Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 6 vẽ hình tự tin tạo bố cục thuận mắt trong b...

Tài liệu Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 6 vẽ hình tự tin tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài.

.DOC
11
1328
117

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN MĨ THUẬT LỚP 6 HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC TRONG TRANH PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH VẼ ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 VẼ HÌNH TỰ TIN TẠO BỐ CỤC THUẬN MẮT TRONG BÀI VẼ TRANH ĐỀ TÀI. Người thực hiện : Phạm Thị Kim Dung. Trường: THCS ĐÔNG CỨU A- Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài Với sự phát triển ngày càng đi lên của thế giới nói chung và việt nam nói riêng, việc đưa môn mĩ thuật trở thành một trong 11 môn học bắt buộc trong trường học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh , nhất là những năm đầu đi học, từng bước giúp trẻ hoà nhập thế giới xung quanh ;trẻ biết suy xét và mong muốn làm theo cái đẹp – chính là giúp trẻ tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội. Là người giáo viên dạy mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình có thể giúp trẻ em , nhất là trẻ em mới vào lớp 6 nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ tranh đề tài một cách tự tin . 2. Mục đích của đề tài - Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên , ngây thơ của trẻ. - Giúp trẻ bộc lộ sự phát triển trí tuệ , cảm quan đối với thế giới xung quanh một cách tự nhiên , “rất trẻ thơ” qua các bài vẽ tranh đề tài. - Giúp các em ngày càng yêu thích môn mĩ thuật - Làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học ở các lớp trên trong bậc học . Cụ thể hơn là giúp trẻ lớp 6 điều chỉnh nét vẽ thật tự nhiên , cách sắp xếp hình vẽ ( bố cục ) trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp . - Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp trẻ lớp 6 càng ngày vẽ càng tự tin hơn , đạt hiệu quả . Phù hợp mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật : Giúp trẻ có sân chơi lí thú , bổ ích , phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật , hình ảnh quen thuộc xung quanh . Đây cũng là một yếu tố giúp trẻ học các môn khác tốt hơn . 3. Phạm vi nghiên cứu - Học sinh khối 6 trường THCS Đông Cứu và học sinh khối 6 THCS Thị Trấn năm học 2014 – 2015 - Thời gian 1 năm . B . Nội dung Chương I 1. Những vấn đề tổng quát chung . - Chương trình giáo dục mĩ thuật ở bậc THCS mục đích không phải là đào tạo học sinh trở thành hoạ sĩ , mà với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn mĩ thuật – cụ thể là với ngôn ngữ của mĩ thuật ( đường nét , hình mảng, bố cục , mầu sắc ) . Do đó giáo viên dạy mĩ thuật , nhất là giáo viên dạy học sinh lớp 6 càng phải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ ở trẻ hơn - Hướng cho trẻ vẽ đẹp song phải thật tự nhiên ; tạo cho trẻ kĩ năng vẽ hình phù hợp khổ giấy , nét vẽ khoáng đạt , thể hiện đuợc nội dung đề tài định vẽ . 2. Những cơ sở lí luận . - Tôi nghiên cứu đề tài này luôn chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi mà các nhà tâm lí học đã đúc kết với mong muốn phần nào giúp trẻ lớp 6 điều chỉnh cách vẽ hình cho thật đẹp , phù hợp mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật - Dựa vào các kiến thức đã học ở trường Cao đẳng , lớp bồi dưỡng mĩ thuật của trường đào tạo cán bộ giáo dục , tôi thấy mình có nhiệm vụ phải truyền thụ lại phần nào cho học sinh , nhất là học sinh lớp cách vẽ hình , làm bố cục tranh một cách mĩ thuật : + Nét vẽ khoáng đạt , tự tin , rất trẻ thơ . + Hình vẽ được sắp xếp phù hợp tờ giấy . Mục đích làm trẻ yêu thích môn Mĩ thuật , hào hứng khi được học môn Mĩ thuật. Chương II Cơ sở thực tiễn - Hiện nay học sinh ở Mẫu giáo đến bậc tiểu học đã được làm quen với môn Mĩ thuật song do cách tư duy tưởng tượng của trẻ vẫn còn tản mạn , ít có tổ chức , hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi , chưa bền vững , chỉ một số ít học sinh vào lớp 6 có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy , còn đa số học sinh lớp 6 bỡ ngỡ chưa làm quen được với cách học của bậc THCS – các em vẽ hình bằng chì , hình vẽ nhỏ , hay tẩy xoá không tự tin khi vẽ hình, tạo bố cục trống trải không đẹp mắt dẫn đến khó tô màu , khó biểu đạt nội dung đề tài . - Quan niệm từ trước , cứ vẽ hình là cô giáo cho dùng bút chì ; nhiều em vẽ rất đẹp ở tiểu học , lên lớp 6 lại lúng túng không tìm được cách thể hiện bài vẽ thoải mái dẫn đến nhiều bài vẽ hình vẽ đẹp song lại quá bé không phù hợp tờ giấy hoặc tâm lí sợ vẽ không đúng với thực tế . Ví dụ : trẻ khi vẽ con gà , chúng muốn là phải thật giống , nếu vẽ sai sợ cô giáo chê , hoặc khi vẽ người : Trẻ vẽ người có chân tay dài hơn thật , khi bị bạn chê vội tẩy xoá ngay . Vậy để giúp học sinh , nhất là học sinh lớp 6 ngay từ ngày đầu cấp học đã có thiện cảm với môn Mĩ thuật , luôn muốn được vẽ – được hoạt động phù hợp sinh lí trẻ – tôi muốn đưa ra một cách làm mà theo tôi là đạt hiệu quả , giúp trẻ vẽ hình tự tin , thoải mái , sắp xếp hình hợp khuôn khổ giấy vẽ. Chương III Những nội dung nghiên cứu . 1. Tâm lí trẻ lớp 6 * Theo các nhà tâm lí học , ở lứa tuổi tiểu học (cũng là thời điểm khi các em bắt đầu vào lớp 6) , sự tri giác của các em có các đặc điểm sau : Tri giác : tri giác của các em mang tính đại thể , ít đi sâu vào chi tiết , tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc các em tri giác những gì mình thích . Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em . Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích . Do đó , khi dạy vẽ học sinh lớp 6 , ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình . Trong mỗi tiết học vẽ , ta tạo ra sự hứng thú cho trẻ đối với những đề tài định vẽ ; không khí lớp học thoải mái , nhẹ nhàng ; đưa ra đồ dùng trực quan hợp lí , ấn tượng , bám sát chủ đề tranh định vẽ ; các mẫu tranh vẽ là tranh của thiếu nhi , nhất là của chính học sinh lớp 6 – làm học sinh dễ hiểu dễ tri giác hơn. Ví dụ : Trong bài “ Vẽ tranh đề tài học tập” các em rất thích ; giáo viên mô tả lại các hoạt động học tập của các em trên lớp, giờ ra chơi rồi về một cách say sưa lôi cuốn , cho các em xem tranh các bạn vẽ lại các hoạt động và nêu bằng lời cách vẽ các dáng ngồi, đi, đứng… * Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy trẻ lớp 6 vẽ những sự vật hiện tượng quanh ta một cách tổng quát , song hồn nhiên theo cảm quan của các em - Tư duy: ở học sinh lớp 6 , tính trực quan cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế ( sẽ chuyển dần sang tính trừu tượng , khái quát ở lớp cuối cấp ) . Cho nên đồ dùng trực quan đưa ra phải đẹp , cô đọng , phong phú về thể loại ( tranh vẽ , băng hình video , máy chiếu hắt , máy soi ảnh ) hoặc vật thật . Mục đích cho học sinh lớp 6 tiếp xúc nhiều với những sự vật hiện tượng sắp được vẽ . Tranh vẽ đẹp của các bạn năm trước được giới thiệu với học sinh sẽ làm cho các em có chuẩn của cái đẹp mà vẽ bài hứng thú hơn . Cô giáo dạy Mĩ thuật vẽ thị phạm lên bảng , lên giấy sẽ giúp học sinh nhận biết cách vẽ nhanh hơn , dễ hơn nhiều so với chỉ dạy trên tranh mẫu . - Hoạt động chủ đạo của trẻ ở tuổi này là vừa học, vừa vui chơi ( ở gia đình , làm quen với bạn bè ) . Các em vào học trong trường học ; lúc này hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động học tập ; môi trường của các em có sự thay đổi . Thời gian đầu của lớp 6 các em gặp một số khó khăn , chưa quen bạn và cô giáo , khó tiếp thu trong khi học , tính kỉ luật chưa cao . chưa quen với sự thay đổi đột ngột môn học cũng như giáo viên sau mỗi 45 phút của một tiết học. Giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết điều chỉnh – gây không khí hào hứng trong lớp học song vẫn giữ được tính kỉ luật , trật tự : Cho phép các em trao đổi ý kiến , xem , nhận xét bài bạn – nhưng giáo viên phải nhắc nhở những học sinh mải chơi , nói chuyện riêng ngoài việc học vẽ . - Tưởng tượng : Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng ,tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn , ít có tổ chức . Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản , hay thay đổi , chưa bền vững ; nhất là lớp 6 , các em phải dựa vào đối tượng cụ thể . Cho nên tranh vẽ theo đềtài của các em còn đơn giản về các hoạt động (của nhân vật ) , ít chi tiết , bố cục chưa đẹp . Do đó người giáo viên dạy Mĩ thuật chú ý tập cho các em kĩ năng vẽ hình đơn giản song cô đọng , dạy cách sắp xếp hình ảnh hợp với khuôn khổ giấy vẽ qua nhiều tiết học . Người giáo viên dạy Mĩ thuật phải biết cách khai thác óc tưởng tượng phong phúc của trẻ phục vụ cho việc biểu hiện hình vẽ trong bài vẽ tranh đề tài ; Có thể dùng phương pháp hỏi đáp , kể chuyện , so sánh để bật ra đặc điểm của bức tranh định vẽ . V í dụ: vẽ bài “ tranh đề tài bộ đội” : Cô giáo hỏi học sinh: em đã được nhìn thấy chú bộ đội chưa? Con thử mô tả lại chú bộ đội có đặc điểm gì khác với người thường?…. * Tư duy lứa tuổi này có những nét đặc thù so với những lứa tuổi khác . Mà lớp 6 là nền tảng cho những bậc học sau này . Vì vậy , giáo viên dạy Mĩ thuật phải lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu , phù hợp với nội dung từng bài vẽ tranh đề tài ( Cũng như các phân môn vẽ khác ) . Hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ để hình thành kiến thức về Mĩ thuật , khuyến khích học sinh chủ động , tự tin khi vẽ bài ; Người giáo viên có vai trò hướng dẫn giúp đỡ chứ không áp đặt , làm thay các em . Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 6, giúp cho giáo viên dạy vẽ như bản thân tôi rất tự tin trong việc nghiên cứu hướng dẫn cho các em cách vẽ hình tự tin , tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài 2. Khái niệm “tranh vẽ theo đề tài” . - Đây là một phân môn của Mĩ thuật trong chương trình dạy học ở bậc THCS. - Học sinh được vẽ những đề tài về cuộc sống xung quanh : Thiên nhiên , sinh hoạt của con người , thế giới động vật … - Qua cách học vẽ tranh đề tài , giúp trẻ khám phá thêm về thế giới xung quanh , thêm yêu cuộc sống , yêu gia đình , bạn bè, thầy cô … - Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm , cảm xúc của mình với cuộc sống qua các bài vẽ của chính bản thân . - Rèn luyện óc quan sát , tưởng tưởng , kĩ năng cầm bút , giúp trẻ học tốt các môn học khác . * Học sinh lớp 6 , lớp nền tảng của cả cấp học THCS , do đó việc cho các . em làm quen , yêu thích vẽ tranh đề tài cũng như vẽ theo mẫu ,vẽ trang trí … là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi . 3. Vẽ hình, tạo bố cục trong bài vẽ tranh đề tài. a. Vẽ hình : - Tạo nét vẽ trên giấy vẽ để thể hiện một đề tài nào đó : những hoạt động , hình dáng của các nhân vật , sự vật xung quanh – theo chủ quan của người vẽ – cụ thể ở đây là của học sinh lớp 6dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mỹ thuật . - Các chất liệu để tạo nét trên bức tranh : chì , chì màu , sáp màu , dạ màu , bột màu , sơn dầu , thuốc nước , sơn mài … nói chung là màu vẽ . b . Tạo bố cục . - Tập hợp các nét , hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài . - Cùng với mảng , màu sắc , khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức tranh đẹp , mô tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh . 4 . Nội dung nghiên cứu . - Nghiên cứu cách dạy vẽ hình , bố cục trong khuôn khổ giấy được trẻ thể hiện qua các bài vẽ theo đề tài dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy Mĩ thuật làm sao đạt được hiệu quả cao nhất : đó là sự say mê vẽ của học trò . a . Hiện nay , trẻ em vào học lớp 6 đã được trang bị một chút kiến thức Mĩ thuật về tạo hình do được học ở mẫu giáo và bậc tiểu học: cây , nhà , ô tô con người , chim , gà , cá , mặt trời … Chỉ còn một số ít trẻ thì vẫn bỡ ngỡ trong việc xây dựng hình bằng nét vẽ . - Để có mặt bằng kiến thức về nét vẽ – tương đối đồng đều ở học sinh lớp 6, tôi hướng dẫn cụ thể cách vẽ cho đối tượng đó bằng cách cho học sinh xem những bức tranh có nét vẽ rõ ràng , mạch lạc đối lập với những bức tranh có nét vẽ loằng ngoằng , khó nhìn là hình gì . - Đồng thời hướng dẫn những trẻ vẽ nét tạo hình tốt hơn dạy cho bạn . Do đó các em vẽ được nên tự tin hơn trong các bài vẽ tiếp theo . b . Khi cách nhận thức về vẽ hình của học sinh lớp 6 đã tương đối đồng đều thì phải giúp các em đi sâu tim hiểu về cách vẽ tranh đề tài , cụ thể là sắp xếp bố cục hợp lí để nêu bật được chủ đề bức tranh . c . Cách vẽ hình của trẻ trong bài vẽ tranh đề tài : Tương đối mạnh dạn ở số đông ; giáo viên phải biết cách phát huy – luôn khen ngợi những trẻ có nét vẽ ngộ nghĩnh đồng thời tỏ ra chưa vừa lòng khi có học sinh chê bạn vẽ xấu , không giống thật . Ví dụ: một học sinh vẽ chân dung mẹ mình , bạn ngồi bên cạnh thấy không giống nên chê bai làm em đó sợ hỏng bài vội xoá hình đi – Lúc này tôi phải tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh và kịp thời khen ngợi – như vậy đã giúp học sinh đó cảm thấy tự tin hơn , và học sinh chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt. d. Vẽ hình bằng bút chì : đây là cách vẽ hình truyền thống của cả trẻ em lẫn người lớn khi tạo nét cho tranh vẽ theo đề tài . Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ ; Do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy – làm cho bài vẽ bị bẩn , hình vẽ thiếu tự nhiên . Kết quả được một bức tranh có bố cục trống vắng , rất khó thể hiện màu . Ví dụ : Tranh vẽ bằng nét chì nhỏ Tranh vẽ bằng nét bút dạ to Trong nhiều tiết vẽ , những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng thì phát hiện thấy nét vẽ của các em khoẻ , tự nhiên và bố cục hợp lí . Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả lớp quan sát , đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp . Theo tôi , đó chính là do chất liệu : phấn có nét to cho nên trẻ vẽ hình to , rõ hơn ( do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõ hình ) . Sau đó , tôi thử nghiệm : cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu , sáp màu – để vẽ bài tranh đề tài trong sách giáo khoa hoặc vào giấy khổ A4 thì thấy đạt hiệu quả tương đương như các em vẽ trên bảng. Như vậy , hình vẽ của trẻ trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ thuận với nét vẽ do chất liệu để vẽ tạo nên . Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn , hình vẽ to phù hợp giấy vẽ và khen ngợi trước lớp học sinh đó . Học sinh lớp 6 rất hay quên , do đó việc tạo thói quen cho trẻ một trong cách vẽ hình ( ở bài vẽ tranh đề tài ) bằng bút có nét to , rõ được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các tiết học Mĩ thuật . Tôi luôn động viên các em học sinh nên dùng bút có nét to , đậm ( mầu nâu , đen , xanh , tím … ) để vẽ . Tôi đã thí nghiệm việc dùng bút có nét to, rõ để giúp học sinh vẽ hình trong bài vẽ theo đề tài ở 2/ 5 lớp 6 (2 lớp 6 trường THCS Đông Cứu và 3 lớp 6 trường THCS Thị Trấn) trong thời gian 2 tháng . Hai lớp (THCS Đông Cứu) được vẽ bằng bút có nét to , rõ cho chất lượng bài vẽ tốt hơn nhiều so với ba lớp (THCS Thị Trấn) vẽ bằng bút chì . Trong số ba lớp này , 10% số học sinh tạo hình bằng bút chì đạt được bố cục tốt , nhưng tốc độ vẽ lại chậm . Với số học sinh này , tôi động viên các em vẽ bằng bút to. Song do cá tính , thói quen cẩn thận mà các em vẫn chỉ dùng bút chì để vẽ – không bắt ép các em phải làm theo các bạn khác mà tôi luôn chỉ bảo để các em có tốc độ vẽ hình nhạnh hơn trước . Như vậy , tôi đã nhân rộng cách dạy trên của mình ở 5 lớp 6 , sau hai tháng đầu của năm học đã đạt được kết quả tốt – 80% số học sinh thích vẽ bằng bút có nét to , rõ . Việc vẽ hình bằng chất liệu trên đã giúp trẻ thêm tự tin vào chính bản thân mình , không tẩy xoá hình vẽ nữa . Điều đó đã giúp bài vẽ của các em ngộ nghĩnh , đáng yêu . Cảm xúc của trẻ được bộc lộ trên bức tranh . Sau khi học sinh đã quen với cách dùng bút có nét to , rõ để vẽ hình thì việc dạy trẻ cách tạo cho bài vẽ có bố cục chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn . Tôi vẽ thị phạm ( xong rồi xoá đi ngay ) trên bảng to , coi bảng là một tờ giấy vẽ – vẽ hình rỏ, hợp lí trên bảng để học sịnh quan sát . Ví dụ : Bài VTĐT học tập Giờ học toán Tranh màu sáp vẽ nét to bút dạ của học sinh lớp 6 Ví dụ: Bài vẽ tranh đề tài bộ đội Chú bội đội Hải Quân Tranh màu sáp vẽ nét to bút dạ của học sinh lớp 6 Như đã biết , trẻ lớp 6 hay bắt chước các hành động , việc làm của người lớn hơn – tôi đã vận dụng đặc điểm này của trẻ để hướng cho các em sắp xếp bố cục theo chuẩn mực của cái đẹp : vẽ hình phù hợp khuôn khổ bản vẽ – cách làm như vậy góp phần không nhỏ để tạo cho học sinh lớp một có kĩ năng vẽ hình to , rõ ràng ; giúp các em cách nhìn hình , bố cục hợp lí . Học sinh vẽ hình đơn giản , một bức tranh chỉ cần vẽ ba bốn hình là đủ tạo thành một bố cục tranh . Trong tiết Mĩ thuật , để giúp học sinh làm quen với cách tạo bố cục bằng nét vẽ to , rõ ; tôi luôn khen ngợi trước lớp bài của các em có bố cục đẹp, được vẽ bằng nét to , rõ ( dạ mầu , sáp màu ) ,. Và khuyến khích các em vẽ chì cố gắng hơn nữa để có được bài đẹp như các bạn kia . kết quả là cuối năm học , số lượng học sinh vẽ bằng bút có nét to , rõ chiếm 70% trong toàn khối . Chất lượng các bài vẽ tranh đề tài được nâng cao . những bức tranh có tạo hình tự tin , ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều . Ví dụ : tranh vẽ trang Và điều quan trọng là đã gây được không khí hào hứng, say mê vẽ ở trẻ . Lớp 6B , 6B (THCS Đông Cứu) khi tôi vào dạy Mĩ thuật các em nộp tranh vẽ ở nhà rất tự giác và số lượng cũng như chất lượng đều tốt . Các em “đua”nhau vẽ tranh , tự hào khi mình mang nộp nhiều tranh được cô giáo cho điểm cao . Phong trào vẽ tranh đề tài của 2 lớp trên tốt nhất trường . e. Những kiến thức Mĩ thuật liên quan tới việc vẽ hình , tạo bố cục . - Khi học sinh lớp 6 đã vẽ được bố cục tốt qua việc tạo nét bằng bút màu đậm và những kiến thức khác về sắp xếp hình trong bài vẽ theo đề tài thì việc tô màu trở nên dễ dàng : hình có mảng to , dễ nhìn (tranh vẽ trang ) , không như vẽ bằng bút chì làm hình vẽ nhỏ khó nhìn ( tranh vẽ trang ). Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra trước mắt trẻ,lôi cuốn trẻ ; trẻ tự hào đã tạo ra được bức tranh của riêng mình – trẻ đã khám phá thế giới của Mĩ thuật , đây chính là sân chơi bổ ích của trẻ . - Cách vẽ hình to rõ góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề của tranh để tài . Ví dụ: bài vẽ “đề tài học tập” trang bài vẽ “đề tài bộ đội” so với hai bài vẽ bằng chì thì đẹp hơn hẳn . - Khi trẻ đã vẽ được bức tranh theo cách vẽ hình để tạo bố cục như trên , rất thuận lợi cho giáo viên dạy vẽ – vì học sinh đã tự tin hơn khi thấy giáo viên Mĩ thuật bước vào lớp ; trẻ reo hò , háo hức “đòi” được vẽ . Đây chính là món quà quí giá đối với một giáo viên dạy Mĩ thuật như tôi . - Phương pháp cho trẻ dùng bút có nét to, rõ để vẽ hình ,ngoài những ưu điểm ,thành quả trên còn có một số hạn chế : một số trẻ không vẽ theo mà vẫn dùng bút chì vẽ để tẩy cho dễ , tôi phải mất nhiều thời gian trong một tiết học để hướng dẫn cụ thể hơn cho các em này . Một số học sinh khác (số lượng ít, khoảng 10% tổng số học sinh trong một lớp ) vẽ theo phương pháp tôi hướng dẫn trên có nhận thức chậm hoặc không có năng khiếu , nên vẽ chưa đẹp – vẽ bài có bố cục dàn hàng ngang hoặc hình người trong tranh giống nhau về động tác ; một số em thích gì vẽ nấy dẫn đến bố cục tranh lộn xộn . Trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng giúp những em này vẽ được những hình , bố cục đơn giản nhất bằng bút nét to : động viên kịp thời một tiến bộ dù nhỏ nhất của các em . * Môn Mĩ thuật – môn học giúp trẻ thư giãn sau các giờ học khác . Trẻ được chơi , được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua từng nét vẽ , mảng màu , đề tài khác nhau . Với đề tài này , tôi đã giúp trẻ yêu thích môn Mĩ thuật , hạn chế cảm giác lo sợ vì không biết vẽ . Trẻ biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh , không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác . Phương pháp vẽ hình trên giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát , cách so sánh sự vật hiện tượng ở học sinh , giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Đó là một cách giáo dục thẩm mĩ cho học sinh . Chương IV Kết quả – kiến nghị 1. Kết quả - Học sinh lớp một say sưa , hứng thú vẽ cho nên tiết học vẽ trở nên thoải mái , nhẹ nhàng . - Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình trong bài tranh đề tài . - Học sinh tạo được những bố cục , hình vẽ ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ , đẹp mắt . - Óc quan sát , so sánh ở trẻ được bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên 2. Kiến nghị: Phương pháp này tôi mới thử nghiệm ở lớp một thấy thành công song chưa mạnh dạn nhân rộng ra các khối lớp khác vì đặc điểm tâm lí của độ tuổi từ lớp 7 đến lớp 9 khác lớp 6 . Tôi hi vọng với cách tạo hình , bố cục ở lớp một như vậy , khi học lên các lớp trên học sinh sẽ vẫn giữ được và ngày càng tự tin hơn khi vẽ bài tranh đề tài cũng như các bài vẽ trang trí , vẽ theo mẫu khác . C. Kết luận . Tôi thực hiện đề tài “ Phương pháp giúp học sinh lớp một vẽ hình tự tin , tạo bố cục thuận mắt trong bài vẽ tranh đề tài” không ngoài việc thực hiện mục tiêu của Giáo dục THCS ( nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản về 11 môn học ; giáo dục óc thẩm mĩ , rèn luyện kĩ năng kí xảo học tập … cho học sinh ) . Qua nhiều tiết Mĩ thuật ;trẻ hoạt bát , tự tin , cởi mở với giáo viên với bạn bè . Do đó việc giáo dục tốt hơn . Phương pháp dạy học sinh lớp một vẽ hình bằng bút vẽ có nét to ,rõ đã bộc lộ cách vẽ ngộ nghĩnh , hồn nhiên như chính cuộc sống của trẻ em qua các bài vẽ tranh đề tài . Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi THSC , cụ thể là lứa tuổi học lớp 6 – vận dụng kiến thức Mĩ thuật của bản thân , tôi cố gắng giúp trẻ em có sân chơi bổ ích và lí thú thông qua đề tài này . Việc đó đã góp phần làm cho trẻ khám phá được ngôn ngữ riêng của Mĩ thuật khác với môn học khác . Phương pháp dạy học trên mới áp dụng trong toàn bộ khối một ; tôi sẽ tìm cách thử nghiệm ra các khối lớp khác vào những năm học tiếp theo . Tuy nhiên , đây mới là ý tưởng của riêng bản thân , đề nghị các cấp lãnh đạo , các nhà nghiên cứu về Mĩ thuật góp ý để tôi điều chỉnh cách dạy cho trẻ em ngày một tốt hơn- giúp trẻ hoàn thiện nhân cách , trở thành người có ích cho xã hội . - Xin cám ơn BGH trường THCS Đông cứu. Cô Trần Bích Hạnh - hiệu trưởng nhà trường . thầy Vũ Cao Chuyên - hiệu phó phụ trách chuyên môn. thầy Nguyễn Đăng Nghìn - tổ trưởng tổ KHXH đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này . - Xin tiếp thu mọi ý kiến nhận xét của cấp lãnh đạo để việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường THCS của tôi ngày càng hoàn thiện. Gia Bình, ngày 05 /03/2015 Người thực hiện Phạm Thị Kim Dung MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 2. Mục đích của đề tài............................................................................ 3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I 1. Những vấn đề tổng quát chung.......................................................... 2. Những cơ sở lí luận............................................................................ CHƯƠNG II: Cơ sở thực tiễn CHƯƠNG III: Nội dung nghiên cứu 1. Tâm lí trẻ lớp 6......................................................................... 2. Khái niệm về vẽ tranh theo đề tài.............................................. 3. Vẽ hình tạo bố cục trong bài vẽ.................................................... 4. Nội dung nghiên cứu...................................................................... CHƯƠNG IV : Kết quả - Kiến nghị 1. Kết quả..................................................................................... 2. Kiến nghị.................................................................................... C. KẾT QUẢ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng