Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự li trung bình, dài ở trường thc...

Tài liệu Skkn phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự li trung bình, dài ở trường thcs

.DOC
15
1
105

Mô tả:

1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ. I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người luôn luôn chiếm vi trí quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể chất chiếm một vị trí đáng cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực phục vụ cho lao động và các hoạt động khác. Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền TDTT nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những môn TDTT mang tính bản sắc dân tộc. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy rằng : “ Truyền thống dân tộc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.” TDTT là một lĩnh vực của nền văn hoá vì vậy nó cũng mang tính dân tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các môn thể thao dân tộc như : Vật, đua thuyền, đánh đu, vẫn tồn tại và trở thành một nội dung hấp dẫn trong các dịp lễ hội dân tộc. Trong công tác ngoại giao TDTT có chức năng là nhịp cầu nối giao lưu, nối tình hữu nghị và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Thông qua thi đấu thể thao các quốc gia trên thế giới có sự trao đổi tiếp thu tinh hoa của nhau , qua đó tìm hiểu học tập, giúp đỡ lấn nhau đưa thế giới vào cuộc sống hoà bình đầy tình hữu nghị . - 2 Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định : “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu . Phát triển giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững ”. Điều đó càng chứng tỏ trách nhiệm to lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường và xã hội phải đảm bảo phát triển con người một cách toàn diện về sức khỏe và trí tuệ. Giúp thế hệ trẻ có kiến thức ngang tầm thời đại, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có ý thức vươn lên trong học tập, có sức khỏe tốt để có thể làm chủ tương lai đất nước. Chỉ thị 36-CT/TWT ngày 24/03/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục thể dục thể thao đã nêu rõ: “ Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông nam á”. Do vậy giáo dục sức khỏe cho con người là một trong những nội dung quan trọng không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, với mục đích: “ Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một con người mới, có sức khỏe tốt, có thể lực cường tráng, có dũng khí kiên cường, để tiếp tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”. - 3 Luật giáo dục có qui định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Giáo dục Trung học cơ sở (THCS) nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có trình độ học vấn Trung học cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” Đối với lứa tuổi học sinh ngoài việc học tập tốt những kiến thức trên lớp mà còn phải phát triển toàn diện, cân đối về thể chất để có sức khỏe học tập và lao động, chính vì vậy giáo dục thể chất trong các trường Trung học cơ sở là một bộ phận của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra lớp người: “ Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho Đất nước. Tập luyện các bài tập điền kinh thường xuyên, đều đặn, sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện, nâng cao khả năng chức phận của các hệ thống cơ quan của cơ thể như: Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa,cũng như cơ bắp….Tác dụng của luyện tập điền kinh đã được các nhà khoa học khẳng định, ví dụ đối với người tập luyện thường xuyên tim hoạt động rất tốt, bình thường tim của họ chỉ co bóp 50 – 60 lần/phút đã cung cấp đủ máu để nuôi cơ thể, trong khi đó đối với những người không tập thì tim phải co bóp tới 70 – 80 lần/phút do đó thường dẫn đến các bệnh về tim, hệ thống hô hấp cũng vậy, người tập luyện nhịp thở của họ chỉ cần từ 8 – 14 lần/phút và họ có thể hít, thở rất sâu, dung tích sống chỉ là 5 – 6 lít, trong khi đó, người không tập luyện dung tích sống chỉ là 3 – 3,5 lít và hô hấp phải tới 16 – 20 - 4 lần/phút. Còn cơ bắp thì người tập luyện thường xuyên đương nhiên sẽ rắn chắc hơn nhiều. Chính từ những đặc điểm và tác dụng như trên nên môn Điền kinh được coi là nội dung chủ đạo trong hệ thống giáo dục trong các trường phổ thông từ cấp 1 đến đại học. Đặc biệt từ đầu năm 1997 Thủ tướng chính phủ đã có Nghị định về đầu tư chiến lược cho sự nghiệp TDTT để trong một thời gian không dài thể thao Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và đuổi kịp trình độ thể thao của khu vực,châu lục và Thế giới , trong đó Điền kinh là mũi nhọn và thực hiện nhiệm vụ chiến lược: “ Đẩy mạnh phong trào tập luyện các môn Điền kinh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong tuổi trẻ, nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, phục vụ mục tiêu chiến lược Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.” 2. Cơ sở thực tiễn Trong các nội dung của Điền kinh thì môn chạy bền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những góp phần nâng cao kỹ, chiến thuật mà còn tạo nên một nền tảng sức khỏe vững chắc, dẻo dai và ý trí kiên cường, tuy nhiên môn chạy bền là một môn học đơn điệu gây mệt mỏi, để đạt thành tích cao trong chạy bền ngoài việc có các kỹ thuật hợp lý, có mối quan hệ giữa độ dài và tần số bước chạy phù hợp theo nguyên lý kỹ thuật chạy cần có thể lực nhất định để duy trì được kỹ thuật chạy cần thiết. Chình vì vậy đối với người chạy bền cần có sức bền chung và sức bền chuyên môn tốt. Sức bền chung giúp cho người tập hoàn thành được nhiệm vụ của từng buổi tập trong quá trình tập luyện nó cũng là cơ sở để phát triển sức bền tốc độ. Sức bền tốc độ cho phép người chạy có tốc độ trung bình trên toàn cự ly cao. Ở chạy bền yếu tố chủ yếu gây mệt mỏi, làm giảm thành tích chạy là những biến đổi của môi trường bên trong cở thể như tăng lượng axitlactic và đioxi cacbon trong máu….Quá trình luyện tập chính là quá trình rèn luyện, phát triển nhiều mặt người tập, trong đó có việc giúp cho cơ thể quen dần và chịu đựng được mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trạng thái “ - 5 cực điểm” duy trì được tốc độ trung bình cao hoặc thực hiện được các phương án chiến thuật trong thị đấu. Do phải chạy trong thời gian dài, năng lượng cho cơ thể hoạt động chỉ tiêu hao mà không bù đắp đầy đủ,kịp thời cho nên yếu tố tiết kiệm năng lượng trong khi chạy cũng giúp cho vận động viên có thành tích chạy tốt. Nói cụ thể hơn nếu kỹ thuật chạy hợp lý được củng cố thành định hình, tự động hóa sẽ giúp cho Vận động viên chạy đạt tốc độ cần thiết nhưng sự tiêu hao năng lượng cơ thể lại ít, do vậy Vận động viên đủ sức chạy hết cự ly với tốc độ cao, thậm chí còn có thể tăng tốc khi rút về đích. Trong đó yếu tố thở sâu, thở tích cực để cung cấp oxi, đặc biệt là luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp cũng là cách để duy trì khả năng chạy tốc độ cao trên cự li tốt hơn. Ngoài ra tập chạy bền còn làm cho người chạy cảm giác tốc độ. Việc không chủ động được tốc độ chạy sẽ dẫn tới không đủ sức về đích hoặc về đích với thành tích thấp trong khi cơ thể vẫn dồi dào sức lực. Trên địa bàn Tôi công tác phong trào TDTT luôn không ngừng phát triển, hàng năm thường tổ chức các giải đấu nhằm nâng cao sức khỏe học sinh cũng như tuyển chọn và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu cho tỉnh nhà. Căn cứ vào các cở sở và yêu cầu trên tôi mạnh dạn đưa ra 1 số kinh nghiệm về: “ Phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy cự li trung bình, dài ở trường THCS”. II. PHẠM VI, THỜI GIAN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 1.Phạm vi áp dụng. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng là học sinh trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Đan Phượng – TP Hà Nội 2. Thời gian áp dụng. Đề tài này Tôi đã áp dụng để thực hiện trong năm học 2021-2022 - 6 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Khảo sát lựa chọn đội tuyển. 1.1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện. Tại địa bàn tôi công tác là một nơi vùng thị trấn các em học sinh ở đây có một nền tảng thể lực tương đối không đảm bảo, đường xá thì không phù hợp với các môn chạy cự li trung bình, dài. Vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên phụ trách bộ môn thể dục căn cứ vào kế hoạch năm học thường tổ chức các giải đấu cho học sinh tham dự như giải Việt dã huyện , Hội khỏe phù đổng... để lựa chọn và thành lập đội tuyển điền kinh, có kế hoạch tập luyện. 1.2. Lựa chọn vận động viên kết hợp khảo sát số liệu. Dựa trên nền tảng học sinh hiện tại cũng như quá trình giảng dạy Tôi đã lựa chọn ra 10 em học sinh chủ yếu là học sinh khối 9 để tham gia huấn luyện với nội dung chạy 800 mét đối với nữ và 1500 mét đối với nam. Sau khi ổn định tuyển chọn Tôi đã cho tất cả các em được thi đấu thử với các nội dung trên và đạt kết quả: TT 1 2 3 4 5 6 HỌ VÀ TÊN Đinh Cao Hùng Nguyễn Thành Trung Trần Văn Đông Trần Anh Quân Lê Ngọc Hải Lê Thị Ngọc Hà GIỚI NĂM TÍNH SINH Nam Nam Nam Nam Nam Nữ 2007 2007 2007 2007 2007 2007 CỰ LY (Mét) THÀNH TÍCH 1500 1500 1500 1500 1500 800 24’ 30 23’ 10 22’ 25 24’ 28 23’ 19 24’ 50 - 7 7 8 9 10 Đinh Thị Nho Đinh Thị Hà My Đinh Thị Nhẽng Hoàng Thị Xuân Nữ Nữ Nữ Nữ 2007 2007 2007 2007 800 800 800 800 25’10 24’17 25’58 23’34 Nhìn vào bảng thành tích trên Tôi thấy thành tích của các em vẫn chưa cao vì các em chạy chưa đúng kỹ thuật và chiến thuật. Có những em phân phối sức chưa hợp lý dẫn tới khi về đích thì mệt mỏi, rút đích chưa tốt… 2. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật và huấn luyện đội tuyển. 2.1. Phần chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị bài giảng, tranh kỹ thuật, còi, cờ, đồng hồ bấm giây, dây nhảy… - Học sinh: trang phục gọn gàng, giầy thể thao, đồng hồ bấm giây, thể lực tốt… 2.2. Phương pháp giảng dạy và huấn luyện. Do đặc thù môn chạy cự ly trung bình, dài là phải thường xuyên luyện tập với thời gian dài mới có hiệu quả nên từ đầu năm học Tôi đã ra sức tập luyện cho các em theo các bước sau: 2.2.1. Bước thứ nhất: Phải xây dựng được khái niệm và giới thiệu môn học. Để các em hiểu được nhiệm vụ này thì tôi cần thông qua các biện pháp sau: - Giải giảng, phân tích kỹ thuật các giai đoạn trong chạy trung bình, dài, việt dã - Thị phạm, xem tranh ảnh để các em nhìn nhận cũng như hình dung ra kỹ thuât - Cho học sinh chạy tự nhiên khoảng 100 mét sau đó nhận xét và sửa sai phạm 2.2.2. Bước thứ hai: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng, vòng thông qua các biện pháp: - Giảng giải phân tích kỹ thuật chạy trên đường thẳng, vòng. - 8 - Làm mẫu, cho xem tranh ảnh. - Dạy các động tác bổ trợ chuyên môn: + Chạy bước nhỏ + Chạy nâng cao đùi + Chạy đạp sau + Tại chỗ tập đánh tay - Chạy tăng tốc độ 60 – 80 mét - Chạy tăng tốc độ đều theo đường thẳng kẻ sẵn - Cho các em chạy lặp lại tốc độ đều trên đường vòng có bán kính từ nhỏ đến lớn và ngược lại. - Chạy tăng tốc độ từ đường thẳng vào đường vòng, từ đường vòng ra đường thẳng Ở các kỹ thuật này các bước chạy trên đường được thực hiện nhịp nhàng, tốc độ không đạt tốc độ tối đa, thân trên hơi ngã về trước từ 4 o – 5o, dần dần giữ thẳng, hai tay đánh luôn phiên trước sau theo nhịp nhàng của chân, hai vai thả lỏng, đánh tay thực hiện với biên độ rộng để giữ thăng bằng đồng thời hỗ trợ cho nhịp bước của hai chân. Ở giai đoạn này các em thường gặp hiện tượng “ cực điểm” đó là những lúc tức thở, đau bụng hông, tay cứng đờ như tưởng sẽ không thể chạy được nữa muốn bỏ cuộc. Khi gặp tình huống thế này các em cần có nghị lực, kiên trì, có thể giảm bớt tốc độ kết hợp thở sâu đều, tay nhấn nhẹ vào hông và chạy thêm 1 quãng đường nữa cảm giác đó sẽ qua và cơ thể sẽ bước vào trạng thái hô hấp lần hai. Chính vì chạy bền đòi hỏi nhiều thời gian trên quãng đường dài nên thở trong khi chạy là vô cùng quan trọng vì muốn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động phải sự dụng tối đa lượng oxi lấy vào từ đường hô hấp. Do vậy phải chủ động ngay từ đầu, nều thở nông và thở không đúng nhịp điệu ổn định sẽ dẫn tới sớm mệt mỏi, thành tích chạy kém.Trong khi chạy bền hít vào bằng mũi thật nhanh, mạnh, sâu khi thở ra bằng miệng thì chậm và từ từ khi muốn tăng tốc độ phải tăng nhịp thở và phối hợp tốt hai bước - 9 hít vào, hai bước thở ra. Để học sinh thực hiện tốt kỹ thuật ở giai đoạn này Tôi cho các em tập các bài tập: -Chạy tăng tốc độ 100 mét đối với Nữ và 200 mét đối với Nam (4 lần) - Chạy lên dốc, xuống dốc - Chạy 800 đối vơi Nam, 600 mét đối với Nữ nhằm phát triển sức mạnh tốc độ - Chạy 1km đối với Nữ, 2km đối với Nam nhằm phát triển sức bền… Khi chạy lên dốc Tôi nhấn mạnh các em luôn nhớ thực hiện thân trên ngã về trước nhiều, tần số bước tăng, đùi nâng cao về trước giảm độ dài bước, chân tiếp xúc với mặt đất bằng nửa trước bàn chân, hai tay đánh tích cực hơn, còn khi thực hiên xuống dốc: thân trên hơi ngã ra sau, bước chạy dài ra, đùi nâng thấp,chạy thẻ lỏng thoải mái. 2.2.3. Bước thứ ba: Dạy kỹ thuật xuất phát cao và chạy nhanh sau xuất phát. Đối với chạy trung bình, dài thì kỹ thuật xuất phát không quá quan trọng nhưng nếu ta xuất phát chậm quá sẽ để đối phương lên trước, bỏ quá xa thì sau đó sẽ rất khó cho ta vượt lên, vì vậy ở phần này Tôi đã giới thiệu cho các em thực hiện theo các bước: - Tập “ vào chỗ” và chạy nhanh 20 – 30 mét - Xuất phát theo hiệu lệnh chạy trên đoạn 30 – 50 mét ( nhanh và kết hợp thả lỏng) - Tập xuất phát vào đường vòng, chạy trên đoạn 50 – 60 mét. 2.2.4. Bước thứ bốn: Hoàn thiện kỹ thuật Ở giai đoạn này Tôi áp dụng các biện pháp sau: - Lặp lại đoạn 100 – 300 mét - Chạy tăng tốc, chạy theo quán tính 70 – 100 mét - Chạy biến tốc cự ly 200 mét - Chạy lặp lại cự ly 400 – 800 – 1000 mét - Chạy việt dã 2 – 3km đối với Nam, 1,5– 2 km đối với Nữ - 10 Sau khi các em đã cơ bản nắm được kỹ thuật cũng như tạo được nền tảng sức khỏe vững chắc rồi thì căn cứ vào kế hoạch cụ thể của các giải việt dã và giải Hội khỏe phù đổng ...tổ chức nên Tôi đã nhiệm vụ cho các em như sau: - Hoàn thiện các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ và sức bền chuyên môn. - Hoàn thiện kỹ thuật và chiến thuật - Hoàn thiện cảm giác tốc độ Và để thực hiện được các nhiệm vụ đó Tôi đã áp dụng kế hoạch luyện tập theo chu kỳ/ tuần Ví dụ cụ thể như: * Ngày thứ nhất:sau khi khởi động kỹ - Chạy chậm 20 -25 phút (50% sức) - Bài tập chuẩn bị chung 15 – 20 phút - Chạy biến tốc 3L x 800 mét đối với Nam, và 2L x 800m đối với Nữ ( nghĩ giữa chạy chậm 400 mét) - Thả lỏng 15 phút * Ngày thứ hai: sau khi khởi động kỹ - Chạy chậm 2 km (60 % sức) - Các bài tập phát triển chung 20 phút - Chạy lặp lại 4L x 1000 mét đối với Nam và 3L x 1000 mét đối với Nữ ( nghĩ giữa mỗi lần 2 phút) - Chơi trò chơi - Thả lỏng 15 phút * Ngày thứ ba: sau khi khởi động kỹ - Chạy việt dã Nữ 1500m, Nam 2000m - Chơi trò chơi * Ngày thứ tư: sau khi khởi động kỹ - Chạy nhẹ nhàng 1500m, Nam 2000m - Chơi trò chơi - 11 - Thả ỏng 15 phút * Ngày thứ năm: sau khi khởi động kỹ - Chạy lặp lại 10 lần x 200 mét đối với Nam, Nữ 7L x 200 mét ( Tốc độ 70% sức, đi bộ 100 mét giữa đợt) - Chơi trò chơi - Thả lỏng 15 phút * Ngày thứ sáu: sau khi khởi động kỹ - Chạy việt dã Nữ 1500m, Nam 2000m - Chơi trò chơi - Thả lỏng * Ngày thứ bảy - Nghĩ ngơi Các em sẽ lặp lại bài tập theo chu kì/ tuần này 4 tuần trước khi thi đấu. Trước khi thi đấu 2 ngày Tôi cho các em nghi ngơi hoàn toàn và chỉ khởi động nhẹ làm nóng cơ thể trước khi thi đấu 1 ngày. Ngoài những bài tập kỹ chiến thuật thì 1 nội dung cũng không thể thiếu khi các em tập luyện chính là các bài tập thả lỏng hồi tĩnh. Tôi đã áp dụng 2 hình thức thả lỏng theo cá nhân và theo nhóm. - Cá nhân: + Chạy nhẹ nhàng, vung tay chân, + Tại chỗ hít thở sâu + Căng cơ + Ngồi chống 2 tay ra phía sau làm động động tác thả lỏng 2 chân để thả lỏng đùi và cẳng chân, dùng tay vuốt ngược từ gót chân lên trên giúp dồn máu tĩnh mạch về tim. - Hồi tĩnh theo nhóm 2 người: + Hai người đối diện nắm nhẹ bàn tay nhau, luôn phiên một người lắc (nhẹ) với tần số lớn để thả lỏng tay và thân trên cho người kia. + Một người đứng hai tay chống gối để người kia đấm nhẹ ở sau lưng… - 12 II. KẾT QUẢ VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC. 1. Kết quả có so sánh đối chứng TT Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đinh Cao Hùng Nguyễn Thành Trung Giới tính Năm sinh Nam Nam Nam Nam Nam Nữ Nữ Nữ Nữ Nữ Cự ly (mét) Thành tích trước khi huấn luyện 24’ 30 23’ 10 22’ 25 24’ 28 23’ 19 24’ 50 25’10 24’17 25’58 23’34 Thành tích sau khi huấn luyện 22’ 46 21’ 30 20’ 00 22’ 59 22’ 43 23’ 05 23’00 22’ 02 23’ 12 21’ 59 2007 1500 2007 1500 Trần Văn Đông 2007 1500 Trần Anh Quân 2007 1500 Lê Ngọc Hải 2007 1500 Lê Thị Ngọc Hà 2007 800 Đinh Thị Nho 2007 800 Đinh Thị Hà My 2007 800 Đinh Thị Nhẽng 2007 800 Hoàng Thị Xuân 2007 800 Nhìn vào bảng thành tích trên sau khi được huấn luyện thành tích đã được tăng lên rõ ràng. Từ khi Tôi áp dụng những biện pháp giảng dạy và huấn luyện trên trong quá trình dạy chạy cự ly trung bình, dài ở trường THCS Lương Thế Vinh , kết quả chất lượng môn thể dục không ngừng nâng lên, các em tỏ ra thích thú cũng như nghiêm túc hơn và đó cũng là nền tảng trong thời gian qua nhà trường đạt thành tích trong các cuộc thi. Tóm lại những thành tích trên thì một điều rất phấn khởi là trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu TDTT không có em nào bị chấn thương xảy ra, 100% học sinh được nâng cao thể chất và phấn khởi tin tưởng, hăng say tập luyện tạo phong trào thi đua sôi nổi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để đạt đựơc thành tích như trên là nhờ sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu, phụ huynh, có kế hoạch tuyển chọn, luyện tập thường xuyên ngay từ đầu năm học kết hợp sự cố gắng vượt bậc của học sinh PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - 13 1. Bài học kinh nghiệm: Từ những kết quả nghiên cứu cho phép Tôi rút ra kết luận sau: Thành tích thi đấu của học sinh chỉ được nâng cao trên cở sở giáo viên chịu khó đầu tư, suy nghĩ, học hỏi, phải tìm hiểu về tâm sinh lí lứa tuổi để ra những phương pháp khác nhau phù hợp với từng em. Những phương pháp mà Tôi lựa chọn là những bài tập đơn giản theo trình tự dễ học, khối lượng vận động phù hợp, từ nhẹ đến nặng, đơn giản đến phức tạp. 2. Những kiến nghị: - Là giáo viên giảng dạy bộ môn đặc thù cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học vẫn còn hạn chế, chưa có, vì vậy Tôi kính mong các ban ngành cần quan tâm hơn nữa và cấp 1 số trang thiết bị dạy học để sự nghiệp trồng nguời ngày càng tốt đẹp hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm của Tôi về 1 số phuơng pháp giảng dạy và huấn luyện đội tuyển chạy cự li trung bình, dài trong trường THCS. Rất mong đuợc sự đóng góp của tất cả mọi người Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO - 14 1. Giáo trình Điền kinh – Nhà xuất bản Đại học TDTT – Tác giả Nguyễn Thị Toán, Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Văn Thụ 2. Sinh lý học Thể dục thể thao – NXB Thể dục thể thao – Tác giả: Phạm thị uyên 3. Lý luận, phương pháp thể dục thể thao- NXB Trường đại học TDTT – Tác giả Phan Thảo Nguyên. 4. Sách huấn luyện thể thao – NXB Thể dục thể thao.4 5. Sach giáo viên môn Thể dục lớp 9 - 15 MUC LỤC Nội dung đề tài Trang PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................1 1. Cơ sở lí luận...................................................................................1 2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................4 II. PHẠM VI, THỜI GIAN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI...........................5 1. Phạm vi áp dụng.............................................................................5 2. Thời gian áp dụng..........................................................................5 PHẦN B: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN...........................................6 1. Khảo sát lựa chọn đội tuyển...........................................................6 1.1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.........................................6 1.2. Lựa chọn vận động viên kết hợp khảo sát số liệu.......................6 2. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật và huấn luyện đội tuyển............7 2.1. Phần chuẩn bị..............................................................................7 2.2. Phương pháp giảng dạy và huấn luyện.......................................7 2.2.1. Khái niệm và giới thiệu môn học.............................................7 2.2.2. Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng..................................7 2.2.3. Dạy kỹ thuật xuất phát cao và chạy nhanh xuất phát...............9 2.2.4. Hoàn thiện kỹ thuật và chuẩn bị thời kỳ thi đấu......................9 II. KẾT QUẢ VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐỰƠC............................12 1. Kết quả có so sánh đối chứng........................................................12 2. Thành tích đạt được.......................................................................12 PHẦN C: KẾT LUẬN.....................................................................14 1. Bài học kinh nghiệm......................................................................14 2. Những kiến nghị............................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................15 MỤC LỤC ........................................................................................16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan