Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh thcs...

Tài liệu Skkn phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh thcs

.DOC
5
237
106

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN NHẢY XA CHO HỌC SINH THCS " I. Mục đích: Tuyển chọn và áp dụng một số bài tập vào giảng dạy nhằm phát triển tố chất sức bật cho học sinhtrên cơ sở những yếu tố đặc trưngquyết định đến thành tích trong nhảy xa của học sinh THCS. II. Bản chất của giải pháp: 1- Thực trạng – phương pháp dạy học truyền thống. - Chương trình giảng dạy phân môn nhảy xa cho học sinh THCS nhằm giúp học sinh hiểu biết về kỹ thuật, phương pháp tập luyện để rèn luyện thể lực, phát triển sức mạnh chân còn về nâng cao thành tích thì chưa đủ để các em phát triển thành tích cao. - Thời lượng học của chương trình quy định là (8 tiết/năm). Nội dung bài tập nhảy xa chưa đủ để phát triển cho những học sinh có năng khiếu. Vì vậy thành tích của học sinh sẽ bị hạn chế so với thể thao thành tích cao mà học sinh dự thi trong các kỳ đại hội TDTT cũng như HKPĐ. 2. Tính mới của giải pháp. Bằng cách tiến hành đồng bộ, hệ thống những giải pháp trong quá trình tuyển chọn và huấn luyện học sinh môn nhảy xa bậc THCS, tôi đã có được các tiêu chí tuyển chọn và hệ thống bài tập khoa học, có độ tin cậy cao trong huấn luyện nhằm duy trì và phát huy thành tích thi đấu của học sinh trong nhiều năm qua. 2.1.Về việc tuyển chọn học sinh. Tuyển chọn học sinh là công việc hết sức quan trọng nên phải thực hiện một cách công phu, chính xác. Trước tiên phải chọn những em có thành tích tốt và ổn định, ngoài ra chúng ta còn căn cứ vào những đặc điểm sau: Thể hình, thể lực cân đối khỏe mạnh, Cơ bắp chưa phát triển, gang bàn chân phải săn, có độ lõm nhất định. không mắc các bệnh tim mạch … 2.2. Áp dụng hệ thống bài tập khoa học, hiệu quả: Lựa chọn một số nội dung bài tập phù hợp, kết hợp với các bài tập kinh nghiệm riêng của cá nhân đã qua kiểm chứngnhằm phát triển tố chất sức bật trong nhảy xa cho học sinh III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP. 1. Giải pháp mới 1.1 Giai đoạn huấn luyện ban đầu: - Mục tiêu cần đạt của giai đoạn này: Thông qua các tiêu chí đánh giá giáo viên xác định khả năng sức bật của từng cá nhân học sinh để áp dụng hệ thống bài tập phát triển sức bậtphù hợp. Để huấn luyện sức bật trong môn nhảy xa cho học sinh, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải có các tiêu chí đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên tôi tiến hành các bước sau : Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan và các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sức bật trong môn nhảy xa Bước 2 : Tuyển chọn những bài tập có tác dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn giảng dạy. Bước 3 : Kiểm định độ tin cậy của bài tập bổ trợ cũng như sự phát triển tố chất cho học sinh. - Giai đoạn này tôi sử dụng các bài tập sau: Bật cao, bật xa tại chỗ, Bật cóc 20m,Lò cò 40m, Chạy đạp sau 30 m, Giậm nhảy bằng 1 chân co chân qua xà, Nhảy dây (trong 30 giây), Bật bục cao 0,4mBật xa 3 bước đổi chân ( Kinh nghiệm của cá nhân ) 1.2. Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu: - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh vừa phát triển sức bật vừa tăng cường sự ổn định về thể lực cũng như thành tích trong thi đấu. - Phương pháp:Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh nhằm nâng cao sức bật trong môn nhảy xa. Qua nghiên cứu lý luận, các tác giả đi trước và thực tiễn trong giảng dạy huấn luyện,tôi đã tổng hợp được 15 bài tập (15 bài tập này có độ tin cậy cao) trong đó có 3 bài tập thuộc kinh nghiệm của cá nhân đó là: - Bật xa vào hố cát hai gối thu chân chạm ngực. (kinh nghiệm của cá nhân) - Bật 3 bước đổi chân. ( kinh nghiệm của cá nhân ) - Đà tự do giậm nhảy qua xà cao 0,5m và cách ván giậm 1,2m ( Kinh nhiệm cá nhân) - Kiểm tra đánh giá:Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được tiến hành theo phương phápthực nghiệm sư phạm và tiến hànhcác bài test để kiểm tra. 1.3. Giai đoạn hoàn thiện sẵn sàng thi đấu: - Mục tiêu cần đạt:hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật trong nhảy xa để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu thông qua hệ thống bài tập phù hợp giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động một cách khoa học nhất. - Yêu cầu của bài tập: khối lượngbài tập chủ yếu trong giai đoạn này nhằm mục đích nâng cao mức độ chạy cực đại của chạy đà và cho giai đoạn đặt chân giậm nhảy vào ván giậm và hoàn thiện kỹ thuật. Nội dung bài tập: -Chạy chậm sau đó chạy tăng tốc 20m – 30m - Đà 7-9-11bước giậm nhảy vào hố cát. - Hoàn thiện kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không – tiếp đất 2. Khả năng áp dụng: Một số yêu cầu đối với GVBM thể dục - Để hoàn thành tốt nhiệm vụ – yêu cầu đặt ra là một giáo viên TDTT ta cần có một sự định hướng, một kế hoạch cụ thể cho công tác giảng dạy – huấn luyện như sau: - Kích thích sự vận động tích cực cho học sinh bằng các bài tập đặc trưng là điều kiện cần thiết và không thể thay thế đối với sự phát triển hài hòa về thể chất, tâm lý và sức khỏe cho học sinh, ngược lại nếu không có sự vận động tích cực sẽ làm hạn chế sự phát triển bình thường đối với các em. - Nâng cao chất lượng trong 1 tiết dạy, thực hiện lượng vận động hợp lý và tăng tiến sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tố chất thể lực cho học sinh. Phạm vi vận dụng: Các giải pháp áp dụng trong quá trình tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh bậc THCS nêu trên rất dễ vận dụng và có thể vận dụng rộng rãi ở các trường THCS trong và ngoài huyện. 3. Hiệu quả: 3.1.Ích lợi về mặt giáo dục: - Lợi ích về mặt kinh tế: Giúp cho bản thân các em và gia đình không tiêu tốn nhiều tiền của vào việc chăm sóc sức khỏe cũng như các bệnh thường gặp ở học sinh, từ đó góp phần hoàn thiện hình thể cho học sinh. - Góp phần rèn luyện cho thế hệ trẻ lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. - Phát triển về mặt thể chất: Biểu hiện ở sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, hoàn thiện các giác quan. - Phát triển về mặt tâm lý: Biểu hiện ở những thay đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nghị lực, sự phấn khởi, hoạt bát, nếp sống … - Phát triển về mặt xã hội: Biểu hiện ở các mặt tích cực, tham gia các hoạt động ngoại khoá của nhà trường và địa phương, cùng với việc thay đổi trong việc ứng xử với mọi người xung quanh. 3.2. Chất lượng, hiệu quả của đề tài: Kết quả đạt được qua phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa như sau: - VĐVcủa trường đạt giải nhất cấp huyện trong 4 năm gần đây: + Nguyễn Thị Mỹ Tho4,32m ; Nguyễn Thị Mỹ Nguyên 4,45m ;Nguyễn Phước Thịnh 5,53m . + Phan Thị Mỹ Nhung4,52m,Nguyễn Thị Quyên4,34m - VĐV đạt HCV và HCB qua các kỳ HKPĐ cấp tỉnh: + Phan Thị Mỹ Nhung4,86m HCB ; Nguyễn Thị Quyên 4,54m HCB;Đinh Văn Sum5,93mHCV
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất