Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn hóa học nói ...

Tài liệu Skkn phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn hóa học nói riêng

.DOC
22
93
91

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay Bộ GD&ĐT đang trong quá trình đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới quan niệm và đặc biệt là đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng đối với các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Hóa học và nhiều môn học khác đã và đang diễn ra những năm gần đây. Nhiều thí sinh hiện rất hoang mang, lo lắng bởi trong khoảng thời gian 60 phút thi tốt nghiệp phải làm 40 câu hỏi và trong 90 phút thi tuyển sinh đại học phải hoàn thành tới 50 câu hỏi. Kỹ năng, phương pháp làm bài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiến độ bài làm và chất lượng bài thi của thí sinh. Nắm được kỹ năng, phương pháp xử lý cộng với nền tảng kiến thức tốt, thí sinh có thể hoàn thành bài thi trắc nghiệm một cách chính xác nhất và nhanh nhất trong đúng thời gian quy định. Để giúp học sinh tự tin,đạt kết quả cao hơn trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm cũng như làm bài thi trắc nghiệm đặc biệt là bồi dưỡng cho đối tượng học sinh dự thi tốt nghiệp THPT, dự thi đại học, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn Hóa học nói riêng” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: - Việc học và thi kiểm tra đánh giá là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên và học sinh. Học thế nào thi thế đó đã là việc làm quen thuộc với hình thức thi tự luận, nội dung kiến thức chỉ tập trung ở một số phần, một số chương, các em có thể học tủ, ôn tủ hoặc ôn cấp tốc ở một số trung tâm có các thầy cô nhiều năm trong nghề, có nhiều kinh nghiệm ôn thi Đại học, cao đẳng, học sinh chỉ cần tập trung ôn tập trong một khoảng thời gian ngắn là có thể làm bài thi với điểm số cao. Hiện nay hình thức kiểm tra đánh giá đó đang thu hẹp lại gần, nhất là ở các môn học: Hóa, Sinh, Lý, Ngoại ngữ và một phần ở các môn học khác. Vì vậy giữa việc học và thi đang là một vấn đề rất băn khoăn không những ở học sinh và rất nhiều giáo viên. - Trong khi đó, không có tiết học nào nói về phương pháp học và làm bài thi trắc nghiệm cụ thể mà ứng mỗi một bài học, mỗi môn học giáo viên phải có một phương pháp riêng để hướng dẫn cho học sinh của mình không những biết cách giải một bài toán mà còn giải bài toán đó một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Với ý nghĩa như vậy tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sau: + Giúp học sinh học tập nhanh hơn, hiệu quả hơn, nắm kiến thức toàn diện hơn, đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi. + Tránh được những nhầm lẫn và sai sót trong quá trình làm bài. + Gây hứng thú học tập cho mỗi học sinh, mỗi môn học, tạo niềm đam mê cho người học, người nghiên cứu. 1 + Góp phần phát triển trí nhớ, tư duy học tập, khi làm quen với hình thức học mới, thi mới. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc dạy học sinh giải bài tập và đánh giá học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm môn Hóa Học ở trường THPT Ba Đình Nga Sơn - Thanh Hóa. a) Về phía giáo viên: Hình thức thi trắc nghiệm những năm gần đây không còn là mới đối với mỗi giáo viên song rất nhiều giáo viên đang băn khoăn không biết dạy như thế nào, học như thế nào, để học sinh đạt điểm cao khi giải bài tập dưới hình thức trắc nghiệm và làm bài thi trắc nghiệm? b) Về phía học sinh : Với các em, giải bài toán dưới hình thức thi trắc nghiệm không khó nhưng lại là mới. Bởi lẽ các em chưa được trang bị các phương pháp và các kỹ năng giải nhanh, chưa loại trừ hết các trường hợp, đôi khi còn nhầm lẫn về mặt lý thuyết nên khi giải còn nhiều sai sót, ý thức tự giác của các em chưa cao, còn ỷ lại, trông chờ vào thầy cô giáo. Đứng trước những bài lý thuyết hoặc nhiều dạng toán, các em ngại làm, ngại học, đôi khi đi tìm lời giải trong các tài liệu, hoặc chọn liều vừa mất thời gian lại vừa không chính xác. Nhiều học sinh giải bài tập và làm bài thi tự luận rất tốt nhưng khi giải bài tập và làm bài thi dưới hình thức thi trắc nghiệm lại đạt điểm không cao. 2. Kết quả khi chưa thực hiện đề tài : Qua công tác giảng dạy và kiểm tra, khảo sát chất lượng môn Hoá Học ở bậc trung học phổ thông từ năm 2007 đến năm 2013 tại các khối lớp mà tôi trực tiếp giảng day tôi thấy hầu hết học sinh được hỏi đều đang gặp lúng túng trong khi làm bài thi trắc nghiệm. Để thấy rõ được thực trạng và những yếu kém của học sinh khi chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát một đề kiểm tra 15 phút với 10 câu hỏi và thu được kết quả: Lớp 11D 11B 11I Tổng Giỏi Số HS dự KT SL % 36 29 46 111 4 2 5 11 11,1 6,9 10,8 9,9 Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % 12 7 15 34 33,3 24,1 32,6 30,6 10 15 16 41 27,8 51,7 34,8 36,9 4 4 6 14 11,1 13,8 13,0 12,6 2 1 4 7 5,7 3,5 8,8 6,3 3. Nguyên nhân của thực trạng trên: - Chưa có phương pháp học, chưa có kinh nghiệm làm bài. 2 - Kiến thức rất rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên khả năng nhớ, vận dụng, tổng hợp kiến thức còn hạn chế. - Thời gian đầu tư cho việc học không nhiều. - Thời gian cho mỗi câu hỏi ngắn. IIi. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN * PHẦN CHUNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM 1. Đọc và phân loại bài tập: 1.1. Câu trắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và câu hỏi tính toán. Chỉ có điều bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi thí sinh phải mất nhiều thời gian tính toán, thường là bài toán cơ bản, hoặc một khâu trong quá trình giải một bài toán tự luận. 1.2. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Tuy nhiên, sẽ có những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, phần lý thuyết trong sách giáo khoa, thí sinh không cần đến 1 phút mà có thể trả lời ngay sau khi đọc đề. Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân tích, tổng hợp, suy luận hoặc những bài toán cần áp dụng nhiều phương pháp tính toán. Thông thường những câu này phải mất tới gần 5 phút. Nếu tính cả 4 phương án thì có thể thời gian tìm đáp án phải lên tới 8 đến 10 phút. 1.3. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất. 1.4.Với đề thi tuyển sinh, sẽ có khoảng 25 câu vận dụng kiến thức cơ bản 10 câu dành cho học sinh giỏi dùng để phân loại thí sinh. 1.5. Trong đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh đều có phần kiến thức của cả 3 năm THPT, trong đó trọng tâm là chương trình lớp 12. Theo một số nhà giáo giàu kinh nghiệm thì số lượng câu hỏi thuộc về phần kiến thức lớp 12, 11, 10 thường theo tỉ lệ khoảng 5-3-2. Vì thế, thí sinh cần phải nắm thật chắc toàn bộ chương trình lớp 12, đồng thời không quên ôn lại kiến thức của hai năm trước đó. 1.6. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sách hướng dẫn làm bài thi trắc nghiệm, bộ đề thi trắc nghiệm. Mỗi môn có tới vài chục đầu sách hướng dẫn khiến thí sinh "loạn", không biết phải ôn tập theo cuốn nào. Trong lúc này, thí sinh không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo cùng một lúc. Nếu đã chọn cuốn sách nào thì nên "trung thành" với cuốn đó và làm hết toàn bộ các đề trong sách. Nhưng quan trọng nhất là phải nắm thật vững kiến thức bởi thi trắc nghiệm đồng nghĩa với việc kiến thức trải dài trên diện rộng. Khi có kiến thức bao trùm cả chương trình, thí sinh có thể làm được bất cứ đề thi nào. 2. Điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm: 2.1. Vào phòng thi, khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải điền ngay vào các mục từ 1 đến 9 (bao gồm thông tin các nhân và thông tin về phòng thi, hội đồng coi thi, môn thi, ngày thi). Sau khi nhận đề, thí sinh phải điền vào mục số 10 là mã đề thi. Tất cả thông tin này đều phải điền bằng bút bi hoặc 3 bút mực, không được sử dụng màu đỏ. Nếu điền thiếu bất cứ thông tin nào, bài làm đều phạm quy. Đồng thời chú ý xem lướt qua đề thi và phiếu trả lời xem có đầy đủ câu hỏi không, các câu hỏi có được in rõ ràng không. thí sinh không làm bài trực tiếp vào đề thi mà phải trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm. 2.2. Thí sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách dùng bút chì tô đen toàn bộ khung A, B, C hoặc D. Nên dùng loại bút chì mềm (2B, 6B...) và phải mang theo vài bút chì gọt sẵn dự trữ, đề phòng trường hợp gẫy ngòi. Không nên gọt bút chì quá nhọn, nên để đầu bút chì dẹt và cầm bút chì thẳng đứng để tô đen nhanh. 2.3. Khi tô các ô tròn, thí sinh phải chú ý tô đậm kín cả ô, tô thừa ra ngoài một chút không sao nhưng tuyệt đối không tô thiếu. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn trả lời lại, thí sinh dùng tẩy, tẩy thật sạch ô cũ và tô kín ô mới. Nếu không tẩy sạch, máy chấm sẽ coi như có 2 ô đen và câu trả lời đó không được chấm điểm. 2.4.Thí sinh nên để phiếu trả lời trắc nghiệm bên phía tay cầm bút, bên kia là đề thi. Tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu trả lời trắc nghiệm và tô vào ô trả lời được lựa chọn. Tuy phải tận dụng thời gian nhưng cũng cần rất cẩn thận, tránh tô nhầm sang dòng của câu khác bởi vì chỉ cần một câu nhầm dòng có thể dẫn đến sai dây chuyền toàn bộ các câu sau đó. 3. Cách làm bài thi hợp lý nhất: 3.1. Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng + Nhóm 1: là câu hỏi mà thí sinh có thể trả lời được ngay. + Nhóm 2: là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. + Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì thí sinh cần đọc kỹ dành thêm thời gian. 3.2. Ngay khi nhận đề thi, thí sinh nên lướt quan toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút và lựa chọn những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất để làm trước, đồng thời đánh dấu những câu chưa làm được trong đề thi. Sau đó quay lại một lượt nữa để giải quyết những câu đã bỏ qua. * Lưu ý là trong số những câu của vòng 2, thí sinh vẫn nên chọn các câu dễ hơn để làm trước, những câu quá khó vẫn tiếp tục gác lại để vòng ba. 3.4. Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên thí sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào. Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi rút lại được 2 phương án, cơ hội sẽ là 50/50. Nếu khi ấy vẫn chưa có đáp án thì thí sinh buộc phải lựa chọn theo cảm tính. Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Nếu gần hết thời gian vẫn còn các câu trống thì hãy dùng các phương pháp xác suất để chọn câu trả lời. * Chú ý, khi chọn là xác suất các câu đúng ngang nhau, ví dụ như một đề có 50 ( 100%) câu thì xác suất có khoảng 13 (25-26%) câu đáp án A đúng, 13 (25-26%) câu đáp án B đúng, 13(25-26%) câu đáp án C đúng, 13(25-26%) câu có đáp án D đúng. Nghĩa là mỗi câu có xác suất = ¼ Do đó các bạn cứ làm hết sức có thể, đến khi còn khoảng 5 phút cuối cùng thì dừng lại để thống 4 kê số lượng đáp án đã tính. Chẳng hạn nếu số đáp án D các bạn chọn quá ít thì những câu còn lại các bạn cứ tích D, như thế sẽ tối ưu hóa được số điểm đạt được. 3.5. Phương pháp loại trừ kết hợp xác suất: Xét trong 4 phương án đề ra (A,B, C, D) Bạn có thể xác định ít nhất 1 – 2 phương án sai. Giải sử loại trừ A & B ( biết chắc là sai) thì còn C, D. Xác suât chọn 1 trong 2 đã là 50%. Nếu kết hợp xét chung trong tổng bộ Đề bạn có thể nâng xác suất đúng lên 75 90% 4. Những điều cần lưu ý khi làm bài thi dưới hình thức trắc nghiệm: 4.1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều nội dung kiến thức, rải khắc chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi,do đó phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó. 4.2. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau. 4.3.Trước ngày thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”. 4.4.Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bằng cách đó, bạn có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm. 4.5.Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; bạn phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian. 4.6. Khi làm từng câu trắc nghiệm cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu cả phần dẫn và 4 lựa chọn A, B, C,D loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại, phương án nào chọn là phương án đúng dùng bút chì tô kín ô đã chọn trong phiếu. 4.7. Làm đến câu trắc nghiệm nào, dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu “trả lời trắc nghiêm”, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu “trả lời trắc nghiêm”, vì dễ bị thiếu thời gian. 5 4.8. Khi đọc phần dẫn cần chú ý tới các từ phủ định như “không”; ‘không đúng’; “sai”. 4.9. So với số thí sinh dự thi môn hóa học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Nhưng cũng có thí sinh học rất tốt song có những sai sót cơ bản mất 0,2-0,5 điểm. Để tránh mất điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại. Đối với bài tập tính toán thì thay kết quả vào kiểm tra lại. Đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ để kiểm tra lại kết quả. Việc làm đề thi Đại học được chuẩn bị kỹ lưỡng, gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm cũng như kiến thức rất giỏi do vậy các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai. Khi giải bài tập không có đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Hãy bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm. 4.10. Điều cuối cùng tôi muốn nhắc nhở các bạn trước khi bước vào phòng thi là: + Tự tin vào bản thân mình (kiến thức cũng như khả năng của bạn). + Không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ, các bạn nhớ rằng khó là khó chung và dễ là dễ chung cho tất cả các thí sinh. + Thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, đừng nản chí. +Tận dụng tối đa thời gian làm bài. * PHẦN RIÊNG: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 1. Kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học: 1.1. Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn Toán - Lý... là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt 70% số câu hỏi. Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận. 1.2. Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học thông thường gồm ½ là câu hỏi lý thuyết và ½ là bài tập tính toán. - Nếu là bài tập tính toán, trước hết các em cần xác định việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về 1 phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản, phải được trang bị một số phương pháp giải toán hoá như: các công thức tính nhanh, các phương pháp giải nhanh như: Bảo toàn khối lương, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp đường chéo, bài toán chất khí, phương pháp trung bình ... Trước khi giải toán phải tìm số mol các chất (nếu có thể), viết phương trình hoá học hay sơ đồ biến hoá để kết 6 nối các mối quan hệ, từ đó lập phương trình toán học, giải toán tìm nghiệm. Trong một số trường hợp bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 89/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, trong trường hợp này ta nên dùng phân số để tính toán. - Nếu là bài tập lý thuyết các em cần ôn tập đầy đủ phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình sách giáo khoa nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài sách giáo khoa. Cách tốt nhất là học sinh nên tự làm đề cương để kiểm soát phần nào còn thiếu, yếu hoặc chưa hiểu kĩ theo từng dạng như sau: + Đề thi thường có các câu hỏi giáo khoa hoặc bài tập có tính toán nhỏ có nội dung của kiến thức vô cơ - đại cương. Để lấy điểm trọn vẹn, các em phải nắm thật vững kiến thức sách giáo khoa và làm bài thật chuẩn xác. Với các câu này, nội dung thường nằm trong các phần: cấu tạo nguyên tử - bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phản ứng oxy hóa - khử, chuyển dịch cân bằng, dung dịch - sự điện ly, các bài toán pH, tính chất hóa học của những chất thuộc các nguyên tố halogen S, O, N, P, Al, Fe... + Những câu có nội dung hóa hữu cơ thường có nội dung nằm trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố (C, H); (C, H, O) và (C, H, O, N), kết hợp halogen với các cách cho thường gặp như viết phản ứng, nêu hiện tượng thí nghiệm, hoàn thành sơ đồ phản ứng, điều chế, nhận biết và tách chất. + Về bài toán vô cơ, chủ yếu là các bài toán về kim loại và hợp chất của kim loại phản ứng với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, các phản ứng trong dung dịch. Ở câu này, yêu cầu ở thí sinh cao hơn, để lấy được điểm tối đa phải là các thí sinh khá giỏi! 1.3. Dù hóa vô cơ hay hữu cơ, dù là lý thuyết hay bài tập, phần cốt lõi của môn Hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng. Nên nhớ, tuy hiện nay, các em thi đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu để ôn tập phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả. 2.. Tránh những “nhầm lẫn” trong quá trình vận dụng kiến thức Phản ứng oxi hoá - khử là một kiến thức rất quan trọng, nó xuyên suốt trong chương trình hoá học vô cơ, trong kiểm tra kiến thức của các kì thi từ tốt nghiệp, đại học đến các kỳ thi chọn học sinh Tỉnh, Thành phố, đến các kì thi Quốc gia hầu hết đều có kiểm tra kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử, việc hiểu và vận dụng kiến thức về phản ứng oxi hoá khử không thật đơn giản và dễ, sau đây là một số “nhầm lẫn” về việc vận dụng kiến thức này. Ví dụ 1: Hãy viết các PTHH sau đây dưới dạng ion đầy đủ và ion rút gọn � Al(NO3)3 + NO2 + H2O a. Al + HNO3 � FeSO4 b. Fe + H2SO4 + H2 c. Mg + H2SO4 (đặc, nóng) � MgSO4 + S + H2O 7 * Phân tích: Với loại câu hỏi này hầu hết học sinh đều áp dụng kiến thức về điện li và trình bày với kết quả sau: a. Phương trình ion đầy đủ: Al + 6 H+ + 6 NO3- � Al3+ + 3 NO3- + 3NO2 + 3 H2O Phương trình ion rút gọn: Al + 6 H+ + 3 NO3- � Al3+ + 3 NO2 + 3 H2O b. Phương trình ion đầy đủ: Fe + 2 H+ + SO42- � Fe2+ + SO42- + H2O Phương trình ion rút gọn là: Fe + 2 H+ � Fe2+ + H2 c. Phương trình ion đầy đủ : 2 Fe + 8 H+ + 4 SO42- � 2 Fe3+ + 3 SO42- + S + 4 H2O Phương trình ion rút gọn: 2 Fe + 8 H+ + SO42- � 2 Fe3+ + S + 4 H2O * Với cách giải trên học sinh đã phạm một sai lầm ở câu (c) - đó là nhìn phương trình ion rút gọn, ta thấy ion SO 42- có tính oxi hoá, nhưng thực chất ion SO42- không có tính oxi hóa, mà tính oxi hoá là của cả phân tử H2SO4 Ví dụ 2: X là một oxit sắt trong 3 oxit: FeO, Fe 2O3, Fe3O4. có % khối lượng sắt trong oxit là 72,41 %. Cho biết CTPT của X, tính thể tích dd HNO 3 0,7 M cần thiết để hoà tan hết 69,6 gam X, biết phản ứng giải phóng khí NO duy nhất. A. Fe2O3, 4 l. B. Fe3O4 , 4l. C. Fe2O3, 5l. D. Fe3O4, 4/7l. * Phân tích: Với bài toán này thấy ngay oxit sắt phải có tính khử, vì vậy X có thể là FeO hoặc Fe3O4 , đối chiếu đáp án học sinh sẽ chọn ngay là đáp án B hoặc D. Việc tính thể tích HNO3 học sinh sẽ áp dụng phương pháp bảo toàn electron như sau: - Qúa trình oxi hoá: 3 Fe+8/3 (Fe3O4) + 3e � 3 Fe3+ Mol: 69,9/232 ----------- � 0,3 - Qúa trình khử: NO3 - + 3 e + 4 H+ � NO + 2 H2O Mol: 0,3 --- � 0,4 Vậy: Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng trên là: 0,4 (mol) Do đó thể tích dd HNO3 là 0,4/0,7 = 4/7 � Chọn đáp án D * Với cách giải trên học sinh đã phạm một sai lầm là viết quá trình khử để tính số mol HNO3 thì số mol HNO3 trong quá trình đó là lượng HNO3 tham gia phản ứng oxi hoa - khử, còn lượng HNO 3 trong cả quá trình phản ứng thì còn phải tính thêm lượng HNO 3 tham gia phản ứng axit – bazơ với Fe 3O4. Vì vậy ta có cách giải khác như sau: - PTHH: 3 Fe3O4 + 28 HNO3 � 9 Fe(NO3)3 + NO + 14 H2O (*) Mol: 0,3 ------------ � 2,8 8 Theo PTHH (*) Số mol HNO3 là: 2,8 Thể thích dd HNO3 là 2,8/0,7 = 4 (lít) � Chọn đáp án B 3. Tránh những “bẫy” về cách hiểu và vận dụng kiến thức Kiến thức hóa học phổ thông vừa phong phú vừa đa dạng, vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, vừa trừu tượng và vừa cụ thể, nên việc mắc sai lầm trong học tập là điều khó tránh khỏi. Giáo viên nên có những dự đoán về sai lầm để tạo tình huống có vấn đề trong bài tập, phần nào giúp học sinh hiểu được những sai lầm đó qua hoạt động giải bài tập, tránh mắc phải những tình huống tương tự sau khi đã hiểu kiến thức một cách chính xác. Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam một hiđrocacbon A thu được 44,0 gam CO2. Tìm CTPT của hyđrocacbon A * Phân tích: Với bài tập này nhiều học sinh đưa ra lời giải như sau: 44 Từ giả thiết � nCO2 = = 1,0 (mol) � mC = 12.1,0 = 12 (gam) 44 Từ đó suy ra: mH = 14,4 – 12,0 = 2,4 (gam) � Gọi CTTQ của hyđrocacbon A là CxHy ta có: mC 12 x : y = mH = 1: 2,4 = 5: 12. Vậy CTPT của hyđrocacbon A là: C5H12. 1 * Với cách giải trên nhiều học sinh đã phạm sai lầm là nhầm lẫn giữa công thức thực nghiệm và CTPT, thực chất của việc giải trên là mới chỉ tìm ra được công thức thực nghiệm, để có CTPT ta phải giải như sau. - Như trên ta tìm được: 1 nCO2 = 1,0 (mol), từ mH = 2,4 gam � nH2O = nH = 1,2 mol 2 Do: nH2O > nCO2 nên A là ankan, có công thức tổng quát là CnH2n + 2, với n= 1, 0 nCO2 = 1, 2  1, 0 = 5. nA Vậy CTPT của hyđrocacbon A là: C5H12 Ví dụ 4. Cho biết điểm sai của một số cấu hình electron sau và sửa lại cho đúng? a. 1s22s12p5. b. 1s22s22p63s23p64s23d2. c. 1s22s22p64s2. * Phân tích: Đây là một bài tập kiểm tra kiến thức về víêt cấu hình electron. Vậy học sinh phải hiểu khái niệm về cấu hình electron và phương pháp viết cấu hình electron, cụ thể là: Bước 1. Mức năng lượng: 1s 2s2p 3s3p 4s3d4p 5s4p5d… Bước 2. Hiểu rõ các quy tắc viết cấu hình electron: Sắp xếp các phân lớp theo đúng trật tự của từng lớp, trong mỗi lớp theo đúng thứ tự phân lớp. Với kiến thức này học sinh sẽ áp dụng giải quyết vấn đề trên a. 1s22s12p5 9 - Điểm sai: Vi phạm về việc sắp xếp electron theo trật tự mức năng lượng. - Sửa lại: Chủ yếu học sinh chỉ sửa lại theo kết quả 1s 22s22p4 (bảo toàn e), như vậy học sinh đã làm đúng nhưng còn thiếu một kết quả: 1s22s22p5. b. 1s22s22p63s23p64s23d2: - Điểm sai: Đây là mức năng lượng chứ không phải là cấu hình electron, vì vậy hầu hết sẽ sửa lại là 1s22s22p63s23p63d24s2. - Tuy nhiên từ cấu hình electron trên học sinh có thể sửa theo kết quả không bảo toàn electron 1s22s22p63s23p64s2 cũng thoã mãn. c. 1s22s22p64s2: - Điểm sai: Cấu hình e này thiếu lớp 3,vì phạm về sắp xếp e và mức năng lượng - Sửa lại: + Hầu hết học sinh sẽ sử dụng bảo toàn electron nên viết lại cấu hình electron là: 1s22s22p63s2 * Một số học sinh có thể không dừng lại bảo toàn electron mà thấy rằng lớp thứ 3 còn thiếu electron nên có thể viết lại cấu hình trên với kết quả 1s2222p63s23p63d104s2. * Một số học sinh nắm vững về cấu hình electron có thể còn đưa ra 9 kết quả khác nữa: 1s22s22p63s23p63dx4s2 với x là: 0, 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10. Ví dụ 5. Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau: CH2 = CH – COOH + HCl � * Phân tích: Đây là một câu hỏi về phản ứng cộng hợp của tác nhân bất đối xứng và liên kết đôi C = C. Để giải quyết vấn đề này học sinh phải vận dụng quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng axit hoặc nước (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C, H (phần mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn) * Áp dụng: CH 2 = CH – COOH + HCl � CH3 – CHCl – COOH (sản phẩm chính) CH 2 = CH – COOH + HCl � CH2Cl – CH2 – COOH (sản phẩm phụ) - Với cách giải quyết trên học sinh sẽ vướng vào cái “bẫy” là phản ứng trên cộng trái với quy tắc Maccopnhicop vì hai liên kết đôi liên hợp C 3 = C2 - C1 = O phân cực về phía O, suy ra liên kết đôi C = C phân cực về phía C 2 nên tại C2 mang một phần điện tích âm và H + của tác nhân sẽ ưu tiên tấn công vào C 2  sản phẩm chính là CH2Cl – CH2 – COOH. Ví dụ 6: Cho lượng dư bột kim koại Fe tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 4M đun nóng và khuấy đều hỗn hợp. Phản ứng xảy ra hoàn toàn và giải phóng ra khí NO duy nhất. Sau khi kết thúc phản ứng, đem lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch A thu được muối khan, nung nóng lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao để phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn và x (mol) hỗn hợp gồm 2 khí. 10 a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tìm m và x * Phân tích: Với bài tập này học sinh sẽ tập trung vào việc chú ý đến tính chất oxi hóa mạnh của HNO3, vì vậy các em sẽ giải quyết bài toán bằng việc viết các phương trình hoá học: Fe + 4 HNO3 � Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O (1) - Dung dịch A có Fe(NO 3)3 quá trình cô cạn A không xảy ra sự nhiệt phân muối, vậy muối khan là Fe(NO3)3, nhiệt phân muối này sẽ xảy ra phương trình hoá học sau: t C 4 Fe(NO3)3 �� � 2 Fe2O3 + 12 NO2 + 3O2 (2) - Vậy chất rắn thu được là Fe2O3 và hỗn hợp khí thu được là NO2, O2. Từ giả thiết, do kim loại dư nên HNO3 hết. 0 1 8 Vậy: nFe2O3 = nHNO3 = 1 .4.0,25 = 0,125 (mol) 8 � mFe2O3 = 0,125.160 = 20,0 (g) 3 nNO2 = 6nFe2O3 ; nO2 = .nFe2O3 2 15 15 � nkhí = .nFe2O3 = (mol) 2 16 * Tuy nhiên với cách giải trên học sinh đã vấp “bẫy” là không chú ý dữ kiện đây là kim loại Fe, khác với các kim loại khác ở chỗ là khi Fe dư thì sẽ xảy ra phản ứng: Fe + 2 Fe(NO3)3 � 3 Fe(NO3)2 (3) Như vậy cách hiểu trên sẽ đem lại kết quả sai. - Vậy dung dịch A không phải có Fe(NO3)3 mà có Fe(NO3)2 và phương trình hoá học nhiệt phân muối xảy như sau: 4 Fe(NO3)2 � 2 Fe2O3 + 8 NO2 + O2 (4) Do đó khối lượng chất rắn và số mol khí thu được là: mFe2O3 = 0,1875. 160 = 30,0 (g); nkhí = 5 15 .nFe2O3 = (mol) 2 32 Ví dụ 7: Nguyên tố M thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với H là: A. M2O3, MH3 . B. MO3, MH2 . C. M2O7, MH. D. M2O, MH. * Phân tích: Bài tập trên là một bài kiểm tra kiến thức học sinh về nội dung bảng HTTH, để làm bài tập này, học sinh phải nắm vững kiến thức về CTTQ của các loại hợp chất quan trọng: oxit cao nhất, hyđroxit, hợp chất khí với hyđro của các nguyên tố nhóm IA đến VIIA. Với kiến thức đó, các nguyên tố nhóm VIIA sẽ có công thức tổng quát về oxit cao nhất là R 2O7 và công thức với hợp chất khí với hyđro là RH. Vậy chọn đáp án C. * Tuy nhiên học sinh dễ mắc phải “bẫy” là với đặc điểm các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 thì kết quả trên lại sai. Ở chu kỳ 2, nhóm VIIA là nguyên tố F, 11 do đặc điểm cấu tạo nguyên tử F nên công thức oxit cao nhất của F lại là F 2O vì vậy chọn đáp án D. Ví dụ 8 : Dãy gồm các chất đều tác dụng với dd Fe(NO3)2 là: A. Mg, Cl2, NaOH, NaCl. B. AgNO3, Cl2, NH3, NaOH. C. NaOH, Cl2, NH3, HCl, AgNO3 . D. AgNO3, NaOH, Cu, HCl. * Sai lầm: Hầu hết học sinh đều cho rằng không có phản ứng giữa HCl với Fe(NO3)2 vì HCl và HNO3 đều là những axit mạnh và là axit bay hơi. Do đó học sinh chọn đáp án B * Phân tích: Khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với dd HCl thì sẽ xảy ra phản ứng dạng ion như sau: Fe2+ + 2 H+ + NO3- � Fe3+ + NO2 + H2O Vì vậy chọn đáp án C. Ví dụ 9: Cho các chất p-Crezon, natrietylat, anilin, phenylamoniclorua, protein. Số chất tác dụng được với dd NaOH là: A. 5 B. 4 C.3 D. 2 * Sai lầm: Học sinh thường chọn đáp án B là gồm 4 chất: p- Crezon, alanin, phenylamoniclorua và protein. * Phân tích: Học sinh đã sai lầm khi không để ý phản ứng giữa etylatnatri với H2O, bởi vì trong dung dịch NaOH có H2O. Chính vì có thêm phản ứng này nên ta chọn đáp án A Ví dụ 10: Cho dd NaOH loãng, dư vào mỗi dung dịch : BaCl 2, AlCl3, CrCl2, CuCl2, AgNO3. Số chất kết tủa tạo thành là: A. 2. B. 3. C.4. D. 5. * Sai lầm: Đa số học sinh làm như sau: Cho dd NaOH vào dd BaCl2 thấy không có hiện tượng gì. Cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 thì xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan. Cho dd NaOH vào dd CuCl2 thấy tạo kết tủa Cu(OH)2 Cho dd NaOH vào dd AgNO3 không xảy ra phản ứng do AgOH không tồn tại. nên không xảy ra phản ứng.Vậy học sinh chọn đáp án A. * Phân tích: Do AgOH không tồn tại nên đã bị phân hủy thành Ag2O và H2O. Chính vì vậy khi cho dd NaOH vào dd AgNO3 có xảy ra phản ứng. Vậy chọn đáp án đúng là: B Ví dụ 11: Fructozơ có thể phản ứng được với: A. dung dịch Br2. B. Cu(OH)2. C. dung dịch KMnO4. D. Cả 3 chất. * Sai lầm: Hầu hết học sinh sẽ chọn đáp án D, bởi vì các em suy nghĩ rằng Fructzơ là ancol đa chức nên có phản ứng với Cu(OH)2, có cân bằng: �� � Glucozơ Fructozơ �� � nên có phản ứng khử nhóm chức –CHO bằng chất oxihoá mạnh như dd Br 2, hay dd KMnO4. �� � � * Phân tích: Thực ra để có cân bằng Fructozơ �� Glucozơ thì cần phải có môi trường –OH. Chính vì thế mà dd Br2 hay dd KMnO4 đều không thể oxi hóa được Fructozơ. Chọn đáp án B. 12 Ví dụ 12: Điều chế polyvinylancol, người ta dùng các phương pháp nào sau đây: 1. Trùng hợp ancol vinylic 2. Trùng hợp vinylaxetat, sau đó thuỷ phân trong dd NaOH 3. Thuỷ phân tinh bột. A.1 và 2. B. Chỉ có 1. C. Chỉ có 2. D. Chỉ có 3. * Sai lầm: Hầu hết học sinh thường chọn đáp án A, vì học sinh thường nghĩ rằng để có polyvinylancol thì phương pháp trùng hợp được áp dụng và trùng hợp monome ancolvinylic. * Phân tích: Học sinh đã phạm một sai lầm là ancolvinylic là một loại ancol kém bền, không tồn tại, nó sẽ tự chuyển thành andehitaxetic CH3CHO. Vậy đáp án đúng là C Ví dụ 13: Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng hoá học. A. Cho từ từ dd CH3COOH loãng vào dd Na2CO3 và khuấy đều, lúc đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian thấy có sủi bọt khí. B. Cho quỳ tím vào dung dịch Benzylamin thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. C. Cho từ từ anilin vào dd HCl thấy tan dần vào dd HCl. D. Cho propilen vào nước Br2 thấy nước Br2 bị mất màu và thu được một dd đồng nhất trong suốt. * Sai lầm: Hâu hết học sinh sẽ chọn đáp án B vì cho rằng amin thơm ít tan trong nước nên không làm đổi màu quỳ tím. * Phân tích: Benzylamin là một trường hợp đặc biệt, tan rất nhiều trong nước và đổi màu quỳ tím, vì có phản ứng thuỷ phân với H 2O. Vì vậy chọn đáp án D 4. Tránh vận dụng các phương pháp giải toán một cách không hợp lí và không triệt để trong việc giải các bài tập hoá học. Một số sai lầm phổ biến như khi tính theo phương trình hóa học hoặc sơ đồ phản ứng mà quên cân bằng hoặc cân bằng không đúng, hiểu sai các công thức tính toán trong hoá học, sử dụng đơn vị tính không thống nhất, không để ý đến hiệu suất phản ứng cho trong bài, không xác định được chất nào hết hay dư trong quá trình phản ứng, hiểu sai tính chất của các chất nên viết phương trình hóa học không chính xác, thiếu các kĩ năng cơ bản khi sử dụng các phương pháp giải bài tập, ... Ví dụ 14. Trong một cốc nước chứa a mol Ca 2+, b mol Mg2+ và c mol HCO  3 . Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nồng độ Ca(OH) 2 x M để làm giảm độ cứng của nước thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc thì độ cứng của nước trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b, x là A.V = 2b  a x B.V = ba x C.V = b  2a x D.V = ba 2x * Phân tích: Cách giải phổ biến thường gặp là dựa vào các phản ứng ion Ca(OH)2 � Ca2+ + 2OH- 13 x.V  x.V  2x.V HCO + OH � H2O + CO32 Số mol: c  2x.V  2x.V 2 2+ CO3 + Mg � MgCO3↓ b  b 2 CO3 + Ca2+  CaCO3 (a + x.V) (a + x.V) Số mol:  3 Vậy ta có: a + b + x.V = 2x.V  V = ba  Phương án nhiễu B. x * Sai lầm ở đây là học sinh không biết độ tan của Mg(OH) 2 (T = 5.10-12) nhỏ hơn nhiều so với MgCO 3 (T = 1.10-5) nên có sự ưu tiên tạo kết tủa Mg(OH) 2, do đó phản ứng trao đổi ion trong dung dịch lại xẩy ra như sau: Ca(OH)2 � Ca2+ + 2OHSố mol: x.V  x.V  2x.V  HCO3 + OH � H2O + CO32 Số mol: c  c  c 2OH- + Mg2+ � Mg(OH)2 2b  b 2 CO3 + Ca2+  CaCO3 ↓ c  c Vậy ta có: c = x.V + a và c + 2.b = 2x. V  V = 2b  a x  Đáp án A. Ví dụ 15. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH có số mol bằng nhau. Lấy 5,3 g hỗn hợp X cho tác dụng với 5,75 g C 2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m (g) hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị m là : A. 7,04 B. 6,48 C. 8,10 D. 8,80 * Phân tích: Học sinh dễ mắc sai lầm khi áp dụng nhanh phương pháp tăng - giảm khối lượng quen thuộc nhưng chỉ chú ý đến số mol ancol: RCOOH + C2H5OH  RCOOC2H5 + H2O 1 mol  m tăng = 28 g 0,125 mol  m tăng = 3,5 g  m = 5,3 + 3,5 = 8,8  Phương án nhiễu D. * Một số học sinh cho rằng kết quả này không đúng là do chưa tính đến hiệu suất phản ứng  m = 8,8. 80% = 7,04  Phương án nhiễu A. * Rõ ràng kết quả này cũng không chính xác vì học sinh đã mắc sai lầm khi tính toán theo lượng chất dư C2H5OH (H = 100%). Hướng dẫn học sinh tìm số mol axit để so sánh với ancol xem chất nào là chất thiếu trong phương trình phản ứng: 14 HCOOH : x mol � X� � 46x  60x  106x  5,3 � x  0, 05 CH3COOH : x mol � 5,75 � n X  0,1  n C2 H5OH   0,125 46  Tính theo axit: RCOOH  C2 H 5OH � RCOOC 2 H 5  H 2O 1 mol � 1 � m tăng = 28g 0,1mol � 0,1 � m tăng = 2,8g � meste  5,3  2,8  8,10g  Phương án nhiễu C. 8,1.80  6, 48g � Đáp án B. Vì H = 80% � m  100 Ví dụ 16. Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 g kết tủa . Công thức của 2 muối là : A. NaCl và NaBr B. NaBr và NaI C. NaF và NaCl D. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI. * Phân tích: Hầu hết học sinh sẽ giải bài tập này bằng cách chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất tương đương bằng việc gọi công thức tổng quát chung 2 muối là: Na X . - Phương trình hoá học được viết: Na X + AgNO3 � Ag X � + NaNO3 (23 + X ) gam  (108 + X ) gam 31,84 gam  57,34 gam  X = 83,13 � 2 halogen là Br và I  đáp án B. * Với cách giải trên học sinh đã phạm một sai lầm là cho cả 2 muối NaX và NaY đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3, điều này chỉ đúng với muối của 3 halogen Cl, Br, I còn NaF không tác dụng với AgNO 3 vì không tạo kết tủa. Vì vậy cần hướng dẫn học sinh xét bài toán qua 2 khả năng: + KN 1: Hỗn hợp 2 muối halogen gồm: NaF và NaCl, lúc đó chỉ có NaCl phản ứng NaCl + AgNO3 � AgCl � + NaNO3 57,34 nAgNO3 = 143,5 � 0,4 (mol) � nNaCl �0,4 (mol) � mNaCl = 0,4. 58,5 = 23,4 < 31,84  trường hợp này cũng thoả mãn. + KN 2 : Hỗn hợp cả 2 muối halogen đều phản ứng với dung dịch AgNO 3, kết quả tìm được 2 halogen là Br và I. Như vậy đáp án là D. 5. Tránh sai lầm về cách hiểu và vận dụng lí thuyết hóa học trong giải bài tập. Một số sai lầm của học sinh trong quá trình giải bài tập là do kiến thức lý thuyết chưa nắm vững,còn phiến diện, chưa tổng hợp được kiến thức, ví dụ như một chất hữu cơ có phản ứng tráng gương thì học sinh chỉ nghĩ rằng đó là Anđehit mà không xét các trường hợp khác như HCOOH, HCOOR, 15 HCOOM, . .hay khi thuỷ phân este thì học chỉ nghĩ rằng tạo ra axit (hoặc muối) và ancol chứ không nghĩ đến các trường hợp tạo nhiều muối, anđehit, xeton, . .Sau đây là một số ví dụ minh hoạ. Ví dụ 17: Đun một chất hữu cơ A đơn chức có khối lượng 8,6 gam trong môi trường kiềm, ta thu được hai chất hữu cơ B và C. Chất B không có phản ứng tráng gương, còn lượng chất C thu được cho tác dụng với Ag 2O/NH3 dư thì thu được 21,6 gam Ag và chất B’. Khi cho B’ tác dụng với NaOH thì thu được B. Tìm công thức cấu tạo của A,B,C. Giải: * Sai lầm: Hầu hết học sinh đều có thói quen suy suy nghĩ rằng: - Khi thuỷ phân một este trong môi trường axit thì sẽ thu được rượu và axit hữu cơ - Khi thuỷ phân este trong môi trường kiềm thì sẽ thu được muối và rượu. Do đó với bài tập trên học sinh sẽ nhầm tưởng là B là ancol còn C là HCOOH, A là este. * Phân tích: Ta giả sử C là chất có chức andehit, công thức tổng quát có dạng: RCHO, ta có Phương trình hoá học: dd NH RCHO + Ag2O ��� � RCOOH + 2 Ag. � RCOOH + NaOH RCOONa + H2O. 3 Theo hai phản ứng trên nRCOOH = nRCOONa = nRCHO = 1 nAg = 0,1 2 - Gỉa sử A là este đơn chức: Phương trình hoá học: RCOOR’ + NaOH � RCOONa + R’OH. A B C 0,1 0,1 0,1 8, 6 Theo giả thiết; MA = 0,1 = 86 = 44 + (R + R’) Vậy: R + R’ = 86 – 44 = 42 = M C H Nếu tách 2 gốc R và R’ ra thì một gốc là – CH3 và một gốc là CH2=CH2. Nếu R của B là CH2=CH- thì CH2=CH-COONa là chất B, còn C là CH3OH. Vậy C không thể có phản ứng tráng gương. Do đó B là CH 3COONa và C là CH2=CH-OH, rượu này không bền nên chuyển thành CH3CHO. Vậy A là: CH3COOCH=CH2. Ví dụ 18: Hoà tan 5,6 gam bột Fe trong 300,0 ml dd HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2. Cho lượng dư dd AgNO3 vào dd X thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là Giải: * Sai lầm: Hầu hết học sinh là như sau: Phương trình hoá học: Fe + 2 HCl � FeCl2 + H2 (1) mol 0,1 0,2 0,1 2 AgNO3 + FeCl2 � 2 AgCl + Fe(NO3)2 (2) 3 6 16 mol 0,1 0,2 � AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 (3) mol 0,1 0,1 2+ + 3+ � Fe + Ag Fe + Ag (4) mol 0,1 0,1 Vậy: Khối lượng chất rắn là: 53,85 gam. * Phân tích: Học sinh đã viết thiếu phản ứng hoá học: 4 H+ + 3 Fe3+ + NO3- � 3 Fe3+ + NO + 2 H2O (*) Phản ứng (*) xảy ra trước phản ứng (4) nên Fe2+ trong phản ứng (4) chỉ còn: 0,025. Do đó khối lượng chất rắn là: 45,75 gam. 6. Tránh không xét hết các trường hợp dẫn đến “thiếu nghiệm”. Một số học sinh thường mắc các “bẫy” khi giải toán là không chú ý đến các tính chất đặc biệt của các chất phản ứng cũng như các chất sản phẩm, như tính lưỡng tính của các oxit, hyđroxit lưỡng tính, quá trình hoà tan các kết tủa của các oxit axit như hoà tan CaCO3 bởi CO2, . ., vì vậy học sinh thường xét thiệu nghiệm, sau đây là một số ví dụ. Ví dụ 19: X là dung dịch chứa 0,1 mol AlCl 3 Y là dung dịch NaOH 1 M. Đổ từ từ dung dịch Y vào dung dịch X đến hết thì lượng kết tủa thu được là 6,24 gam. Thể tích dung dịch Y là: A. 0,24 lít. B. 0,32 lít. C. 0,24 lit hoặc 0,32 lít. D. 0,34 lít. * Sai lầm: Hầu hết học sinh thường giải theo cách sau: - Phương trình hoá học: AlCl3 + 3 NaOH � 3 NaCl + Al(OH)3 (1) Ban đầu: Mol 0,1 1.V 6, 24 = 0,08 (mol) 78 Phản ứng: Mol - Qua số mol của Al(OH)3 thu được ta thấy AlCl3 dư, nên NaOH hết, vậy NaOH tính theo kết tủa Al(OH)3, do đó nNaOH = 3. nAl (OH ) = 3. 0,08 = 0,24 (mol) Vậy: VY = 0,28 (lít). * Phân tích: Hầu hết học sinh đã mắc một sai lầm là không nghĩ đến tính lưỡng tính của Al(OH)3 nên đã không xét thêm một trường hợp nữa là dd NaOH tác dụng hết với Al(OH)3 để thu được kết tủa cực đại, sau đó một phần kết tủa Al(OH)3 tan ra, do đó bài toán này có 2 kết quả đúng là: V dung dịch Y bằng 0,24 lít và 0,32 lít. 7. Chưa có phương pháp phân tích và tổng hợp kiến thức. Đa số các em học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu đều mắc các “bẫy” kiến thức về phần này, các em có thể có kiến thức các phần riêng biệt, nhưng sự tổng hợp các kiến thức đó lại trong một vấn đề cần giải quyết thì hạn chế, mặt khác nhiều em chưa có khả năng phân tích các dự kiện bài toán, để từ đó xâu chuỗi chúng lại thành một kiến thức thống nhất, logíc, sau đây là một số ví dụ minh hoạ. 3 17 Ví dụ 20 : Cho các chất: Cu(OH)2 (1), AgCl(2), NaOH(3), Al(OH)3(4), Mg(OH)2(5). Những chất nào trong số các chất trên có bị hoà tan trong dd amoniac. A. Chỉ có 1,2 B. Chỉ có 1,2,3. C. Chỉ có 1,3 D. 1,2,3 và 5 * Sai lầm: Đa số học sinh thường chọn 1,2, vì nghĩ ngay đến khả năng tạo phức của dd NH3 với Cu(OH)2 và AgCl, nên chọn đáp án A. * Phân tích: Đề ra yêu cầu là tìm chất bị hòa tan trong dung dịch amoniac nên có thêm NaOH nữa (vì NaOH không phản ứng nhưng tan trong dung dịch amoniac ). Ví dụ 21 : Để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm có thể dùng các cách: 1. Cho dd KMnO4 tác dụng với dd HCl đặc. 2. Cho dd KMnO4 và dd H2SO4 đặc tác dụng với tinh thể NaCl. 3. Điện phân nóng chảy NaCl. A. Chỉ có 1 B.Chỉ có 2 C.Chỉ có 3 D. Cả 1,2,3 * Sai lầm: Học sinh thường chọn đáp án D, như vậy phương án 2 cũng được chấp nhận. * Phân tích: Khi cho H2SO4 đđ tác dụng với NaCl sẽ giải phóng HCl t C NaCl + H2SO4 (đ) �� � NaHSO4 + HCl Nhưng do HCl sinh ra ở dạng khí hoặc có hoà tan thành axit thì nồng độ cũng không đủ lớn để tác dụng với dd KMnO4 để giải phong Cl2. Trong phòng thí nghiệm, với lượng chất điều chế ít, dụng cụ đơn giản nên không dùng phương pháp điện phân. Vậy: chỉ có phương án 1 là hợp lí nên chọn đáp án A. Ví dụ 22: Dãy gồm các chất đều có khả năng là mất màu dd Brom là: A. Xiclobutan, Propilen, Axetilen, Butađien B. Propilen, axetilen, glucozo, triolein. C. Benzen, etilen, propilen, axetilen, tripanmitin D. Propilen, axetilen, butadien, saccarozo. * Sai lầm: Hầu hết học sinh khi giải quyết kiến thức trên , thấy các chất trong câu A đều thoả mãn nên chọn đáp án A. * Phân tích: Xiclobutan phản ứng với Br2 (khan) chứ không phản ứng dung dịch Br2/CCl4. Vì vậy đáp án đúng là B. 0 III. KIỂM NGHIỆM Sau khi áp dụng đề tài này trong việc dạy học sinh giải bài tập và làm bài thi trắc nghiệm bản thân tôi đã thu được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi. -Về phía giáo viên: Phần nào giáo viên cũng vững vàng hơn về mặt kiến thức,có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm và giải đề thi đại học. 18 -Về phía học sinh : Được cung cấp những kiến thức cơ bản để làm bài thi hợp lý nhất, nhanh nhất, khắc phục những sai sót mà các em thường gặp phải khi giải đề thi trắc nghiệm. + Có kỹ năng vận dụng thành thạo các phương pháp giải nhanh, các công thức tính nhanh trong quá trình làm bài. + Tránh được những sai lầm và cạm bãy trong đề. + Có hứng thú, không ngại khó khi giải các đề thi trắc nghiệm. Đặc biệt với học sinh yếu kém, trung bình các em đã có thêm những vốn kiến thức cơ bản, biết cách loại trừ xác xuất để làm được các bài toán dạng cơ bản. -Kết quả: Để kiểm tra khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của học sinh, sau khi áp dụng đề tài này tôi đã ra một đề kiểm tra 45 phút với 30 câu hỏi và đã thu được kết quả như sau : Giỏi Khá TB Yếu Kém Số HS Lớp dự KT SL % SL % SL % SL % SL % 11D 11B 11I Tổng 36 29 46 111 7 4 9 20 19,4 13,8 19,5 18,0 19 11 22 52 52,7 7 19,4 37,9 10 34,5 47,8 10 21,7 46,8 27 24,3 3 3 5 11 8,5 10,3 10,8 9,9 0 1 0 1 0,0 3,5 0,0 1,0 Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu, kém giảm rõ rệt (từ 18,9% xuống còn 10,9%), tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng cao (từ 40,5% tăng lên 64,8%). C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Trên đây là một số phương pháp xử lý vấn đề trong khi làm bài thi trắc nghiệm mà học sinh thường mắc phải. Để tránh những sai lầm và lỗi khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn Hóa học nói riêng, tôi đã cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản và phương pháp để tránh và xử lý có liên quan đến đề thi trắc nghiệm, hình thành cho các em một số phương pháp giải nói chung và cách giải đề thi trắc nghiệm môn Hóa học nói riêng. Sau khi tư vấn, phổ biến kinh nghiệm và đã kiểm nghiệm qua từng bài thi cụ thể, tôi thấy hầu hết học sinh đều vững tin và thích thú làm bài thi theo kiểu trắc nghiệm, hiểu biết kiến thức một cách toàn diện, phát huy được khả năng tư duy, suy luận và sáng tạo hơn. Qua đó, tạo ra cho các em niềm say mê trong học tập, không ngại khó khi làm bài cũng như khi ôn luyện. Tuy nhiên để kết quả đạt được như mong muốn đòi hỏi giáo viên phải biết phân luồng học sinh, tác động vào từng đối tượng với mức độ, dạng bài tập khác nhau, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 19 phức tạp. Đồng thời, học sinh phải biết cách học, phân dạng bài tập sao cho có hiệu quả nhất. 2. Đề xuất Với chút kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy và luyện thi đại học, bản thân đã đúc rút và trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp xử lý khi làm bài thi trắc nghiệm nói chung và môn Hóa học nói riêng” trong điều kiện thời gian ngắn, trình độ bản thân có hạn, chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế. Với tâm huyết nghề nghiệp và lòng nhiệt huyết của bản thân, tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào phong trào đổi mới giáo dục toàn diện, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Cự Giác. Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy và học hóa học. NXB Giáo dục, 2009. 2. Cao Cự Giác. Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học. NXB Giáo dục, 2009. 3. Đào Hữu Vinh. 500 Bài tập hoá học. NXB Giáo dục 1995 4. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Hoá học 10,11,12 (Ban KHTN, Ban KHXH). NXB Giáo dục 5. Nguyễn Xuân Trường. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. NXB Giáo dục, 2005. 6. Nguyễn Xuân Trường, Cao Cự Giác. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 128. 12/2005. 7. Nguyễn Đức Vận. Thực hành hoá học vô cơ, NXB Giáo dục 1984 8. Sách giáo khoa hóa học lớp 10, 11, 12. 9. Hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp và đại học các năm. 10. Tuyển tập các đề thi thử, thi thật tốt ngiệp và đại học, cao đẳng… XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trần Thị Vinh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất