Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn hóa học thcs...

Tài liệu Skkn phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn hóa học thcs

.DOC
24
1236
81

Mô tả:

Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS I.MỞ ĐẦU: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đối với môn hóa học, đây là môn học “vỡ lòng”, hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này ít nhiều làm cho các em bỡ ngỡ, một số ít các em có năng khiếu còn tìm tòi thích thú đối với môn học mới này, còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế đối với các em, khi học môn học này phải học thuộc lòng các kí hiệu hóa học, tên gọi, hóa trị,… các em còn lúng túng , mù mờ việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một phương trình phản ứng hóa học, việc củng cố rèn luyện các em đối với môn học này ở bậc THCS giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo. Quán triệt quan điểm “dạy thật , học thật”, chống lại “bệnh thành tích” trong giáo dục, đang là căn bệnh nhức nhối mà riêng tôi cảm thấy bức xúc! Trong khuôn khổ chia sẻ “ kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn hóa học”, bản thân công tác trong nghành luôn trăn trở và luôn tìm giải pháp nâng cao chất lượng học sinh nói chung trong đó quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém nói riêng 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: - Qua nội dung của đề tài giáo viên có phương pháp truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh, học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức làm các bài tập ở nhà, bài tập ở lớp, bài kiểm tra. - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học - Là động lực thúc đẩy các học sinh yếu kém có ý thức hơn trong học tập - Là cơ sở kiến thức cho học sinh tiếp thu chương trình cấp trung học sơ sở - Nêu ra các bước ngắn gọn với các ví dụ minh họa và có những ví dụ thông qua một vài nội dung học ở môn hóa học 8, 9 để từng bước tạo hứng thú cho các em trong các bài học 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 1 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS - Rèn luyện học sinh yếu kém môn hóa học 8,9 cho học sinh - Nội dung vài bài học trong chương trình SGK Hóa học THCS - Hiện tượng liên quan đến kiến thức hóa học THCS 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 8A6 năm học 2013- 2014, 9A6 năm học 2014 - 2015 ở trường THCS Nguyễn Trãi – Huyện KrôngAna - Tỉnh ĐăkLăk 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: - Quan sát - Nghiên cứu sản phẩm của đối tượng - Khái quát lý luận, phân tích lý luận - Thực nghiệm khoa học Vận dụng kiến thức đã học trong trường Cao Đẳng và Đại Học, kiến thức sách giáo khoa hóa học lớp 8,9 của Bộ Giáo dục và phương pháp cải cách bộ môn hóa học lớp 8,9 II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Cùng với quan điểm của Đảng luôn xem giáo dục đào tạo là quốc sách hang đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung và phát triển năm 2011), khẳng định “ giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào taọ cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hang đầu. đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội… đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”1 Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục và đào tạo: “Mỗi thầy cô giáo có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm” và phong trào “ trường học thân thiện, học Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 2 Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS sinh tích cực” nhằm phát huy tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện! “Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên đi những học sinh yếu kém có tiến bộ. Bên cạnh đó phải nghiên cứu phương pháp phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh yếu kém”2. Thật vậy, việc khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên, khích lệ học sinh yếu kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong nhà trường. sự đổi mới trong giảng dạy là một yêu cầu thực tế của xã hội. 2. THỰC TRẠNG: 2.1 Thuận lợi – khó khăn: Thuận lợi: Nhà nước và bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục, nhà trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. Cơ sở vật chất trường học và đồ dùng phục vụ công tác dạy và học tương đối tốt. Công nghệ thông tin được cập nhật là điều kiện để giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt. Khó khăn: *Từ học sinh: - Học sinh không hứng thú học tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn Hóa Học có nhiều khái niệm trừu tượng, khó, học sinh hạn chế kiến thức cơ bản, do đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt. - Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu môn Toán, Lý khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa và không ham thích học Hóa. - Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập Hóa học. Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 3 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS - Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động. * Từ giáo viên: - Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ. - Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa Học. - Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với học sinh. - Chưa tạo được không khí học tập thân thiện. Giáo viên bộ môn chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. - Phương pháp dạy học chậm đổi mới: Nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn: không có thí nghiệm trên lớp, bỏ giờ thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu. - Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ học sinh trong học tập, thậm chí còn tạo điều kiện cho học sinh chây lười. - Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tham gia. * Từ phụ huynh học sinh và xã hội: - Học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái. - Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường. - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em. 2.2 Thành công – Hạn chế: Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 4 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS Thành công: Khi áp dụng đề tài này phần lớn học sinh có hứng thú với môn học, siêng năng và có ý thức tự học. Các em học sinh luôn tích cực qua việc hoàn thành bài tập ở nhà và nắm được tương đối kiến thức trọng tâm của từng bài học Hạn chế: Thời lượng phân phối chương trình lên lớp chưa đủ để cho các em làm bài tập và trực quan bằng thí nghiệm biểu diễn, một số học sinh chưa có tinh thần tự giác học tập, không có thói quen tự học ở nhà; một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu: - Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn hóa học ở trường THCS cũng như giáo viên đang giảng dạy ở nhiều môn học khác tạo động lực cho học sinh học tập tốt hơn môn học của mình. Học sinh ý thức hơn việc tự học, nhận thấy rằng việc tự học là rất cần thiết để nâng cao kiến thức cho bản thân cũng như giúp học tốt hơn các môn học trong nhà trường đặc biệt là môn hóa học. - Với đối tượng học sinh yếu, để các em phát huy tốt khả năng của mình cần có sự phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình với nhà trường và giáo viên giảng dạy bộ môn vì với đối tượng học sinh này kỹ năng tự học ở nhà là chưa tốt. 2.4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động: Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc các em học yếu kém môn hóa học là do nhiều nguyên nhân như: Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động, ở đây vì nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên số học sinh bỏ học giữa chừng để làm kinh tế phụ giúp gia đình khá phổ biến, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có thể kiếm được tiền mà không cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động lực để học tập. Ngoài những nguyên nhân khách quan trên cũng còn một phần là do kiến thức môn hóa học trừu tượng, khó tiếp thu đối với một số học sinh, số lượng bài tập nhiều và khó cũng góp phần tạo nên sự chán nản nơi học sinh. 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 5 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS - Từ các vấn đề mà thực trạng học sinh yếu kém môn Hóa Học đã nêu ở đây có 2 nguyên nhân chủ yếu: + Là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến sự tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là cần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học sinh, đặc biệt là những em mà gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, sự động viên khích lệ của giáo viên dành cho bản thân các em là cần thiết. -+ Là do đặc điểm môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Tâm lý chung của học sinh là dễ chán nản nếu như các em không hiểu bài. Chẳng hạn trong chương trình lớp 8 nếu các em không học thuộc bảng 1 – Một số nguyên tố hóa học SGK/ 42 và bảng 2 – Hóa trị của một số nhóm nguyên tử SGK/ 43, những công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất thì các em khó có thể có những kiến thức kỹ năng cơ bản để giải bài tập. Đây là những công thức căn bản có thể áp dụng vào cho cả chương trình hóa học mà nếu các em ngay từ đầu không nắm vững thì sẽ rất khó vận dụng vào làm bài tập ở những bài học tiếp theo dẫn đến chán nản dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Từ những khó khăn nêu trên mà học sinh khi học môn hóa học 8, 9 mắc phải, với những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn hóa học lớp 8 và 9 tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp các em khắc phục những khó khăn trên đồng thời thông qua việc các em nắm được các kiến thức áp dụng vào làm bài tập để từng bước các em biết cách học để nâng cao kiến thức của mình. 3. GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP: 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Viết lại những kinh nghiệm đã có trong quá trình giảng dạy nhằm giúp học sinh từng bước nắm được những kiến thức cơ bản để cải thiện kết quả học tập các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng cũng như tạo tiền đề tốt để phát triển thêm nhiều kỹ năng khác trong môn hóa học như kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng viết báo cáo thực hành, kỹ năng giải bài tập…… Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 6 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trên: Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng để học sinh không còn yếu kém đối với môn học này cũng như từng bước tạo hứng thú say mê với môn học của các em, để ngày càng nâng cao chất lượng môn học thì cần phải trải qua những bước làm cụ thể sau: Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: Kiểm tra kiến thức chung của các em từ đầu năm học từ đó phân loại học sinh yếu kém, trao đổi với giáo viên Chủ nhiệm,giáo viên bộ môn của năm học trước để có thể nắm rõ tính cách, hoàn cảnh học lực của những môn học liên quan. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức những tình huống kích thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em khắc phục khó khan mà học tập để tiến bộ. trang bị cho các em học sinh yếu kém những kiến thức cơ bản đã học qua mà các em quên hoặc cưa biết. cần thiết ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớ…giúp cho các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn - Thiết nghĩ làm giáo dục và đào tạo không chỉ dạy các em kiến thức cơ bản trong từng môn học mà còn phải kết hợp giáo dục đạo đức, hiểu rõ tâm lý đối tượng nghiên cứu để có biên pháp thích hợp và kịp thời. tùy theo từng học sinh và từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém. Hóa học là môn tự nhiên liên quan mật thiết với môn Toán, Lý nếu các em hỏng kiến thức, thiếu kỹ năng làm toán thì các em dễ chán nản môn Hóa học. - Điều này bắt nguồn từ bệnh thành tích của nhiều năm trước, có những em đã học lớp 9 mà tìm ẩn x hay áp dụng quy tắc tam suất để tìm số mol trên phương trình còn chưa nắm vững. Giúp các em lấy lại tự tin, đòi hỏi giáo viên phải ôn lại những kiến thức căn bản về toán học. Ví dụ: Tìm hóa trị của một nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn x( là hóa trị của nguyên tố cần tìm), sau đó áp dụng quy tắc hóa trị để tìm x. chẳng hạn ta được 2x = 6 => x = 6/2 =3.Hay, cứ 1 mol sắt tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0,05 mol sắt Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 7 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS tác dụng thì cần bao nhiêu mol HCl phản ứng, mà các em còn lung túng chưa giải quyết được. - Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ tinh thần,khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “ Hôn nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng động viên khi các em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề nào đó còn phải tìm những điểm tôt khác của các em để khen ngợi. Chẳng hạn, tính cẩn thận, cách trình bày rõ ràng. Khen tặng, khích lệ tinh thần là một nghệ thuật dẫn dụ con người mà từ xưa đến nay các nhà khoa học lừng danh đã làm nên lịch sử cững từ đó. - Để hỗ trợ các em trong học tập, cần hướng dẫn các em suy đoán đơn giản về sản phẩm tạo thành cho một phản ứng hóa học vô cơ thông thường: phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi, phản ứng hóa hợp, phản ứng thế, phản ứng nhiệt phân và kể cả phản ứng oxi hóa khử thông thường…. - Đầu tiên phải kiểm tra và giúp cho các em học thuộc kí hiệu và hóa trị của một số nguyên tố thường gặp một cách thành thạo - Hướng dẫn lại cách viết đúng công thức hóa học: Công thức hóa học dạng chung: a b AxBy Trong đó: A, B là KHHH của nguyên tố ( B có thể là nhóm nguyên tử) a, b là hóa trị của A,B x, y là chỉ số của A, B + Trường hợp I : a = b  x= y= 1( chỉ số 1 không ghi trong CTHH) I I Ví dụ: Na xCly  CTHH: NaCl II II Mg x OY  CTHH: MgO II II Fex( SO4)y  CTHH : FeSO4 + Trường hợp II : a # b  x= b, y = a ( x, y tối giản) Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 8 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS III II Ví dụ : Alx Oy  CTHH : Al2O3 IV II Sx Oy II  CTHH : SO2 III Cax ( PO4)y  CTHH: Ca3 ( PO4)2 II II Cax ( HPO4)y  CTHH: Ca HPO4 - Cách nhanh để lập CTHH : Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia( trừ một số trường hợp ngoại lệ ) * Cho các em viết công thức hóa học từ dễ đến khó như sau : - Viết công thức các chất tham gia phản ứng - Dự đoán phản ứng xảy ra ( dự đoán sản phẩm tạo thành) của oxit bazơ với axit : để viết đúng sản phẩm của phản ứng giữa axit với oxit bazơ, ta có cách nhớ như sau : ‘‘ Kim loại trong oxit sẽ kết hợp với gốc axit tạo thành muối, hidro kết hợp với oxi tạo thành nước’’ hay dễ nhớ nhất là ‘‘ gần với gần, xa với xa’’ ví dụ : 6HCl + Al2O3 => 2AlCl3 +3 H2O Quan trọng hơn là học sinh phải thuộc hóa trị để viết đúng công thức hóa học và cân bằng đúng phương trình. Đối với nhiều học sinh lớp 9 bài toán tính theo PTHH đơn giản nhiều em vẫn chưa biết làm, chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu, giáo viên nên đưa ra phương pháp giải và hướng dẫn học sinh từ từ để học sinh nắm được phương pháp. Trước tiên phải ôn tập cho học sinh một số công thức cần vận dụng khi giải toán tính theo PTHH: * Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất: m=n.M  n=m:M M=m:n m: Khối lượng chất( g) , n là số mol chất( mol). M là khối lượng mol( g) * Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí: Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 9 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS V ( đktc) = 22,4. n  n= V : 22,4 V ( đkt) = 24. n  n= V : 24 * Công thức tỉ khối của khí A đối với khí B: d A/B = MA : MB * Công thức tìm khối lượng dung dịch liên quan đến khối lượng riêng: m = V. D  V = m : D m: là khối lượng dung dịch ( g) D là khối lượng riêng V là thể tích dung dịch. * Công thức tính nồng độ mol và nồng độ % của dung dịch: Công thức tính nồng độ mol : CM = n V CM : Nồng độ mol n: số mol V: thể tích ( l) Công thức tính nồng độ phần trăm: mct C% = . 100% mdd - mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam - mdd là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam mdd = mct + mdm Từ những công thức trên, học sinh đã vận dụng vào bài tập tính theo PTHH Dạng cơ bản : Dựa vào lượng 1 chất tính lượng các chất khác theo phản ứng. Phương pháp giải : Bước 1 : Đổi khối lượng hoặc thể tích chất khí ra số mol : + Nếu đề bài cho khối lượng : n= m/M + Nếu đề bài cho thể tích chất khí( đktc): n= V/22.4 Bước 2 : Lập PTHH của phản ứng Bước 3 : Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc tạo thành Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 10 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS Bước 4 : Đổi số mol thành khối lượng hoặc thể tích ( m = n.M, V = n.22,4)  Lớp 8: Ví dụ 1 : Bài tập này có thể được vận dụng thi học kì 1 sau khi học tiết 32, 33 tính theo PTHH. Đề: Cho 3,25 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric ( HCl) vừa đủ, tạo thành kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro. a.Tính khối lượng của axit clohiđric đã dùng? b.Tính thể tích khí hiđro thoát ra( đk tc) Hướng dẫn: n Zn  m Zn 3.25   0,05(mol ) M Zn 65 Phương trình hóa học Zn + 2HCl ’ ZnCl2 + H2 › 0.05------->0.1------------------>0.05 (mol) Theo phương trình hóa học ta có: n HCl  0,05.2  0,1(mol ) 1 m HCl  n.M  0,1.36.5  3.65 g VH2= n * 22.4 = 0,05 * 22.4 =1.12 (lit) Ví dụ 2: Bài tập này có thể được vận dụng thì học kì II sau khi học tiết 62,33 Nồng độ dung dịch Đề: Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dd HCl 10,95% ( vừa đủ) a. Viết PTHH. b. Tính thể tích khi thu được ( đktc) c. Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng ? d. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng. Giải: a. PTHH: Fe + 2HCl  FeCl2 +H2 ( 1) b. nFe = m: M = 8,4: 56 = 0,15 ( mol) Theo ( 1) ; nH2 = nFeCl2 = nFe = 0.15 ( mol) Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 11 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS VH2( đktc) = 22,4. 0,15 = 3,36 ( l ) c. Theo ( 1 ) nHCl = 2 nFe = 2. 0,15 = 0,3 ( mol) mHCl = 0,3. 36,5 = 10,95 = 100 ( g) Khối lượng dung dịch axit HCl 10,95% cần dùng là: mHCl = ( 10,95.100) / 10,95 = 100 g d. Dung dịch sau phản ứng có FeCl2. mFeCl2 = 0,15. 127 = 19,05 ( g) mH2 = 0,15 . 2 = 0,3 ( g) mdd sau p/ư = ( 8,4 + 100) – 0,3 = 108,1 gam C % FeCl2 = ( 19,05 . 100) / 108,1 = 17,62% Hoặc là, để nhận dạng một bài toán, chẳng hạn dạng toán dư thường gặp ở bậc THCS.Các em chú ý đến dữ kiện đề bài (bài cho đồng thời cả 2 lượng chất tham gia phản ứng và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết, chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư. Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho biết, chất nào phản ứng hết. Phương pháp giải: Tìm chất dư, chất hết → Tính theo chất hết. - Bước 1: Tính số mol mỗi chất. - Bước 2: Viết phương trình phản ứng: A + B → C + D - Bước 3: Lập tỉ lệ So sánh: nA ( Bàicho) nB ( Bàicho) so với nA ( Ph.trình) nB ( Ph.trình) Tỉ số nào lớn hơn chất đó dư, chất kia hết → Tính theo chất hết. Ví dụ: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với 47,45 gam axit clohiđric. a. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) ? b. Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành ? Hướng dẫn: - Số mol các chất tham gia phản ứng: Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 12 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS nZn  mZn 32,5   0,5(mol ) M Zn 65 n HCl  m HCl 47,45   1,3(mol ) M HCl 36,5 - Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 - Xét tỉ lệ: n Zn ( Bàicho) 0,5 1,3 n HCl ( Bàicho)    n Zn ( Ph.trình) 1 2 n HCl ( Ph.trình) → Axit HCl dư, kim loại Zn hết. → Tính theo Zn. a. Theo phương trình phản ứng ta có: n H 2  n Zn  0,5(mol ) → VH  n H .22,4  0,5.22,4  11,2(lít ) 2 2 b. Theo phương trình phản ứng ta có: nZnCl  nZn  0,5(mol ) 2 → mZnCl  nZnCl .M ZnCl  0,5.136  68( gam) 2 2 2 Gây hứng thú từ những ứng dụng hóa học vào thực tế Ngoài ra làm một số thí nghiệm vui để gợi tính tò mò, thích thú. Tìm tòi và sưu tầm những đoạn phim video clip thực hành trong phòng thí nghiệm để các em quan sát những hiện tượng và các thao tác khi làm thí nghiệm. Đồng thời giải thích các hiện tượng bí ẩn trong tự nhiên gây hứng thú, khám phá đối với lứa tuổi dễ bị lôi cuốn này, và cho các em hiểu rằng các sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh ta như ăn, uống hay đồ kim loại bị hư,…đều có phản ứng hóa học xảy ra. *Ví dụ : Giải thích hiện tượng ma chơi trong tự nhiên : ‘‘Ma trơi’’ thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa là những đóm sáng bay bay trong không khí mà người ta đã dệt nên nhiều câu chuyện rùng rợn về ma quỷ. Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin(PH 3) và đi photphin(P2H4). Điphotphin là chất lỏng , dễ bay hơi và tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ta P4H10 và H2O, khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lên đến 150oC : 2 P2H4 + 7 O2 -------->2P2O5 +4H2O +Q Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 13 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS Nhờ nhiệt lượng Q tỏa ra ở phản ứng trên mà : 2PH3 + 4O2 ------ >P2O5 + 3H2O + Q’ Từ hai phản ứng trên tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi hỗn hợp(PH3, P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn, lúc hiện mà người ta gọi đó chơi là ‘‘Ma trơi’’ hiện tượng này thường gặp ở các nghĩa địa khi có trời mưa có gió nhẹ. *Ví dụ : phát hiện dấu vân tay : Cơ quan điều tra thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. điều này các nhà khoa học ứng dụng phản ứng hóa học vào công tác điều tra. Trên da chúng ta có một lớp mỡ, lớp mỡ này sẽ bán vào các vật dụng như con dao, thanh gỗ hay súng… Ta dùng cồn iot rắc lên vật đó, cồn iot sẽ hòa tan hết lớp mỡ và xuất hiên dấu vân tay, sau đó đối chiếu với chứng minh thư của những người tình nghi sẽ dễ dàng phát hiên ra thủ phạm *Ví dụ : Các nhũ thạch được hình thành từ đá vôi( thành phần chính là CaCO3) qua 2 giai đoạn : - Sự phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan khí CO 2 tạo ra muối tan Ca(HCO3)2 PTHH : CaCO3 + CO2 + H2O -----> Ca(HCO3)2 - Sự phân hủy Ca(HCO3)2 : dung dịch Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy tạo ra nhũ thạch - PTHH : Ca(HCO3)2 ----- >CaCO3↓ + CO2↑ + H2O Kết hợp phương pháp ôn- giảng- luyện : Đây là 3 bước chính của một tiết lên lớp được sử dụng liên tục trong quá trình giảng dạy. Để sử dụng phương pháp ôn – giảng – luyện đạt hiệu quả, trước nhất giáo viên bộ môn phải xem xét toàn bộ chương trình giảng dạy của bộ môn mình phụ trách trong năm học có liên hệ với những kiến thức cơ bnar của những lớp dưới mà các em đã học. Sau đó lập kế hoạch ôn tập hệ thống hóa kiến thức cơ bản của những lớp học trước vào đầu năm học cho học sinh kết hợp với giảng và luyện. Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 14 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS Đối với học sinh yếu, kém thường ít chú ý đến tiết học, việc học-hiểu- hành tại lớp là cần thiết. Ngoài ra cũng phải biết sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học giữa các môn học và làm bài tập ở nhà. Các em có nhiều lỗ hỏng kiến thức và ‘‘ khó nhớ, mau quên’’ nên phương pháp ôn- giảng-luyện phải được sử dụng thường xuyên. Trong bước kiểm tra bài cũ để ta ‘‘ ôn’’ kiến thức đã học cho học sinh, đồng thời chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức mới, ta vẫn phải giảng và luyện nếu cần thiết. ‘‘ giảng’’ nếu đã quên hay chưa hiểu. ‘‘luyện’’ nếu chưa đủ để khắc sâu…Nếu phần câu hỏi kiểm tra liên quan đến bài học mới thì thì việc luyện ở trong bước này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp thu bài mới của học sinh *Ví dụ : Về môn hóa học ở lớp 9 : khi dạy bài bazơ, ta có thể cho học sinh các câu hỏi sau đã học ở lớp 8 và ở tiết trước : 1.Viết CTHH của các hợp chất sau đây : Natri hiđroxit, Canxi hiđroxit, Magie hiđroxit, Nhôm hiđroxit 2. Viết các phương trình phản ứng sau : a. H2SO4 + NaOH ----- > b. HCl + Al(OH)3 -----> c. CO2 + Ca(OH)2 dư----- > d. CuSO4 + NaOH----- > Sau khi học sinh làm bài tập, ta kết hợp với quả làm bài của các em mà giảng hoặc luyện để cuối cùng nhận xét và vào bài mới : Thế nào là Bazơ ? phân loại Bazơ, Tính chất hóa học của bazơ ? Trong bước giảng bài mới giáo viên cần phải làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài. Với phương pháp ôn- giảng – luyện kết hợp với phương pháp tinh giảng, đa luyện, tuy luyện tập vẫn kết hợp với giảng, dùng luyện để bớt giảng. Nhưng đối với học sinh yếu kém vẫn phải thường xuyên ôn kiến thức. Muốn như vậy với từng kiến thức trọng tâm đều cho học sinh lặp lại bằng hình thức trả bài(ôn), sau khi cho học sinh làm bài( luyện) để rút ra kết luận ( giảng). Cứ như thế khi giảng bài mới vẫn kết hợp nhuần nhuyễn với luyện và ôn giúp học sinh tiếp thu dễ dàng bài học mới…. Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 15 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS Việc phát hiện học sinh yếu kém, qua đó bổ sung kiến thức cơ bản và sử dụng phương pháp Ôn - giảng - luyện phù hợp với độ tiếp thu của học sinh yếu kém để giúp các em học tập tiến bộ. Rèn kĩ năng giải bài tập : Đối với môn hóa học( hay một số môn khác), để rèn luyện học sinh yếu kém thì giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Bài tập hóa học có tác dụng : + Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh + Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức + Hệ thống hóa các kiến thức đã học…. + Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo( sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức,cân bằng phương trình, tính theo công thức và phương trình, các tính toán đại số : quy tắc tam suất, giải phương trình, hệ phương trình….) + Giúp giáo viên đánh giá được học sinh, học sinh cũng tự kiểm tra, biết được lỗ hỏng kiến thức để kịp thời bổ sung. + Rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác, khoa học… làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê khoa học. - Lựa chọn bài tập tiêu biểu, điển hình. Biên soạn hệ thống các bài tập để làm tài liệu tiện sử dụng, như : các bài tập cơ bản, điển hình ; sắp xếp theo từng dạng bài tập ; sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp - Cho các em nắm chắc phương pháp giải các bài tập cơ bản : sửa bài tập mẫu thật kĩ(giảng chậm, có thể giảng kĩ để các em hiểu thật rõ và nắm chắc) ; cho thêm các bài tập tương tự ở mức độ khó dần, ôn luyện thường xuyên. Nếu các em quên ta cũng kiên trì nhắc lại một cách vui vẻ và tự nhủ với lòng mình ‘‘ thế đã tốt lắm rồi, đã chịu học rồi !’’ - Thường xuyên kiểm tra bài để các em thuộc bài đã học( có thể hệ thống hóa kiến thức ở từng bài). Sau đó rèn kỹ năng giải bài tập theo sự phân loại dựa vào nội dung mà các em vừa mới học Ví dụ về bài tập nhận biết các chất : Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 16 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS Cho các em học thuộc các phản ứng hóa học đặc trưng của từng loại nhóm chức, ảnh hưởng qua lại của nhóm chức với gốc hóa học, từ đó dựa vào phản ứng tạo kết tủa, có màu hoặc sủi bọt khí… mà giúp cho các em phân biệt. Hệ thống hóa lại cách nhận biết cho các em dễ nhớ : Các dung dịch muối đồng thường có màu xanh lam, dùng quỳ tím để nhận biết axit( quỳ tím hóa đỏ), bazơ( quỳ tím hóa xanh), các muối =SO3, =CO3 nhận bằng dung dịch HCl, H 2SO4 loãng -> có khí thoát ra (SO2, CO2), các muối =SO4 nhận biết bằng các dung dịch muối như : BaCl2, Ba(NO3)2,…hoặc ngược lại-> tạo kết tủa trắng BaSO 4, các muối –Cl nhận bằng dung dịch AgNO3 (hoặc ngược lại)->tạo kết tủa trắng (AgCl)… *Ví dụ 1 : Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học : HCl, KOH, Na2SO4( Dùng quỳ tím) *Ví dụ 2 : Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học : Na2SO4, NaCl, NaNO3. Giáo viên cần lưu ý học sinh giữa gốc = SO4 và – Cl, ưu tiên nhận gốc =SO4 trước.( Dùng dung dịch BaCl2 nhận Na2SO4 có hiện tượng kết tủa trắng đục ; dùng AgNO3 nhận NaCl xuất hiện kết tủa trắng đục, còn lại NaNO3 không có hiện tượng gì) PTHH : Na2SO4 + BaCl2 ---- > 2NaCl + BaSO4↓ NaCl + AgNO3 ---- >NaNO3 + AgCl↓ *Tóm lại : Để rèn kĩ năng cho học sinh yếu kém, ngoài tình yêu thương dành cho học trò, giáo viên cần phải nâng niu soạn giảng từng bài trong hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp và có mức độ nâng dần lên, cho các em làm đi,làm lại nhiều bài tập cùng một loại để khắc sâu cách giải cho các em. Từ đó giúp các em có tiến bộ, có căn bản, tự tin trong học tập bộ môn. Bản thân luôn tự nhắc nhở phải hết sức bình tĩnh, luôn nhẹ nhàng hướng dẫn từng vấn đề, không tỏ ra nóng giận, khó chịu, hay lớn tiếng khi các em làm sai bài tập, hay chưa hiểu đúng một vấn đề,…Điều đó dễ làm các em tự ty, mặc cảm mà thu người lại. Hóa thân thành người bạn của các em để hiểu rõ các em đang nghĩ gì, muốn gì. Quan tâm đến các em, hiểu rõ hoàn cảnh giúp đỡ kịp thời, có thể trò chuyện, gần gũi, thăm hỏi. Sự khích lệ cuả người thầy làm học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự. Đây là lứa tuổi các Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi 17 Trang Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS em không còn trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này các em dễ bị tổn thương, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Đó là tình yêu đích thực của người thầy với tương lai học trò. 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp: Để các giải pháp trên có thể áp dụng thành công trong việc rèn luyên học sinh yếu kém môn Hóa Học THCS trước hết cần ở giáo viên giảng dạy tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu trên internet để có thêm kiến thức chuyên môn vừa sâu vừa rộng. Cần có sự phối hợp của gia đình học sinh trong việc nhắc nhở các em trong thời gian học ở nhà, có thời gian hợp lý giữa việc học và các công việc phụ giúp gia đình của các em. 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các biện pháp nêu ra để làm tăng cường khả năng tự học của học sinh phù hợp với các giải pháp mà đề tài đã nêu. Để các giải pháp được giải quyết trọn vẹn và hiệu quả thì các biện pháp cần thiết thực, dễ thực hiện đối với giáo viên kể cả những giáo viên mới ra trường Các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đều gắn liền với giải pháp được nêu ra trong đề tài, qua đó giúp các giải pháp nêu ra phát huy hiệu quả cao nhất đồng thời giúp giải quyết được những mâu thuẫn trong đề tài. 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua thời gian giảng dạy và vận dụng phương pháp rèn luyện học sinh yếu kém môn hóa học, nhận thấy tiết học sinh động hơn, không còn cảm giác nặng nề như trước đây, nhất là các em học sinh yếu kém tỏ ra có hứng thú với môn học hơn trước, siêng năng và có ý thức tự học. Các em luôn tích cực qua việc hoàn thành bài tập ở nhà và nắm được tương đối kiến thức trọng tâm từng bài học. Kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy: Bảng kết quả dưới đây qua năm học : 2013 -2014 – Lớp 8A6 Lớp Sĩ số Chất lượng kì I Kết quả chất lượng cả năm Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 18 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS 8A6 32 Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém 1 3 10 15 2 2 7 20 3 0 Bảng kết quả dưới đây qua năm học : 2014 – 2015 – Lớp 9A6 Lớp Sĩ số Chất lượng kì I 9A6 32 Giỏi Khá TB 3 14 15 Kết quả chất lượng cả năm Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém 0 0 3 15 14 0 0 4. KẾT QUẢ: Qua một thời gian áp dụng vào giảng dạy môn hóa học ở khối lớp 8,9 kết quả thu được nổi bật nhất là các học sinh đã biết đặt được mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của mình từ đó có ý thức tích cực trong học tập để mang lại kết quả cao hơn. Các em đã biết cách tự học, biết giành thời gian thích hợp cho việc học ở nhà và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các em cũng dần yêu thích học môn Hóa Học hơn, chịu khó tìm hiểu những kiến thức liên quan đến môn hóa học đặc biệt là việc vận dụng vào giải thích những hiện tượng hóa học mà thường gặp trong đời sống. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Để đạt kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tình yêu thương đối với mọi đối tượng học trò, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không ngại khó, Là giáo viên đứng lớp, tiếp xúc với các em hằng ngày, hiểu được tâm lý của lứa tuổi khó bảo, Luôn tạo cho các em tin mỗi ngày đến trường là một niềm vui, khi các em đã yêu thích môn học thì việc hạn chế học sinh yếu kém là không khó. ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’3 * Đối với học sinh Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 19 Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS - Trong tiết học, phải tập chung tất cả cho việc nghe giảng bài, tự ghi bài đầy đủ, tham gia đóng góp với lớp khi có vấn đề được đặt ra. - Học thuộc bài và làm bài tập của thầy, cô cho và sách giáo khoa… chuẩn bị tốt theo lời dặn của thầy cô cho tiết học tới. - Tham gia học tổ, học nhóm… mạnh dạn hỏi giáo viên những vấn đề chưa nắm rõ - Chủ động tìm hiểu và học tập những kiến thức mới với ôn- luyện những kiến thức cũ và có thể bổ sung, nâng cao. Để đạt được kết quả trong học tập thì bản thân học sinh phải tự mình tìm kiếm kiến thức và luôn ôn – luyện để không bị lãng quên kiến thức đã học - Để đạt được kết quả trong học tập thì bản thân học sinh phải tự mình tìm kiếm kiến thức và luôn ôn- luyện để không bị quên kiến thức đã học. * Đối với giáo viên : - Luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, họp tổ, nhóm, họp hội đồng bộ môn,…đầy đủ. - Sưu tầm tài liệu, tìm những bí quyết để giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức cơ bản, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập cho học sinh. - Cần phải có tình yêu thương học sinh, tận tụy với nghề nghiệp, luôn động viên, khen ngợi, khích lệ tinh thần kịp thời và đúng lúc, phải có phương châm ‘‘ kỷ cương, tình thương, trách nhiệm’’. Mặc dù bản thân người viết rất cố gắng cho bài viết được cô đọng, có chiều sâu về nội dung cũng như cách trình bày logic nhưng vì thời gian có hạn, quá trình công tác và kinh nghiệm còn ít nên không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp thiết thực từ quý thầy cô nhằm giúp đề tài được hoàn thiện hơn và có thể triển khai áp dụng vào thực tiễn. 2. Kiến nghị : Để đề tài có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi xin đề xuất một vài ý kiến chủ quan như sau:  Đối với lãnh đạo nhà trường: Người viết: Hoàng Thị Năm - Bộ môn Hóa -Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan