Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Skkn phương pháp dạy một số dạng toán trong địa lý tự nhiên lớp 10...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy một số dạng toán trong địa lý tự nhiên lớp 10

.PDF
15
1288
58

Mô tả:

A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề : Từ lâu trong suy nghĩ của học sinh môn địa lý là một môn học thuộc, kiến thức khô khan , nhàm chán. Để giúp học sinh có một cái nhìn tích cực hơn đối với bộ môn địa lý, làm phong phú hơn nội dung trong các tiết dạy địa lí tự nhiên lớp 10, cung cấp những kiến thức sâu hơn, gần gũi với thực tế cuộc sống hơn đồng thời giúp các em học sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia môn địa lý đạt kết quả cao hơn tôi mạnh dạn chọn đề tài “ phương pháp dạy một số dạng toán trong địa lý tự nhiên lớp 10” với hi vọng đóng góp được chút kinh nghiện cho quý thầy cô giảng dạy cùng bộ môn tham khảo. II. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình giảng dạy địa lí ở lớp 10 phần địa lý tự nhiên và đặc biệt là trong ôn thi học sinh giỏi cấp trường,cấp tỉnh và cấp quốc gia các giáo viên đều quan tâm đến vấn đề làm sao dạy phần một số bài tập tính toán cho học sinh dễ hiểu và đạt kết quả cao. Đây là một vấn đề khó, nhiều giáo viên kinh nghiệm đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau, nhiều hội thảo chuyên đề ở cấp trường cũng đã được tổ chức….Tuy nhiên, nhìn chung các giáo viên thường chỉ đề cập đến những bài tập cụ thể, rời rạc để giúp học sinh ôn thi học sinh giỏi . Nhưng chưa có sự tổng kết chung, để rút ra những kinh nghiệm mang tính tổng thể về các biện pháp dạy giúp học sinh dễ hiểu và làm bài đạt kết quả cao. Do vậy, việc đưa ra được một phương pháp dạy dễ hiểu về các dạng toán trong địa lí tự nhiên lớp 10 như đã nêu ở trên là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn cấp bách, nhằm gíup học sinh đỡ nhàm chán, đỡ mất thời gian, công sức nhưng vẫn đạt điểm cao khi tham gia các kì thi môn địa lí. III. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm - Giúp học sinh có cái nhìn khác hơn về bô môn địa lí- Đây là bộ môn không chỉ là học thuộc một cách máy móc mà nội dung phong phú, gần với đời sống hàng ngày - Giúp học sinh dễ hiểu, làm bài có hiệu quả cao hơn khi đối mặt với các bài tập tính toán trong các kì thi học sinh giỏi các cấp của bộ môn địa lý Trang 1 - Giúp học sinh nắm bắt một cách có hệ thống các dạng toán ở phần địa lý tự nhiên lớp 10 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 1. Đốí tượng nghiên cứu: - Giáo viên trong giảng dạy địa lí lơp 10 đặc biệt là trong việc dạy ôn thi học sinh giỏi - Học sinh trong ôn tập và làm bài thi học sinh giỏi môn địa lí ở bậc THPT 2. Phạm vi nghiên cứu : Một số dạng bài tính toán trong địa lý tự nhiện lớp 10 như: tính múi giờ, tính mặt trời lên thiên đỉnh, tính gốc nhập xạ, tính vĩ độ địa lý để giúp học sinh hiểu và vận dụng vào làm bài tập trong các kì thi học sinh giỏi các cấp V. Phương pháp nghiên cứu: - Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn trong 8 năm giảng dạy tại trường THPT Tôn Đức Thắng và 6 năm liền bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh đều có học sinh đậu - Thu thập , đút rút kinh nghiệm của một số giáo viên có kinh nghiệm ở trường bạn - Thu thập tài liệu từ các nguồn: sách tham khảo, internet… - Dùng phương pháp đối chứng giữa các đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa qua các năm mà tôi trực tiếp giảng dạy để đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm - Tổng kết thành sáng kiến kinh nghiệm phương pháp dạy một số dạng toán trong địa lí tự nhiên lớp 10 với hi vọng có thể giúp các đồng nghiệp có chút kinh nghiệm làm tốt nhiệm giảng dạy của mình Trang 2 B. NỘI DUNG : I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. CÁCH TÍNH MÚI GIỜ, TÍNH GIỜ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC NHAU TRÊN THẾ GIỚI. Hoạt động 1: Giáo viên giúp hoc sinh nắm vững phấn kiến thức lý thuyết: Giáo viên phải giúp học sinh hiểu được một số khái niệm sau: a. Giờ trên trái đất: - Giờ địa phương: là giờ riêng của mỗi kinh tuyến ở 1 thời điểm xác định ( trái đất hình khối cầu có 360 kinh tuyến, mỗi kinh tuyến có một giờ riêng tại một thời điểm nhất định – giờ đó gọi là giờ mặt trời hay còn gọi là giờ địa phương) - Giờ múi: Nếu căn cứ vào giờ địa phương sẽ không tiện cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nên người ta gom 15 kinh tuyến lại thành một múi giờ. Như vậy, bề mặt cầu của Trái đất được chia làm 24 phần tương ứng 24 múi giờ. Mỗi múi có 1 giờ thống nhất theo giờ kinh tuyến giữa của múi đó gọi là giờ múi. - Giờ GMT là giờ của múi số 0 , đi qua thủ đô nước Anh ( vì kinh tuyến o đi qua đây) Tuy nhiên, người ta không chia theo thứ tự từ kinh tuyến o đến kinh tuyến 360 mà chia thành kinh tuyến đông của bán cầu đông và kinh tuyến tây của bán cầu tây nên giờ của bán cầu đông và bán cầu tây cũng khác nhau. Vì vây, yêu cầu học sinh phải nắm được bảng chuyển đổi giờ Bảng chuyển đổi từ múi giờ từ 13 đến 23 ra múi giờ âm: Múi giờ Đổi 13 -11 14 -10 15 -9 16 -8 17 -7 18 -6 19 -5 20 -4 21 -3 22 -2 23 -1 Trang 3 b. Đường chuyển ngày quốc tế: Qui định lấy kinh tuyến 180o qua khu vực múi giờ số 12 ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế( nếu đị từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại một ngày lịch còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm một ngày lịch) Hoạt động 2: Giáo viên đưa ra công thức và giải thích cho học sinh nắm công thức: Cách tính ngày và giờ ở 1 nơi nào đó trên Trái Đất khi biết ngày và giờ ở múi giờ gốc hoặc ở 1 nơi bất kì. Công thức tổng quát: Tm = T o + m Trong đó: + To là giờ ở múi giờ số 0 hoặc ở 1 nơi bất kì + Tm là giờ ở múi m cần tính + m là số múi giờ Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tính giờ. - Bước 1: Tính múi giờ + Gọi A kinh độ cần tính múi giờ. + Nếu A thuộc bán cầu Đông thì múi giờ ở A = kinh độ A:15 = x (làm tròn theo quy tắc toán học) + Nếu A thuộc bán cầu Tây thì múi giờ ở A = (360o-A):15 = y Hoặc A:15 =x thì A thuộc múi giờ 24-x Bước 2: Tính khoảng cách chênh lệch giữa hai múi giờ Bước 3: Tính giờ + Cần tính khu vực múi giờ cao hơn thì (+) tính về phía Đông + Cần tính khu vực múi thấp hơn thì (-) tính về phía Tây Bước 4: Tính ngày: + Cùng bán cầu thì không đổi ngày + Khác bán cầu thì đổi ngày theo quy luật qua đường chuyển ngày quốc tế. Hoạt động 4: Giáo viên ra bài tập vận dụng và hướng dân học sinh làm theo từng bước. Bài tập: Một trận bóng đá ở Anh được tổ chức vào lúc 15h ngày 08/03/2004 được truyền hình trực tiếp. Tính giờ và ngày truyền hình trực tiếp tại các quốc gia: Trang 4 Vị trí Kinh độ Giờ Ngày, tháng Việt nam 1050 Đ Anh O0 15h 08/03 Nga 450 Đ Ôxtraylia 1500 Đ Hoa kì 1200 T Giải: Trái đất được chia làm 24 múi giớ tương ứng với 360 độ  1 múi giờ = 150  Số múi giờ ở các địa điểm - Việt Nam: 1050:15 = 7 - Nga: 450:15=3 - Ôxtraylia: 1500:15 = 10 - Hoa kì: (3600-1200):15 = 16 Vậy giờ và ngày ở các địa điểm trên là: - Việt nam: 15 h + 7 = 22h ngày 8/3 - Nga: 15 h + 3 = 18h ngày 28/3 - Ôxtraylia: 15h +10 =1h ngày 9/3 - Hoa kì: 15h + 16 = 7h ngày 8/3 Hoạt động 5: Giáo viên ra một số bài tập về nhà cho học sinh làm để hôm sau kiểm tra và chính sửa những sai sót. Bài 1: Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 1/3/2006 đến Luân Đôn sau 12 giờ bay , máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các điểm sau ( điền vào ô trống) Vị trí Tô-ki-ô Niu- Đê- li Xít- ni Oa-sinhtơn Lốt- An- giơ- lét Kinh độ 1350 Đ 750 Đ 1500 Đ 750 T 1200 T Giờ ? ? ? ? ? Ngày ? ? ? ? ? Bài 2: Một Hội nghị được tổ chức ở nước Anh vào lúc 20 giờ ngày 20/10/2006 thì ở Hà Nội ( Việt Nam) Newdeli (Ấn Độ) và Oasinton ( Hoa Kỳ) là mấy giờ?Biết rằng Anh múi giờ 0, Hà Nội múi giờ 7, Newdeli múi giờ 5 và Oasinton múi giờ 19. Bài 3: Một trận bóng đá diễn ra tại Braxin (kinh độ 450T) vào lúc 19 giờ 45 phút ngày 28 tháng 02 năm 2008, được truyền hình trực tiếp đến các nước trên thế giới. Cho biết thời gian (ngày, giờ) truyền hình trực tiếp trận đấu bóng đá trên tại các quốc gia sau: Trang 5 Quốc gia Việt Nam Anh (London) Liên bang Nga (Moscow) Nam Phi (Johannesburg) Trung Quốc (Bắc Kinh) Hoa Kỳ (Los Angeles) Kinh độ 1050Đ 00 450Đ 300Đ 1200Đ 1200T 2. CÁCH TÍNH MẶT TRỜI LÊN THIÊN ĐỈNH: Hoạt động 1: Giáo viên phải giảng cho học sinh nắm vững phần lý thuyết. a. Khái niệm: Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng xảy ra ở những địa điểm trong vùng nội chí tuyến từ chí tuyến Bắc (CTB) đến chí tuyến Nam (CTN) lúc 12h (giữa trưa) Mặt Trời ở ngay trên đỉnh đầu của một điểm, tia sáng Mặt trời thẳng góc với đường chân trời của địa phương đó vào những ngày khác nhau. b. Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’ không đổi so với mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, làm cho Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC) đến Nam bán cầu (NBC). c. Kết quả: Từ ngày 21/3 (Xuân Phân) đến ngày 23/9 (Thu Phân), BBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt tại các điểm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu (BBC), xa nhất là tại CTB (23027’B).Từ sau ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau NBC ngã về phía Mặt Trời nên Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh ở vùng nội chí tuyến NBC, xa nhất là tại CTN (23027’N). Như vậy,mọi điểm trong vùng nội chí tuyến trong 1 năm đều có 2lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nhưng vào các ngày khác nhau. Càng xa xích đạo khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau. Vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng này. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tính tổng quát: Trang 6 Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A0 vĩ, ta cần nắm số ngày từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo 00 đến chí tuyến 23027’đi mất ở BBC: 93 ngày. Ở NBC: 90 ngày. Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở BBC: 908”, ở NBC: 938”. Sau đó đổi vĩ độ của điểm A ra giây (1) Rồi tính số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A bằng cách lấy (1): 908” (ở BBC) hoặc 938” (ở NBC) (2) Sau khi tính được số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A Ta tiến hành tính nhu sau: Ở BBC: lần I: Từ 21/3 + số ngày đến A. lần II: 23/9 - số ngày đến A. Ở NBC: lần I: Từ 23/9 + số ngày đến A. lần II: 21/3 - số ngày đến A. Lưu ý : số ngày trong các tháng có liên quan: Các tháng có 31 ngày là: tháng I, III , V, VII, VIII, X, XII. Các tháng có 30 ngày là: tháng IV, VI, IX, XI.Tháng II chỉ có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.( Giáo viên có thể chỉ học sinh cách tính các ngày trong tháng dựa vào quy tắc bàn tay) Hoạt động 3: Giáo viên ra bài tập ứng dụng và trình bày cách giải cho hoc sinh: Ví dụ: Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10002’B (tại Cần Thơ), Giải: Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh tại Cần Thơ (14020’B) Cần Thơ nằm ở BBC nên mặt trời di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến bắc mất 93 ngày, trong 93 ngày đó mặt trời di chuyển được một cung 23027’. Vậy trong một ngày Mặt trời di chuyển được là: (đổi 23027’ ra giây ta có 84420’’) 84420’’ : 93 ngày = 908” Vậy số ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 10002’B cách xích đạo là: ( Đổi 10002’B ra giây ta có 36.120”. ) 36.120” : 908” = 40 ngày Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần I: 21/3 + 40 ngày = 30/4 (tháng 3 có 31 ngày). Ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần II: 23/9 - 40 ngày = 14/8 (tháng 8 có 31 ngày) Hoạt động 4 : Giáo viên ra bài tập cho học sinh về nhà làm: Trang 7 Ví Dụ: hãy tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở các địa phương sau: Địa điểm Vĩ Độ LẦN I LẦN II 0 NHA TRANG 12 15’B HUẾ 16026’B HÀ NỘI 21002’B TP. HCM 10047’B KON TUM 14020’B 3. CÁCH TÍNH GÓC NHẬP XẠ: Hoạt động 1: Giáo viên giảng giải giúp học sinh nắm vững một số kiến thức lý thuyết. + Góc nhập xạ (h) là góc hợp bởi tia nắng Mặt Trời và tiếp tuyến với bề mặt Trái Đất tại điểm đó. + Xích vĩ Mặt Trời (d - góc nghiêng của Mặt Trời) là góc hợp bởi tia nắng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Xích vĩ Mặt Trời dao động từ 00 đến 23027/B và từ 00 đến 23027/N. Hoạt động 2: Giáo viên cung cấp và làm rõ công thức tính góc nhập xạ cho học sinh. Muốn biết về cách tính góc nhập xạ trước hết bạn phải biết được 2 yêu cầu sau: - Vĩ độ địa lý (kí hiệu là fi) - Độ xích vĩ (ngày trong năm - kí hiệu là d) - Sau đó chúng ta dùng công thức tính: h = 90 độ+ - fi+-d Trong đó 90 là số độ mà các góc nhập xạ đều phải nhỏ hơn 90 độ. Fi là vĩ độ cần tính. d là xích vĩ tại thời điểm cần tính. Hoạt động 3: Hướng dân học sinh tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại các địa điểm khác nhau trên trái đất vào các ngày 21/3,23/9,22/6 và 22/12 trong năm 1. Khi Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo (ngày 21/3 và 23/9) fi là vĩ độ của một điểm bất kỳ thuộc cả hai bán cầu: h = 900 - fi (vĩ độ cần tính) 2. Khi Mặt Trời chiếu vuông góc với chí tuyến Bắc (ngày 22/6) - Trường hợp vĩ độ cần tính nằm từ xích đạo đến chí tuyến Bắc: h = 900 - 23027’ + fi (vĩ độ cần tính) Trang 8 - Trường hợp vĩ độ cần tính nằm ngoài chí tuyến Bắc (từ CTB đến cực Bắc): h = 900 - fi (vĩ độ cần tính) + 23027’ - Trường hợp vĩ độ cần tính nằm ở Bán cầu nam h = 900 - 23027’ - fi (vĩ độ cần tính) 3. Khi Mặt Trời chiếu vuông góc với chí tuyến Nam (ngày 22/12) - Trường hợp vĩ độ cần tính nằm từ xích đạo đến chí tuyến Nam: h = 900 - 23027’ + fi (vĩ độ cần tính) - Trường hợp vĩ độ cần tính nằm ngoài chí tuyến Nam (từ CTN đến cực Nam): h = 900 - fi (vĩ độ cần tính) + 23027 - Trường hợp vĩ độ cần tính nằm ở Bán cầu Bắc: h = 900 - 23027’ - fi (vĩ độ cần tính) Hoạt động 4: Tính góc nhập xạ lúc 12h trưa tại các địa điểm khác nhau trên trái đất vào bất kì ngày nào trong năm. Khi bán cầu bắc ngả về phía Mặt trời. - Trường hợp fi < d a. Bán cầu bắc h = 900 + fi - d b. Bán cầu nam h = 900 - fi - d - Trường hợp fi > d a. Bán cầu bắc h = 900 - fi + d b. Bán cầu nam h = 900 - fi - d Khi bán cầu nam ngả về phía Mặt trời thì ngược lại. Hoạt động 5: Giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh làm: Bài 1: Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa vào các ngày 22/6và 22/12 của các địa điểm sau: - Điểm A ở vĩ độ 7015’ B - Điểm B ở vĩ độ 18022’ N Giải: - Vào ngày 22/6 Mặt trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Bắc, nên d=23o27’.Tại điểm Tại điểm A ( 7015’ B ) thì fi d = 40. 15/8// = 605,16 phút = 1005/. Vậy : d = 1005/. Bước 2: Tính góc nhập xạ tại các vĩ tuyến khác nhau: - Tại vĩ tuyến 00 fi < d h = 900 - fi - d = 900 + 0 - 1005/ = 79055/. - Tại vĩ tuyến 10020/B ® fi > d h = 900 - fi + d = 900 - 10020/ + 1005/ = 89040/. - Tại vĩ tuyến 10020/N h = 900 - fi - d = 900 - 10020/ - 1005/ = 69035/. - Tại vĩ tuyến 400B fi > d h = 900 - fi + d = 900 - 400 + 1005/ = 60005/. - Tại vĩ tuyến 400N h = 900 - fi - d = 900 - 400 - 1005/ = 39055/. Hoạt động 6: Giáo viên ra bài tập cho học sinh về nhà làm. Trang 10 Bài 1: Ở tại các vĩ độ 1005’B, 5017’B, 1508’N, và 2105’N . Góc nhập xạ lúc mặt trời lên thiên đỉnh cao nhất vàp ngày hạ chí và đông chí là bao nhiêu? Bài 2: Cho 3 địa điểm sau đây : Hà nội vĩ độ : 21 0 02’ B Huế vĩ độ : 16 0 26’ B Tp Hồ Chí Minh vĩ độ : 10 0 47’ B a. Vào ngày tháng năm nào trong năm ,Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế? (Cho biết cách tính. Được phép sai số ± 1 ngày) b. Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt trời ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh khi mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế. Bài 3: Tính góc tới của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa các ngày 21/ 3 và 23 / 9 ở những địa điểm dưới đây : Địa điểm Vĩ độ Địa điểm Vĩ độ Lũng cù(Hà Huế 23 23B 16 26 B giang) TP.Hồ Chí Minh 21 50 B 10 47B Lạng Sơn Xóm Mũi ( Cà 21  02 B 8 34B Hà Nội Mau ) 4. CÁCH TÍNH VĨ ĐỘ ĐỊA LÍ TẠI MỐT ĐIỂM: Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh các bước tính. Bước 1: Xác định vĩ độ nằm ở bán cầu nào?sau đó dựa vào cách tính góc nhập xạ và tính ngày lên thiên đỉnh để tính vĩ độ. Bước 2: Xác định kinh độ nằm ở phía đông hay phía tây của đề bài cho. Sau đó dựa vào cách tính giờ, múi giờ để tính kinh độ. Bước 3: Thiết lập tọa độ, dựa trên phần xác định. Hoạt động 2: Giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh giải Ví dụ: Xác định tọa độ địa lý của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng: - Khi tín hiệu giờ Việt Nam tại Hà Nội (105052’Đ) là 12 giờ 00, cùng lúc đó giờ tại thành phố A là 12 giờ 03’24”. - Độ cao mặt trời vào lúc chính trưa tại thành phố A ngày 22/6 là 87024’. Giải: * Kinh độ: + Thành phố A có vĩ độ Bắc vì vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66033’. Trang 11 + Vĩ độ A= 23027’ – (900 – 87024’) = 20051’B. * Vĩ độ: + Thành phố A có giờ sớm hơn Hà Nội là 03 phút 22 giây, vậy thành phố A nằm ở phía đông Hà Nội. + Giờ thành phố A và Hà Nội chênh lệch 03 phút 22 giây. + Chênh lệch về kinh độ giữa thành phố A và Hà Nội là: 03 phút 22 giây x 15’ (cung) = 45’360” hay 0051’. + Kinh độ A = 105052’Đ + 51’ = 106043’Đ => A: (20051’B; 106043’Đ) Hoạt động 3: Giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh làm. Bài tập : Vào ngày 22/6, người ta xác định độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa tại một nơi là 45012’. Tìm vĩ độ nơi đó? II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI: - Trong nhiều năm qua, trong quá trình giảng dạy và đặc biệt là ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi đã áp dụng sáng kiến này để giúp học sinh của tôi làm bài thi. Tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến này đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể: + Năm học 2007-2008 có 2 học sinh đạt giải cấp tỉnh + Năm học 2008-2009 có 4 học sinh đạt giải cấp tỉnh + Năm học 2009-2010 có 5 học sinh đạt giải cấp tỉnh + Năm học 2010-2011 có 4 học sinh đạt giải cấp tỉnh + Năm học 2011-2012 có 4 học sinh đạt giải cấp tỉnh + Năm học 2012-2013 có 9 học sinh đạt giải cấp tỉnh So sánh kết quả 2 năm học gần đây số lượng học sinh giỏi khối 12 do tôi trực tiếp giảng dạy đã tăng lên 2 giải, tăng 50% so với năm ngoái. Chất lượng các bài thi thử cũng có sự tiến bộ vượt bực - Với cách dạy có hệ thống của tôi các em học sinh đã nắm bắt kiến thức nhanh hơn, đỡ tốn thời gian hơn và làm bài có hiệu quả rõ rệt - Các em học sinh có hứng thú hơn trong học tập, yêu thích bộ môn hơn, số lượng học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng nhiều và có chất lượng hơn Trang 12 C. Kết luận và kiến nghị I . Kết luận chung : Dạy tính toán trong địa lý tự nhiên lớp 10 là một điều rất lý thú, nó đem lại cho học sinh nhiều kiến thức thực tế, giúp học sinh đỡ nhàm chán từ đó tăng hứng thú học tập cho học sinh Trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa ở bậc THPT thì đây là một mảng kiến thức rất quan trọng giúp các em có thể đạt thành tích cao trong các kì thi II. Kiến nghị Trên đây là toàn bộ những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi, rất mong ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp, để sáng kiến có giá trị tốt hơn đối với công tác giảng dạy , bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí. ------------------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Địa lí tự nhiên đại cương – Nguyễn Trọng Hiếu, Phòng Ngọc Đỉnh 2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập và làm đề kiểm tra – Nguyễn Hoàng Anh 3. Chuyên đề ôn tập và luyện thi – Đỗ Ngọc Tiến Trang 13 MỤC LỤC A. Phần mở đầu ....................................................................................1 I. Lí do chọn đề ......................................................................................1 II. Tình hình nghiên cứu ........................................................................1 III. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm ........................................1 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................... 2 1. Đốí tượng nghiên cứu ........................................................................2 2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................2 V. Phương pháp nghiên cứu...........................................................2 B. NỘI DUNG .........................................................................................2 I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................2 1. Cách tính múi giờ, giờ của các địa phương .............................3 2. Cách tính mặt trời lên thiên đỉnh...............................................6 3. Cách tính góc nhập xạ .......................................................................8 4. Cách tính vĩ độ địa lí tại một điểm .....................................................11 II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI ...........................12 C. Kết luận và kiến nghị ..........................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................13 MỤC LỤC ...............................................................................................14 Trang 14 SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Tôn Đức Thắng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Phú, ngày 25 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “phương pháp dạy một số dạng toán trong địa lý tự nhiên lớp 10” Họ và tên : Nguyễn Viết Dinh Chức vụ: Tổ Trưởng Đơn vị (tổ): Sử - Địa – Công Dân Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn:…………. .…………. Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác:………………………………………. Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách : Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kí tên và ghi rõ họ tên) Trang 15 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan