Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học hữu cơ thường gặp ở trườ...

Tài liệu Skkn phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học hữu cơ thường gặp ở trường thpt

.DOC
15
118
110

Mô tả:

SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ MỤC LỤC Phần 1: Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3 Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn...........................................................3 Chương 2: xây dựng một số bài tập ..............................................................6 Phần 3: Kết luận ...............................................................................................12 Phần 4: Tài liệu tham khảo...............................................................................13 Phần 5: Phụ lục.................................................................................................14 GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 1 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình THPT, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học. Công cuộc đổi mới PPDH và phương tiện dạy học (PTDH) đã được Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới PPDH – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó dạy và học hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tiễn của môn học: rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo thực hành, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn sản xuất. Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học (BTHH) là nguồn quan trọng để HS thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Tuy nhiên việc bố trí thời lượng trong làm bài cho phần kiến thức, bài tập hóa học rất ít đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm. Do vậy đa số học sinh THPT hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại và tìm ra phương pháp giải phù hợp theo yêu cầu của ngành giáo dục về “Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh trong dạy học hóa học ở trương THPT” theo đó các bài tập được ra theo hướng tăng cường bản chất hóa học hạn chế những tính toán quá phức tạp trong một bài tập, vì vậy học sinh cần nắm được bản chất hóa học của đề bài để từ đó đưa ra phương pháp giải tối ưu nhất. Với những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học hữu cơ thường gặp ở trường THPT ”. 2.Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoá học nói chung, hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập hóa học cơ bản, giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề, củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản. Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng những yêu cầu của người giáo viên trong thời đại mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Các dạng bài tập hóa học hữu cơ nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh học môn hóa học hữu cơ ở Trường THPT Dầu Giây 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:  Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập hóa học hữu cơ. GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 2 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ  Củng cố kiến thức lớp 11-12 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu SÁCH GIÁO KHOA và tài liệu tham khảo. - Phân loại từng dạng bài tập để áp dụng giải dạng bài tập. - Thực nghiệm sư phạm - Củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy của học sinh; cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản và có hệ thống. 6. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn Hóa học. - Lý thuyết về dạy học tích cực. PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PPGN BÀI TOÁN HÓA HỌC HỮU CƠ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 1.1. Thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay……...…… Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là đổi mới PPDH sau Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X, cho đến nay đã thực hiện được một số thành công mới: - Chú trọng tới vấn đề tăng cường hoạt động tích cực nhận thức của HS. - Khuyến khích sử dụng các PPDH tích cực trong hoạt động dạy học. - Đầu tư phương tiện dạy học hiện đại. - Nâng cao tính cơ bản, tính thực tiễn, tính hiện đại của chương trình học. - HS hoạt động độc lập, tích cực hơn và có khả năng làm việc theo nhóm cao hơn trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ở mỗi địa phương, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, thực trạng dạy học nói chung và PPDH hoá học nói riêng còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa đều: - Trong các giờ học luyện tập, ôn tập kiến thức PPDH còn nặng về thuyết trình, hoạt động của HS còn thụ động, ít hoạt động tư duy, chủ yếu là nghe giảng, ghi bài (hoặc đọc chép) khi làm bài tập hóa học và làm bài kiểm tra kỹ năng giải toán còn chậm không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đặc biệt là đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học hiện nay. - Chủ yếu sử dụng các PPDH thụ động, Các PPDH thường dùng là thuyết trình (giảng giải), đàm thoại, thầy ra đề hướng dẫn trò làm từng bước giải chi tiết nên mất rất nhiều thời gian . Có trình bày nêu vấn đề nhưng chưa giúp HS giải quyết vấn đề mà mới chỉ là nêu vấn đề và chuyển tiếp vấn đề, chưa có chú ý hình thành từng bước năng lực tự giải quyết vấn đề từ thấp lên cao dần cho HS. GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 3 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ - Gắn việc giảng dạy với thực tiễn chưa đầy đủ. HS đặc biệt lúng túng khi phải giải đáp, giải quyết những vấn đề thực tiễn (thuộc vận dụng kiến thức trong học tập hoặc trong đời sống sản xuất). - Trong giờ học, HS ít vận động đặc biệt là vận động tư duy dẫn đến HS thường chỉ chú ý tới việc tiếp thu rồi tái hiện lại những điều GV giảng hoặc đã viết sẵn trong sách giáo khoa nên có thể trả lời đúng các câu hỏi ở mức độ thấp nhất là những câu hỏi biết, trong khi đó lại lúng túng ở những câu hỏi ở mức độ cao hơn – những câu hỏi yêu cầu hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. 1.2. Các xu hướng hiện nay trong việc xây dựng bài tập hóa học. - Loại bỏ các bài tập có nội dung nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để giải. Loại bỏ các bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tập, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học. - Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm. - Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. - Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. - Xây dựng bài tập có nội dung phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản nhẹ nhàng. 1.3. Nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 THPT ……… Chương Tên chương Số tiết luyện Tổng số tập tiết 4 Đại cương về hóa học hữu cơ 2 9 5 Hiđrocacbon no 1 6 6 Hiđrocacbon không no 1 8 7 Hiđrocacbon thơm – hiđrocacbon thiên nhiên 2 7 8 Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol 2 9 9 Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic 2 8 Nguồn Nhận xét: - Theo quy định của chương trình, số tiết hóa học ở lớp 11 THPT theo chương trình nâng cao tăng (2,5 tiết/tuần), do đó nội dung tăng (không chỉ đẩy 2 chương ở lớp 12 cũ xuống mà còn có nhiều kiến thức mới được bổ sung, nhiều định nghĩa, khái niệm, quy tắc được chỉnh sửa cho chuẩn xác). GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 4 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ - Phần hóa học hữu cơ ở trường THPT có 10 chương, trong đó lớp 11 có 6 chương, lớp 12 có 4 chương. Các khái niệm cơ bản và khó của hóa học hữu cơ, các nhóm chất hữu cơ cơ bản đều tập trung ở lớp 11, nhất là chương “Đại cương”. - Số tiết luyện tập so với số tiết chương trình học quá ít không có nhiều thời gian để sửa bài tập - Chương trình hóa học hữu cơ THPT nói chung nặng và khó cho cả người dạy và người học. Chính vì thế cần có những GV giỏi để tổ chức và điều khiển đúng hướng hoạt động nhận thức của HS. 1.4. Các dạng bài tập trắc nghiệm hóa học hữu cơ thường gặp ở trường THPT 1.4.1. Ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng bài tập hóa học Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Bài tập hóa học có ý nghĩa tác dụng to lớn về nhiều mặt. - Ý nghĩa trí dục: + Làm chính xác hóa khái niệm hóa học, củng cố đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. + Ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. + Rèn luyện các kỹ năng hóa học như: cân bằng PTHH, tính toán theo PTHH… - Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh ở năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. - Ý nghĩa giáo dục: Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học.Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động. 1.4.2. Các dạng bài tập trắc nghiệm thường gặp ở trường THPT - Câu trắc nghiệm đúng sai - Câu trắc nghiệm có nhiều câu hỏi để lựa chọn - Câu trắc nghiệm ghép đôi - Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn. 1.5 Một số phương pháp giải toán hóa học hữu cơ ở THPT 1.5.1 Phương pháp bảo toàn nguyên tố - Bảo toàn điện tích - Bảo toàn khối lượng 1.5.2 Phương pháp đại số 1.5.3 Phương pháp trung bình ( khối lượng trung bình, số nguyên tử trung bình) 1.5.4 Phương pháp loại suy 1.5.5 Phương pháp tăng giảm khối lượng 1.5.6 Phương pháp đường chéo GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 5 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ 1.5.7 Phương pháp sử dụng 1 số công thức tính nhanh Kết luận chương 1 Trên đây là những nghiên cứu của tôi về những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động dạy và học hóa học ở trường phổ thông hiện nay, sử dụng BTHH, mà cụ thể là BTHH hữu cơ vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi Đại học… Qua đó, có thể nhận thấy rằng: - Từ thực trạng của việc dạy học hóa học hiện nay, việc giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông cần có sự đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện, mà trọng tâm là đổi mới PPDH để phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ của người học. - Trong dạy học hóa học hữu cơ, bài tập hóa học có vai trò hết sức quan trọng, là nguồn cung cấp kiến thức cho HS. Yêu cầu đặt ra cho người GV là phải có PPDH hóa học nói chung, phương pháp rèn kỹ năng giải bài tập một cách hiệu quả để các BTHH hợp chất Hữu cơ phát huy được tất cả những vai trò của nó trong dạy học. - Trong những năm gần đây, phương thức kiểm kiểm tra, đánh giá, chất lượng học sinh, cách ra đề thi đã có nhiều thay đổi theo hướng đưa những bài tập đa dạng về kiến thức đi sâu vào bản chất hóa học, không yêu cầu những tính toán quá phức tạp, hình thức ra đề chủ yếu các bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh nắm vững bản chất hóa học, thuật giải toán cơ bản để giải nhanh… nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và hoạt động học, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, phát triển trí tuệ, hiểu được bản chất hóa học hơn là những tính toán mang tính lí thuyết, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Chương 2 XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CHO TỪNG DẠNG. 2.1. Xây dựng mô hình một số dạng bài tập trắc nghiệm hóa học hữu cơ thường gặp và phương pháp giải nhanh cho từng dạng. 1. Dựa trên công thức tổng quát của hiđrocacbon Thí du: Công thức tổng quát của hiđrocacbonA có dạng (CnH2n+1)m. A thuộc dãy đồng đẳng nào? A) Ankan B) Anken C) Ankin D) Aren Suy luận: CnH2n+1 là gốc hidrocacbon hóa trị I. Vậy phân tử chỉ có thể do 2 gốc hydrocacbon hóa trị I liên kết với nhau, vậy m = 2 và A thuộc dãy ankan: C2nH2n+4. 2. Khi đốt cháy hidrocacbon thì mHC = mC + mH Thí du : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH 4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. m có giá trị là: A) 2g B) 4g C) 6g D) 8g. Suy luận: mhỗn hợp = mC + mH = 17.6 10.8 .12  .2 6 g . 44 18 3. Khi đốt cháy ankan thu được nCO2 > nH2O và nAnkan = nH2O – nCO2 GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 6 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ Số C trung bình = n CO2 / n HC Thí du 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 11,45g H 2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 37,5g B. 52,5g C. 15g D. 42,5g Suy luận: nankan = nH2O - nCO2 → nCO2 = nH2O - nankan 9, 45 nCO2 = = 0,15 = 0,375 mol 18 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 � + H2O nCaCO3 = CO2 = 0,375 mol mCaCO3 = 0,375.100 = 37,5g chọn Đáp án: A Thí du 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6g H2O. Hai hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Ankan B. Anken C. Ankin D. Aren 12, 6 Suy luận: nH2O = = 0.7 > 0,5. Vậy đó là ankan 18 Thí du 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2(đktc) và 25,2g H2O. Hai hidrocacbon đó là: A. C2H6 và C3H8 B. C3H8 và C4H10 C. C4H10 và C5H12 D. C5H12 và C6H14 25, 2 Suy luận: nH2O = = 1,4 mol ; nCO2 = 1mol 18 nH2O > nCO2 � 2 chất thuộc dãy ankan.  nAnkan = 0,4 mol Số C trung bình = 1/0,4 = 2,5 . chọn đáp án A Thí du 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư thấy bình 1 tăng 4,14g, bình 2 tăng 6,16g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là: A. 0,06 √ B. 0,09 C. 0,03 D. 0,045 6,16 4,14 Suy luận: nH2O = = 0,23 ; nCO2 = = 0,14 18 44 nankan = nH2O – nCO2 = 0,23 – 0,14 = 0,09 mol Thí du 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol ankan và anken có trong hỗn hợp lần lượt là: A. 0,09 và 0,01 B. 0,01 và 0,011 C. 0,08 và 0,02 D. 0,02 và 0,08 Suy luận: nankan = 0,23 – 0,14 = 0,09 ; nanken = 0,1 – 0,09 = 0,01 mol 4. Dựa vào phản ứng cộng của anken với Br2 có tỉ lệ mol 1: 1. Thí du: Cho hỗn hợp 2 anken đi qua bình đựng nước Br 2 thấy làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8g Br2. Tổng số mol 2 anken là: A. 0,1 B. 0,05 C. 0,025 D. 0,005 GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 7 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ 8 Suy luận: nanken = nBr2 = = 0,05 mol 160 5. Dựa vào phản ứng cháy của anken mạch hở cho nCO2 = nH2O Thí du 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon mạch hở trong cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 9g H2O. Hai hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Ankan B. Anken C. Ankin D, Aren Suy luận: nCO2 = 11, 2 9  0,5 mol ; nH2O =  0,5 22, 4 18 � nH2O = nCO2 Vậy 2 hidrocacbon thuộc dãy anken. Thí du 2: Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80g dung dịch 20% Br2 trong dung môi CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công thức phân tử là: A. C2H6, C2H4 B. C3H8, C3H6 C. C4H10, C4H8 D. C5H12, C5H10 80.20  0,1 mol = nankan  nhh = 0,2 mol Suy luận: nanken = nBr2 = 100.160  số C = 0,6 / 0,2 = 3 chọn đáp án B 6. Đốt cháy ankin: nCO2 > nH2O và nankin (cháy) = nCO2 – nH2O Thí du 1: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thể khí thu được CO 2 và H2O có tổng khối lượng 25,2g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dd Ca(OH) 2 dư thu được 45g kết tủa. a. V có giá trị là: A. 6,72 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít B. 3,36 lít Suy luận: nCO2 = nCaCO3 = 45  0,45 mol  mCO2 = 0,45*44 = 19,8 g 100 mH2O = 25,2 – 19,8 = 5,4 g  nH2O = 0,3 mol nankin = nCO2 – nH2O = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol Vankin = 0,15.22,4 = 3,36 lít b. Công thức phân tử của ankin là: A. C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H8 Số C = nCO2 /nankin = 3 . chọn đáp án B Thí du 2: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) 1 ankin thu được 10,8g H 2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong thì khối lượng bình tăng 50,4g. V có giá trị là: A. 3,36 lít B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít Suy luận: Nước vôi trong hấp thu cả CO2 và H2O mCO2 + mH2O = 50,4g ; mCO2 = 50,4 – 10,8 = 39,6g nCO2 = 0,9 mol nH2O = 0,6 mol nankin = nCO2 – nH2O = 0,3 mol  Vankin = 6,72 lit GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 8 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ 7.Dựa và cách tính số nguyên tử C và số nguyên tử C trung bình hoặc khối lượng mol trung bình… M + Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp: + Số nguyên tử C trung bình: n mhh nhh nCO2 nhh + Khi số nguyên tử C trung bình bằng trung bình cộng của 2 số nguyên tử C thì 2 chất có số mol bằng nhau. Ví du 1: Hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp có khối lượng là 24,8g. Thể tích tương ứng của hỗn hợp là 11,2 lít (đktc). Công thức phân tử ankan là: A. CH4, C2H6 B. C2H6, C3H8  B. C3H8, C4H10 D. C4H10, C5H12 Suy luận: 24,8 M hh   49,6 ; 14n  2  49,6 � n  3,4. 2 hidrocacbon là C3H8 và C4H10. 0,5 Ví du 2: Cho 14g hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp đi qua dung dịch nước Br2 thấy làm mất màu vừa đủ dd chứa 64g Br2.CTPT của các anken là: A. C2H4, C3H6 B. C3H8, C4H10 C. C4H10, C5H12 D. C5H10, C6H12 64  0,4mol Suy luận: nanken  nBr2  160 14 M anken   35 ; 14n  35 � n  2,5. Đó là : C2H4 và C3H6 0,4 Thí du 3: Cho 10,2g hỗn hợp khí A gồm CH 4 và anken đồng đẳng liên tiếp đi qua dd nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng 7g, đồng thời thể tích hỗn hợp giảm đi một nửa. 1. Công thức phân tử các anken là: A. C2H4, C3H6 B. C3H6, C4H10 C. C4H8, C5H10 D. C5H10, C6H12 2. Phần trăm thể tích các anken là: A. 15%, 35% B. 20%, 30% C. 25%, 25% D. 40%. 10% Suy luận: 1. VCH 4  V2 anken � nCH 4  n2 anken m2 anken  7 g ; nCH 4  7 10,2  7 � n  2,5 . Hai  0,2 ; 14n  0,2 16 C2H4 và C3H6. anken là 23  trung bình cộng nên số mol 2 anken bằng nhau. Vì ở cùng 2 điều kiện %n = %V. 2. Vì n  2,5  GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 9 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ → %V = 25%. 8. Dựa trên phản ứng tách nước của rượu no đơn chức thành anken → nanken  nrượu và sô nguyên tử C không thay đổi. Vì vậy đốt rượu và đốt anken tương ứng cho số mol CO2 như nhau. Thí du: Chia a gam ancol etylic thành 2 phần đều nhau. Phần 1: mang đốt cháy hoàn toàn → 2,24 lít CO2 (đktc) Phần 2: mang tách nước hoàn toàn thành etylen, Đốt cháy hoàn toàn lượng etylen → m gam H2O. m có giá trị là: A. 1,6g B. 1,8g C. 1,4g D. 1,5g Suy luận: Đốt cháy ancol etylic được 0,1 mol CO 2 thì đốt cháy tương ứng phần etylen cũng được 0,1 mol CO2. Nhưng đốt anken cho mol CO2 bằng mol H2O. Vậy m = 0,1.18 = 1,8. 9. Dựa và phản ứng tráng gương: cho tỉ lệ nHCHO : nAg = 1 : 4 nR-CHO : nAg = 1 : 2. Thí du 1: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được là: A. 108g B. 10,8g C. 216g D. 21,6g Suy luận: 1 mol HCOOH → 2 mol Ag 0,1 mol  0,2 1 mol HCHO → 4 mol Ag 0,2 mol  0,8 → mAg = (0,2 + 0,8 )*108 =108 g. Thí du 2: Chất hữu cơ X thành phần gồm C, H, O trong đó %O: 53,3 khối lượng. Khi thực hiện phản ứng trang gương, từ 1 mol X → 4 mol Ag. CTPT X là: A. HCHO B. (CHO)2 C. CH2(CHO)2 D. C2H4(CHO)2 10. Dựa vào phương pháp tăng giảm khối lượng: Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang chất khác để xác định khối lượng 1 hỗn hợp hay 1 chất. Áp dụng : dạng bài cho khối lượng đầu , khối lượng sau hoặc khối lượng tăng giảm Thí du 1: Cho 20,15g hỗn hợp 2 axit no đơn chức tác dụng vừa đủ với dd Na 2CO3 thì thu được V lít CO2 (đktc) và dd muối.Cô cạn dd thì thu được 28,96g muối. Giá trị của V là: A. 4,84 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 2,42 lít E. Kết quả khác. Suy luận: Gọi công thức trung bình của 2 axit là: R  COOH Ptpu: 2 R  COOH + Na2CO3 → 2 R  COONa + CO2 �+ H2O Theo pt: 2mol → 2 mol 1 mol  m = 2.(23 - 1)= 44g Theo đề bài: Kl tăng 28,96 – 20,15 = 8,81g. 8,81  0,2mol → Thể tích CO2: V = 0,2.22,4 = 4,48 lít → Số mol CO2 = 44 Thí du 2: Cho 10g hỗn hợp 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 14,4g chất rắn và V lít khí H2 (đkc).V có giá trị là: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít Suy luận: R – OH + Na  R - ONa + ½ H2 Theo ptpư: 1 mol 0,5 mol m tăng = 22 g GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 10 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ Theo đề (0,1mol)?  m tăng 4,4 g → Thể tích H2: V = 0,1.22,4= 2,24 lít. 11. Dựa vào ĐLBTNT và ĐLBTKL: - Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm tạo thành. A + B →C + D Thì mA + mB = mC + m D - Sử dụng bảo toàn nguyên tố trong phản ứng cháy: Khi đốt cháy 1 hợp chất A (C, H) thì nO ( CO2 )  nO ( H 2O )  nO ( O2 pu ) → mO ( CO2 )  mO ( H2O )  mO ( O2 pu ) Thí du 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y: C2H6, C3H4, C4H8 thì thu được 12,118g CO2 và 5,76g H2O. Tính giá trị m? (Đáp số: 4,18g) Thí du 2: cho 2,83g hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thì thoát ra 0,8116 lít H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 5,411g B. 4,115g C. 5,114g D. 4,511g Thí du 3: Cho 4,2g hỗn hợp gồm rượu etylic, axit axetic, axit fomic tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 0,672 lít H2 (đktc) và 1dd. Cô cạn dd thu được hỗn hợp rắn X. Khối lượng của X là: A. 2,55g B. 5,52g C. 5,25g D. 5,05g Suy luận: Cả 3 hợp chất trên đều có 1 nguyên tử H linh động → Số mol Na = 2nH2 = 2.0,03 = 0.06 mol Áp dụng ĐLBTKL: → mX = m bđ + m tăng = 4,2 + 0,06(23 - 1) = 5,52g. Kết luận chương 2 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng BTHH xây dựng các dạng bài tập trắc nghiệm về hợp chất hữu cơ và phương pháp giải nhanh cho từng dạng chúng tôi thực hiện được các công việc sau: - Sử dụng các bài toán hoá học là một nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. - Ứng dụng phương pháp giải nhanh với một số dạng bài toán hữu cơ tiêu biểu, xây dựng các bài tập có nội dung theo xu thế ra đề hiện nay trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11, 12 THPT. - Giúp các em tiết kiệm thời gian làm bài toán , phù hợp với hướng ra đề trắc nghiệm hiện nay trong các kì thi và kiểm tra GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 11 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ PHẦN 3: KẾT LUẬN Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết của mình về hiệu quả của việc vận dụng hệ thống các PPGN vào giảng dạy phần BTHH hóa học hữu cơ lớp 11,12. Cụ thể:  Khi sử dụng hệ thống các PPGN áp dụng cho BTHH hữu cơ vào giảng dạy một cách hợp lý cho thấy hiệu quả truyền đạt thông tin cao hơn, đặc biệt là các kỹ năng giải toán hóa học: HS có kỹ năng tư duy sáng tạo, dựa trên những suy luận logic phù hợp với đặc trưng bộ môn.  Theo kết quả điều tra: Về phía HS: HS thích học môn hóa học hơn, những tiết học luyện tập, ôn tập kiến thức lôi cuốn HS hơn và các hoạt động tư duy vừa sức được tăng lên làm cho HS hứng thú hơn, chống lại thói quen lười biếng trí tuệ trong giờ học. Về phía GV: Sử dụng các PPGN làm người GV đỡ mất nhiều thời gian hướng dẫn giải chi tiết theo phương pháp truyền thống dài dòng, để GV dành nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức cho HS thảo luận hoặc phân tích, mở rộng một vấn đề.  Thông qua quan sát tiến trình dạy học trên lớp: với các giờ học có sử dụng PPGN, nội dung kiến thức của bài học được đảm bảo, đồng thời các kiến thức trọng tâm và kiến thức về bản chất hóa học được giảng kỹ hơn. Các bài tập được giải trong thời gian ngắn hơn, không mất nhiều thời gian vào công việc tính toán đại số. Nhờ đó GV có thời gian để khai thác các dạng bài tập nhiều hơn. GV đưa ra nhiều câu hỏi hơn cho HS và có thời gian tổ chức cho HS thảo luận trên lớp, nhờ đó hứng thú học tập và hoạt động nhận thức của HS được nâng cao, lôi cuốn HS tham gia xây dựng bài.  Thông qua bài kiểm tra: Bài kiểm tra được tiến hành sau khi HS học xong bài, bao gồm bài tập định tính và bài tập định lượng. Với việc xử lý bằng phương pháp thống kê có thể khẳng định: việc sử dụng các PPGN một số BTHH hữu cơ một cách hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học ở trường phổ thông. Qua việc nghiên cứu đề tài: “RÈN KỸ NĂNG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP THPT” chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: - Chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông. Nghiên cứu về PPDH trong chương trình hóa học, đặc biệt các dạng bài tập thường gặp trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11,12 THPT. - Trên cơ sở kế thừa và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học đã góp phần làm sáng tỏ nhu cầu và định hướng đổi mới dạy học hóa học, trọng tâm là đổi mới PPDH hóa học theo hướng phát huy tính tích cực của hoạt động nhận thức của HS. GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 12 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ Đồng thời đề tài đã khai thác các kỹ năng giải toán hóa phù hợp với định hướng ra đề thi hiện nay. - Thiết kế kế hoạch dạy học, đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống PPGN để nâng cao chất lượng dạy và học hóa học hữu cơ THPT theo các PPDH mang tính tích cực cao. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng PPGN trong dạy học hóa học hữu cơ. Việc sử dụng PPGN một cách hợp lý với các PPDH tích cực kết hợp với hình thức dạy học phong phú, đa dạng sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học. Người viết HỒ THỊ QUỲNH HOA PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.PGS.TS Nguyễn Xuân Trường – TS Trần Trung Ninh , NXB Đại học quốc gia H ,à Nội , 2008 , 54 Đề thi trắc nghiệm môn hóa học phần hữu cơ 2. Lê Xuân Trọng – Từ Ngọc Ánh – Lê Mậu Quyền – Phan Quang Thái, NXB Giáo Dục, 2009, Sách giáo khoa và sách bài tập lớp 11, 12. 3. Vũ Anh Tuấn – Nguyễn Hải Châu – Đặng Thị Oanh – Cao Thị Thặng, NXB Giáo Dục, 2010, Hướng dẫn thực hiện chẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa Học lớp 11, 12. 4. TS Trần Trung Ninh _ Ths Hoàng Thị Bắc _ Ths Nguyễn Thị Nga, NXB Đại học quốc gia TP HCM, 2007, 540 Trắc nghiệm hóa học 11. 5. Ngô Ngọc An, NXB Giáo dục, 2007, Bài tập trăc nghiệm hóa học 11. 6. Ths CAO THỊ THIÊN AN , NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội ,2008 , phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học hữu cơ 7. Ngô Ngọc An , NXB Giáo Dục ,Bộ đề thi trắc nghiệm môn hóa học GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 13 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ PHẦN 4: PHỤ LỤC Đề kiểm tra Câu 1: Cho 1,24g hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336ml H2 (đktc) và m (g) muối Natri. Khối lượng muối Natri thu được là: A. 1,113g B. 2,113g C. 1,11g D. 1,47g Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon liêm tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2(đktc) và 25,2g H2O. Hai hidrocacbon đó là: A. C2H6 và C3H8 B. C3H8 và C4H10 C. C4H10 và C5H12 D. C5H12 và C6H14 Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y: C 2H6, C3H4, C4H8 thì thu được 12,118g CO2 và 5,76g H2O. Giá trị m(g)là: A. 2,3 B. 5,2 C. 4,18 D. 4,6 Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Hidro có công thức tổng quát C nH2n thu được 0,2 mol H2O. Nếu hidro hóa hoàn toàn 0,1 mol hợp chất này rồi đốt cháy thì số mol H 2O thu được là: A. 0,3 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,6 Câu 5: Cho hỗn hợp 2 anken đi qua bình đựng nước Br 2 thấy làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8g Br2. Tổng số mol 2 anken là: A. 0,1 B. 0,05 C. 0,025 D. 0,005 Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45g H 2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 37,5g B. 52,5g C. 15g D. 42,5g Câu 7: Cho hỗn hợp M gồm 2 hiđrocacbon thơm X, Y đều thuộc dãy đồng đẳng benzen. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M thu được 18,04 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Nếu X, Y có số nguyên tử cacbon trong phân tử không quá 10 thì CTPT của X, Y là: A. C7H8 và C9H12 B. C8H10 và C9H10 C. C9H10 và C10H12 D. C9H12 và C10H14 Câu 8: Cho 21g hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp đi qua dung dịch nước Br 2 thấy làm mất màu vừa đủ dd chứa 96g Br2.CTPT của các anken là: A. C2H6, C3H8 B. C2H6, C4H10 C. C2H4, C3H6 D. C5H10, C6H12 Câu 9: Cho 9,2g hỗn hợp hai ancol no đơn chức hơn kém nhau 2 cacbon trong dãy đồng đẳng, phản đủ với 6g hỗn hợp Na, K tạo ra 15g hỗn hợp muối. Xác định CTPT 2 rượu. A. C2H5OH, C3H7OH B. CH3OH, C3H7OH C. C2H5OH, C4H9OH D. Đáp số khác Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2(đktc) và 25,2g H2O. Hai hidrocacbon đó là: A. C2H6O và C3H8O B. C3H8Ovà C4H10O C. C4H10O và C5H12O D. C5H12O và C6H14O GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 14 SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP HỮU CƠ Đáp án 1- C; 2-A; 3-C; 4- A; 5-B; 6- A; 7-A; 8 - C; 9 - B; 10 – A GV: HỒ THỊ QUỲNH HOA TRANG 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan