Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh...

Tài liệu Skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia

.PDF
151
1642
65

Mô tả:

UBND TỈNH BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2014 Tên đề tài “PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG VÀ HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA” Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Đỗ Thị Minh Hồng Cộng sự: Nguyễn Danh Hào Cơ quan chủ trì: Trường THPT Chuyên Bắc Giang Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang – T. Bắc Giang Điện thoại: (0240) 854011 E.mail: [email protected] Bắc Giang, tháng 11 năm 2014 1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I. Thực trạng của việc dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh ở các trường phổ thông và những nguyên nhân. I.1. Thực trạng chung Cũng như các môn văn hóa cơ bản khác, tiếng Anh là môn học bắt buộc trong các trường phổ thông trong chương trình giáo dục toàn diện của hệ thống giáo dục Việt Nam. Một số năm trở lại đây, môn tiếng Anh đã được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm hơn, song một thực tế khá phổ biến là môn tiếng Anh vẫn chưa thực sự được coi trọng, chưa được coi là môn học chính và chưa được đầu tư đúng mức. Đặc biệt học sinh ở những trường vùng sâu, vùng xa, những vùng miền còn nhiều khó khăn về kinh tế và nhiều hạn chế về nhận thức và sự phát triển văn hóa v.v. thì việc học tiếng Anh là điều xa xỉ. Thời lượng phân bố cho bộ môn không nhỏ so với một số bộ môn khác (3 tiết/tuần với học sinh đại trà, 6 tiết/tuần đối với học sinh chuyên), nhưng tư duy và ý thức của đại đa số học sinh và cha mẹ học sinh (trừ một số lượng khá khiêm tốn là học sinh các lớp chuyên Anh và học sinh thi khối D) luôn coi môn tiếng Anh là môn phụ, không quan trọng như môn Toán, Văn, Lý, Hoá…đã ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức và tinh thần học môn tiếng Anh của nhiều học sinh. Một bộ phận không nhỏ học sinh chỉ coi trọng và đầu tư hầu hết thời gian, công sức vào các môn thi mà các em coi là môn học chính, những môn thi đại học hơn là giành thời gian mỗi ngày để học và luyện tiếng Anh. Đại bộ phận học sinh học tiếng Anh chỉ để đảm bảo yêu cầu học đủ số môn theo qui định của Bộ giáo dục, để đủ điểm tổng kết và ở mức độ đủ kiến thức tối thiểu để thi TNTHPT. Nhiều học sinh không có ý thức, thiếu tích cực trong việc học môn tiếng Anh, thiếu sự hợp tác với giáo viên và các bạn trong các giờ học. Các em thường ỷ lại và cho rằng sau này, khi nào cần, sẽ học mà các em không biết rằng để học một ngoại ngữ giỏi đòi hỏi cả một quá trình học tập và rèn luyện kiên trì, bền bỉ, lâu dài với một quyết tâm cao. Chính suy nghĩ và sự nhìn nhận thiển cận này làm ảnh hưởng không nhỏ tới không chỉ việc dạy – học bộ môn mà còn ảnh hưởng không tốt và trực tiếp tới kết quả của môn học, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức của một số giáo viên. Một bộ phận giáo viên dạy tiếng Anh mất dần hứng thú, sự nhiệt huyết và sự say mê trong giảng dạy và cũng dần tạo thành thói quen “chấp nhận thực tế” đáng buồn này. 2 I.1.1. Thực trạng học sinh Cái đích cuối cùng của việc học một ngoại ngữ nói chung, học tiếng Anh nói riêng là người học có khả năng sử dụng được tiếng Anh như một ngoại ngữ để giao tiếp. Trình độ tiếng Anh của một học sinh thường được đánh giá ở khả năng sử dụng ngôn ngữ - thể hiện chủ yếu qua 2 kỹ năng nghe và nói, chứ không phải ở điểm số cao, thấp mà các em đạt được qua các bài thi và các bài kiểm tra viết. Không thể phủ nhận thực tế là, có nhiều học sinh (từ TH đến THPT) thích học tiếng Anh, giỏi ngữ pháp, có vốn từ vựng khá lớn, nắm rất chắc các cấu trúc câu, các bài thi viết luôn được điểm cao. Nhưng sự thực là để sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp là một vấn đề không hề đơn giản đối với các em, nếu không muốn nói là quá khó bởi khả năng nghe, nói của các em còn rất nhiều hạn chế. Các em gặp không ít khó khăn và thực sự lúng túng trong giao tiếp thông thường với những câu chào, hỏi cơ bản bởi vì các em ít được rèn luyện nói tiếng Anh, không có thói quen nói tiếng Anh. Thực tế là các em có thể mất cơ hội tìm kiếm học bổng du học, cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp do chính sự yếu kém này. Hầu hết học sinh không thi đại học khối D thường sợ học tiếng Anh, không có ý thức nghiêm túc, chưa có thái độ đúng đắn trong việc học bộ môn, chưa coi trọng bộ môn, có tư duy “thi gì học nấy”, thiếu sự cần cù chịu khó và sự kiên trì cần thiết v.v. nên thường học đối phó và kết quả thường rất thấp. Một bộ phận học sinh không có điều kiện đủ tốt để học bộ môn do điều kiện kinh tế của gia đình có nhiều khó khăn, không thể trang bị các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho việc học ngoại ngữ như cassette hay máy tính thông dụng nên cũng ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả học bộ môn Nhiều học sinh không có phương pháp học phù hợp và hiệu quả (do ảnh hưởng nặng nề phương pháp học thụ động từ cấp dưới) nên mặc dù các em mất nhiều thời gian và công sức cho bộ môn nhưng kết quả không như mong muốn dẫn đến việc các em chán nản, mất dần hứng thú học bộ môn. I.1.2.Thực trạng giáo viên Không thể phủ nhận những kết quả mà đội ngũ giáo viên tiếng Anh của tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong công tác giảng dạy, luyện thi đại học và luyện thi học sinh giỏi trong những năm gần đây. Những kết quả này chắc chắn là cơ sở cần thiết để khích lệ học sinh học tiếng Anh, tạo ra một môi trường học tiếng Anh tích cực và ngày càng hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng: nhiều giáo viên đã có ý thức trong việc đổi mới và áp dụng nhiều phương 3 pháp dạy học hiện đại theo yêu cầu ngày càng cao của bộ môn và phù hợp với nhiều đối tượng. Trong nhiều giờ học, giáo viên đã tổ chức được nhiều hoạt động học tập khác nhau với nhiều hình thức khác nhau, học sinh được tạo cơ hội để làm quen với cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và các em có điều kiện thể hiện vốn kiến thức ngữ pháp và vốn từ vựng tiếng Anh mà các em đã được trang bị, khả năng tư duy và khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng được học sinh ứng dụng vào các hoạt động giao tiếp. Do vậy, các giờ học, đặc biệt các giờ luyện kĩ năng nói tiếng Anh, thường rất sôi nổi, học sinh tỏ ra năng động hơn, thích thú hơn và đều có ý thức hợp tác cao. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng và hiệu quả nhằm tạo được sự hứng thú cho học sinh đó là trong các giờ học rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh, nhiều giáo viên đã có ý thức thiết kế bài dạy thông minh, sáng tạo với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ thông tin, các thiết bị nghe nhìn tạo ra những hình ảnh đẹp mắt và sinh động và những nội dung phù hợp mang tính thực tế cao giúp khích lệ sự hứng thú luyện tập của học sinh, có tác dụng tốt đối với việc phát triển tư duy và khả năng nói tiếng Anh của học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được đó, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, còn nặng việc truyền tải kiến thức một cách lý thuyết, chưa thực sự quan tâm tới phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp, chưa tạo được môi trường học tiếng Anh cho học sinh, chưa coi trọng việc giúp đỡ, hướng dẫn và khích lệ học sinh nói tiếng Anh trong các giờ học làm cho giờ học trở nên nặng nề, thiếu hứng thú và kém hiệu quả. Một bộ phận giáo viên (đặc biệt ở một số trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng khó khăn) còn hạn chế nhất định về chuyên môn: kiến thức chưa sâu, phát âm chưa đúng, khả năng sử dụng tiếng Anh chưa thành thạo, chưa tự tin trong quản lý và điều hành giờ dạy nên chưa khuyến khích được học sinh nói và giao tiếp tiếng Anh. I.2. Những nguyên nhân I.2.1. Nguyên nhân chủ quan + Học sinh chưa có động cơ học tiếng Anh Hầu hết học sinh cấp THCS và THPT (trừ học sinh các lớp chuyên Anh của trường THPT Chuyên Bắc Giang và những học sinh thi đại học khối D) thường cho rằng môn tiếng Anh không phải là môn chuyên, cũng không phải môn thi 4 Đại học nên không cần đầu tư nhiều thời gian để học, không làm bài tập, không chịu khó học, thờ ơ với môn tiếng Anh. Kết quả là sau 04 năm học tiếng Anh ở THCS và 03 năm học ở cấp THPT, nhiều em không có kiến thức nền cơ bản về ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu, thậm chí nhiều em không có khái niệm cụ thể, rõ ràng về những vấn đề liên quan đến bộ môn. Đây là một thực tế cần được quan tâm khắc phục, giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn về sự cần thiết phải học tiếng Anh trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay. + Khả năng tư duy ngôn ngữ hạn chế của học sinh Học tiếng Anh đòi hỏi khả năng tư duy lôgic và khả năng tư duy ngôn ngữ nhanh nhạy và sắc bén, tuy vậy thực tế là nhiều học sinh thực sự thông minh, có tố chất tốt nhưng luôn gặp trở ngại trong việc diễn đạt ý tưởng, ý kiến hoặc suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó bằng tiếng Anh. Do ít được rèn luyện, học sinh hầu như không có cơ hội để phát huy khả năng tư duy và khả năng sáng tạo của bản thân trong học tiếng Anh, do vậy khả năng diễn đạt và khả năng suy đoán ý trong các các bài đọc, bài nghe tiếng Anh của học sinh còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học bộ môn của các em. + Trở ngại tâm lí khi nói tiếng Anh Hầu hết học sinh cho rằng ngữ pháp tiếng Anh khó, đặc biệt phần phát âm từ tiếng Anh không theo một qui luật cố định nên khó nhớ và khó sử dụng dẫn đến việc các em khó sắp xếp được câu đúng. Do phát âm từ không chuẩn, không nhớ cấu trúc câu, thiếu kiến thức cơ bản, nhầm lẫn giữa ngữ pháp tiếng Anh và ngữ pháp tiếng Việt v.v. nên khả năng nghe - nói của các em bị hạn chế, các em luôn bị áp lực tâm lý khi nói. Học sinh luôn có tư tưởng phải nói đúng mới nói nên mất nhiều thời gian để suy nghĩ và tìm cách diễn đạt, đôi khi chỉ là một câu đơn giản trong khi giao tiếp tiếng Anh đòi hỏi học sinh sự phản ứng nhanh. Chính yếu tố tâm lý này đã hình thành trong các em suy nghĩ rằng các em không có khả năng nói và giao tiếp tiếng Anh, từ đó các em buông xuôi, chấp nhận thực tế, thiếu hứng thú, thiếu quyết tâm và thiếu sự kiên trì luyện tập. + Sự hạn chế về năng lực và sự thiếu tích cực của giáo viên Một bộ phận lớn giáo viên chưa thực sự coi trọng việc dạy và rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh trong từng giờ học tiếng Anh, không chú tâm dạy học sinh phát âm chuẩn – một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng để nghe - nói tiếng Anh tốt. Một bộ phận giáo viên do năng lực (kiến thức chuyên môn và kỹ năng dạy học) còn hạn chế nên chưa tự tin trong việc hướng dẫn và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh. Nhiều giáo viên còn phát âm sai, nói sai, không biết sử dụng từ vựng và cấu trúc câu chuẩn trong từng tình huống, ngữ 5 cảnh cụ thể. Đây chính là trở ngại lớn ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học nói tiếng Anh. I.2.2. Nguyên nhân khách quan. + Chương trình học, nội dung sách giáo khoa hiện hành và các tài liệu dạy nói tiếng Anh Bộ sách giáo khoa tiếng Anh hiện tại đã thể hiện được nhiều ưu điểm nổi trội so với bộ sách giáo khoa trước đó cả về nội dung, hình thức và các kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên nhiều chủ đề trong chương trình sách giáo khoa chưa thực sự phù hợp với lứa tuổi học sinh, nhiều nội dung khó, ít tính thực tế. Tài liệu, sách giáo khoa chuyên về dạy và học nói tiếng Anh hầu như không có cũng là một nguyên nhân khiến nhiều giáo viên ngại dạy kỹ năng nói cho học sinh vì mất nhiều thời gian thiết kế bài dạy (cả nội dung và phương pháp) để dạy nói hiệu quả. + Phương pháp học của học sinh Không thể phủ nhận một thực tế là có nhiều học sinh (kể cả học sinh TH) yêu thích môn tiếng Anh và rất chịu khó học tiếng Anh. Nhiều em học khá tốt và đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Tuy vậy, một thực tế đáng buồn là một số lớn học sinh ngại học và sợ học tiếng Anh. Đa số học sinh chưa có một phương pháp học tiếng Anh phù hợp và hiệu quả. Cách học phổ biến của học sinh thường là sử dụng từ điển để tra nghĩa của tất cả những từ mới hoặc những từ các em không biết ngay khi các em gặp từ đó trong một đoạn văn, một bài đọc hay thậm chí trong một câu văn. Khi tra từ điển, các em thường chỉ chú ý xem nghĩa của từ đó là gì mà không để tâm xem từ đó được phát âm ra sao, chức năng từ loại là gì và nó được sử dụng như thế nào…nên thường rất nhanh quên. Các em không có thói quen suy đoán từ ngay cả trong những ngữ cảnh cụ thể và hoàn toàn không có ý thức rèn luyện kỹ năng này. Học sinh thường rất thụ động trong học tập và thường tư duy bằng tiếng Việt, đưa ra những ý tưởng bằng tiếng Việt ngay sau khi nhận chủ đề hay yêu cầu của bài tập, sau đó dịch sang tiếng Anh; hoặc các em lắp nghép các từ tiếng Anh theo ngữ pháp và trật tự từ tiếng Việt, nhiều em lệ thuộc nặng nề vào những mẫu câu mà giáo viên cung cấp, các em viết và tập nói theo một hay những mẫu câu, những bài viết có sẵn một cách máy móc. Nhiều học sinh lười tham gia vào các hoạt động học tập cặp/ nhóm mà giáo viên tổ chức và yêu cầu thực hiện trong mỗi giờ học nên các em không tạo được cho bản thân thói quen trao đổi, giao tiếp và làm việc với những người khác trong nhóm, vì vậy khả 6 năng tư duy và khả năng nói tiếng Anh của các em vì thế cũng hạn chế nhiều + Phương pháp giảng dạy của giáo viên Phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên còn mang tính truyền thống, chủ yếu dựa vào giáo trình, phấn, bảng, những nội dung được định sẵn và những kinh nghiệm cá nhân; thiếu những giáo cụ trực quan, thiếu sự liên hệ thực tế và đặc biệt thiếu sự đổi mới phương pháp giảng dạy – một yếu tố vô cùng cần thiết giúp mang lại hiệu quả cao cho một giờ dạy. Nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc liên hệ bài học với thực tế, của việc sử dụng những phương pháp phù hợp với từng nội dung giảng dạy và từng đối tượng học sinh, nhưng vẫn dễ dãi bỏ qua, chưa thực sự tích cực tư duy và thực hiện dẫn đến những giờ học buồn tẻ, thiếu sinh động, thiếu hứng thú và thiếu cuốn hút học sinh. Kết quả là học sinh chán nản và nhanh quên, giờ học kém hiệu quả, giáo viên cảm thấy mất hứng với các giờ lên lớp tiếp theo. + Sự nghèo nàn về cơ sở, vật chất phục vụ cho học tập (trang thiết bị dạy học, diện tích và quy mô lớp học, môi trường học ngoại ngữ v.v.) Do điều kiện cơ sở, vật chất của nhiều nhà trường chưa ổn định, các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy và học còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên giảng dạy chủ yếu chỉ được trang bị máy cassette loại thường, không có nhiều chức năng sử dụng, hệ thống tranh ảnh sử dụng cho những minh họa cần thiết, tài liệu tham khảo quá nghèo nàn và hầu như không có gì, quy mô lớp học không đảm bảo cho việc dạy ngoại ngữ vì lớp học quá đông học sinh (35-45 học sinh/lớp), việc bố trí bàn ghế không phù hợp (do không phải là phòng dành riêng cho học tiếng Anh mà cho nhiều bộ môn khác nhau). Tính tới thời điểm hiện tại, phòng học ngoại ngữ chuyên dụng mới được trang bị cho trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, , một số trường TH và THCS – là những trường đang thực hiện chương trình dạy học thí điểm theo chương trình tiếng Anh 10 năm mới của Bộ GD&ĐT từ năm tháng 12 năm 2011 theo Kế hoạch 1788. + Phương thức kiểm tra, đánh giá Tính tới thời điểm hiện tại, trong các kỳ thi mang tính quốc gia như kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đại học và cao đẳng khối D, các kỳ thi HSG các cấp tỉnh, thành phố và các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ v.v..., kỹ năng nói chưa được đưa vào để kiểm tra đánh giá (mới chỉ có kỳ thi HSGQG từ năm 2011- 2012 kiểm tra kỹ năng này) nên không khuyến khích được học sinh học nói tiếng Anh. 7 + Yếu tố gia đình Nhiều cha mẹ học sinh chưa nhận thức một cách đầy đủ và đúng mức về tầm quan trọng của bộ môn nên chưa khuyến khích con em mình học Tiếng Anh. Để học tốt môn tiếng Anh, học sinh không chỉ đến trường học với sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy cô giáo mà các em cần có thời gian và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để luyện tập ở nhà. Nhiều học sinh không có cơ hội để được luyện tập một cách thường xuyên do điều kiện kinh tế khó khăn của nhiều đình, đặc biệt những gia đình ở vùng sâu vùng xa, kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu không thể trang bị các thiết bị nghe nhìn tại gia đình như cassette, máy tính, màn hình cho các em. Việc tạo điều kiện để con em mình được theo học ở các trung tâm ngoại ngữ có chất lượng cao là điều không thể dù biết rằng đó là điều kiện và môi trường tốt để các em có thể học tập và phát huy hết khă năng của bản thân. Một bộ phận gia đình, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đã không quan tâm đến việc học tập của con em mình, không ủng hộ và không tạo điều kiện để các em được học bộ môn một cách tốt nhất. Sự thành công trong học tập bộ môn tiếng Anh nói chung, học và phát triển khả nói Tiếng Anh của học sinh nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như chúng tôi vừa trình bày ở trên, nhưng quan trọng nhất có lẽ là động cơ, thái độ học tập của học sinh và chiến lược phát triển toàn diện các kỹ năng của chính giáo viên và của học sinh để tạo ra những bước đột phá trong dạy và học bộ môn. I.3. Kết quả khảo sát, điều tra giáo viên phổ thông Trong phần này, nhóm tác giả đi sâu vào việc phân tích kết quả điều tra khảo sát và thực nghiệm của đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng việc dạy và học kỹ năng nói của 65 giáo viên THCS và 65 giáo viên THPT thông qua phiếu điều tra thực tiễn dựa trên các nội dung chính của đề tài. Câu hỏi 1 Khi được hỏi về vai trò của việc luyện nói tiếng Anh cho học sinh phổ thông, có 73 giáo viên (chiếm 56.2%) cho rằng đó là việc làm cần thiết, 36,2% tổng số giáo viên coi việc luyện nói là bình thường và có 5 giáo viên (3.8%) cho rằng việc đó là không cần thiết. Điều này cho thấy kỹ năng nói tiếng Anh ở các nhà trường cũng chưa thực sự được coi trọng, một số giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh (Bảng 1). 8 Bảng 1: Vai trò của việc luyện nói tiếng Anh cho học sinh phổ thông Rất cần Cần thiết Bình thường Không cần thiết thiết Câu trả lời 5 (3.8%) 73 (56.2%) 47 (36.2%) 5 (3.8%) Câu hỏi 2 Đề cập đến việc luyện kỹ năng nói cho học sinh, đa số giáo viên cho rằng việc luyện nói cho học sinh là một công việc rất khó khăn (chiểm 71.5%), chỉ có 0.6% số giáo viên được hỏi cho rằng đây là công việc rất thú vị. 23% giáo viên cho rằng việc luyện nói cho học sinh rất tốn thời gian và công sức. Trong khi đó chỉ có 4.9% giáo viên cho rằng đây là công việc rất buồn tẻ. Câu hỏi 3 Khi được hỏi về mức độ thường xuyên các giáo viên luyện nói tiếng Anh cho học sinh trong các giờ đọc, viết, nghe và các giờ dạy từ vựng, ngữ pháp, có 17.7% giáo viên thường xuyên luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh trong khi đó đa số giáo viên chỉ thỉnh thoảng áp dụng hình thức này (80.7%). Chỉ có 2 giáo viên được hỏi là không sử dụng hình thức trên (Bảng 2) Bảng 2: Mức độ thường xuyên của việc luyện nói tiếng Anh Luôn luôn Thường Thỉnh thoảng Không sử xuyên dụng Câu trả lời 0 (0%) 23 (17.7%) 105 (80.7%) 2 (0.6%) Câu hỏi 4 Đề cập đến thực trạng của việc luyện nói tiếng Anh ở các trường phổ thông, hầu hết giáo viên (86.2%) cho rằng việc luyện nói cho học sinh ở các trường hiện nay là chưa tốt, 13.8% tổng số giáo viên cho rằng việc luyện nói vẫn được diễn ra bình thường. Trong khi đó không có giáo viên nào thừa nhận việc luyện nói ở trường mình được diễn ra tốt và rất tốt. Câu hỏi 5 Câu hỏi 5 đề cập đến mục đích của việc luyện nói tiếng Anh. Khi được hỏi về nội dung này, 100% giáo viên cho rằng việc luyện nói tiếng Anh cho học sinh không chỉ nhằm phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh, phát triển kỹ năng nghe tiếng Anh cho học sinh mà còn góp phần phát triển các kỹ năng khác của ngôn ngữ. Điều này chứng tỏ giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc luyện nói tiếng Anh cho học sinh của mình. Câu hỏi 6 Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải khi luyện nói cho học sinh, tất cả các giáo viên đều cho rằng học sinh không có khái niệm rõ ràng về những 9 yêu cầu của kỹ năng nói tiếng Anh, học sinh còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc câu, phát âm..., sự hiểu biết về chủ đề mà các em gặp phải còn nhiều hạn chế và học sinh thường quá chú trọng đến nội dung trình bày mà không quan tâm đến cách trình bày một vấn đề. Câu hỏi 7 Đê cập đến các tiêu chí mà giáo viên thường sử dụng khi đánh giá và cho điểm kỹ năng nói, có 32.3% số giáo viên cho rằng sự lưu loát và tính mạch lạc đóng vai trò quan trọng, 25.3% giáo viên đánh giá cao việc sử dụng từ vựng hợp lý, 10% giáo giáo viên cho rằng phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp sử dụng trong bài nói là quan trọng, 11.5% nhấn mạnh đế sự phát âm chính xác. Trong khi đó có tới 20.9% số giáo viên đựơc hỏi cho rằng họ thường sử dụng tất cả các tiêu chí trên (Bảng 3) Bảng 3: Tiêu chí đánh giá và cho điểm kỹ năng nói. Sự lưu loát và tính mạch lạc 42 (32.3%) Sử dụng từ vựng hợp lý 33 (25.3%) Phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp sử 13 (10%) dụng trong bài nói Sự phát âm từ chính xác 15 (11.5%) Tất cả các ý trên 27 (20.9%) Câu hỏi 8 Khi được hỏi những việc giáo viên cần làm để luyện nói hiệu quả cho học sinh, 100% giáo viên cho rằng việc tạo môi trường nói tiếng Anh thực sự cho học sinh, đa dạng hóa phương pháp dạy nói tiếng Anh và việc hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và hữu ích cho học sinh là những việc giáo viên cần làm để nâng cao khả năng nói cho học sinh. Câu hỏi 9 Bảng 4: Những việc học sinh cần làm khi luyện nói Tập trung vào việc học ngữ pháp 13 (10%) Không quá chú trọng vào việc học ngữ pháp 37 (28.5%) Không cần tập trung vào việc học ngữ pháp 35 (26.9%) Cần tập trung vào các kỹ năng khác của ngôn ngữ. 45 (34.6%) Căn cứ vào kết quả ta thấy, có 34.6% giáo viên cho rằng để luyện nói tiếng Anh hiệu quả học sinh cần tập trung vào các kỹ năng khác của ngôn ngữ. Trong khi đó có 10% số giáo viên cho rằng việc học ngữ pháp là quan trọng, 28.5% cho rằng các em không nên quá chú trọng vào việc học ngữ pháp và 35 10 giáo viên (26.9%) cho rằng trong quá trình luyện nói học sinh không cần tập trung vào việc học ngữ pháp. Câu hỏi 10 Khi được hỏi về việc học sinh cần phải làm gì để có được một bài nói tốt, có 47,3% số giáo viên cho rằng học sinh cần cho ví dụ để củng cố vấn đề, 27% nhấn mạnh đến việc thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc khi nói, 10% đề cập đế việc sử dụng ngữ chú giải, 0.4 % giáo viên cho rằng cần phải sử dụng những từ chỉ sự không rõ ràng, không cụ thể. Trong khi đó chỉ có 15.3% giáo viên cho rằng để có được một bài nói tốt, học sinh cần phải thực hiện tất cả các nội dung trên. (Bảng 5) Bảng 5: Những việc học sinh cần làm để có bài nói tốt Cho ví dụ để củng cố vấn đề 57 (47,3%) Sử dụng ngữ chú giải 13 (10%) Sử dụng những từ chỉ sự không rõ ràng, không cụ thể 5 (0.4%) Thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc khi nói 35 (27%) Tất cả các ý kiến trên. 20 (15.3%) Câu hỏi 11. Đề cập đến các dạng câu hỏi, chủ đề khi luyện nói cho học sinh, các giáo viên đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Câu hỏi, chủ đề nói về những giải pháp/biện pháp được nhiều giáo viên sử dụng nhiều nhất với (97.6%), tiếp theo là những câu hỏi và chủ đề về sự tiện ích/lợi ích (90%), những bất lợi/ bất tiện (77%). Trong khi đó, dạng câu hỏi, chủ đề ít được các giáo viên sử dụng nhất đó là câu hỏi tại sao (Bảng 6) Bảng 6: Dạng câu hỏi, chủ đề khi luyện nói cho học sinh So sánh sự giống và khác nhau 86 (66.1%) Câu hỏi Tại sao? 25 (19.2%) Những thuận lợi/tiện ích 117 (90%) Những bất lợi/ bất tiện 100 (77%) Những khó khăn/ những vấn đề vướng mắc 97 (74.6%) Các giải pháp/ biện pháp 127 (97.6%) Quan điểm/ ý kiến cá nhân về một vấn đề 78 (60%) 11 Chương II. Một số đặc điểm cơ bản của tiếng Anh nói và những khó khăn thường gặp trong quá trình luyện nói tiếng Anh cho học sinh II.1. Một số đặc điểm cơ bản của tiếng Anh nói. (Basic Features) Mỗi ngôn ngữ khác nhau có thể được phân biệt bởi số lượng từ vựng mà người bản xứ sử dụng để nói một cách bình thường. Tiếng Anh, đặc biệt tiếng Anh nói, cũng có những đặc điểm riêng của nó. II.1.1. Tiếng Anh là ngôn ngữ gián tiếp. (Indirect language) Tiếng Anh nói đòi hỏi một lượng từ vựng khá lớn để giao tiếp hoặc trình bày những ý kiến cơ bản, hay nói cách khác, tiếng Anh là ngôn ngữ gián tiếp. (Xem ví dụ ở phần II.2.2.1). Có vẻ mâu thuẫn khi so sánh một bài văn tiếng Việt với một bài luận (essay) tiếng Anh. Rõ ràng một bài văn tiếng Việt mà học sinh thường viết dài hơn rất nhiều (vài nghìn từ) so với một bài essay tiếng Anh với chỉ vài trăm từ (300 – 400 từ). Trong tiếng Anh viết, người Anh luôn vào thẳng vấn đề, đề cập trực diện vấn đề, không vòng vo, sử dụng một lượng từ vựng và cấu trúc câu nhất định để giải quyết vấn đề. Trong tiếng Anh nói, họ có xu thế sử dụng nhiều từ vựng hơn để trao đổi hay giải quyết một vấn đề bình thường. Rõ ràng có một sự khác nhau cơ bản giữa tiếng Anh nói và tiếng Anh viết. Trong giao tiếp, khi tiếp nhận một câu hỏi hay một thông tin, người Anh thường cung cấp, trao đổi thông tin chi tiết hay giải thích các vấn đề có liên quan trước khi họ đề cập đến hoặc câu trả lời thực sự. Nếu chúng ta nghe lời thoại trong các bộ phim của Anh hay nghe các chính trị gia người Anh phát biểu hay diễn thuyết trong quốc hội, chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra đặc điểm này. Tất nhiên một bài diễn thuyết và một cuộc hội thoại thông thường cũng có những sự khác nhau trong cách thể hiện. Như vậy có thể thấy rằng tiếng Anh là ngôn ngữ gián tiếp. Giáo viên và học sinh cần nhận biết đặc điểm này khi giao tiếp hay khi thực hiện bài thi nói tiếng Anh để đạt được hiệu quả giao tiếp và một điểm số cao nhất mà các em mong muốn. II.1.2. Tiếng Anh nói là ngôn ngữ có nhiều từ đệm (Redundant Language/ Hesitation words) Trong giao tiếp thông thường, người Anh có xu thế dùng nhiều từ đệm. Nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới cho rằng tiếng Anh nói chứa khoảng 50% từ đệm (từ dư thừa). Những từ này được miêu tả như những từ không mang ý 12 nghĩa thực hoặc không làm thay đổi ý nghĩa của một thông điệp. Những từ, cụm từ này thường được sử dụng trong giao tiếp của người Anh và thường xuất hiện ở đầu, ở giữa hoặc ở cuối của những câu nói. Điều quan trọng giúp học sinh nói lưu loát là biết sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày. Khi luyện tập, trước bài thi nói hoặc trong những cuộc hội thoại hàng ngày, học sinh nên học và biết sử dụng những từ hoặc cụm từ nhằm lấp chỗ trống (gap/hesitation fillers) khi bản thân chưa nghĩ ra hoặc chưa biết cách diễn đạt điều mà bản thân muốn nói, thậm chí là chưa biết nói tiếp cái gì. Học sinh có thể sử dụng một số từ, cụm từ này trong quá trình nói giúp cho bài nói của các em trở nên tự nhiên hơn, tránh làm cho người nghe hoặc người đối thoại phát hiện điểm yếu của mình và để cho bản thân học sinh không có cảm giác mất bình tĩnh, từ đó các em có thể tránh được khoảng lặng khó xử (awkward silence) trong quá trình nói chuyện hoặc giao tiếp. Cùng xem 2 ví dụ dưới đây: 1. “My hometown London is huge, maybe, the biggest city in Europe. If you live there, it’s amazing. You can do anything you want. There are so many things to do, that’s why I love living there”. (bài nói còn 36 từ) 2. “Well, you know, my hometown London is kind of like huge, you know. I mean it’s actually enormous, maybe even the biggest city in Europe. So really if you live there, it’s sort of amazing, really. You can do almost anything you want. Like, you know, there’s so many things to do, and I guess that’s why I love living there”. (bài nói có độ dài khoảng 60 từ) Trong giao tiếp và trong tiếng Anh nói, người Anh vẫn có xu hướng vào thẳng vấn đề nhưng khác với tiếng Anh viết, khi nói/giao tiếp, họ thường sử dụng rất nhiều từ đệm. Chính những từ đệm này giúp cho các cuộc giao tiếp, các cuộc hội thoại trở nên tự nhiên hơn, linh hoạt hơn và mềm mại hơn. Đây cũng chính là đặc điểm khác biệt của tiếng Anh nói so với tiếng Anh viết. Khi viết một bài luận tiếng Anh, học sinh thường được yêu cầu viết trong khoảng từ 300 đến 400 từ. Với một số lượng từ vựng ít ỏi như vậy mà học sinh phải giải quyết một vấn đề quả là vô cùng khó khăn, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng viết luận tốt, phải nắm chắc những nguyên tắc, những yêu cầu của kỹ năng này, không sử dụng từ thừa/từ đệm mà chỉ sử dụng các cấu trúc câu, các từ nối hoặc các trạng từ có tính liên kết cần thiết trong bài viết để giải quyết vấn đề mà thôi. Đây cũng chính là đặc điểm và sự khác nhau cơ bản của tiếng Anh viết và tiếng Anh nói, nên khi dạy, giáo viên phải phân tích, chỉ ra những đặc điểm 13 khác biệt này và hướng dẫn rõ ràng để giúp học sinh nắm chắc và thực hành đúng. Một số từ đệm học sinh có thể sử dụng trong khi nói hoặc hội thoại tiếng Anh: - Well, ... - All right, ... - That’s an interesting/a difficult question. I suppose/guess... - Well, I think/guess... - Let me see... - How shall I put it? Let me put it in this way... - As a matter of fact, ... - In fact, ... - You see/know... - Actually, ... - It’s like this, you see... - Like, you know, ... - Maybe, ... - Really, ... - Basically, ... - Okay/(Ok) ... II.1.3. Tiếng Anh nói không lặp lại từ (No Vocabulary Recycling) Tiếng Anh nói thường không lặp lại từ bởi tiếng Anh nói có rất ít câu hỏi đóng (closed questions) chẳng hạn như: “Is the food delicious?, trái lại tiếng Anh nói có nhiều câu hỏi mở hơn (open questions), ví dụ như: “What’s the food like?”. Với câu hỏi mở này, học sinh có thể có nhiều cách trả lời, nhiều cách nói khác nhau và sử dụng nhiều từ vựng khác nhau để diễn đạt ý kiến của bản thân. Với câu hỏi “Is the food delicious?” học sinh sẽ bị hạn chế cách trả lời. Các em chỉ có thể trả lời là: “Yes. It’s delicious” hoặc “No. It’s not delicious” và có thể, có hoặc không, kèm theo lời giải thích sau đó. Trong câu trả lời này, từ “delicious” được học sinh nhắc lại mà không có sự thay thế nào khác, các em dựa vào ngôn ngữ trong câu hỏi để thành lập câu trả lời. Trong khi đó với câu hỏi “What’s the food like?” học sinh có thể phát biểu ý kiến, nhận xét của bản thân về món ăn đó, ví dụ như: “Well, I think, it tastes me. I like it very much and I guess you will like it”... Chúng ta cần thấy rõ là: việc lặp lại từ làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả của bài nói. Bởi, thứ nhất, người bản xứ không lặp lại từ và không nói tiếng Anh như thế. Thứ hai, giám khảo sẽ phạt điểm thí sinh vì đã copy và sử dụng lại từ vựng trong câu hỏi một cách thụ động, thể hiện năng lực sử dụng ngôn ngữ hạn chế, thiếu sáng tạo, thiếu linh hoạt. 14 II.1.4. Tiếng Anh được nói ở các cấp độ khác nhau. (English is spoken in degrees) Người Anh thường nói tiếng Anh ở các cấp độ khác nhau. Họ thường sử dụng nghĩa bóng (shades of meanings) nhiều hơn là nghĩa đen. Cùng một câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời khác nhau hoặc diễn đạt câu trả lời ở nhiều cấp độ khác nhau từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy tình huống, ngữ cảnh và thái độ của người nói. Ví dụ: Question: “Do you like watching TV?” Answes: - Yes, I really like watching TV... - I guess I’m quite fond of watching TV... - Do I like watching TV..., well, it’s hard to say... - To some extent, I would say I like watching TV... - Well, I wouldn’t say I actually like watching TV... - For the most part, I would probably say that I quite like watching TV... - Well, I suppose you could probably say that I’m fond of watching TV... Các cách diễn đạt trên đã thể hiện một đặc trưng phổ biến của tiếng Anh là nói theo cấp độ. Điều này cũng thể hiện sự phong phú, đa dạng trong cách nói của tiếng Anh. Với những đặc điểm và những yêu cầu của tiếng Anh nói vừa được phân tích, chúng ta có thể thấy rằng: Một điểm số cao trong bài kiểm tra nói tiếng Anh thí sinh chỉ có thể đạt được khi các em nói tiếng Anh giống hoặc gần giống cách mà người Anh nói. Bước đầu tiên để có thể đạt được điểm số cao cho bài kiểm tra nói trên lớp (hội thoại hay độc thoại) hoặc trong bài thi kỹ năng nói tiếng Anh trong kỳ thi HSGQG (độc thoại), học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau: a. Đảm bảo độ dài cần thiết của bài nói (Length of responses). b. Tránh nói hoặc giải quyết vấn đề một quá cách trực tiếp (Avoid being too direct). c. Cần sử dụng các từ đệm, từ nối, từ liên kết hợp lý (Use linking words, connectives, redundant language appropriately). d. Không lặp lại từ (No vocabulary recycling) e. Nói theo các cấp độ khác nhau (Speak in degrees) Việc đánh giá và cho điểm kỹ năng nói của học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia được áp dụng cách đánh giá và cho điểm theo hệ thống kiểm tra 15 tiếng Anh quốc tế (IELTS), dựa theo các yêu cầu trên và được thực hiện giống các kỳ thi tiếng Anh quốc tế khác, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn một chút. II.2. Những khó khăn thường gặp trong quá trình luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh phổ thông và HSGQG. Để học một ngoại ngữ, học sinh phải hiểu được bản chất và mục tiêu của việc học đó là sử dụng được ngoại ngữ đó như một công cụ giao tiếp hữu ích cho bản thân. Tuy nhiên thực tế của việc dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh – kỹ năng thể hiện khă năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh nói chung ở nhiều trường phổ thông trong tỉnh và cả học sinh chuyên Anh của trường THPT Chuyên và HSGQG chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức nên thường gặp phải một số khó khăn: - Học sinh chưa có khái niệm rõ ràng về những yêu cầu của kỹ năng nói nên thường không xác định đúng mục đích, trọng tâm, cách làm, cách thể hiện; các em thường chuẩn bị bài nói dưới dạng một bài viết essay, với những câu đầy đủ, dài dòng, thiếu trọng tâm, lan man ... trong khi thời gian chuẩn bị không nhiều nên thường rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” và phụ thuộc rất nhiều vào các câu đã chuẩn bị, thiếu sự tự tin và sự chủ động trong giải quyết vấn đề một cách triệt để. - Học sinh còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp, lỗi sử dụng từ vựng và cấu trúc câu, lỗi phát âm..., chưa có kỹ năng và kinh nghiệm trình bày vấn đề một cách bài bản theo những tiêu chí chuẩn mực. - Học sinh phát âm nhiều từ chưa đúng, sai cả phần phát âm và trọng âm, nói không có ngữ điệu, không thể hiện được tình cảm, thái độ, cảm xúc đối với vấn đề trình bày, còn bị ảnh hưởng nặng nề âm tiếng Việt và cách diễn đạt tiếng Việt khi nói tiếng Anh. - Đôi khi, học sinh thậm chí không hiểu hết câu hỏi hoặc sự hiểu biết về chủ đề mà các em gặp phải còn nhiều hạn chế. Kiến thức nền và kiến thức xã hội của các em còn nghèo nàn, đôi khi mang nặng tính áp đặt ý kiến cá nhân. Học sinh thường tư duy theo lối tư duy của người Việt và cách diến đạt của tiếng Việt (Vietnamese way), theo lôgic ngôn ngữ tiếng Việt mà không phải là phong cách và lôgic ngôn ngữ tiếng Anh. - Quá chú trọng đến nội dung trình bày mà không quan tâm đến cách trình bày một vấn đề trong khi nội dung bài nói không phải là yếu tố quan trọng nhất mà cách diễn đạt mạch lạc và lôgic mới là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng và năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh. 16 - Khả năng diễn đạt ý của học sinh còn vụng, thiếu sự rõ ràng, thiếu tính lôgic, thiếu tính mạch lạc, không gắn kết, thiếu tính thuyết phục, còn lẫn lộn giữa tiếng Anh viết và tiếng Anh nói. - Do thiếu kiến thức và sự hiểu biết về các nét đặc trưng của tiếng Anh, các quy tắc ngữ pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ; sự am hiểu về cách mà người bản ngữ sử dụng tiếng Anh trong mối quan hệ tương tác xã hội và mối liên quan giữa các yếu tố ngôn ngữ cũng còn nhiều hạn chế dẫn tới việc thiếu sự chuẩn mực trong sự diễn đạt và thể hiện. Hymes (1971) cho rằng “những người học ngôn ngữ thứ hai cần phải biết không chỉ kiến thức mà còn cả cách tương tác với những người khác trong những tình huống khác nhau và các mối quan hệ văn hóa được chấp nhận” - Học sinh không có khả năng sử dụng tiếng Anh qua hình thức nói/ giao tiếp thông thường, không có thói quen nói tiếng Anh nên dễ mất bình tĩnh, thường lắp ghép từ, ý, câu một cách tự do không theo nguyên tắc ngữ pháp tiếng Anh. - Học sinh hay mắc lỗi ậm ừ, ngắc ngứ hoặc nhắc lại một từ hoặc một câu nhiều lần khi các em không tìm được cách diễn đạt tốt nhất hoặc không tìm được câu, từ phù hợp, đôi khi do quên những ý đã chuẩn bị và học thuộc trước đó nên bài nói trở nên rời rạc, buồn tẻ, lặp lại, thiếu sự liên kết, giống kiểu học thuộc lòng hơn là nói, nghèo nàn về nội dung, ý nghĩa; cách thể hiện thiếu chuẩn mực. - Học sinh thường chỉ chú trọng trình bày, liệt kê các thông tin chi tiết mà ít quan tâm đến lối nói, cách diễn đạt, cách trình bày các nội dung, cách thể hiện cảm xúc, thái độ, cách giải thích và cách giải quyết vấn đề (đây là yêu cầu cơ bản và quan trọng không thể thiếu của kỹ năng nói tiếng Anh) dẫn đến các em khó đạt điểm cao. II.3. Những nguyên nhân cơ bản Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc học sinh nói chung gặp nhiều khó khăn trong việc nói hay giao tiếp tiếng Anh hoặc khó đạt điểm cao cho bài kiểm tra nói trong kỳ thi HSGQG, nhưng theo kinh nghiệm và sự đánh giá của chúng tôi, có 2 nguyên nhân chính sau: II.3.1. Học sinh không nắm chắc yêu cầu của kỹ năng nói, không có khái niệm và không hiểu một cách đầy đủ về cách đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra nói 17 Khi học luyện tập hay tham dự bất cứ kỳ thi nào, học sinh cần phải nắm chắc yêu cầu của kỹ năng nói, cách đánh giá và cho điểm bài thi. Khi đã xác định rõ ràng được những vấn đề đó, các em sẽ cố gắng thực hiện bài nói của mình một cách tốt nhất, chuẩn nhất và chắc chắn sẽ đạt được kết quả cao nhất có thể. Đối với học sinh phổ thông, tùy từng cấp học hay khối lớp, mức độ yêu cầu về ngôn ngữ, về kỹ năng, kỹ thuật, sự vận dụng kiến thức và khả năng nói của học sinh sẽ khác nhau (các tiêu chí sẽ được đề cập ở chương III). Bài kiểm tra kỹ năng nói trong kỳ thi HSGQG (từ năm học 2011-2012 đến nay) được Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức thi dưới hình thức độc thoại được đánh giá và cho điểm với hệ thống điểm từ 0 đến 9 (theo hệ thống đánh giá của IETLS). Học sinh được điểm 0 là người không thể nói được một chút tiếng Anh nào, học sinh đạt điểm 9 là người có khả năng nói tiếng Anh thông thạo như người bản xứ (Native speakers of English). Như vậy các điểm số 8, 7, 6 thể hiện khả năng nói tiếng Anh của học sinh gần với phong cách nói tiếng Anh của người bản xứ, ở các mức độ rất giỏi, giỏi và được. Để đạt được kết quả cao cho kỹ năng nói của kỳ thi HSGQG, học sinh phải được rèn luyện rất nhiều (hoàn toàn thoát khỏi yếu tố ảnh hưởng của tiếng Việt) để đáp ứng được những tiêu chí đánh giá của kỳ thi. Ngoài những học sinh đã đi du học ở nước ngoài về hoặc những học sinh có cơ hội và điều kiện học tập và ôn luyện ở những trung tâm Anh ngữ quốc tế có uy tín do người bản ngữ giảng dạy hoặc tham dự kỳ thi tiếng Anh quốc tế, học sinh ở một số tỉnh miền núi, trong đó có Bắc Giang, có quá ít cơ hội để tiếp cận và nắm bắt những tiêu chí về cách đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra nói. Thậm chí không phải tất cả giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đều biết hết những tiêu chí mà giám khảo dựa vào để đánh giá chất lượng của bài nói (giáo viên và học sinh không được phổ biến những yêu cầu và tiêu chí cần thiết phải đạt cho kỹ năng này) nên cũng gặp một số khó khăn nhất định để thực hiện việc bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Chịu trách nhiệm bồi dưỡng và việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh giỏi tham dự kỳ thi HSGQG, chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu một số tài liệu, đặc biệt các tài liệu về các tiêu chí đánh giá kỹ năng nói theo hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế, đồng thời xin ý kiến tư vấn của các giáo sư, giảng viên, chuyên gia về lĩnh vực này để hiểu, nắm bắt thông tin và cập nhật đầy đủ về cách đánh giá, cách cho điểm bài kiểm tra nói của học sinh để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của kỹ năng nói cho học sinh trong kỳ thi này. 18 II.3.2. Tìm hiểu cách đánh giá và cách cho điểm bài kiểm tra nói tiếng Anh. (Learn How the Speaking Test is Marked?) (Nội dung này dành cho HSGQG) Một số giáo viên không đánh giá hoạt động này là cần thiết, song với những trải nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình dạy và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chuyên Anh và bồi dưỡng HSGQG, chúng tôi nhận thức rất rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề. Rõ ràng là khi làm một việc gì đó, nếu chúng ta không biết chúng ta cần làm phải gì và phải làm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu và đạt được mục đích cuối cùng của công việc đó một cách tốt nhất, chúng ta sẽ khó thành công nếu không muốn nói là thất bại. Vậy nên, để có giải pháp hiệu quả cho việc luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho HSGQG, chúng ta cần phải tìm hiểu những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá của IELTS đối với bài kiểm tra nói tiếng Anh một cách nghiêm túc để có những giải pháp phù hợp để đáp ứng được những tiêu chí đó, giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi này, nhằm cải thiện và nâng cao số lượng và chất lượng giải. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng: Bài kiểm tra nói được đánh giá theo chuẩn kỳ thi quốc tế IELTS là bài kiểm tra về khả năng ngôn ngữ tiếng Anh nói của người học (A test of a student’s spoken English language ability). Cách đánh giá và chấm điểm của IELTS Score 9 Expert User (Thông thạo) 8 Very Good User (Rất giỏi) Requirements - Has fully operational command of the language appropriate, accurate and fluent with complete understanding. (Có trình độ thông thạo về ngôn ngữ một cách đày đủ, thích hợp, chính xác và trôi chảy với khả năng hiểu biết hoàn chỉnh) - Has fully operational command of the language with only occasional unsystematic inaccuracies and inappropriacies. Misunderstanding may occur in unfamiliar situations. Handles complex detailed argumentation well. (Có trình độ thông thạo về ngôn ngữ đầy đủ, chỉ có mội số ít lỗi về cách dùng không thích hợp hoặc không chính xác. Sự hiểu lầm đôi khi xảy ra trong những tình huống ít được sử dụng. Vận dụng tốt những lập luận chi tiết, phức tạp) 19 7 - Has fully operational command of the language, though with Good User occasional inaccuracies, inappropriacies and misunderstandings (Giỏi) in some situations. Generally handles complex language well and understands detailed reasoning. (Có trình độ thông thạo về ngôn ngữ, mặc dù thỉnh thoảng trong một số tình huống sử dụng từ không thích hợp, không chính xác và hiểu sai nghĩa. Nhìn chung biết vận dụng tốt những ngôn ngữ phức tạp và hiểu được những lý giải chi tiết) 6 Competent User (Được) 5 Modest User (Tạm được) - Has generally effective command of language despite some inaccuracies, inappropriacies and misunderstandings. Can use and understand fairly complex language, particularly in familiar situations. (Sử dụng ngoại ngữ nói chung có hiệu quả mặc dù cách dùng từ vẫn chưa chính xác, không phù hợp hoặc hiểu sai nghĩa của từ. Có thể sử dụng và hiểu được những ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt trong những tình huống phức tạp) - Has partial command of language, coping with overall meaning in most situations, though is likely to make many mistakes. Should be able to handle basic communication in own field. (Trình độ sử dụng ngoại ngữ chưa hoàn chỉnh, nắm được hầu hết ý nghĩa trong các tình huống mặc dù hay bị mắc nhiều lỗi. Có thể thực hiện việc giao tiếp cơ bản trong phạm vi của mình) 4 Limited User (Hạn chế) - Basic competence is limited to familiar situations. Has frequent problemsin understandings andexpression. Is not able to use complex language. (Khả năng ngôn ngữ chỉ trong phạm vi ở một số tình huống quen thuộc. Thường hay bị mắc lỗi trong việc hiểu và diễn đạt. Không thể sử dụng những ngôn ngữ phức tạp) 3 Extremly Limited User (Rất hạn - Conveys and understand only general meaningin very familiar situations. Frequent breakdowns in communication occur. (Cách truyền đạt và hiểu nghĩa từ chỉ trong những tình huống quen thuộc. Thường hay xảy ra những sai sót trong giao tiếp) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng