhiều khi chưa thực sự chú ý đến một số thủ thuật trong dạy Toán, chưa mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến của mình vào vào dạy Toán vì ngại với chương trình mới - Đôi khi chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học để tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy thực hiện chia cho số có nhiều chữ số. 3. Nguyên nhân: - Học sinh chưa nắm được cách ước lượng thương, chưa có kĩ năng ước lượng thương . Bên cạnh đó, các em cũng chưa biết được cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng chẳng hạn như che bớt chữ số. - Đối với giáo viên , việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương đôi khi không được chú ý một cách tỉ mẫn ,chưa mạnh dạn đưa một số sáng kiến của mình vào dạy học Toán , chưa thực sự chú ý linh hoạt sáng tạo trong sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học. 4. Khảo sát học sinh : - Đầu năm học 2005-2006 , với học sinh lớp 3B, khi chưa được dạy chia cho số có hai chữ số và giới thiệu cách ước lượng thương thì có 100% học sinh chưa nắm được cách “ước lượng thương” - Năm học 2006- 2007, với học sinh lớp 5A, mặc dù đã được học “chia cho số có nhiều chữ số ở các lớp 3;4 song kĩ năng ước lượng thương còn kém thậm chí phần lớn học sinh chưa biết cách “ước lượng thương” như thế nào ? Có khoảng 30% học sinh không thực hiện được phép chia này, 20% học sinh thực hiện chia được song còn quá chậm vì chưa có kĩ năng ước lượng thương , số còn lại tạm ổn song cũng chưa thành thạo trong biện pháp tính. Quả vậy , để học sinh thực hiện phép tính này một cách dễ dàng và có những bài giải toán nhanh thì việc hướng dẫn cho học sinh cách “ước lượng thương” và rèn cho học sinh kĩ năng “ước lượng thương” trong phép 3 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. chia và đặc biệt là phép chia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Để làm được điều này thì giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề , tìm tòi phương pháp thích hợp trong dạy toán và cần nhiều thời gian , kết hợp với sự kiên trì , tính cần mẫn dịu dàng hướng dẫn , biết khích lệ đúng lúc và khơi dậy lòng say mê chăm chỉ miệt mài của học sinh trong học toán ở lớp cũng như luyện tập toán ở nhà, chứ không dễ dàng gì đạt được kết quả mong muốn trong một sớm một chiều. Bởi vậy , cho nên khi tiến hành công việc, bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, với tâm huyết của mình về vấn đề này, tôi đã từng bước cố gắng khắc phục. II. Một số giải pháp Qua thời gian tiến hành công việc thu được một số kết quả khả quan, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số vấn đề sau để hướng dẫn học sinh Tiểu học rèn kĩ năng “ước lượng thương” được tốt . Đây là kinh nghiệm của tôi nhưng cũng có thể đây cũng là kinh nghiệm của một số người có thể đã áp dụng, tuy nhiên với thực trạng của học sinh thì tôi bạo nghĩ : việc mình mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình (có thể mọi người đã biết hoặc chưa biết) cũng không thừa. Điều quan trọng là chúng ta có cơ hội để cùng thảo luận với nhau nhiều để tìm cách dạy Toán cho học sinh Tiểu học ngày mỗi tốt hơn. 1. Kiểm tra phân loại học sinh: - Bao nhiêu em đã thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số. - Bao nhiêu em đã có kĩ năng “ước lượng thương” trong phép chia này và ứng dụng tốt vào giải toán có liên quan. - Bao nhiêu em chưa thực hiện phép chia được. Vì sao? - Bao nhiêu em thực hiện phép chia còn chậm, Nguyên nhân? 2. Quy định với học sinh: - Học thuộc các bảng nhân chia. - Biết cách nhân nhẩm , trừ nhẩm thành thạo. 4 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. - Ngoài vở BT Toán theo quy định của chương trình cần có vở BT Toán ô li dùng cho các tiết luyện tập buổi chiều và ở nhà. 3. Giáo viên: - Chuẩn bị vật liệu để hướng dẫn học sinh thực hành và luyện tập dựa vào nội dung của chương trình mới và từng bài học , phù hợp, vừa sức với từng đối tượng học sinh trong lớp. - Chuẩn bị phương pháp và kế hoạch hướng dẫn học sinh: Lời nói phải rõ ràng , dễ hiểu , các bước ngắn gọn. Cần chú trọng với các bài tập hướng dẫn thực hành, chú ý kết hợp giữa thực hành và luyện tập. - Cẩn thận , mẫu mực trong việc chấm chữa bài làm của học sinh, giải đáp thắc mắc chi tiết và kịp thời. 4. Hướng dẫn học sinh “ước lượng thương” Như tôi đã nói ở trên, việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình.Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. Để làm việc này , ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán chữ số ấy . Sau đó nhân lại để thử.Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số ấy . Như vậy , muốn ước lượng thương cho tốt, học sinh phải thuộc các bảng nhân chia và biết nhân nhẩm trừ nhẩm nhanh. Bên cạnh đó, các em cũng phải biết cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng là che bớt chữ số. Cách làm như sau: a) Làm tròn giảm : Nếu số chia tận cùng là 1;2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm(tức là bớt đi 1;2 hoặc 3 đơn vị ở số chia) . Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi(và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia) Ví dụ 1 : Muốn ước lượng 92 : 23 = ? Ta làm tròn 92  90 ; 23  20 , rồi nhẩm 90 chia 20 được 4 , sau đó thử lại : 23 x 4 = 92 để có kết quả 92 : 23 = 4 5 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. Trên thực tế việc làm tròn : 92  90 ; 23  20 (A) được tiến hành bằng thủ thuật cùng che bớt hai chữ số 2 và 3 ở hàng đơn vị để có 9 chia 2 được 4 chứ ít khi viết rõ như ở (A) Ví dụ 2 : Có thể ước lượng thương 568 : 72 = ? như sau : - ở số chia ta che 2 đi - ở số bị chia ta che 8 đi - Vì 56 : 7 được 8, nên ta ước lượng thương là 8 - Thử : 72 x 8 = 576 > 568 Vậy thương ước lượng (8) hơi thừa ta giảm xuống 7 và thử lại: 72 x 7 = 504; 568 – 504 = 64 <72 Do đó : 568 : 72được7 b) Làm tròn tăng: Nếu số chia tận cùng là 7;8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng( tức là thêm 3;2 hoặc 1 đơn vị vào số chia)Trong thực hành , ta chỉ việc chia che bớt chữ số tận cùng đó đi và thêm 1 vào chữ số liền trước ( và che bớt chữ số tận cùng của số bị chia) Ví dụ 1 : Muốn ước lượng 86 : 17 = ? Ta làm tròn 17 theo cách che bớt chữ số 7 như ở ví dụ 1a, nhưng vì 7 khá gần nên ta phải tăng chữ số 1 ở hàng chục thêm 1 đơn vị để được 2 , còn đối với số bị chia 86 ta vẫn làm tròn giảm thành 80 bằng cách che bớt chữ số 6 ở hàng đơn vị Kết quả ước lượng 8 : 2 = 4 Thử lại:17 x 4 =68 < 85 và 85 – 68 = 17 nên thương ước lượng hơi thiếu do đó ta phải tăng thương đó (4) lên thành 5 rồi thử lại: 17 x 5 = 85: 86 – 85 = 1; 1 < 17 Suy ra: 86 : 17 được 5 Ví dụ 2 : Có thể ước lượng thương 5307 : 581 như sau : - Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia , vì 8 khá gần 10 nên ta tăng chữ số 5 lên thành 6 - Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia 6 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. - Ta có : 53 : 6 được 8 Vậy ta ước lượng thương là 8 Thử lại : 581 x 8 = 4648 ; 5307 – 4648 = 659 > 581 Vậy thương ước lương (8) hơi thiếu , ta tăng lên 9 rồi thử lại: 581 x 9 = 5229 ; 5307 – 5229 = 78< 581 Vậy : 5307 : 581 được 9 c) Làm tròn cả tăng lẫn giảm: Nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 thì ta nên làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này. Ví dụ : 245 : 46 = ? - Làm tròn giảm 46 được 4 ( che chữ số 6) và làm tròn tăng 46 được 50 ( che chữ số 6 và tăng 4 lên thành 5) - Làm tròn giảm 245 được 24 (che chữ số 5) - Ta có : 24 : 4 được 6 24 : 5 được 4 Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử lại với số 5 46 x 5 = 230 ; 245 – 233 = 15 < 46 Vậy 245 : 46 được 5 Trong thực tế , các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia ( viết ) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính vào nháp , hoặc viết bằng bút chì , nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại. Để việc làm tròn số được đơn giản , ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số : còn đối với số bị chia luôn cho làm tròn giảm bằng cách che bớt chữ số ( cho dù chữ số bị che có lớn hơn 5) Việc này nói chung không ảnh hưởng mấy đến kết quả ước lượng. Chẳng hạn : trong ví dụ 2(a) nếu ta làm tròn số bị chia thành 560 ( trên thực tế là che bớt 8 ) thì kết quả ước lượng lần thứ nhất cũng là 8 , vẫn giống như kết quả ước lượng thương khi ta làm tròn “đúng” số 568 thành 570. 7 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. 5. Hướng dẫn học sinh thực hành- luyện tập : - Sau khi các em đã nắm được cách ước lượng thương, bên cạnh những bài củng cố sau mỗi ví dụ đã hướng dẫn ngay tại tiết dạy theo chương trình vào buổi học chính khóa. Tôi đã cho các em tiếp tục luyện tập bằng những bài tập luyện tập thêm vào những tiết dạy ngoại khóa buổi chiều , cũng như ở nhà.Trong khi các em luyện tập, tôi luôn theo dõi sát sao và giúp đỡ kịp thời cho những em yếu , chấm và chữa bài cụ thể cho cả lớp cùng theo dõi. Sau đó cho các em yếu thực hiện lại với bài tập ví dụ mới ngay tại lớp. - Tôi thường chú ý ra bài luyện tập với số lượng và mức độ phù hợp cho từng đối tượng học sinh giỏi ,khá, trung bình, yếu và có kiểm tra sửa chữa và khen ngợi động viên kịp thời để tạo sự hứng thú học tập với phép tính này. Phần 3 KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM * Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp trên , kết quả đạt được : Các em đã ham thích môn Toán nói chung và say sưa với các phép tính chia cho số có nhiều chữ số nói riêng , thực hiện chia một cách dễ dàng không còn lo sợ khi làm toán có liên quan đến phép tính được xem là khó này nữa. - Đối với học sinh lớp 3B năm học 2005-2006 do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy, sau khi đã được giới thiệu cách làm này thì đa số các em đã thực hiện được phép tính chia và còn thực hiện rất nhanh , thành thạo trong khi ước lương thương . Cuối năm , có 75% có kĩ năng ước lương và thực hiện phép chia rất tốt, 20% học sinh thực hiện chia được song chưa thành thạo lắm , chỉ có 5% học sinh còn lúng túng trong khi thực hiện chia. 8 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. - Đối với học sinh lớp 5A năm học 2006 – 2007 do tôi chủ nhiệm và dạy thì vào cuối kì I, kĩ năng ước lượng thương của các em đã được nâng cao (học sinh khá, giỏi) . Số học sinh trung bình, yếu đầu năm do không chia được nay được thực hiện tốt phép chia này, nhiều em trong số đó không còn sợ phép tính chia nữa ( Quốc Cường, Đức, Hải,Quý, Uyên, Duy...) .Đa số các em đã vận dụng vào giải toán nhanh và rất tốt. Có nhiều em tham dự thi giỏi Toán cấp Thị và cấp Tỉnh đạt giải cao. (Cấp Thị tiêu biểu có các em : Hải Lâm , Bình, Huỳnh giải nhất; Nhật Anh giải nhì. Cấp Tỉnh : các em dự thi đều có giải , trong đó có em Hải Lâm đạt giải nhất). Nhìn chung , 100% học sinh đều thực hiện được phép chia cho số có nhiều chữ số.Trong đó 80% học sinh có kĩ năng ước lượng thương và thực hiện phép tính chia rất nhanh, 15% học sinh thực hiện chia tốt song chưa nhanh lắm , chỉ còn lại 5% học sinh chia còn chậm nhưng vẫn chia được theo cách đã được hướng dẫn ước lượng thương này. * Với những việc làm trên và kết quả đạt được, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm : - Khi dạy học sinh học Toán với phép tính chia, đặc biệt là chia cho số có nhiều chữ số. Điều mà giáo viên cần nắm cho được là chủ chốt của phép tính này chính là cách ước lượng thương và cần có phương pháp hướng dẫn học sinh ước lượng thương. Khi đã nắm được điều này thì giáo viên không còn cảm thấy băn khoăn khi dạy và học sinh cũng không còn thấy lo lắng với phép tính này cũng như việc học toán nói chung nữa. Bên cạnh đó, giáo viên cần có kế hoạch dạy học cụ thể với bài dạy liên quan đến phép tính chia (chia cho số có nhiều chữ số) đã nêu ở các lớp 3;4;5. kiên trì , nhiệt tình để dẫn dắt hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia với bài mới cũng như luyện tập, yêu cầu động viên học sinh cố gắng học thuộc các bảng nhân chia , rèn cách nhân nhẩm trừ nhẩm thành thạo để tạo sự thuận lợi trong khi thực hiện ước lượng thương với phép chia.Giáo viên cần cho 9 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. học sinh luyện tập nhiều để các em nắm chắc cách ước lương thưong mỗi dạng làm tròn số theo quy tắc làm tròn số. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong dạy toán để hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng ước lương thương trong phép chia. Tôi đã áp dụng có hiệu quả và sẽ áp dụng tiếp trong những năm tới. Vậy tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng thảo luận và có thể tham khảo vận dụng, cũng có thể có điều gì chưa hoàn thiện mong đồng nghiệp cùng trao đổi để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy toán giúp học sinh có những giờ học toán hứng thú say mê. Tôi hy vọng và chờ đón sự góp ý chân thành của phụ trách chuyên môn , lãnh đạo trường và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Đông Hà, ngày 5 tháng 11 năm 2007 Người thực hiện Nguyễn Thị Anh Thu 10 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 I. Phần mở đầu : 11 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người một cách toàn diện. Nó đặt nền tảng vững chắc cho bậc học phổ thông nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân nói chung. Muốn cho thế hệ trẻ hôm nay trở thành những chủ nhân tương lai “ Tài đức song toàn” của non sông đất Việt thì ngay từ bậc học tiểu học các em cần được rèn luyện tốt. Các em không chỉ được cung cấp kiến thức mà còn phải được hình thành những phẩm chất cao đẹp. Bậc tiểu học nói riêng và các bậc học nói chung, môn Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ, nó vừa là đối tượng đồng thời cũng là công cụ để học sinh lĩnh hội các môn học khác. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đó là hình thành và phát triển cho học sinh bốn kĩ năng : Nghe - Nói - Đọc – Viết. Vì vậy việc dạy tập đọc ngay từ tiểu học rất quan trọng. Phân môn Tập đọc ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh bốn kĩ năng : Nghe- Nói - Đọc – Viết và cuối cùng đó là sự thông hiểu văn bản. Mà muốn đạt được cái đích đó thì đòi hỏi người đọc phải hiểu , đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và nắm bắt được ý tưởng , tâm tư ,nguyện vọng , tình cảm của tác giả đã gửi gắm vào trong tác phẩm. Đọc chính là học, con người biết đọc chỉ có thể tự học và học mãi mãi. Điều đó cho ta thấy việc dạy “Đọc” có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng dạy vấn đề “đọc hiểu” trong phân môn Tập đọc ở tiểu học vẫn chưa cao. Trong tiết tập đọc, nhiều khi giáo viên còn chưa chú trọng đến khâu đọc hiểu lắm. Một số giáo viên nhận thức , cảm thụ văn bản còn hời hợt , nămg lực cảm thụ văn bản của học sinh còn hạn chế, câu hỏi ở SGK chủ yếu là câu hỏi tái hiện nên chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực hoạt động của học sinh...nên phần nào làm cho học sinh khó thông hiểu văn bản một cách sâu sắc. Xuất phát từ tầm quan trọng của phân môn Tập đọc nói chung và vấn đề dạy “đọc hiểu” nói riêng vì 12 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. vậy mà tôi viết những dòng này mong muốn góp phần rất nhỏ năng lực của mình vào việc nâng cao hiệu quả “ Đọc hiểu” trong giờ Tập đọc. II. Thực trạng dạy đọc hiểu ở trường Tiểu học: Qua thực tế giảng dạy cũng như việc dự giờ của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy phương pháp giảng từ, phương pháp liên kết, chuyển đoạn đã được sử dụng trong khâu tìm hiểu bài để giúp các em cảm thụ văn bản chưa tốt và thực tế cho thấy chất lượng “ đọc hiểu” của các em hiện nay còn nhiều hạn chế , đa số các em chỉ biết giải thích từ bằng định nghĩa hoặc trả lời câu hỏi tái hiện một cách máy móc là nhìn vào bài trả lời , chưa phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo của mình.Một số em rất ít có ý thức cảm thụ văn bản, hiểu bài , hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm. III. Một số nguyên nhân: 1. Về phía giáo viên: - Năng lực cảm thụ văn học của mỗi giáo viên không đồng đều, thậm chí có một số giáo viên năng lực cảm thụ văn học còn hạn chế. Do đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc hướng dẫn cho học sinh trong khâu đọc hiểu. - Do quan niệm của một số giáo viên cho rằng : Đối với học sinh tiểu học, chỉ cần các em đọc thành tiếng lưu loát , trôi chảy, đúng từ là được rồi , không cần phải hiểu sâu sắc văn bản. Hoặc do giáo viên coi nhẹ phần tìm hiểu bài, phân tích đề bài , nội dung, sử dụng phương pháp cũ, không đổi mới để phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. 2. Về phía học sinh: - Do các em chưa chuẩn bị bài ở nhà, khả năng cảm thụ chưa sâu, vốn sống thực tế chưa nhiều nên việc khai thác nội dung còn lúng túng. IV. Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5: - Dạy đọc hiểu ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung là hình thành và phát triển các kĩ năng để tiến hành hoạt động nhận diện ngôn ngữ , giải 13 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. nghĩa và hồi đáp nhằm cảm thụ văn học. Qua chương trình văn học, bằng kĩ năng đọc đúng , đọc diễn cảm , đọc hiểu các em sẽ nhận được cái hay , cái đẹp của cuộc sống qua tác phẩm... Để giúp học sinh hiểu được văn bản một cách sâu sắc nhằm nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu trong tiết Tập đọc, giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau: 1. Đối với học sinh: - Với những em học sinh yếu trong khâu đọc thì giáo viên không nên yêu cầu quá cao trong khâu đọc hiểu, nên có hình thức gợi mở giúp các em tìm hiểu từ : từ, từng ý , từng đoạn; gợi mở vấn đề ngắn gọn , dễ hiểu... - Với những học sinh có năng lực cảm thụ văn bản tốt, giáo viên cần quan tâm để bồi dưỡng các em thành những hạt nhân của lớp. Cần dành thời gian để cả lớp cùng thảo luận, tìm hiểu ý chí vươn lên cần học tập, nguồn cảm xúc từ cuộc sống ...ứng dụng vào bài học. 2.Đối với giáo viên: - Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc từ việc hiểu nghĩa của từ, giáo viên phải chọn từ trung tâm để giải nghĩa cho học sinh. Việc dạy từ không chỉ giúp cho học sinh hiểu đúng nghĩa của từ mà còn giúp các em hiểu tác phẩm và nhận ra cái tài của nhà văn, nhà thơ. - Giáo viên cần tập cho học sinh biết cách tìm ra từ ngữ phản ánh hàm súc , cô đọng, chính xác. - Ngoài những câu hỏi trong SGK, giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi khác nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, đó phải la những câu hỏi “ chìa khóa” nhằm kích thích tính tò mò , trí tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh. Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ có thể làm cho trẻ nhìn thấy nhiều điều thú vị tiềm ẩn sau vỏ âm thanh của ngôn ngữ: Ví dụ : Khi dạy bài “ Hạt gạo làng ta”,để làm cho học sinh thực sự cảm nhận hết sự vất vả , gian nan của người dân lao động ; tình cảm của tác giả gửi vào trong đó, GV có thể đưa ra một số câu hỏi sau: 14 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. 1) Trong khổ thơ 1, tác giả nghĩ về hạt gạo quê hương như thế nào? 2) Em có suy nghĩ gì về hạt gạo của quê hương em? 3) Từ nào trong khổ thơ 1 được lặp lại nhiều lần ? Tác dụng của việc lặp từ ấy ? - Khâu hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài rất quan trọng trong việc giúp học sinh thực hiện tốt khâu “ đọc hiểu’. Song phần luyện đọc góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh cảm thụ sâu sắc văn bản. Bởi vậy, nguời giáo viên phải làm sao có giọng đọc hay, chuẩn, đúng, mạch lạc và diễn cảm để đọc mẫu và dạy học sinh. Để đạt được điều này giáo viên cần phải nắm đặc trưng của từng thể loại văn bản, cần chọn ngữ điệu thích hợp với từng bài đọc. Nếu giáo viên luyện đọc cho học sinh có hiệu quả tức là đã góp phần giúp các em thực hiện tốt khâu đọc hiểu. Vì có đọc hiểu tốt học sinh mới đọc diễn cảm và thể hiện đúng tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Ví dụ : Bài “ Hạt gạo làng ta” Từ cách đọc đúng và đọc diễn cảm : nhấn giọng ở các điệp từ , điệp ngữ, cách ngắt nghỉ ở mỗi dòng thơ, khổ thơ cùng với việc hiểu các từ ngữ : vị phù sa, ngọt , bùi , đắng cay, giọt mồ hôi sa,ngoi, trút, hạt vàng làng ta, băng đạn vàng như lúa đồng... học sinh hiểu được nỗi khó khăn vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước , đồng thời học sinh cũng thấy giá trị của hạt gạo , sự gắn bó của tác giả với quê hương . Hơn thế nữa , đó là qua bài thơ nhằm giáo dục học sinh biết quý trọng hạt gạo, quý trọng súc lao động và yêu lao động. Cụ thể cách đọc như sau: Khổ thơ 1 : đọc thong thả, nhấn mạnh từ được lặp lại nhiều lần. Cuối dòng 2,4,6 đọc vắt luôn sang dòng sau: Có vị phù sa Của sông Kinh Thày 15 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. Khổ thơ 2 : đọc nhanh hơn, nhấn mạnh từ ngữ : có bão , có mưa, giọt mồ hôi sa ... để diễn tả nỗi khó nhọc vất vả của người nông dân.Cuối dòng 4,6,8 cũng đọc vắt luôn sang dòng sau. Khổ thơ 3 : nhấn mạnh từ những năm được lặp lại nhiều lần . Cuối các dòng 2,4,6,8 đọc vát luôn sang dòng sau. Khổ thơ 4 : ba dòng trên đọc liền mạch. Hai dòng cuối đọc thong thả và ngắt : Em vui/ em hát Hạt /vàng / làng / ta Nếu ở mỗi bài tập đọc, giáo viên đều hướng dẫn cho học sinh cách đọc cụ thể và các em nắm được thì sẽ rất đễ dàng trong việc hiểu nội dung của bài. Đọc hay, hiểu tốt đó là cái đích cuối cùng mà giờ Tập đọc cần đạt và phải đạt. Làm được điều đó , tức là giờ dạy đã thành công. V. Một số lưu ý đối với giáo viên: - Ngoài một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 đã nêu ở trên, muốn thực hiện tốt hơn nữa việc đọc hiểu , để từ đó các em có hứng thú học tập , nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc, phát triển năng lực cảm thụ văn học của học sinh, giáo viên cần lưu ý : + Phải thâm nhập kĩ văn bản, hiểu ý đồ của SGK. + Thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh của lớp. + Lựa chọn phương pháp giảng từ có hiệu quả. + Sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lí. +Giọng đọc của giáo viên là giọng đọc “mẫu” cho nên phải chú ý đến cách đọc của từng bài +Phải có vốn sống , vốn hiểu biết nhất định về xã hội , có năng lực cảm thụ văn học tốt .Bởi vậy cho nên cần có ý thức tự học cao... + Hướng dẫn học sinh cách đọc và chuẩn bị bài đọc chu đáo ... + Luôn xác định rằng : Học sinh là nhân vật trung tâm . Người giáo viên giỏi là người biết dạy cho học sinh cách học tốt nhất. 16 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. VI. Phần kết luận và đề xuất: 1. Kết luận. - Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Để quá trình dạy học đạt hiệu quả phải có sự nỗ lực rất lớn từ mỗi giáo viên và mỗi học sinh. - Học sinh muốn tiếp thu khoa học phải qua con đường nghe và đọc. Tập đọc là phân môn quan trọng – dạy tốt môn học này không chỉ rèn luyện cho các em kĩ năng đọc mà còn cung cấp, phát triển vốn từ phong phú cho các em , tạo điều kịên cho các em học tốt các môn học khác. 2. Đề xuất : - Các cấp lãnh đạo chuyên môn nên chăng tổ chức hằng năm một cuộc thi “Đọc diễn cảm” dành cho giáo viên và học sinh. - Kiểm tra đánh giá chất lượng đồ dùng dạy học tự làm bằng hình thức tổ chức “Thi làm đồ dùng dạy học’’ trước khi đưa vào sử dụng .( Nếu có thể ) * Với tấm lòng của một giáo viên trẻ đối với học sinh thân yêu và tình yêu văn học, tôi muốn bài viết nhỏ này được các đồng nghiệp và cấp trên góp ý , trao đổi. Xin chân thành cảm ơn! ngày 25 tháng 5 năm 2008 Người viết 17 SKKN: Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh Tiểu học. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan