Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 5...

Tài liệu Skkn phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu lớp 5

.DOC
6
117
71

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 5 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO: Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi là rất quan trọng. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyên kỹ năng dùng từ đặt câu (nói,viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là: 1- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. 2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. 3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thuận lợi a. Giáo viên: - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác thay sách đạt kết quả tốt, đội ngũ giáo viên được học chương trình mới, phương pháp dạy học mới ngay từ đợt đầu. Có tay nghề, có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. Phân môn Luyện từ và câu của lớp 5 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình Từ ngữ - ngữ pháp của lớp 5 cũ, phân môn chỉ rõ 2 dạng bài: bài lý thuyết và bài thực hành với định hướng rõ ràng. b. Học sinh: - Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3,4 nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. - Các em học sinh đều được học 2 buổi / ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác. 2. khó khăn: a. Giáo viên: -Do đặc điểm của nhà trường khối 5 học 2 buổi/ ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn của mình, của đồng nghiệp còn hạn chế. Trình độ giáo viên chua đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi lúc còn dàn trải, hoạt động của thầy – trò có lúc thiếu nhịp nhàng. b. học sinh: -Ở vùng sâu, vùng xa vốn từ các em còn nhiều hạn chế. -Mặt bằng nhận thức các em còn chênh lệch nên việc tiếp thu, cảm nhận của các em còn nhiều hạn chế. -Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em mình, còn có quan điểm “trăm sự nhờ nhà trường, cũng làm ảnh hưởng đến chất lương học tập bộ môn”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 1. Phương pháp vấn đáp: -Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một, để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. -Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kỹ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và sát định múc độ hiểu bài cũng như kinh nghiêm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn. -Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mỗi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sao đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả hai loại bài lý thuyết, thực hành. * Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và pháp huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: -Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp giáo viên đưa ra những tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh pháp hiện vấn đề, hoạt động tự giác, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức rèn luyện kỹ năng. Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vần đề của thực tiển. Nâng cao kỷ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập, cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề. -Khi sử dụng phương pháp này, giáo cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các đối tựng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra. * Tóm lại: Với phương pháp này giáo viên nên hiểu rằng trong cùng tình huống sẽ có thể có nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập, trong cuộc sống. 3. Phương pháp trực quan: -Phương pháp trực quan là phương pháp dạy-học trong đó giáo viên sử dụng các phương pháp giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi. Thu hút sự chú ý và giúp học sinh dễ hiểu bài, ghi nhớ bài tốt hơn học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện liên hệ của các đơn vị kiến thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt * Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng dạy phân môn Luyện từ và câu là rất quan trọng, giúp khai thác triệt để các kênh hình của bài hoc, nhờ đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài tốt hơn. 4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu: -Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể, qua đó hướng dẫn học sinh tìm ra các điểm của mẫu cơ chế tạo mẫu và thực hiện theo mẫu. -Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là với học sinh trung bình và yếu, còn với học sinh khá, giỏi không bắt buộc phải theo mẫu, để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động. 5. Phương pháp phân tích: -Đây là phương pháp dạy học, trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên, tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài hoc. -Giúp học sinh tìm tòi, huy động vốn kiến thức cũ của mình để tìm ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức thể hiện). * Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dung trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh, mặt yếu của nó, mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt kết quả cao. II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5: -Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn Luyện từ và câu. Tôi có đề xuất một số biên pháp sau: 1. Nắm vững và phát huy những kiến thức và năng lực học sinh đã đạt được ở các lớp 1,2,3,4. 2. Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, tùy theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắt những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 5 các em nắm kiến thức dễ dàng hơn. * Tóm lại: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh. 3. Phát huy tính tích cực của học sinh. -Đối với phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chú ý, đối với mọi đối tượng học sinh phân ra nhiều mức độ (Giỏi, khá, TB, kém) để có phương pháp dạy thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh, người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài cụ thể, phù hợp với mọi đối tượng học sinh. 4. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích lũy vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh. -Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ, nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt, văn hóa trong giao tiếp. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn hóa. Để thực hiên nhiệm vụ không chỉ bó gọn trong việc tổ chức các hoạt đông dạy và học trên lớp mà còn cả trong việc học tập của các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường nữa. * Tóm lại: Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đến viêc dạy phân môn Luyện từ và câu, giúp các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, biết quý, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. C. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN: 1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: -Qua quá trình vừa nghiên cứu chuyên đề này, vừa áp dụng vào thực tế trong giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, khi áp dụng những phương pháp dạy học trên đã có những kết quả đáng mừng. 2009-2010, tôi được nhà trường phân công và trực tiếp giảng dạy lớp 5 C có 23 em học sinh, kết quả cụ thể điểm môn Tiếng Việt qua từng thời kỳ như sau: Thời Số HS điểm kiểm tra GHKI CHKI GHKII CHKII 23 23 23 23 Điểm 9-10 SL TL 4 17,40 5 21,74 7 30,43 8 34,78 7-8 SL 3 5 6 8 TL 13,04 21,74 26,08 34,78 6-5 SL 14 12 10 7 TL 60,87 52,17 43,48 30,43 Dưới trung bình SL TL 2 8,69 1 4,34 0 0 -Chúng tôi đã thảo luận trong tổ nhóm vào những buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm ra cách giảng dạy phù hợp với nhận thức của học sinh nhằm giúp học sinh nắm bắt bài tốt hơn, nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn. * Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ rõ rệt, các từ loại, biết sử dụng từ loại trong đặt câu và viết văn. * Kết quả trên đã chứng minh được chuyên đề của tôi đã có hiệu quả, đi đúng theo sực chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn đọng để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Qua kết quả thu được sau khi triển khai chuyên đề cho thấy chất lượng dạy học rất phổ biến. Trong quá trình thực hiện kinh nghiệm “Nâng cao chất lương giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5”. Tôi đã rút ra một số kinh nghiêm như sau: -Nắm vững nội dung chương trình, múc độ, yêu cầu bài học đối với các đối tượng học sinh. -Lập kế hoạch bài học: +Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong sách giáo khoa và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tùy theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó. -Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: + Giáo viên nắm vững các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để lựa chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài đó. -Tổ chức và hoạt động lên lớp: +Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học. +Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. +Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các tình huống sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, có biện pháp giải quyết và điều chỉnh kịp thời. -Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: + Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân,……có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh không nhàm chán. * Trong quá trình thực hiện kinh nghiệm: “Nâng cao chất lương giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5”. Tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi bạn bè đồng nghiệp, kinh nghiệm này đã hoàn chỉnh và đã dạy thực nghiệm ở tất cả các khối 5. Trong khi thực hiện kinh nghiệm này cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như các bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có tính khả thi hơn. Năm Căn, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Người viết Lê Văn Huấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan