Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp dạy học tích cực trong bài thực hành công nghệ thcs...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy học tích cực trong bài thực hành công nghệ thcs

.DOC
25
236
103

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ THCS" A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nghị quyết TW2 khoá VIII nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ….” Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh ….” Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đó là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đưa lý luận vào thực tiễn lao động, nâng cao khả năng thực hành cho học sinh để học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản ban đầu. Sách giáo khoa môn Công nghệ mới đã viết theo hướng mở nhằm mục đích để giáo viên chủ động phân chia thời gian, phương pháp giảng dạy giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức tốt hơn. Sách giáo khoa môn Công nghệ mới cũng đưa ra rất nhiều tiết thực hành, chiếm tới 2/3 tổng số tiết, nhằm mục đích nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ, tôi đã không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và mục tiêu giáo dục. Qua đó đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn Công nghệ phải biết lựa chọn từng nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm mục tiêu của giáo dục. Qua nhiều năm giảng dạy môn Công nghệ ở trường THCS đặc biệt là từ khi thực hiện thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn bởi vì đối tượng là học sinh THCS thì về mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức, năng lực tư duy …của các em đã phát triển ở mức độ cao hơn các em ở bậc tiểu học và các em ở lớp trên thì cao hơn các em ở lớp dưới. Nếu được khơi dậy đúng mức tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc THPT – nơi mà các em sẽ phải có năng lực tư duy và ý thức tự học cao hơn. Từ trước tới nay đã có rất nhiều người đề cập đến vấn đề phát huy tích tính cực của học sinh trong học tập Công nghệ bậc THCS. Tuy nhiên những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đưa ra chỉ áp dụng vào một bậc học cụ thể mà ít đi sâu vào một khối lớp cụ thể vi vậy trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin lưu ý đến một khía cạnh gắn liền với việc giảng dạy nhiều năm môn Công nghệ, đó là một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Công nghệ với mục đích là góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Công nghệ ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạy, đồng thời cũng là để trao đổi ,học tập kinh nghiệm của các thầy giáo, các đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học. Nếu thầy giáo chỉ làm chức năng truyền thụ kiến thức thì sẽ thực hiện phương châm “Thầy giáo là trung tâm’’ học sinh sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức, sẽ học thuộc lòng những gì thầy giáo giảng và cho ghi cũng như trong sách đã viết. Đó chính là cách giảng dạy giáo điều, nhồi sọ biến giáo viên thành người thuyết trình, giảng giải và học sinh thụ động tiếp nhận những điều đã nghe, đã đọc. Có nhà giáo dục đã gọi đó là cách “Nhai kiến thức rồi mớm cho học sinh”. Chúng ta đều biết rằng việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hỗ nhau: giảng dạy và học tập. Cả việc giảng dạy và học tập đều là một quá trình nhận thức, tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trình với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Nhà giáo dục người Đức là Disterverg đã khẳng định đúng đắn rằng: “Người giáo viên tồi truyền đạt chân lí, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lí”. Điều này có nghĩa rằng người giáo viên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh ghi chép những kiến thức có sẵn, bắt các em học thuộc lòng rồi kiểm tra điều ghi nhớ của các em thu nhận được ở bài giảng của giáo viên hay trong sách giáo khoa. Điều quan trọng là giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản (bao gồm kiến thức khoa học, sự hiểu biết về các quy luật, nguyên lí và các phương pháp nhận thức…) làm cơ sở định hướng cho việc tự khám phá các kiến thức mới, vận dụng vào học tập và cuộc sống. Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”. Đó cũng chính là vấn đề của mỗi người giáo viên Công nghệ đã và đang quan tâm hiện nay, với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Công nghệ . Vì vậy mà trong bài viết này tôi xin trình bày: “Phương pháp dạy học tích cực ở một số bài thực hành môn Công nghệ 6” sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới và việc thực hiện chương trình giáo dục mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn như mong muốn. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài: Về lí luận và thực tiễn, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ thực hành môn Công nghệ 6 là điều cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục. Đó chính là lí do chủ yếu để nghiên cứu vấn đề này. Nội dung gồm: a. Cơ sở lí luận của việc dạy-học thực hành môn Công nghệ 6 b. Thực tiễn của việc dạy-học thực hành môn Công nghệ 6 c. Những biện pháp dạy-học thực hành môn Công nghệ 6 có hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu: a- Đối tượng nghiên cứu. - Nội dung chương trình SGK. - Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình Công nghệ THCS, và các tài liệu có liên quan - Đối tượng HS THCS đặc biệt là HS lớp 6. - Giáo viên dạy bộ môn và thực trạng việc dạy thực hành ở trường THCS hiện nay. b- Nhiệm vụ, mục đích. - Nhìn rõ thực trạng việc dạy-học thực hành môn Công nghệ 6 THCS những ưu điểm, nhược điểm. - Rút ra những yêu cầu chung và bài học kinh nghiệm khi giảng dạy thực hành gắn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ . c- Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. điều tra, phán đoán. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp khảo sát đánh giá. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận So sánh kiểu dạy học truyền thống và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,chúng ta thấy rõ những điều khác biệt cơ bản trong quá trình dạy và học. Xin trích dẫn một vài ví dụ của giáo sư Phan Ngọc Liên và tiến sĩ Vũ Ngọc Anh để thấy rõ sự khác biệt đó: KIỂU DẠY HỌC TRUYỀN PPDH PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC THỐNG CỦA HS 1. Cung cấp nhiều sự kiện, được 1. Cung cấp những kiến thức cơ bản xem là tiêu chí cho chất lượng được chọn lựa phù hợp với yêu cầu, giáo dục. trình độ của HS, nhằm vào mục tiêu 2. GV là nguồn kiến thức duy đào tạo. nhất, phần lớn thời gian trên lớp 2. Ngoài bài giảng của GV ở trên lớp dành cho GV thuyết trình, giảng HS được tiếp xúc với nhiều nguồn kiến giải, HS thụ động tiếp thu kiến thức khác, vốn kiến thức đã học, kiến thức thông qua nghe và ghi lại thức của bạn bè, SGK, tài liệu tham lời của GV. khảo, thực tế cuộc sống. 3. Học sinh chỉ làm việc một 3. HS ngoài việc tự nghiên cứu còn mình trên lớp, ở nhà hoặc với trao đổi, thảo luận với các bạn trong tổ, GV khi kiểm tra. lớp, trao đổi ngoài giờ. HS đề xuất ý 4. Nguồn kiến thức thu nhận kiến, thắc mắc, trao đổi với GV. được của HS rất hạn hẹp, thường 4. Nguồn kiến thức của HS thu nhận giới hạn ở các bài giảng của GV, rất phong phú, đa dang SGK 5. Dạy ở trên lớp, ở thực địa, ngay t¹i 5. Hình thức tổ chức dạy học chủ gia ®×nh, líp häc, các hoạt động ngoại yếu ở trên lớp khoá.... Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn .Tuy nhiên nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải được “Tích cực hoá’’ trong quá trình dạy- học, phải chủ động sáng tạo. Muốn đạt được điều đó GV cần áp dung nhiều phương pháp dạy - học trong đó có phương pháp linh hoạt. Cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng trong người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ, thụ động như: Giáo viên chỉ chuẩn bị giảng những điều học sinh dễ nhớ, học sinh chỉ chú trọng ghi lời giảng của giáo viên và kiến thức trong sách để trình bày lại khi kiểm tra. 2. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn của việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong trường THCS hiện nay: Trong vài năm gần đây, bộ môn Công nghệ trong trường THCS đã được chú trọng hơn trước. Đã được cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học. Tuy nhiên qua nhiều năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học môn Công nghệ hiện nay vẫn còn giặp rất nhiều khó khăn, nhưng trở ngại nhất là việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học thực hành, tuy đã được phổ biến, học tập bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhưng kết quả đạt được không đáng là bao. Thực trạng của vấn đề này có thể giải thích ở những nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất là vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng môn Công nghệ là những môn phụ. Điều này được thể hiện việc quan tâm đến chất lượng bộ môn từ cấp lãnh đạo chưa đúng mức. Thứ hai là về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay về đồ dùng dạy. Tình trạng dạy chay vẫn còn khá phổ biến. Trong suốt quá trình học bộ môn Công nghệ 6 cả thầy và trò chưa có điều kiện tham chương trình học nấu ăn, hay tập huấn về may vá thêu, đan… vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn kiến thức kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng . Nguyên nhân thứ ba là việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ còn nhiều hạn chế một phần là do chính những cơ chế, những quy định từ cấp trên. Môn Công nghệ chưa bao giờ được chọn là môn dự thi các cấp ví dụ : thi tay nghề như ở một số tỉnh bạn. Ngoài ra cách tổ chức một số cuộc thi cử cũng còn nhiều hạn chế, đó là chỉ chú trọng về mặt kiểm tra lí thuyết mà coi nhẹ thực hành, ít chú ý đến việc phát triển năng lực sáng tạo. Cuối cùng điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp cho tiết dạy cũng như chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. Mỗi một GV – HS phải hiểu rõ sự nguy hại của việc thi gì học nấy sẽ làm cho học vấn của học sinh bị què quặt, thiếu toàn diện..... II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Đặc điểm chung của các giờ học thực hành Công nghệ 6 - Hầu hết các giờ học thực hành Công nghệ 6 đều đòi hỏi học sinh có đồ dùng học tập, chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ và hoàn thiện sản phẩm khi kết thúc thực hành - Trong giờ thực hành các em học sinh phải tổ chức thực hành chung theo cặp, theo nhóm: Ví dụ: Bài 14 Thực hành : Cắm hoa trang trí , Bài 20 thực hành - Trộn hỗn hợp nộm rau muống, Bài 24 - thực hành Tỉa hoa trng trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả…. - Hoàn thiện sảp phẩm phải được kiểm tra, đánh giá, nhận xét. 2. Tổ chức thực hiện: Tôi tiến hành dạy thực hành theo các bước như sau: Bước 1: ( ở tiết trước tiết thực hành ) - Dặn dò tỉ mỉ học sinh chuẩn bị dụng cụ thực hành - Phân chia nhóm thức hành để học sinh phân công nhau chuẩn bị Bước 2: ( Trong giờ) - GV kiểm tra dụng cụ, đồ dùng thực hành. - Phân công nhóm trưởng các nhóm, các nhóm trưởng phải theo dõi thực hành trong nhóm, quản lí nhóm. Bước 3: Gv nêu yêu cầu giờ thực hành, các chú ý khi thực hành như: an toàn khi sử dụng dao kéo, vệ sinh lớp học…. Bước 4: GV hướng dẫn thực hành Bước 5: Tổ chức thực hành Bước 6: Đánh giá, nhận xét Trong các giờ thực hành đều phải có đó là đồ dùng thực hành, những đồ dùng này thường không có sẵn, nhà trường không thể chuẩn bị trước do đó GV và học sinh phải linh hoạt chuẩn bị cho tốt thì giờ thực hành mới thành công Để tổ chức tốt các giờ thực hành theo tôi phải giải quyết được mấy vấn đề sau đây: A. Sử dụng tốt đồ dùng dạy học: Môn Công Nghệ là một môn học ứng dụng, gắn liền với kĩ thuật, vì vậy cần có các đồ dùng dạy học để học sinh nghiên cứu lí thuyết, làm thí nghiệm và thực hành. Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh hoạ truyền thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, là nội dung nguồn thông tin giúp giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Đồ dùng dạy học bao gồm : (I) Tài liệu học tập : các tài liệu học tập như sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập.. (II) Các phương tiện và tài liệu trực quan: mô hình, tranh ảnh, bản đồ, mẩu vật, phim, phim đèn chiếu, bản trong,băng đĩa ghi âm, băng đĩa ghi hình, đĩa mềm vi tính. (III) Các phương tiện kỹ thuật dạy học:  Phương tiện nghe nhìn: máy chiếu đa năng, máy đèn chiếu, máy vi tính …  Các phương tiện trực quan khác : bảng phụ cho giáo viên và học sinh.  Trong đó thiết bị dạy học tối thiểu của môn Công Nghệ 6 gồm: Tranh ảnh : 8 tranh / 27 bài Mẩu vật : các mẩu vải cho chương 1, Dụng cụ : dụng cụ thực hành may áo gối, dụng cụ tỉa hoa cho chương 3 Vật liệu tiêu hao : chỉ, phấn may, vải, hoa… Theo tôi, nên sử dụng đồ dùng dạy học trong các trường hợp sau đây: - Khi đối tượng thật quá to hay quá nhỏ. Ví dụ: phối hợp các loại vải, các loại quần áo… - Khi đối tượng hay quá trình không có trong lớp học Ví dụ : như khi giảng về sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở thì cần phải có mô hình. giảng về các món ăn, các phương pháp chế biến thì cần phải có tranh minh hoạ… - Khi đối tượng mà ta không thấy ở điều kiện thường được. Ví dụ như các phương pháp chế biến thực phẩm * Những tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học. Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh: vì các đồ dùng dạy học góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh tiếp cận với các sự vật hiện tượng; các đồ dùng dạy học còn là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin. Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành: ví dụ như đốt sợi vải, nhúng vải trong nước cho HS quan sát từ đó nêu lên những tính chất của các loại vải, Hs tự phối hợp các màu sắc của vải từ đó rút ra được nội dung cuả việc phối hợp các loại trang phục. Đồng thời cũng góp phần xây dụng kỹ năng thực hành cho HS. Kích thích hứng thú học tập của HS: đồ dùng dạy học có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập, tạo ra động cơ học tập cho HS, rèn luyện thái độ tích cực học tập. ví dụ như khi cho HS quan sát các mẫu áo gối làm sẳn, quy trình may áo gối HS rất hứng thú và háo hức thực hành tự mình hoàn thiện sản phẩm, hay khi cho Hs quan sát sản phẩm và quy trình trộn hỗn hợp HS rất thích mong muốn thực hành và trong tiết thực hành các em làm rất tốt. Phát triển trí tuệ,, giáo dục nhân cách của HS: Thông qua các thí nghiệm, thực hành, sủ dụng các mẫu vật tranh ảnh giúp HS nhận thức bản chất và giải thích một cách khoa học các hiện tượng tự nhiên xã hội, rèn luyện khả năng quan sát, tính cần cù tác phong làm việc nghiêm túc để hoàn thành công việc một cách khoa học.  Tóm lại : Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học mất ít thời gian và công sức và tổ chức công việc phụ trong lớp học, dành nhiều thời gian cho các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học. B. Tổ chức thực hành đúng phương pháp, phân chia thời gian hợp lí. Môn học Công Nghệ là môn học có tính thực tiễn cao do đó trong các giờ học giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn tổ chức cho học sinh thu nhận kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua việc tổ chức lớp học, giờ học theo hướng tích cực, tự lực tự giác, làm việc nhiều hơn suy nghĩ nhiều hơn... và chịu trách nhiệm nhiều hơn trong mỗi giờ học. thông thường cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm. - Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ khoảng từ 4 đến 6 em hoặc từng cặp để trao đổi thảo luận những vấn đề đặt ra sau đó cử đại diện trình bầy trước lớp để cả lớp thảo luận. - Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ ý, ổn định cho cả tiết học hay thay đổi cho từng phần của tiết học, các nhóm có thể giao cùng một nhiệm vụ hoặc những hiệm vụ khác nhau. - Mỗi thành viên trong nhóm được phân công hoàn thành một phần việc. Mọi người phải làm việc tích cực không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết rộng và năng động hơn. - Kết quả của mỗi nhóm đóng góp cho kết quả học tập chung cho cả lớp. Bước 1: Làm việc chung cả lớp (nêu mục tiêu của bài; tổ chức các nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm; hướng dẫn cách làm việc theo nhóm) Bước 2: Làm việc theo nhóm ( Trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm; phân công trong nhóm; từng cá nhân làm việc độc lập rồi tao đổi; cử đại diện trình bầy kết quả) Bước 3: Thảo luận tổng kết toàn lớp (các nhóm báo cáo kết quả làm việc; thảo luận chung cho cả lớp; giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận) Tuỳ theo đặc điểm bài dạy mà thời gian dành cho các bước các giai đoạn trên có thể khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng cấu trúc này cần chú ý một số vấn đề như các nhiệm vụ của bài lên lớp không nên quá ôm đồm, đo đó phải xác định được nhiệm vụ trọng tâm, các bài lên lớp không nên lặp lại theo một tiến trình quen thuộc như vậy sẽ gò bó ảnh hưởng đến sự sáng tạo của giáo viên và hứng thú của học sinh. C. Đánh giá đúng, nhận xét kịp thời Đây là nội dung đánh giá hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các môn học thực nghiệm nói chung và môn Công nghệ 6 nói riêng. Vì thông qua việc kiểm tra - đánh giá thực hành thí nghiệm giúp cho giáo viên nắm thêm những thông tin về kĩ năng thực hành, ý thức cẩn thận và tính tiết kiệm của mỗi học sinh. Ngoài ra qua hình thức kiểm tra- đánh giá này còn cho giáo viên thấy được ngoài sự nổ lực học tập cá nhân của mỗi học sinh mà còn biết nổ lực làm việc trong nhóm- thể hiện sự hợp tác trong học tập. Như vậy đây là hình thức đánh giá khá toàn diện về kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh. Thông qua hình thức đánh giá này giúp cho giáo viên uốn nắn kịp thời những học sinh có thái độ học tập chưa tốt, ý thức chưa cao, có tính cá nhân… để dần dần giúp cho việc phát triển nhân cách của học sinh một cách toàn diện. Do đó để đánh giá và nắm được những thông tin chính xác của từng nhóm, từng học sinh trong một tiết thực hành thí nghiệm, thì người giáo viên ngoài việc tổ chức - hướng dẫn cho học sinh thực hành thí nghiệm mà còn phải biết quan sát và quản lí toàn lớp học. Để làm tốt điều này, theo tôi cần tiến hành bằng 2 phiếu: Phiếu thực hành của học sinh và phiếu quản lí của giáo viên. Cho học sinh thực hành thí nghiệm theo nhóm, rồi ghi lại tường trình theo mẫu sau: 1- PHIẾU THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH Bài thực hành số …… Lớp……… Tên bài thực hành……………………………… Nhóm……………….. Họ và tên các thành viên trong nhóm: 1/………………………;2/……………………………; 3/……………………............ 4/……………………………..;5/………………………; 6 /…………………….........…  Phần nhận xét và đánh giá của giáo viên: Nhận xét Đánh giá Ý thức Thao thái (2điểm ) tác độ thực hành (3điểm ) Kết quả (5điểm ) Tổng điểm - Điểm ở các mục: Ý thức - thái độ, thao tác thực hành, kết quả thí nghiệm được giáo viên đánh giá tại lớp bằng cách ghi vào trong phiếu quản lí của giáo viên. - Điểm cho toàn bài thực hành của học sinh bằng cách tổng điểm của 3 mục đã nêu ở trên sau khi đã tính trung bình. - Cuối tiết thực hành giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh tự đánh giá nhận xét để chọn ra những cá nhân tiêu biểu đánh dấu (+) và ngược lại phê bình những cá nhân không tham gia tích cực đánh dấu (-) vào tên những thành viên đó trong phiếu thực hành. Thông qua những vấn đề vừa nêu ở trên giúp cho giáo viên đánh giá chính xác về thái độ, kĩ năng và kiến thức của từng nhóm, từng học sinh trong thực hành. Đây cũng chính là động cơ quan trọng giúp cho học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong học tập. VÍ DỤ Tuần 25: Tiết 47 BÀI 24: THỰC HÀNH: TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ, QUẢ (T1) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây: - Biết cách tỉa hoa trang trí bằng rau, củ, quả. - Thực hiện tỉa được một số mẫu hoa đơn giản, thông dụng để trang trí món ăn. - Có ý thức vận dụng vào thực tế để tỉa hoa trang trí món ăn. II. Chuẩn bị GV: - Bộ dụng cụ cắt tỉa trang trí món ăn; cà chua HS: - Cà chua 2 quả, dư chuột 1 quả, ớt 2 quả, hành lá 2 cây, dao, kéo, đĩa trắng, bình nước III. Các hoạt động dạy- học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi: Tác dụng của việc trang trí món ăn? Khi trang trí,, trình bày món ăn chúng ta cần chú ý điều gì? 3. Bài mới Để có một món ăn ngon miệng, ngoài việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn, ta cũng cần chú ý đến trình bày trang trí món ăn để tăng thêm vẻ hấp dẫn ngon miệng. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho chúng ta một số cách trang trí món ăn đơn giản mà vẫn hiệu quả * Nội dung dạy học HĐ1: GV nêu yêu cầu giờ thực hành */Về kĩ năng: - Biết được một số nguyên liệu, dụng cụ và kĩ thuật tỉa hoa trang trí món ăn - Trình bày được sản phẩm trên một món ăn */Về ý thức: - Nghiêm túc, trật tự, vệ sinh sạch sẽ, an toàn + Quy tắc an toàn lao động, sử dụng dao kéo an toàn + Quy trình thực hành. + Kiểm tra chuẩn bị từng nhóm HĐ2: Giới thiệu quy trình thực hành HĐ của GV HĐ của HS a. Nguyên liệu - Các loại rau, củ, quả: hành lá, hành củ, - Hs quan sát, theo dõi sự hướng ớt, dưa chuột, cà chua… dẫn của gv để nắm bắt được cách b. Dụng cụ thực hiện thao tác - Dao bản to, mỏng; dao nhỏ, mũi nhọn; dao lam; kéo nhỏ, mũi nhọn; thau nhỏ - GV hướng dẫn + Ngồi thoải mái, vai thẳng, đầu hơi cúi, mắt chăm chú nhìn dao + Tay trái cầm nguyên liệu, tay phải cầm dao, ngón tay cái tì lên sống dao, ngón tay trỏ áp vào má dao, giữ cho dao không - Hs quan sát, bị lệch ra ngoài; ba ngón tay còn lại nắm chặt chuôi dao. - Dùng dao cắt ngang phần cuống quả cà chua nhưng còn để dính lại một phần. - Lạng phần vỏ cà chua dày 0,1- 0, 2 cm từ cuống theo dạng vòng trôn ốc xung quanh quả cà chua để có 1 dải dà i - Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuống dùng làm đế hoa - Cách tỉa hoa đồng tiền và hoa huệ tây từ quả ớt - Cách tỉa hoa hình bó lúa từ dưa chuột - Hs quan sát, lắng nghe - Gv lưu ý hs 1 số sai hỏng thường gặp trong quá trình thực hành: + Dao sắc rất dễ đứt cánh hoa, do đó cần thận trọng + Không lạng phần vỏ hoa quá dày sẽ khó uốn cánh hoa + Không lạng phần vỏ quá mỏng vì cánh khi cuốn dễ đứt, dễ dính + Khi cuốn hoa, lòng bàn tay phải đỡ phần cuống hoa - Hs quan sát, + Bày sản phẩm vào đĩa HĐ3: Tổ chức HS thực hành HĐ của GV HĐ của HS - Hs nhận nhiệm vụ thực hành - Gv chia các nhóm, phân công - Hs nhớ các quy tắc an toàn thực nhóm trưởng hành - Gv tổ chức cho lơp bắt đầu thực hành, nêu rõ nhiệm vụ thực hành - Hs thực hành dưới sự hướng dẫn - Nhắc nhở học sinh các nguyên tắc của giáo viên. ăn toàn thực hành - Cho 1 số hs trình bày sản phẩm của - Theo dõi, quan sát, hướng dẫn hs mình trước lớp để các hs khác quan kịp thời sát, nhận xét sản phẩm - Hs lắng nghe, rút kinh nghiệm - Trình bày sản phẩm, các hs nhận xét kết quả và rút kinh nghiệm cho nhau - Nhóm trưởng theo dõi đánh giá ý thức từng thành viên vào phiếu 4. Nhận xét, đánh giá kết quả: A. Nhận xét: - Sự chuẩn bị của học sinh. ý thức thực hành của nhóm ( cá nhân). Nhận xét ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn lao động. Đánh giá quy trình thực hành của các nhóm. B. Đánh giá: */ Học sinh tự đánh giá: Đánh dấu (+) cho HS có ý thức thực hành tốt Đánh dấu (-) cho HS có ý thức thực hành chưa tốt */ GV thu phiếu và nhận xét cho điểm - Ý thức thực hành : (2điểm) - Thao tác thực hành (3điểm ) - Kết quả (5điểm ) 5. Hướng dẫn về nhà: - Nhắc hs đọc trước phần 2. Tỉa hoa từ cây hành và cà rốt - Giờ sau chuẩn bị theo nhóm: . a. Nguyên liệu - Các loại rau, củ, quả: hành lá 2 cây, ớt 2 quả, tỏi, dưa chuột 2 quả, cà chua 2 quả, b. Dụng cụ - Dao nhỏ, mũi nhọn; dao lam; kéo nhỏ, mũi nhọn; thau nhỏ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất