Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn giáo dục quốc p...

Tài liệu Skkn phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng - an ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

.DOC
21
119
66

Mô tả:

Trường THPT Võ Trường Toản 1 Năm học: 2011 - 2012 ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục quốc phòng – an ninh ở bậc trung học phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ thường xuyên nâng cao phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, nội quy nhà trường. Đồng thời giáo dục quốc phòng – an ninh rèn luyện năng lực thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền quốc phòng toàn dân – an ninh nhân dân trong thời kỳ mới, sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam: “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Nội dung môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh mang tính tổng hợp, tích hợp cao, vừa lý thuyết vừa thực hành và liên quan mật thiết với nhiều môn học khác để giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt sách giáo khoa môn Giáo dục quốc phòng – an ninh đã đề cập nhiều kiến thức pháp luật cần thiết, làm cơ sở cho việc hình thành nhận thức về quốc phòng an ninh, thực hành kỹ năng quân sự, phục vụ trực tiếp cho việc hình thành nếp sống kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khả năng hoạt động thực tiễn theo lứa tuổi. Hệ thống kiến thức trong môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh được cấu trúc từ thấp đến cao, luôn có sự kế thừa và phát triển. Trong thực tế, thế hệ trẻ mà phần lớn là học sinh, sinh viên vẫn còn xem nhẹ, ít quan tâm và tìm hiểu đến pháp luật. Giáo dục pháp luật trong trường học còn hạn chế, số học sinh vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm luật giao thông, nạn bạo lực trong học đường,…còn nhiều, chưa ý thức cao trong việc chấp hành pháp luật Nhà nước cũng như nội quy nhà trường. Do vậy tích hợp giáo dục pháp luật vào môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh là cần thiết nhằm mục đích định hướng cho người học nhìn thấy được tầm quan trọng của môn học này, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, nâng cao kiến thức, kỹ năng quân sự cũng như lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật trong nhà trường và trong đời sống hằng ngày. Từ thực tế trên, bản thân là giáo viên đang giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh, tôi nhận thấy rằng: Giáo dục pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhưng giáo dục như thế nào để vừa có hiệu quả vừa phát huy hết tác dụng của môn học nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng - an ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” để nâng cao hiệu quả Giáo dục quốc phòng - an ninh nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng. Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 2 Năm học: 2011 - 2012 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nhà trường là nơi đào tạo nên những con người mới, có đức, có tài, có ý thức kỷ luật cao đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”. (Điều 12 - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992) Trong quân đội nhân dân Việt Nam: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”, trong xã hội “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đó là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. Kiến thức pháp luật trong môn Giáo dục quốc phòng – An ninh được thể hiện trong sách giáo khoa như: Lịch sử, truyền thống quân đội, công an nhân dân Việt Nam; Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy (lớp 10); Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh; Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (lớp 11); Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam, Luật sĩ quan quân đội, công an nhân dân Việt Nam; Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc (lớp 12). Trong thực tế hay trên các nguồn thông tin đại chúng đã phản ảnh rất nhiều đối tượng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật như: Vi phạm luật giao thông, đánh nhau gây thương tích, ... Điều này đã ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội, nhân cách của thanh thiếu niên nói chung và học sinh phổ thông nói riêng. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Những yêu cầu trong quá trình tích hợp giáo dục pháp luật 2.1.1. Đối với giáo viên Cần có kiến thức sâu rộng, thường xuyên trau dồi, tích lũy kiến thức pháp luật qua việc tự học, tự nghiên cứu ở trong sách vở, báo chí, mạng lưới thông tin báo đài, internet, ... để nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để thực hiện đề tài. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tăng cường sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách linh hoạt, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. 2.1.2. Đối với học sinh Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 3 Năm học: 2011 - 2012 Tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung bài học, tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật từ các trang web, báo chí và các mạng lưới thông tin khác để trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, giải quyết tình huống pháp luật, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên; từ đó góp phần làm cho tiết học phong phú, sinh động và thực tế hơn. 2.2. Các bước thực hiện tích hợp giáo dục pháp luật 2.2.1. Xác định mục tiêu, nội dung bài học có thể tích hợp Tìm hiểu từng mục tiêu bài dạy và trình độ phát triển tâm sinh lý của học sinh để có cách tổ chức hợp lí cho từng hoạt động học tập, nêu vấn đề tạo ra những tình huống pháp luật cụ thể đề nghiên cứu nhằm giúp học sinh độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề và thể hiện bằng hành động của mình. Ngoài ra, từ mục tiêu mỗi bài dạy, giáo viên định hình và thiết kế nội dung hoạt động sao cho đảm bảo kiến thức trọng tâm, hệ thống được các đơn vị kiến thức, đủ điều kiện rút ra các nhận xét, kết luận cụ thể. 2.2.2. Tổ chức hoạt động tích hợp a. Biện pháp đặt câu hỏi: Giáo viên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn những tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoặc cả lớp tìm hiểu tài liệu để chuẩn bị trước nội dung. Bước 2: Tổ chức: Giáo viên xây đựng hệ thống câu hỏi cho những bài học có nội dung tích hợp, dẫn dắt đưa nội dung tích hợp vào bài giảng, hướng dẫn học sinh căn cứ vào một số điều luật quy định để trả lời câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể cho dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề; câu hỏi vấn đáp; ... * Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy” (chương trình lớp 10), giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi liên quan đến pháp luật: - Câu 1: Ma túy là gì, tác hại của ma túy như thế nào? - Câu 2: Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, nhà trường trong việc phòng, chống ma túy? Chia lớp thành 2 nhóm, học sinh thảo luận, dựa vào “Luật phòng, chống ma túy và các tội phạm về ma túy” để trả lời câu hỏi. * Ví dụ 2: Khi dạy bài “Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh” (chương trình lớp 11), giáo viên đặt 2 câu hỏi liên quan đến pháp luật: - Câu 1: Hãy nêu những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự? - Câu 2: Trách nhiệm của HS trong việc chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự? Chia lớp thành 2 nhóm, học sinh thảo luận, dựa vào “Luật nghĩa vụ quân sự” để trả lời câu hỏi. Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 4 Năm học: 2011 - 2012 * Ví dụ 3: Khi dạy bài “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc” (chương trình lớp 12), giáo viên đặt 2 câu hỏi liên quan đến pháp luật: - Câu 1: Hãy nêu những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa? - Câu 2: Hãy nêu trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc? Chia lớp thành 2 nhóm, học sinh thảo luận, dựa vào “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để trả lời câu hỏi. Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Giáo viên chia bảng thành 2 phần, mỗi phần dành cho 1 nhóm để trình bày bài thảo luận của mình (treo bảng phụ, giấy A0, hình ảnh minh họa, …), đồng thời cử 1 thư ký để ghi lại những nội dung bổ sung hoặc ghi điểm cho từng nhóm. Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm lên trước lớp trình bày nội dung của nhóm đã tìm hiểu; cả lớp nghe và bổ sung thêm (nếu thấy thiếu sót); thư ký ghi lại tất cả những ý bổ sung. Giáo viên căn cứ vào nội dung đúng để cho điểm từng nhóm, chốt nội dung bài học; tuyên dương khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực trong hoạt động nhóm. b. Biện pháp đóng tiểu phẩm: Giáo viên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu bài học; chọn chủ đề chọn những tình huống có kịch tính liên quan đến pháp luật; xây dựng kế hoạch thực hiện; giới thiệu tài liệu pháp luật liên quan đến chủ đề để học sinh tìm hiểu trước khi viết lời thoại cho tiểu phẩm. Bước 2: Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm; phân công các nhóm xây dựng kịch bản cụ thể; hướng dẫn học sinh biên tập lời thoại (dựa vào kiến thức pháp luật), chọn người phù hợp để đóng vai, truyền tải nội dung. Tổ chức cho các nhóm học sinh diễn tiểu phẩm trong tiết học (có quy định thời gian cụ thể cho mỗi tiểu phẩm). * Ví dụ: Một học sinh đến ngày đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở ủy ban nhân dân xã, bố mẹ cố tình không cho con đi đăng ký; lực lượng xã đến nhà tuyên truyền, vận động nhưng gia đình này cố tình không hiểu, ngược lại còn tỏ vẻ bất hợp tác, kiên quyết tìm mọi cách đưa con đi trốn. Lúc đó có một người đứng ra giải thích, dùng luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh trong việc chấp hành luật nghĩa vụ quân sự để thuyết phục. Cuối cùng gia đình đã thông suốt, tự nguyện đưa con đi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 5 Năm học: 2011 - 2012 Giáo viên yêu cầu đội biểu diễn của từng nhóm lên trước lớp, thực hiện tiểu phẩm của nhóm mình. Cả lớp xem và cho điểm bằng hình thức giơ tay. Giáo viên căn cứ vào chủ đề, nội dung truyền tải qua tiểu phẩm để chốt nội dung bài học. Tiểu phẩm nào hay, mang tính giáo dục cao đước chọn để biểu diễn trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực. c. Biện pháp thuyết trình, thuyết minh Giáo viên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên lập kế hoạch, chọn nội dung; hướng dẫn những tài liệu pháp luật có liên quan để học sinh tham khảo; giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoặc cả lớp chuẩn bị nội dung thuyết trình, thuyết minh. Bước 2: Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm, mỗi nhóm thuyết trình, thuyết minh về nội dung mà giáo viên đã giao (nói, viết, minh họa hình ảnh tĩnh hoặc hình ảnh động qua phương tiện công nghệ thông tin). Những học sinh khác có thể đặt câu hỏi liên quan đến nội dung đang trình bày, yêu cầu người đang thuyết minh trả lời. * Ví dụ: Khi dạy bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, giáo viên nêu lên 2 vấn đề, yêu cầu học sinh thuyết trình trong thời gian 5 phút hoặc viết khoảng 100 từ cho 1 vấn đề: - Vấn đề 1: Tại sao nói “Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. - Vấn đề 2: Là học sinh chúng ta phải làm gì để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay? (Học sinh dựa vào “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để giải quyết vấn đề). Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Giáo viên cho cả lớp nhận xét và cho điểm mỗi nhóm bằng hình thức giơ tay. Giáo viên căn cứ vào nội dung truyền tải qua các bài thuyết minh để chốt nội dung bài học; tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực. d. Biện pháp vẽ (hoặc sưu tầm) tranh tuyên truyền: Giáo viên thực hiện theo các bước sau: Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 6 Năm học: 2011 - 2012 Bước 1: Giáo viên chọn đề tài liên quan đến pháp luật; xây dựng kế hoạch thực hiện; giới thiệu một số kênh hình, chương trình, tạp chí, trang web, … liên quan đến đề tài để học sinh tìm hiểu, sưu tầm. Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm tranh ảnh qua các phương tiện thông tin, đặc biệt là internet, có thể những hình ảnh tự chụp về các vấn đề: Ma túy; an toàn giao thông; môi trường; thực hiện nội quy nhà trường, ... Kết hợp với Đoàn trường tổ chức hội thi vẽ tranh tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội có chấm điểm và phát giải cho học sinh. Trưng bày sản phẩm đạt giải ở bản tin. Bước 2: Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm; phân công mỗi nhóm 1 đề tài cụ thể, yêu cầu các nhóm vẽ hoặc sưu tầm hình ảnh, viết bài giới thiệu ngắn gọn về đề tài của nhóm. Trong tiết học giáo viên giao cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rôky khổ A0, cho các nhóm thực hiện và trình bày trước lớp (có quy định thời gian cụ thể). Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Giáo viên cho cả lớp nhận xét và cho điểm từng nhóm bằng hình thức giơ tay. Giáo viên căn cứ vào đề tài, nội dung truyền tải qua hình ảnh, bài thuyết trình để chốt nội dung bài học; tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực. e. Một số biện pháp tích hợp khác: Giáo viên xác định mục tiêu bài học; tự sưu tầm hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm những hình ảnh, câu chuyện pháp luật, … mang tính thời sự qua thực tiễn cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tiết học giáo viên giới thiệu nội dung tiết học, lồng ghép thêm một vài câu chuyện pháp luật, những vụ án vi phạm pháp luật, ... Phần củng cố, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những câu chuyên pháp luật mà mình sưu tầm được, từ đó đặt câu hỏi, đặt tình huống cụ thể, giới thiệu một số tài liệu cho học sinh chuẩn bị trước bài học (có thể lấy nội dung này để kiểm tra bài cũ), có như vậy thì nội dung tích hợp mới phát huy tính hiệu quả. 2.2.3. Kiểm tra, đánh giá Dùng biện pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, thi. Đây được xem như là một phương pháp đo đạc và đánh giá khách quan trình độ, khả năng, kết quả nhận thức của người học bằng hệ thống các câu hỏi theo những tiêu chí nhất định. Giáo viên thường sử dụng một số dạng câu trắc nghiệm: Lựa chọn đúng – sai; điền khuyết; lựa chọn nhiều phương án; lựa chọn cặp đôi; … 2.3. Trích dẫn một số bài có thể tích hợp trực tiếp nội dung pháp luật vào trong chương trình giảng dạy: Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản Khối lớp Tên bài Tiết Năm học: 2011 - 2012 Nội dung tích hợp Điều 45: “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ XHCN và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước”. 10 Lịch sử, truyền thống quân đội và công an nhân dân Việt Nam 7 6,7 8 Điều 46: “Nhà nước xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa” (Trích chương IV: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992). Điều 47: “Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, đân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm” (Trích chương IV: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992). Người thực hiện: Phan Việt Linh Ghi chu Trường THPT Võ Trường Toản 32 8 Năm học: 2011 - 2012 Điều 2: Giải thích các từ ngữ: 1. Chất ma túy. 2. Chất gây nghiện. 3. Chất hướng thần. 4. Tiền chất. 5. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. 6. Các loại cây có chứa chất ma túy. 7. Phòng, chống ma túy. 8. Tệ nạn ma túy. 9. Các hoạt động hợp pháp liên quan đến MT 10. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. 11.Người nghiện ma túy. (Trích chương I: Luật phòng, chống ma túy). Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 33 9 Năm học: 2011 - 2012 Điều 3: Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 1. Trồng cây có chứa chất ma túy. 2. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy 3. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. 4. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy. 5. Hợp pháp hóa tiền, tài sản do tội phạm về ma túy mà có. 6. Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện MT 7. Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng chống ma túy. 8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. 9. Các hành vi trái phép khác về ma túy. (Trích chương 1: Luật phòng, chống ma túy). Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 34 Đ iều 25: Nhà nướ c có chín h sác h khu yến khíc h việc tự ngu yện cai ngh iện ma túy. Điề u 26: Trá ch nhiệ m ngư ời ngh iện ma túy. Điề u 27: Người thực hiện: Phan Việt Linh 10 Năm học: 2011 - 2012 Trường THPT Võ Trường Toản 11 Năm học: 2011 - 2012 Điều 6: Trách nhiệm của cá nhân và gia đình. Điều 7: Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện cung cấp thông tin về tệ nạn ma túy. 35 Điều 8: Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy. Điều 10: Trách nhiệm của nhà trường và các sở giáo dục. Điều 12: Trách nhiệm cơ quan thông tin tuyên truyền. Điều 14: Quyền lợi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức khi tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy. (Trích chương II: Luật phòng, chống ma túy). 5 Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh Điều 21:“Theo quyết định của UBND, chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày”. Điều 22: “Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh nhập ngũ, nếu không thể có mặt đúng qui định thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân. Người không chấp hành lệnh nhập ngũ sẽ bị xử lý theo điều 69 của luật nghĩa vụ quân sự vẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến hết 35 tuổi. (Hiến pháp nước CHXNCN VN năm 1992). 11 Điều 76: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”. 6 Điều 77: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 79: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng”. (Trích chương V: Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam năm 1992) Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 12 Năm học: 2011 - 2012 Điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. 8 Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa hai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. (Trích Chương I: Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992). 10 Điều 13: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật ”. (Trích Chương I: Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992) Điều 44, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. 11 Điều 10, Luật bảo vệ biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”. Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam 8 12 13 Năm học: 2011 - 2012 Điều 46: “Nhà nước xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa”. (Trích chương IV: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992). 10 Điều 47: “Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tải sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm.” (Trích chương IV: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992). Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 14 Năm học: 2011 - 2012 Điều 44: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.” 35 Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc Điều 48: “Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân; giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự; chính sách hậu phương quân đội; xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ, công nhân, nhân viên quốc phòng; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước”. Chương I: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 2.4. Giáo án minh họa Bài 7: TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY Tiết 35 II: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy. 2. Kỹ năng: Biết cách phòng, chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng. 3. Thái độ: Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma túy, không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy, có ý thức phát hiện, tố giác những người buôn bán ma túy. Biết thương yêu, thông cảm với những người nghiện ma tuý. II. Nội dung và thời gian: Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 15 Năm học: 2011 - 2012 1. Nội dung: Trách nhiệm học sinh trong phòng, chống ma túy 2. Thời gian: 45 phút III. Tổ chức, phương pháp: 1. Tổ chức: Lấy đội hình lớp học để lên lớp 2. Phương pháp: a. Giáo viên: - Sử dụng phim, hình ảnh tư liệu để dẫn chứng nội dung. - Diễn giải, phân tích, hướng dẫn thảo luận nhóm, lấy ví dụ minh họa, … b. Học sinh: Tham gia xây dựng bài, hoạt động nhóm, nghe và ghi chép những nội dung cần thiết. IV. Chuẩn bị: 1. Học sinh: - Vở, SGK, viết và trang phục đúng qui định. - Tìm hiểu trước một số điều luật về phòng, chống ma túy. 2. Giáo viên: - Tìm hiểu luật phòng chống ma túy và các tội phạm về ma túy. - Giáo án điện tử, giáo án bằng văn bản, sổ điểm danh, SGK. V. Tổ chức hoạt động lên lớp: 1. Tổ chức lớp học: - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục. - Kiểm tra bài cũ. 2. Tổ chức các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung trọng tâm A. Tích hợp bằng biện pháp đặt câu 1. Trách nhiệm phòng chống ma túy: hỏi. Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn tài liệu tham khảo để chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Trách nhiệm của cá nhân và gia - Cá nhân và gia đình: Điều 6, 7, 8 chương II – Luật phòng chống ma túy. đình trong phòng chống ma túy? Câu 2: Trách nhiệm của nhà trường và - Cơ quan Nhà nước và các cơ quan các cơ sở giáo dục khác trong phòng thông tin: Điều 9 chương II – Luật phòng chống ma túy. chống ma túy? Câu 3: Trách nhiệm của cơ quan Nhà - Nhà trường và các cơ sở giáo dục nước và các cơ quan thông tin đối với khác: Điều 11, 12 chương II – Luật Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 16 việc phòng chống ma túy? Năm học: 2011 - 2012 phòng chống ma túy. Câu 4: Trách nhiệm của cơ quan - Cơ quan chuyên trách phòng, chống chuyên trách phòng, chống tội phạm về tội phạm về ma túy: Điều 13 chương II ma túy? – Luật phòng chống ma túy. Bước 2: Tổ chức: * Chia nhóm: Tổ chức lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 3 bàn). - Nhóm 1: trả lời câu 1. - Nhóm 2: trả lời câu 2. - Nhóm 3: trả lời câu 3. - Nhóm 4: trả lời câu 4. * Học sinh dựa vào tài liệu: Tìm hiểu Luật phòng, chống ma túy và các tội phạm về ma túy để trả lời câu hỏi. * Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh thảo luận trong thời gian 10 phút. Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Giáo viên chia bảng thành 4 phần, mỗi phần dành cho 1 nhóm để trình bày bài thảo luận của mình (treo bảng phụ, giấy A0, hình ảnh minh họa, …), đồng thời cử 1 thư ký để ghi lại những nội dung bổ sung hoặc ghi điểm cho từng nhóm. Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm lên trước lớp trình bày nội dung của nhóm đã tìm hiểu; cả lớp nghe và bổ sung thêm (nếu thấy thiếu sót); thư ký ghi lại tất cả những ý bổ sung. Giáo viên căn cứ vào nội dung đúng để cho điểm từng nhóm. Chốt nội dung bài học; tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực trong hoạt động nhóm. Học sinh các nhóm tự đóng góp ý B. Tích hợp bằng biện pháp thuyết kiến để hoàn thành bài viết và cử đại trình, thuyết minh: diện thuyết minh trước lớp. Bước 1: Giáo viên đưa ra vấn đề: Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 17 Năm học: 2011 - 2012 ? Em hiểu gì về ma túy? Trách nhiệm của bản thân trong phòng, chống MT? Bước 2: Tổ chức: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết ra những hiểu biết của mình về vấn đề trên với dung lượng khoảng 100-120 từ; đồng thời chuẩn bị câu hỏi liên quan đến nội dung đang trình bày, yêu cầu người thuyết minh của nhóm khác trả lời. - Đại diện từng nhóm trình bày bài thuyết minh của nhóm mình. Bước 3: Tổng kết, đánh giá: Giáo viên cho cả lớp nhận xét và cho điểm mỗi nhóm bằng hình thức giơ tay. Giáo viên căn cứ vào nội dung truyền tải qua các bài thuyết minh để chốt nội dung bài học; tuyên dương, khen thưởng nhóm có số điểm cao, những cá nhân tích cực; nhắc nhở động viên nhóm thấp điểm; phê bình những học sinh chưa tích cực. 3. Củng cố và dặn dò: - Nhận xét, đánh giá tiết học. - Bài tập về nhà: Mỗi học sinh vẽ một bức tranh tuyên truyền về ma túy, nhóm trưởng thu và đóng thành tập. - Tìm hiểu thêm về luật phòng, chống ma túy và chuẩn bị nội dung tiết học sau. 4. Rut Kinh nghiệm: .......................................................................................... ………………………….......................................................................................... ………………………….......................................................................................... ………………………….......................................................................................... ………………………………… III. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI: Qua thực tiễn áp dụng đề tài, học sinh đã phát huy tính tích cực, ý thức tự giác, tinh thần hợp tác cao, biết vận dụng những kiến thức pháp luật vào trong học tập và thực tiễn. Từ đó, thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện pháp luật Nhà nước, nội quy nhà trường. Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 18 Năm học: 2011 - 2012 Cùng với các môn học khác có nội dung tích hợp pháp luật, việc soạn giảng và thực hiện đề tài: “Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng - an ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” đã góp phần đáng kể trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Cụ thể trong năm học 2010-2011 và học kì I năm học 2011-2012 đạt được kết quả như sau: - Không có học sinh vướng vào tệ nạn ma túy. - Số vụ tai nạn giao thông của học sinh giảm nhiều. - Học sinh rất tích cực trong việc tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến pháp luật, nắm chắc nội dung bài học, luôn chủ động trong từng giờ học, tạo nên những tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả cao. - Học sinh có ý thức tự giác cao trong việc thực hiện nội qui nhà trường, nhiệt tình tham gia các phong trào đoàn thể và gần đây số học sinh vi phạm pháp luật đã giảm nhiều so với các năm trước cụ thể: - Khi chưa thực hiện đề tài kết quả hạnh kiểm của năm học 2009-2010 là: STT Khối lớp Số học sinh Hạnh kiểm Tốt Hạnh kiểm Khá Hạnh kiểm Trung bình Hạnh kiểm Yếu SL SL SL SL % % % 1 10 686 478 69.68 133 19.38 58 8.47 2 11 509 333 65.4 17.88 76 14.96 9 1.76 3 12 441 320 72.56 112 25.4 2.04 0 91 9 17 % 0 2.47 - Khi áp dụng đề tài: + Năm học 2010-2011 STT Khối lớp Số học sinh Hạnh kiểm Tốt Hạnh kiểm Khá Hạnh kiểm Trung bình Hạnh kiểm Yếu SL % SL % SL SL % % 1 10 688 501 72.8 136 19.8 35 5.08 16 2.32 2 11 600 402 67 105 17.5 84 14 9 1.5 3 12 484 384 79.34 80 4.13 0 0 16.53 20 + Năm học 2011-2012 STT Khối lớp Số học sinh Hạnh kiểm Tốt Hạnh kiểm Khá Hạnh kiểm Trung bình Hạnh kiểm Yếu SL SL SL SL % % % % 1 10 672 488 72.62 137 20.39 34 5.06 13 1.93 2 11 633 520 82 75 11.9 30 4.8 8 1.3 3 12 583 517 88.68 51 8.75 15 2.57 0 0 Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 19 Năm học: 2011 - 2012 Số liệu trong bảng thống kê là tổng kết đánh giá xếp loại hạnh kiểm của trường cung cấp. Điều đó chứng tỏ sau khi tích hợp giáo dục pháp luật vào trong môn học GDQP-AN đã mang lại hiệu quả. IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Cơ sở lí luận của đề tài được xuất phát từ thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với hoạch định đường lối chính sách của ngành, của các cơ quan quản lý giáo dục. Giáo viên bộ môn cần mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thêm về lợi ích thực tế, khả năng ứng dụng cũng như tính hiệu quả của đề tài để khuyến khích đồng nghiệp, đồng môn tích cực và thường xuyên vận dụng trong giảng dạy. Ý tưởng đề tài không những chỉ dùng trong chương trình môn Giáo dục quốc phòng-an ninh, mà có thể mạnh dạn đưa vào vận dụng cho các môn học khác trong nhà trường để tạo ra một phương thức học tập hiệu quả. Việc ứng dụng đề tài trong giảng dạy đã góp một phần nhỏ trong cuộc vận động đổi mới phương pháp giáo dục, chống hiện tượng tiêu cực về dạy chay. Kiến nghị: Giáo dục pháp luật là một yêu cầu quan trọng của nhiều môn học, đặc biệt là đối với môn Giáo dục quốc phòng-an ninh Tuy nhiên để giáo dục pháp luật có hiệu quả trong môn học này cần có những biện pháp phù hợp theo tôi cần đảm bảo các vấn đề sau: * Đối với giáo viên: Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu pháp luật và vận dụng kiến thức pháp luật vào cuộc sống. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình giảng dạy. Cung cấp cho học sinh nguồn tư liệu pháp luật cần thiết, hướng dẫn học sinh thu thập thông tin * Đối với nhà trường và ban giám hiệu: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để giáo viên giảng dạy môn Giaó dục quốc phòng-an ninh ứng dụng đề tài có hiệu quả. Xây dựng tủ sách pháp luật phục vụ nhu cầu tìm đọc của giáo viên và học sinh Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong quá trình giáo dục pháp luật pháp luật cho học sinh, đặc biệt là với Đoàn trường. * Đối với Sở giáo dục và các cấp lãnh đạo: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giáo dục pháp luật với các trường bạn. Người thực hiện: Phan Việt Linh Trường THPT Võ Trường Toản 20 Năm học: 2011 - 2012 Thực hiện các buổi giao lưu nhằm tuyên truyền luật giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Cẩm Mỹ, ngày 25 tháng 5 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Phan Việt Linh Người thực hiện: Phan Việt Linh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất