Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn phương pháp rèn luyện đức tính trung thực cho học sinh lớp chủ nhiệm...

Tài liệu Skkn phương pháp rèn luyện đức tính trung thực cho học sinh lớp chủ nhiệm

.DOC
29
1052
62

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Xuân Thọ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM” Người thực hiện: MAI THỊ LOAN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Lĩnh vực khác: QUẢN LÝ HỌC SINH  Có đính kèm:  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác SƠ LƯỢC học: LỊCH- KHOA HỌC Năm LÝ 2016 2017 0 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Mai Thị Loan 2. Ngày tháng năm sinh: 13/06/1988 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 3B, xã Xuân Bắc, huyện Xuân lộc, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: CQ: 0613731769 6. Fax: ĐTDĐ: 01656210927 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên trung học 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn toán lớp A1, B8, B9 và chủ nhiệm lớp B9 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Toán Học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Toán - Số năm có kinh nghiệm: 6 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 6 năm gần đây: + Năm 2015 - 2016: “Giáo viên chủ nhiệm tạo hứng thú cho học sinh tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao” 1 MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................3 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................4 1. Cơ sở lí luận:....................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn:............................................................................................4-5 a. Thuận lợi:……………………………………………………………….....4-5 b. Khó khăn:……………………………………………………………………5 3. Khảo sát thực tế:.............................................................................................5 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:.................................................5 1. Nắm bắt hoàn cảnh gia đình và tâm lý của từng học sinh:.………….……..5- 6 2. Thông qua hoạt động nhóm để các em hiểu trung thực là gì?.................6-7-8-9 3. Trung thực là phẩm chất cao quý của con người:……………….9-10-11-12-13 4. Thầy cô, cha mẹ là những tấm gương:……………………………….......13-14 5. Tránh căng thẳng, tạo áp lực trong trường hợp các em không trung thực:. ….14 6. Nâng cao nhận thức về giá trị của sức lao động:………………….14-15-16-17 7. Khuyến khích các em nói ra suy nghĩ thật:………………………..17-18-19-20 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:........................................................20-21-22-23-24 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG………………….25 1. Khả năng áp dụng:.........................................................................................25 2. Khuyến nghị, đề xuất:....................................................................................25 a. Đối với nhà trường và Đoàn trường:........................................................25 b. Đối với GVCN:...........................................................................................25 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 26 BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm: 2 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để chuẩn bị cho hành trang vào đời, các em học sinh không chỉ mang theo vốn kiến thức đuợc học mà phải là nguời có đạo đức tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”. Ngoài ra nghị quyết 29 của BCH TW Đảng khóa XI về định huớng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặt ra yêu cầu cho ngành GD& ĐT: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”. Trong xã hội ngày nay, con người cần hoàn thiện nhân cách của mình với những đức tính tốt đẹp. Đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là các em học sinh rất cần đức tính này để các em có thể tự lập, hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt và thành công hơn sau này. Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy việc giáo dục về đức tính trung thực cho học sinh là cực kì quan trọng. Bởi vì đức tính trung thực là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của con người là bàn đạp vững chắc để tạo nên các đức tính khác, nó cần thiết với tất cả mọi người đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Nhưng hiện nay, đạo đức của học sinh nói chung và học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng có chiều hướng sa sút, một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện còn thiếu trung thực trong học tập và rèn luyện đạo đức như: quay cóp khi kiểm tra thi cử; giả chữ kí phụ huynh; ăn cắp tiền cũng như hiện vật có giá trị của bạn; nhặt được của rơi nhưng không trả lại; nói dối cha mẹ đi học thêm hoặc tham gia hoạt động của trường cũng như của lớp để lợi dụng đi chơi; xin tiền cha mẹ nộp học phí nhưng không nộp; ngụy biện mọi lí do cho việc cúp tiết nghỉ học, không học bài và không làm bài tập về nhà…đây là những điều khiến tôi cũng như phụ huynh không khỏi lo lắng và trăn trở. Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm và những kinh nghiệm đã đuợc tích lũy trong công tác cũng như học hỏi từ đồng nghiệp, tôi xin được trình bày đề tài: “ Phương pháp rèn luyện đức tính trung thực cho học sinh lớp chủ nhiệm” Đề tài mà tôi đang nghiên cứu và ứng dụng không hoàn toàn mới lạ. Nhưng qua hơn một năm áp dụng tôi nhận thấy nó rất hiệu quả, vì căn bản là tôi đã đưa ra được một số giải pháp hợp lí và thiết thực. Tuy nhiên, vì đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và trong giới hạn của đề tài sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp! 3 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: Rèn luyện đức tính trung thực cho học sinh là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về tư tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh... tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là đối với học sinh chưa ngoan có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà truờng vì công tác giáo dục đạo đức tốt sẽ là cơ sở để nâng cao giáo dục toàn diện. Trong mỗi con người chúng ta cần rất nhiều những đức tính khác nhau để có thể trưởng thành hơn và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, đối với thế hệ học sinh ngày nay thì việc trung thực trong kiểm tra, thi cử và cuộc sống là rất quan trọng để các em có thể tự lập và thành công hơn sau này. Như trong kiểm tra, thi cử nó giúp các em biết được khả năng tới đâu và có thể chỉnh đốn việc học để đạt điểm cao hơn,…Hay trong cuộc sống, việc trung thực sẽ giúp chúng ta được nhiều người yêu quý hơn, ta có thể làm mích lòng người khác vì sự trung thực nhưng đó là sự thật, người đó phải chấp nhận nó. Hơn nữa, nó sẽ giúp chúng ta được tin tưởng nhiều hơn, kính trọng hơn. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức tòan cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh thì càng phải phát huy đức tính trung thực để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè. Không ngừng học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy “…khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi: - Đa số học sinh trong lớp năng động, nhiệt tình, hòa đồng và tinh thần tập thể cao. - Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh và đoàn trường. - Chủ nhiệm lớp xuyên suốt trong 3 năm, cộng thêm 4 năm kinh nghiệm chủ nhiệm trước đó. 4 b. Khó khăn: - Các em đang ở tuổi mới lớn, có nhiều thay đổi về mặt tâm lý. - Một số em có hòan cảnh đặc biệt như: cha mẹ lục đục, bỏ nhau, hoặc vướng vào cờ bạc rượu chè. - Một số phụ huynh nuông chiều con quá mức. - Một số phụ huynh chú trọng vào đời sống kinh tế gia đình quá mà quên đi việc giáo dục con cái. - Có phụ huynh xem trọng đời sống vật chất hơn là việc giáo dục con cái. - Một số em nam bị cám dỗ bởi các trò chơi giải trí trên mạng internet. 2. Khảo sát thực tế: - Qua gần hai năm chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục hai mặt của lớp không được cao là do các em thiếu tính trung thực như: quay cóp trong kiểm tra thi cử, nói dối cha mẹ đi học thêm hoặc tham gia hoạt động của trường cũng như của lớp để lấy cớ đi chơi. Ngoài ra, một số em nam bị nghiện game, bi da, cờ bạc,…thì thường xuyên cúp tiết, nghỉ học và lợi dụng lí do nộp học phí cho nhà trường hay một số khoản đóng của lớp để xin tiền cha mẹ đi chơi, bên cạnh đó còn ngụy biện mọi lí do cho việc cúp tiết nghỉ học mà xem nhẹ cũng như quên đi việc học. - Mỗi chi đoàn đều có một bộ phận học sinh nhận thức tầm quan trọng của việc học còn đơn giản, cộng thêm các em bị cám dỗ bởi những trò chơi giải trí vô bổ nên một số em có nguy cơ bỏ học giữa chừng. Những đối tượng này đa phần là do thiếu tính trung thực. - Xuất phát từ thực tế đó bắt đầu qua năm thứ hai chủ nhiệm lớp, tôi vừa nghiên cứu vừa áp dụng đề tài: “Phương pháp rèn luyện đức tính trung thực cho học sinh lớp chủ nhiệm” vào HKII năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 - 2017 và đối chứng là HKI năm học 2015 – 2016. Đề tài mà tôi đưa ra không hoàn toàn mới lạ nhưng rất cấp thiết trong tình hình thực tế hiện nay. Qua gần hai năm nghiên cứu và ứng dụng tôi cũng đã tìm ra được một số giải pháp thực hiện đề tài cụ thể mang tính thực tiễn cao. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Nắm bắt hòan cảnh gia đình và tâm lý của từng học sinh Như chúng ta đã biết đa số học sinh chưa ngoan, có lực học yếu thường rơi vào những học sinh có hoàn cảnh như: cha mẹ lục đục, bỏ nhau, hoặc vướng vào cờ bạc rượu chè, hoặc cha (mẹ) đã mất,…cũng khiến cho các em cảm thấy buồn, mặc cảm, dễ bị sa ngã, chán nản không muốn đến lớp học mà muốn tìm đến các trò chơi giải trí trên mạng internet để giải khuây hoặc tự do làm những gì mình thích không đúng quy củ mà sao nhãng đi việc học tập. Để đối phó với kiến thức bị “rỗng” của mình, các em đã có những hành vi gian lận trong học tập và thi cử, nghiêm trọng hơn là dính vào một số tệ nạn khác như: cờ bạc, hút chích,…mà cơ hội để các em thực hiện điều đó là: cúp 5 tiết nghỉ học, viết giấy xin phép giả, lí do bị bệnh, nói dối cha mẹ đi học thêm hoặc tham gia hoạt động của trường cũng như của lớp, xin tiền cha mẹ nộp học phí hoặc tiền học thêm nhưng không nộp, tệ hơn là đi ăn cắp ăn trộm. Ngoài ra sự nuông chiều con quá mức của phụ huynh cũng làm cho các em coi trời bằng vung không xem ai ra gì thậm chí là thầy cô, bên cạnh đó là những công việc hằng ngày cũng không biết làm,… từ đó hình thành tính ỷ lại, lười biếng luôn phải dựa dẫm vào người khác cả trong học tập cũng như trong cuộc sống. Vậy để thấu hiểu và dễ dàng trong việc giáo dục các em và phối hợp với phụ huynh học sinh thì trước tiên tôi sẽ làm một phiếu khảo sát với những nội dung sau: Họ và tên Cha mẹ Còn Mất Li hôn Cờ bạc Rượu chè Con một Lục đục Nghề nghiệp Cha Con thứ Hoàn cảnh gia đình Khó khăn Bình thường Khá giả Những công việc phụ giúp gia đình (nếu có) Mẹ Để thu được kết quả chính xác thì trước khi phát phiếu khảo sát tôi sẽ tâm sự với các em để các em cảm nhận được và xem tôi như một người chị trong gia đình muốn cùng các em chia sẻ bất kì điều gì trong cuộc sống. Tiếp theo tôi sẽ phát cho mỗi em một phiếu riêng biệt với mẫu như trên chứ không gộp chung cả lớp vào một phiếu khảo sát để tránh trường hợp các em ngại với bạn bè trong lớp với một số thông tin tế nhị về cha mẹ. Sau khi các em đã điền xong tôi sẽ tự tay đi thu phiếu đó. Sau đó một lần nữa để kiểm chứng lại kết quả khảo sát, tôi sẽ sắp xếp thời gian vào những ngày cuối tuần đến thăm từng gia đình học sinh. 2. Thông qua hoạt động nhóm để các em hiểu trung thực là gì? Đối với thế hệ học sinh ngày nay thì việc trung thực trong học tập và cuộc sống là rất quan trọng để các em có thể tự lập và thành công hơn sau này.Vậy để có được đức tính đó thì trước tiên các em phải hiểu trung thực là gì? để các em hiểu điều đó tôi sẽ thực hiện các bước như sau: + Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm sau đó bầu nhóm trưởng của từng nhóm để thuận tiện cho việc hoạt động nhóm. + Bước 2: Phân công nhóm hoạt động:  Nhóm 1 và nhóm 2: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập.  Nhóm 3 và nhóm 4: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người. + Bước 3: Quy định:  Thời gian thảo luận: 5-10 phút. 6  Nhóm trưởng của từng nhóm trình bày nội dung thảo luận. Sau đó đại diện chung của nhóm 1 và nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 báo cáo nội dung hoàn chỉnh mà GVCN đã cùng học sinh phân tích, bổ sung.  Nhóm nào có câu trả lời hay nhất, đầy đủ nhất sẽ được quà. + Bước 4: Bổ sung để hoàn thiện nội dung thảo luận sau khi các nhóm trình bày. Sau đó GVCN cùng học sinh thống nhất nội dung thảo luận Biểu hiện tính trung thực trong học tập là: - Không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc kiểm tra, thi cử. - Không quay cóp, chép bài của bạn. - Không làm hộ bài cho bạn, nhắc bài cho bạn, nhận lỗi thay cho bạn. - Không chạy điểm, không dùng bằng giả. - Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. - Dũng cảm nhận lỗi của mình khi mình làm điều sai. - Không dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật: học bài cũ, làm bài tập về nhà, cúp tiết, nghỉ học,… Nhóm 1 và nhóm 2 đang thảo luận 7 Đại diện nhóm 1 và nhóm 2 báo cáo Biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người là: - Bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai, không lấy cắp của người khác. - Nhặt được của rơi đem trả lại người mất. - Không bao che thiếu xót cho người đã giúp đỡ mình. - Không nói xấu, không lừa dối, không đổ lỗi cho người khác. - Dũng cảm nhận khuyết điểm, phê bình người có lỗi. Nhóm 3 và nhóm 4 đang thảo luận 8 Đại diện nhóm 3 và nhóm 4 báo cáo  Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, chân thật trong từng lời nói và hành động; luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính, giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. + Bước 5: khen thưởng. GVCN chuẩn bị sẵn một vài món quà nho nhỏ ở nhà, để khuyến khích tinh thần tham gia hoạt động của các em, giúp cho buổi hoạt động nhóm thêm phần sinh động. 3. Trung thực là phẩm chất cao quý của con người Như chúng ta đã biết trung thực là đức tính rất cần thiết và quý báu, giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu kính trọng, làm xã hội lành mạnh tốt đẹp. Vậy để các em nhận thức được điều đó tôi sẽ thực hiện như sau: + Đầu tiên:  Thông qua hai câu chuyện dân gian: - Những hạt thóc giống: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật vì vậy mà được nhà vua truyền ngôi. - Chuyện ba lưỡi rìu: Ca ngợi anh tiều phu thành thực không tham lam đã giúp anh có được một phần thưởng thật quý giá đó là một chiếc rìu bằng vàng.  Thông qua những đoạn phim ngắn từ “Quà tặng cuộc sống” - Lời nói dối: Một học sinh ngoan nhưng vì bị bạn rủ rê chơi game mà từ đó bị nghiện game rồi xin tiền mẹ nhiều hơn, lần đầu thì lấy lí do con học thêm toán, lần khác thì nói đóng tiền vệ sinh lớp học, từ đó trở đi việc nói dối trở 9 thành thường xuyên với mục đích là lấy tiền để đi chơi game mà không biết những đồng tiền đó mẹ phải lao động vất vả mới kiếm được. Tiếp đó là dẫn đến cúp tiết nghỉ học thường xuyên nhưng khi biết mẹ phải đi làm công suốt đêm đến mức kiệt sức mà xỉu đi để kiếm bằng được số tiền mình đã nói dối xin để đi cắm trại thì lúc đó mới nhận ra mình đã sai và đã thú nhận sự thật với mẹ và tự hứa với lòng mình là sẽ bỏ game, chăm chỉ học hành và không bao giờ làm khổ mẹ nữa. - Cô giáo tôi: Trong lớp bạn Minh làm lớp trưởng, bạn học rất giỏi luôn có điểm kiểm tra cao nhất lớp và luôn được các bạn trong lớp ngưỡng mộ. Một hôm có tiết kiểm tra môn địa, ai trong lớp cũng tỏ ra lo lắng sợ không làm được bài vì kiến thức rộng và cô giáo coi chặt nhưng chỉ có Minh là tỏ ra dửng dưng. Đến giờ kiểm tra thì có một giáo viên khác canh thay, vì để các bạn phục mình sát đất Minh đợi còn 20 phút cuối mới thèm xem đề và làm, xui là cô giáo ra đề trúng ngay vào bài hôm đó Minh nghỉ học nên Minh không biết làm, sợ bị điểm thấp và mất mặt với bạn bè Minh đã lợi dụng cơ hội giáo viên canh thay nhờ Minh đưa bài kiểm tra cho cô giáo dạy mình rồi tranh thủ tìm một chỗ kín đáo sau trường lật vở ra xem để chép vào bài kiểm tra nãy chưa làm được và thế là Minh được 9 điểm. Sau khi phát bài kiểm tra xong, hết giờ cô giáo nói Minh ở lại và cô giáo hỏi Minh: Điểm 9 đó có thật em đã làm một cách nghiêm túc không? Minh bối rối không biết trả lời sao thế là cô giáo đã cho Minh biết là cô đã tình cờ thấy Minh lén lút sửa lại bài. Minh đã nhận lỗi với cô và xin cô đừng báo với ban giám hiệu và nói cho cha mẹ mình biết. Sau đó cô giáo đã nói với Minh: “Điều khiến cô buồn nhất không phải là học trò của cô bị điểm kém mà là có hành vi gian dối thiếu trung thực, không phải chỉ trong lúc này mà trong suốt cuộc đời các em dù thế nào cũng không được đánh mất lòng trung thực”. Cô vẫn giữ nguyên điểm 9 cho Minh và giữ bí mật cho Minh muốn Minh ghi nhớ về bài học của lòng trung thực. Sau hơn 10 năm trôi qua Minh vẫn còn nhớ về và thầm cảm ơn những gì cô đã dạy bảo ngày ấy. - Lòng trung thực: Bốn nghìn đồng, đổi váy.  Bốn nghìn đồng: Một cô học sinh đi học xa nhà đến cuối tháng không còn đủ tiền để xài mà nhà lại chưa gửi lên kịp thế là em đành thiếu ở tiệm bách hóa 4 nghìn đồng và hứa bữa sau trả, rồi lần sau em cũng đến tiệm bách hóa đó mua đồ nhưng em đã không trả 4 nghìn đồng đã thiếu hôm bữa vì nghĩ chỉ có ít như vậy chắc chủ quán đã quên. Một hôm có người bạn học cùng lớp rủ đi chợ mua đồ về nấu ăn rồi cùng nhau ôn bài, khi đi ra chợ mua đồ ăn thì có một bác bán rau đã thối dư tiền cho bạn của mình và người bạn đó đã quay lại trả số tiền dư cho bác đó, thấy hành động của bạn mình như vậy em cảm thấy hành động của mình hôm bữa đã sai và cảm thấy xấu hổ, rồi em đã đến tiệm bách hóa đó mua đồ và trả lại 4 nghìn đồng lúc đó trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm hơn, hứa với lòng mình từ nay sẽ sống trung thực kể cả những điều nhỏ bé nhất. 10  Đổi váy: Có một cô gái đi mua váy để đi ăn đám cưới bạn, khi vào tiệm cô thấy có một chiếc váy rất đẹp nhưng giá hơi cao nhưng vì để cho mấy đứa bạn phải lác mắt cô đã quyết định mua chiếc váy đó. Nhìn chiếc váy đó quá đẹp nên cô nghĩ mình mặc sẽ rất đẹp mà không cần phải thử. Khi về đến nhà cô mang chiếc váy đó ra cắt mác rồi thử nhưng lại quá chật nên nhìn không đẹp mà bỏ đi thì tiếc vì chiếc váy có giá gần triệu bạc, thế là cô nghĩ ra một cách là nối lại chiếc mác đó rồi mang ra tiệm trả lại chiếc váy đó. Khi mang chiếc váy ra tiệm trả lại thì nhân viên bán hàng đã phát hiện ra và không chấp nhận đổi, ngay lúc đó người quản lý đã xuất hiện và khéo léo nói chữa cho cô gái về chiếc váy với chiếc mác bị nối để cô khỏi xấu hổ trước đám đông khiến cô gái đã nhận ra mình sai và lấy chiếc váy về. 11 Hình ảnh các em đang xem những video từ quà tặng cuộc sống + Tiếp theo, thông qua những câu chuyện cũng như những gì các em vừa được xem, tôi sẽ phân công các nhóm hoạt động như sau:     Nhóm 1: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? Nhóm 2: Theo em, tại sao chúng ta cần phải trung thực? Nhóm 3: Để rèn luyện tính trung thực. Là học sinh, em cần phải làm gì? Nhóm 4: Từ những câu chuyện ở trên, em đã học được gì? từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân? + Tiếp theo, đưa ra một số quy định thảo luận nhóm:  Thời gian thảo luận: 5-10 phút.  Nhóm trưởng trình bày nội dung thảo luận. 12  Nhóm nào có câu trả lời hay nhất, đầy đủ nhất sẽ được quà. Tuy nhiên, ở câu hỏi: Để rèn luyện tính trung thực. Là học sinh, em cần phải làm gì? Ngoài phần thưởng của nhóm đạt được, vẫn có thêm phần thưởng riêng cho các em ở những nhóm khác có câu trả lời hay nhất, thiết thực nhất và đầy đủ nhất. Hình ảnh các nhóm đang thảo luận + Sau đó: GVCN cùng học sinh thống nhất lại một số nội dung trọng tâm cần ghi nhớ vì thời gian có hạn.  Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? Người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng chân thật trong từng lời nói và hành động, không vì lợi ích của bản thân mà ảnh hưởng đến người khác cũng như làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.  Theo em, tại sao chúng ta cần phải trung thực? 13 - Giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tôn trọng. - Có kiến thức thực, làm giàu có tri thức của bản thân, giúp ta thành đạt trong cuộc sống. - Giúp chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. - Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt. - Đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.  Để rèn luyện tính trung thực. Là học sinh, em cần phải làm gì? - Không dối trá. - Trung thực trong thi cử, kiểm tra cũng như trong cuộc sống. - Dũng cảm nhận lỗi, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái xấu. + Sau cùng: Khen thưởng để khích lệ tinh thần tham gia của các em. 4. Thầy cô, cha mẹ là những tấm gương Khi nhắc đến Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc thì chúng ta không thể nào không nhắc tới Người là một tấm gương sáng về trung thực, trách nhiệm với mình, với người, với việc, thể hiện trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Người khẳng định: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý”. Qua đó cho ta thấy lối sống, phong cách của người thể hiện rõ phương pháp: muốn người khác nghe theo thì phải là con người có tấm lòng trong sáng, phải chí tâm, phải thật sự là tấm gương. Vậy để giáo dục cũng như rèn luyện đức tính trung thực cho các em thì trước hết thầy cô, cha mẹ phải là những tấm gương. Có một thực tế là ngay cả người lớn không phải bao giờ cũng trung thực. Trong một số tình huống, cũng có những điều buộc ta phải nói dối vì việc nói thật có thể gây bất lợi cho ta hay làm tổn thương đến người khác,…Nhưng nếu chúng ta từng nói dối với các em thì hãy nhận lỗi, giải thích cho các em biết nguyên nhân và hứa lần sau nhất định sẽ không làm như vậy nữa, vì khi chúng ta nói dối, các em sẽ nghĩ nói dối cũng chẳng sao,...Vậy trước tiên thầy cô, cha mẹ phải là những người gương mẫu, thành thực thì mới giáo dục đuợc các em vì khi nhìn thấy sự mẫu mực của chúng ta nhất định các em sẽ trở thành những con người sống trung thực. 5. Tránh căng thẳng, tạo áp lực trong trường hợp các em không trung thực Đa số khi các em phạm lỗi thường rất lo sợ bị thầy cô gọi điện về cho cha mẹ biết, sợ bị mời phụ huynh, sợ bị hạ hạnh kiểm, sợ bị phạt đi trực nhật, sợ bị đứng trước cột cờ, sợ bị ra hội đồng kỉ luật,…chính vì thế khi các em phạm lỗi, các em sẽ học cách nói dối để che dấu tội lỗi của mình. Vậy để tránh những điều không hay đó xảy ra thì khi có học sinh nào phạm lỗi cũng như có hành vi nào đó không trung thực thay vì tỏ ra giận dữ, hù dọa thì chúng ta hãy ôn tồn nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên nhân; phân tích cho em biết điều nào đúng, điều nào sai, việc nào nên làm việc nào không nên, sau đó em thú nhận thì nói với em rằng: việc làm của em khiến thầy (cô) cảm thấy rất buồn nhưng em đã nhận ra việc làm của mình sai và đã nhận lỗi là một điều rất 14 đáng quý vì thế lần này em không bị phạt nhưng phải hứa không được tái phạm nữa. 6. Nâng cao nhận thức về giá trị của sức lao động Theo tôi một trong những yếu tố không kém phần quan trọng để hình thành lên đức tính trung thực cho học sinh là các em phải cảm nhận và biết được sự cực khổ cũng như giá trị của sự lao động, qua đó giúp các em hiểu cũng như nhận thức và có trách nhiệm với bản thân trong học tập đồng thời các em sẽ cảm nhận được lao động là vinh quang, là tự hào, là trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống, góp phần kích thích nhiều hơn ý chí học tập của các em. Nhưng đa số cha mẹ thời nay có quan niệm rằng việc học của các em đã vất vả rồi nên không cần phải làm bất kì việc gì trong gia đình mà chỉ cần ăn và học là đuợc, còn tất cả để cha mẹ lo hết thậm chí có em nhà không phải quét, ăn xong chén không cần phải rửa,…vô tình đã hình thành lên tính ỷ lại, lười biếng cho con mình, bên cạnh đó có một số em đua đòi theo bạn bè ăn xài phung phí mà không biết được sự cực khổ của cha mẹ khi kiếm ra những đồng tiền đó. Vậy để rèn luyện đức tính trung thực cũng như hình thành đức tính yêu lao động cho học sinh, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống,…đồng thời hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tôi vạch ra các nội dung thực hiện như sau: + Một là, Phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số nội dung như: - Tạo điều kiện và thời gian cho các em tham gia lao động theo sự phân công của trường cũng như của lớp hay có sự yêu cầu hỗ trợ bên đòan trường tham gia công tác dân vận ở các xã và một số hoạt động khác. - Khi ở nhà các em ngoài việc phụ giúp những công việc nhà như: nấu cơm, lau dọn nhà cửa, rửa chén,…thì phụ huynh cũng nên giao cho các em phụ giúp những công việc đồng áng phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của các em trong thời gian các em rảnh rỗi cũng như trong dịp hè, qua đó góp phần tạo thêm động lực để các em học tập. + Hai là, GVCN phân công lao động cho từng tổ, sau đó tổ trưởng có nhiệm vụ phân công lao động cho từng thành viên trong tổ. - Tổ 1: Mở phòng học và vệ sinh lớp học đầu giờ. Tổ 2: Xếp bàn ghế của học sinh và của giáo viên ngay ngắn. Tổ 3: Giặt khăn, lau bảng và tắt điện quạt trước khi ra về. Tổ 4: Vệ sinh lớp học giữa giờ đó là vào giờ ra chơi và khóa phòng học trước khi ra về.  Sau đó GVCN đưa ra quy định: - Để tạo sự công bằng hàng tuần các tổ luân phiên nhiệm vụ cho nhau. - Hàng tháng có sự đánh giá việc trực nhật của các tổ. - Tổ nào hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao sẽ được tuyên dương và cuối năm sẽ có thưởng, tổ nào thường xuyên trực nhật không đạt yêu cầu sẽ bị phê bình. 15 - Tham gia lao động trường lớp được xem là một trong những tiêu chí đánh giá sự rèn luyện về hạnh kiểm. + Ba là, Kết hợp cho các em xem hai video về quà tặng cuộc sống như: giá trị của lao động, anh nông dân lười biếng. Sau đó tôi sẽ đặt ra một số câu hỏi sát với nội dung cần ghi nhớ cho các nhóm thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời; tiếp theo tôi sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ hơn từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vân dụng vào cuộc sống. 16 Hình ảnh các em đang xem video + Bốn là, Khuyến khích các em tham gia lao động công ích ở địa phương, tự mình kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình tùy vào khả năng, sở trường và sức khỏe của các em trong những thời gian rảnh rỗi.  Thông qua những việc làm trên giúp học sinh dần làm quen và có ý thức làm việc vì tập thể, rèn tính kiên trì, tính độc lập, khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, nhận thức được sự công bằng trong phân công lao động, biết trân trọng sức lao động. Đồng thời giúp các em thấu hiểu được một phần giá trị của lao động và nỗi vất vả của cha mẹ cũng như người lao động, từ đó góp phần hình thành và rèn luyện đức tính trung thực cho các em trong học tập và trong cuộc sống. 17 7. Khuyến khích các em nói ra suy nghĩ thật Như chúng ta đã biết không ai sống mà không mắc lỗi. Vì thế đừng sợ hãi khi mắc sai lầm rồi dùng đủ mọi cách để biện minh cho những lỗi sai của mình, mà quan trọng là chúng ta dám thừa nhận mình đã sai và lần sau không tái phạm nữa đó chính là biểu hiện của người trung thực. Do đó để rèn luyện đức tính trung thực cho các em thì hãy dạy cho các em biết dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi, mà sự dũng cảm đó được hình thành từ việc các em dám nói ra suy nghĩ thật của mình. Vậy để học sinh có thể mạnh dạn nói ra những tâm tư, suy nghĩ và mong muốn của mình thì tôi sẽ kết hợp các nội dung sau: - Nội dung thứ nhất: Xem các em như chính con em của mình. Thực tế cho thấy khi chúng ta gần gũi, quan tâm cũng như đồng cảm với hòan cảnh của các em thì các em dễ dàng thổ lộ và dám nói ra hết mọi chuyện với chúng ta mà trong khi cũng chuyện đó lại không dám thổ lộ với cha mẹ. Vậy để các em nói ra những suy nghĩ của mình thì trước tiên hãy xem các em như chính con em của mình để các em có cảm giác gần gũi, thân thiết và có thể trải lòng chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống ,…từ đó việc các em mạnh dạn, dũng cảm nói ra sự thật là rất dễ dàng. Bên cạnh đó cũng hãy cho các em biết không có gì phải lo sợ trong việc chia sẻ với chúng ta những suy nghĩ trong tâm trí các em. - Nội dung thứ hai: Tổ chức trò chơi “Cùng nhau thấu hiểu” Với trò chơi này, tôi sẽ chuẩn bị sẵn ở nhà một cái hộp giấy cứng không có nắp đậy. Tất cả học sinh trong lớp tham gia, mỗi bạn lấy ra một mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị. Tiếp theo tôi đưa ra nội dung cần ghi và thể lệ chơi: các bạn làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau. Trong vòng 5 phút, các em hãy viết ra những mong muốn riêng của mình về một môn học hoặc điều gì trong lớp khiến các em không hài lòng hoặc những điều mình hi vọng sẽ đạt được, khi nào hết thời gian các bạn gấp mảnh giấy đó lại rồi từng bạn lên bỏ mảnh giấy đó vào hộp, sau đó tôi sẽ trộn lẫn các mảnh giấy lại lần nữa rồi yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên cho cả lớp cùng nghe, đồng thời nói lớp trưởng lên ghi những thông tin đó lên bảng. Cuối cùng tôi sẽ tổng hợp lại những điều mà các em đã chia sẻ về những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của mình. Từ đó đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần, đang quan tâm và những ước mơ, hoài bão của mình. - Nội dung thứ 3: Xem hai đoạn phim ngắn “Quà tặng cuộc sống”: Chiếc bình nứt, ai cũng có lúc sai lầm. Hình ảnh các em đang say sưa xem 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan