Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Vật lý Skkn phương pháp dạy học theo hướng kích thích sự hứng thú, tìm tòi của đối tượn...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy học theo hướng kích thích sự hứng thú, tìm tòi của đối tượng học sinh yếu, kém.

.DOC
29
1391
64

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG KÍCH THÍCH SỰ HỨNG THÚ, TÌM TÒI CỦA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM Người thực hiện: NGUYỄN THÙY DUNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: VẬT LÝ  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh Năm học: 2012 - 2013  Hiện vật khác Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THÙY DUNG 2. Ngày tháng năm sinh: 02 / 08 / 1988 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 3 – Hiệp Phước – Nhơn Trạch – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0909133296 6. Fax: 7. Chức vụ: E-mail: [email protected] Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Vật lý - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Đại học Sư phạm TP.HCM – Vật lý III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Vật lý Số năm có kinh nghiệm: 2 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG KÍCH THÍCH SỰ HỨNG THÚ, TÌM TÒI CỦA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM. I. V LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Mặt khác, Vật lí là môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất, chế tạo máy móc và trong nghiên cứu khoa học. Do có tính thực tiễn, nên bộ môn Vật lí phổ thông mang tính hấp dẫn. Tuy vậy, vật lí là môn học khó vì cơ sở của nó là toán học. Lí thuyết vật lí thì rất khô khan và cứng nhắc, các thuật ngữ được dùng trong môn vật lí ít được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày nên học sinh mặc dù đã hiểu bài trên lớp và học bài ở nhà nhưng vẫn hay quên phần lí thuyết. Vì vậy, giáo viên thường hay nói đùa với học sinh là “ Học lí thì phải lì” mới học tốt hay “ khó như lí, bí như hình”. Bài tập vật lí thì phải sử dụng toán học làm ngôn ngữ để diễn đạt, mà do đặc điểm học sinh của trường là tỉ lệ học sinh yếu kém nhiều, nhiều học sinh bị mất căn bản kiến thức toán, do đó kéo theo môn vật lí cũng ảnh hưởng rất nhiều. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong ba trường cấp 3 của huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai. Ngôi trường vừa mới thành lập được 3 năm. Tuy trường nằm giữa trung tâm huyện, và nằm trong khu hành chính của huyện, nhưng cách các xã lân cận khá xa, và phần nhiều là do trường mới xây dựng nên ít người dân biết đến. Bên cạnh đó, lý do cũng ảnh hưởng không kém đó là học sinh phải đi học xa nhà, trái tuyến, phải đi xe buýt, xe đưa đón học sinh mất nhiều thời gian, …. Chính vì thế mà việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém đang là một yêu cầu cần thiết của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, và đặc biệt hơn hết là tôi – một giáo viên mới ra trường trẻ về tuổi nghề và tuổi đời. Điều mà quan tâm nhất hiện nay không chỉ của riêng tôi mà còn của tất cả các giáo viên trong tổ Lý là làm sao phải nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. 1. Đối tượng nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này tôi đã chọn đối tượng chủ yếu là những học sinh khối 10 có học lực yếu và kém, lười học, không có sự hứng thú khi học môn Vật lí. 2. Phương pháp nghiên cứu Những học sinh học yếu, kém thường không thích bộ môn Vật lý, mà một khi các em đã không yêu thích thì dẫn đến lười học hoặc học chỉ để đối phó và sẽ không có những phương pháp học phù hợp với đặc trưng bộ môn học này. Vì vậy mà người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp tốt nhất nhằm tạo cho học sinh niềm say mê yêu thích, tạo hứng thú khi học môn học này. Đối với đối tượng học sinh yếu, kém, giáo viên cần phải vận dụng tất cả các phương pháp dạy học để phù hợp với học sinh qua từng tiết dạy: phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp giải bài tập, phương pháp dạy thực hành… Đối với việc dạy học cho đối tượng học sinh yếu kém, việc dạy học áp dụng nhiều phương pháp dạy học, theo tôi được thực hiện ở 3 nhiệm vụ sau: Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung 1. Dạy một kiến thức vật lý ( Định luật, định nghĩa, khái niệm,…). 2. Dạy bài tập vật lý ( Trắc nghiệm, tự luận, giải thích hiện tượng). 3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa Vật lý. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận - “ Kiến thức mỗi người là do bản thân mình xây dựng. Trong quá trình dạy – học, học sinh phải được hoạt động trong sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau, thể hiện ở chỗ: giáo viên giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh hoạt động của học sinh tạo ra các tình huống giúp học sinh độc lập tích cực, chủ động trong nhận thức”. (Phương pháp giảng dạy vật lý trong các trường THPT ở CHDC Đức, NXB Giáo dục). - “ Để có hoạt động tìm tòi sáng tạo, cần phải tổ chức cho học sinh hành động được là: phát hiện vấn đề, dự đoán giải pháp, đề xuất phương án thực nghiệm kiểm chứng, tham gia kiểm chứng dẫn đến nhận ra tri thức”. (A.V.Muraviep – Dạy thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức Vật lí, NXB giáo dục). - “ Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành Giáo dục, là một trong những biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng nhà trường Việt nam hiện nay, … nhằm cải tạo tình trạng dạy học nhồi nhét, nặng nề và kém sáng tạo”. ( Tài liệu BDTX 2004 – 2007 – TS. Nguyễn Mạnh Hùng). - “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. ( Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hiện nay việc cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm đào tạo ra những cán bộ có tư duy sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề một cách tự lực, chính xác là một yêu cầu đặt ra cho ngành Giáo dục, và một yêu cầu cấp thiết hơn nữa là việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để tạo hứng thú học tập dẫn đến niềm say mê môn Vật lí đối với những học sinh yếu kém, lười học. Tính thời sự nóng bỏng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan. Học sinh sẽ hứng thú học tập theo phương pháp mới vì trong một tiết học các em được tự mình hoạt động, cập nhật nhiều thông tin, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Việc soạn giảng để chuẩn bị cho tiết dạy học kết hợp nhiều phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải thực sự đầu tư trí tuệ, tư duy, tính sáng tạo và sự chuẩn bị công phu. Đối với đối tượng học sinh yếu, lười học, thì khi soạn giảng người giáo viên phải chú ý đến việc tạo hứng thú, sự quan tâm của học sinh đó đến tiết dạy học của mình. Vì vậy, việc đặt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề, gần gũi với thực tế mà học sinh có thể hình dung được, trả lời được là một yếu tố quan trọng. 3. Dạy kiến thức Vật lý Một định luật, một kiến thức vật lý, để không áp đặt cho học sinh mà để học sinh tìm ra vấn đề, tự giải quyết vấn đề, khi soạn giảng và giảng dạy tôi tiến hành các bước sau đây: Bước 1: Kích thích hoạt động nhận thức, định hướng hoạt động nhận thức. ( hay còn gọi là tạo tình huống có vấn đề, đặt vấn đề) Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung - Việc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích sự hiểu biết của học sinh, gây chú ý vào bài và có đặt ra yêu cầu cụ thể để tìm cách giải quyết vấn đề. Bước 2: Hoạt động tìm ra lời giải đáp cho tình huống có vấn đề. Có 2 cách: - Dùng phương pháp thực nghiệm vật lý để tìm ra câu trả lời trực tiếp: (nêu rõ mục đích thí nghiệm, phương pháp tiến hành, đo đạc, giúp học sinh tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn học sinh xử lý kết quả thí nghiệm và kết luận); GV có thể kết hợp công cụ trình chiếu Powerpoint những đoạn phim thực nghiệm, minh họa,…. - Dùng phương pháp suy luận để tìm ra câu trả lời: Giáo viên có thể kết hợp Powerpoint để trình chiếu minh họa, dùng phương pháp đàm thoại giúp học sinh vận dụng những suy nghĩ từ những kiến thức đã biết để tìm ra câu trả lời. Đối với những học sinh yếu, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp hơn, có những gợi ý để học sinh có thể trả lời chứ không áp đặt kiến thức cho học sinh. Bước 3: Kiểm chứng kết quả bằng thí nghiệm thực hành. Nếu có điều kiện nên cho học sinh làm thí nghiệm thực hành để kiểm chứng lại kết quả. Giáo viên có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh, đảm bảo được tất cả học sinh của lớp phải cùng làm, đặc biệt là những học sinh yếu, kém. Bước 4: Vận dụng kiến thức mới nhận được vào giải bài tập, giải thích hiện tượng. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới nhận được vào giải thích các hiện tượng thực tế, giải các bài tập, trả lời được các câu hỏi giúp học sinh đạt mức độ thông hiểu. Đối với học sinh yếu, kém thì giáo viên nên cho bài tập ở mức độ vận dụng thấp…. Những bước dạy học nêu ra trên đây chỉ mang tính tương đối. Tùy vào điều kiện thực tế, tùy vào từng bài, từng lớp dạy mà giáo viên vận dụng linh hoạt các tiến trình trên và kết hợp những phương pháp dạy học khác để điều khiển hoạt động của học sinh giúp học sinh biết nhận thức tìm ra vấn đề, tạo hứng thú để giải quyết vấn đề. Ngoài ra trong mỗi giờ học, ngoài việc giảng dạy nhiệt tình, giáo viên nên tích cực kiểm tra bài cũ, kiến thức cũ của học sinh. Để học sinh tích cực xây dựng bài, giơ tay phát biểu, giáo viên nên cho điểm khuyến khích học sinh mỗi lần học sinh đó trả lời đúng câu hỏi của giáo viên, cộng 1 điểm vào cột kiểm tra miệng của học sinh. Những tiết dạy còn nhiều thời gian, GV nên cho học sinh làm bài tập vận dụng công thức Vật lí vừa mới học xong vào trong vở. Giáo viên nên cho bài tập vận dụng không quá khó, có sự hướng dẫn. Giáo viên chọn khoảng 5 học sinh làm bài xong nhanh nhất và gọi 1 học sinh lên bảng sửa, nếu đúng sẽ được cộng điểm. Như vậy sẽ tạo hứng thú để học sinh kiếm điểm cao. Những học sinh khác mà chưa được cộng điểm sẽ mong chờ đến giờ Vật lí để kiếm điểm cộng. Cứ như vậy thì sẽ hình thành thói quen học tập và yêu thích môn Vật lí. Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung TIẾT DẠY MINH HỌA LỰC MA SÁT (1 Tiết) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. - Viết được công thức của lực ma sát trượt. - Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự như ở bài học. - Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đối với việc đi lại của người, động vật, xe cộ, … 3. Về thái độ: - Bước đầu biết đề xuất giả thuyết một cách hợp lí và đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Hai khúc gỗ hình hộp chữ nhật có khối lượng như nhau 200gam, có móc để móc lực kế, diện tích các bề mặt không giống nhau, độ nhẵn các bề mặt không giống nhau. ( hoặc một khúc gỗ và các quả nặng 200 gam). - Lực kế nhạy 5N ( có thể chuẩn bị nhiều hơn đề phòng hỏng, không chính xác). - Một máng trượt. - Ôn lại các kiến thức đã học về lực ma sát ở lớp 8. - Ôn lại điều kiện cân bằng của một vật đã học ở bài trước đó. - Một vài loại ổ bi, con lăn. - Xác định trọng tâm của bài là phương án thí nghiệm hình 13.1 SGK, qua đó dạy cho học sinh kiến thức về phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp dạy học: Kết hợp phương pháp dạy học truyền thống có ứng dụng công nghệ thông tin (cho xem đoạn phim, thí nghiệm minh họa), phương pháp làm việc nhóm, phương pháp làm thí nghiệm kiểm chứng. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Ôn lại các kiến thức đã học về lực ma sát ở lớp 8. III. CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp – Kiểm tra sỉ số (2 phút). 2. Đặt vấn đề: (1 phút) (Tình huống Vật lý mở đầu) Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Người ta thường nói đến lực ma sát như nói đến một lực cản trở chuyển động. Nếu chỉ có lực ma sát thì mọi trục của động cơ sẽ ngừng quay, mọi bánh xe sẽ ngừng lăn. Nhưng nếu không có lực ma sát thì ta không thể đi bộ hoặc đi xe được. Tại sao vậy? Việc nghiên cứu lực ma sát sẽ giúp ta nhận ra và giải thích được nhiều hiện tượng mà ta không ngờ là đã có lực ma sát tham gia, thậm chí còn giữ vai trò chủ yếu. 1. Hoạt động 1: (27 phút)Tìm hiểu về lực ma sát trượt. Mức độ chuẩn kiến thức – kĩ năng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ôn lại kiến thức cũ. Tạo tình thảo luận:“ ở lớp 8 các em đã - Học sinh nhớ lại và trả lời: huống vật lí cơ học những gì về lực ma sát? ” + Lực ma sát trượt sinh ra bản * Ôn lại kiến thức cũ và đặt - Học sinh thảo luận nhanh vấn đề tìm hiểu bài: (3 phút). sau đó giáo viên gọi đại diện - Nêu câu hỏi cả lớp cùng 1 đến 2 em trình bày. khi một vật chuyển động trượt trên một vật khác. + Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật chuyển động lăn trên một vật khác. + Lực ma sát nghỉ giữ cho Dẫn: Như vậy ta mới chỉ vật đứng yên khi vật bị tác biết các loại lực ma sát xuất dụng của lực khác song song hiện khi nào. Bây giờ ta sẽ với mặt tiếp xúc. tiếp tục nghiên cứu phương, chiều và độ lớn của các loại lực ma sát. Đầu tiên là lực ma sát trượt. Trang 7 Tình huống vật lí cơ bản Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung [Vận dụng] Hoạt động 1 (3 phút)  Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt, có tác dụng cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó, có hướng ngược với hướng của vận tốc. Lực ma sát trượt không phụ thuộc diện tích bề mặt tiếp xúc và tốc độ của vật, nhưng phụ thuộc vào vật - GV cho HS xem đoạn phim về một người đi chuyển trên đường trơn đi giày có mặt đế sần sùi và một người đi giày có mặt đế nhẵn. - GV: Đo độ lớn của lực ma - Học sinh quan sát và nhận sát trượt như thế nào đây? xét: - GV: giới thiệu dụng cụ thí + Khúc gỗ chuyển động gần nghiệm và nêu cách đo độ lớn như thẳng đều. của lực ma sát trượt. - Sau đó GV thực hiện thí nghiệm một vài lần. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - Số chỉ lực kế là đo độ lớn của lực ma sát trượt Trang 8 Kết hợp công nghệ thông tin. Giới thiệu dụng cụ và làm thí nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc (độ nhám, độ sạch, độ khô, …). Nó có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực theo công thức Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Hoạt động 2 (5 phút) GV: Dùng cách đo ở trên chúng ta đi tìm hiểu xem độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc các yếu tố nào? * Thí nghiệm khởi đầu: GV: Nếu cô móc lực kế vào - Quan sát thí nghiệm khởi Học sinh khúc gỗ và kéo cho nó đầu. Fmst   t N làm chuyển động thẳng đều thì số việc nhóm tham chỉ của lực kế( tức là độ lớn trong đó, N là áp gia lực tác dụng lên của lực ma sát trượt) phụ thực nghiệm, dự vật , t là hệ số tỉ thuộc vào những yếu tố nào trong các yếu tố sau đây ? đoán Ghi nhớ các yếu tố GV đưa lệ gọi là hệ số ma kết sát trượt, phụ - Diện tích tiếp xúc của khúc ra. quả và làm thí thuộc vào vật liệu gỗ với mặt bàn. nghiệm tìm và tình trạng của - Tốc độ của khúc gỗ. ra kết quả. hai mặt tiếp xúc. - Áp lực của khúc gỗ lên mặt tiếp xúc - Bản chất (chất liệu) và các điều kiện bề mặt(độ nhám, độ sạch, độ khô,…)của mặt tiếp Học sinh có thể đưa ra nhiều giả thuyết (dự đoán): xúc. - GV vận dụng phương pháp thực nghiệm vào từ hoạt động này. Hoạt động 3 (2 phút) *Xây dựng giả thuyết: a) Diện tích tiếp xúc của khúc gỗ với mặt bàn( Stx). GV vừa nhắc lại các giả + Fmst có phụ thuộc Stx thuyết các em đưa ra vừa ghi + Fmst không phụ thuộc Stx lên bảng (Thảo luận nhóm). b) Tốc độ của khúc gỗ (v). + Fmst có phụ thuộc v + Fmst không phụ thuộc v c)Áp lực của khúc gỗ mặt tiếp xúc ( N ) - GV yêu cầu từng nhóm + Fmst có phụ thuộc N đưa ra giả thuyết của nhóm. + Fmst không phụ thuộc N Học sinh tham gia dự lênđoán kết quả thí nghiệm d)Bản chất(chất liệu) và các điều kiện bề mặt (độ nhám , độ sạch, độ khô,…)của mặt tiếp xúc. + Fmst có phụ thuộc + Fmst không phụ thuộc Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Hoạt động 4 (4 phút) * Thí nghiệm kiểm tra - HS thảo luận nhóm. - GV: Tất cả các giả thuyết (dự đoán) mà các em đưa ra đều có thể đúng hoặc chưa đúng. Bây giờ chúng ta xây - Chú ý lời giới thiệu và dựng các phương án thí hướng dẫn của GV. nghiệm để kiểm tra giả thuyết trong đó chỉ thay đổi một yếu tố còn các yếu tố khác thì giữ nguyên. - GV giới thiệu cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm (hai khúc gỗ, một lực kế) - Sau khi các em thảo luận đưa ra các phương án thí - Chú ý theo dõi. nghiệm kiểm tra. Thảo luận phương án thí nghiệm kiểm chứng - GV: Do điều kiện thời gian có hạn cả lớp cùng làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của lực ma sát vào hai yếu tố là diện tích bề mặt và áp lực * TNKT1: các giả thuyết của vật lên mặt tiếp xúc (các + Fmst có phụ thuộc Stx ? yếu tố khác giữ nguyên). + Fmst không phụ thuộc Stx ? Thí nghiệm 1: GV làm TN học sinh quan sát nhận xét kết Giả sử Fmst có phụ thuộc Stx là giả thuyết đúng. quả. - Móc lực kế vào khúc gỗ kéo cho nó chuyển động thẳng đều đọc số chỉ của lực kế. - Giữ nguyên khúc gỗ thay đổi bề mặt tiếp xúc có diện tích khác lúc đầu (*Chú ý: Hai bề mặt tương đối nhẵn như nhau) đọc số Kết luận 1: giả thuyết chúng chỉ lực kế và nhận xét. Số chỉ ta đưa ra là sai như vậy giả lực kế như nhau. thuyết đúng phải là: - GV yêu cầu HS đưa ra kết “Độ lớn lực ma sát trượt luận. không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc bề mặt”. - GV kết luận lại. Trang 10 HS làm việc nhóm Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Hoạt động 5 (5 phút) Thí nghiệm 2: GV làm TN (một trong các phương án thí nghiệm mà học sinh đưa ra phù hợp với ý đồ GV, nếu không thì GV gợi ý) học sinh quan sát nhận xét kết quả. - HS quan sát thí nghiệm kiểm tra. TNKT2 : Các giả thuyết + Fmst có phụ thuộc N Kiểm chứng giả thuyết + Fmst không phụ thuộc N - Móc lực kế vào một khúc Giả sử Fmst có phụ thuộc N là gỗ kéo cho nó chuyển động giả thuyết đúng. thẳng đều đọc số chỉ của lực kế. - Giữ nguyên khúc gỗ chồng thêm khúc gỗ thứ hai cùng trọng lượng (giữ nguyên bề mặt tiếp xúc) đọc số chỉ lực kế và nhận xét:. => Số chỉ lực kế lần sau gấp Kết luận 2: giả thuyết chúng đôi lúc đầu. (Có thể sử dụng các quả ta đưa ra là đúng: nặng để thay đổi áp lực). - Các thí nghiệm còn lại nếu không thực hiện được trực tiếp có thể cho học sinh xem thí nghiệm mô tả bằng công nghệ thông tin hoặc cho HS kiểm tra ở nhà nếu có dụng cụ. “Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực của vật lên bề mặt tiếp xúc”. - Chú ý. - HS rút ra kết luận chung. * Đặc điểm của độ lớn lực ma sát trượt: - không phụ thuôc Stx và v. - Yêu cầu HS rút ra kết luận - tỉ lệ N. chung về đặc điểm của độ lớn - phụ thuộc vật liệu và tình lực ma sát trượt. trạng hai mặt tiếp xúc. Hoạt động 6 (5 phút) GV: Giới thiệu công thức tính hệ số ma sát trượt và độ lớn lực ma sát trượt (GV ghi bảng công thức) - Hệ số ma sát trượt t  Fmst N Trang 11 - HS ghi nhận hệ số ma sát trượt và độ lớn lực ma sát trượt. Quan sát thí nghiệm mô phỏng Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung - Biểu thức tính độ lớn lực ma sát trượt Fmst  t N - Ghi nhận lưu ý của GV. - Lưu ý với HS: t phụ thuộc vào vật liệu, hình dạng bề mặt - Quan sát bảng 13.1. tiếp xúc, không có đơn vị. - GV giới thiệu hệ số ma sát trượt của một số vật liệu - Lấy thêm ví dụ về lực ma thông thường (bảng 13.1). sát trượt có ích và có hại. Liên hệ thực tế và quan sát ứng dụng thực tế. - GV giới thiệu vai trò của lực ma sát trượt trong cuộc sống (có ích và có hại). Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ. 2. Hoạt động 2(5 phút): Tìm hiểu về lực ma sát lăn. Mức độ chuẩn kiến thức – kĩ năng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh [Vận dụng] - GV giới thiệu điều kiện - HS lắng nghe và ghi Lực ma sát lăn xuất hiện xuất hiện của lực ma sát nhớ. khi một vật lăn trên một lăn. vật khác, để cản lại - Giới thiệu một vài đặc Liên hệ chuyển động lăn của vật. điểm của lực ma sát lăn. - Chú ý lắng nghe và tìm thực tế Lực ma sát lăn rất nhỏ so - Giới thiệu lực ma sát lăn thêm một vài ví dụ về lực với lực ma sát trượt. có ích và có hại như thế ma sát lăn. nào? Cho HS quan sát vài - Quan sát. ổ bi, con lăn. 3. Hoạt động 3 (7 phút): Tìm hiểu về lực ma sát nghỉ. Mức độ chuẩn kiến thức – kĩ năng Hoạt động của giáo viên [Vận dụng] Hoạt động của học sinh - GV giới thiệu điều kiện - HS lắng nghe và ghi Liên hệ thực tế Lực ma sát nghỉ chỉ xuất xuất hiện của lực ma sát nhớ. hiện khi có ngoại lực tác nghỉ. dụng lên vật, ngoại lực này - Giới thiệu một vài đặc có xu hướng làm cho vật điểm của lực ma sát nghỉ. chuyển động nhưng chưa đủ - Giới thiệu lực ma sát nghỉ - Chú ý lắng nghe và để thắng lực ma sát. Giá của có ích và có hại như thế tìm thêm một vài ví dụ về lực ma sát nghỉ. lực ma sát nghỉ nằm trong nào? mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật. Lực ma sát luôn ngược chiều với ngoại lực. Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực. Độ lớn của ngoại lực tăng thì lực ma sát nghỉ tăng. 4. Hoạt động 4 (3 phút): Củng cố - Dặn dò. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Sau khi học bài này các em biết được - Trả lời lần lượt các loại ma sát. mỗi loại lực ma sát : - Xuất hiện khi nào ? Phụ thuộc các yếu - Nhận nhiệm vụ về nhà. tố nào? - Có độ lớn tính bằng công thức nào? - Vai trò cũng như tác hại của nó? Về nhà vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. 4. Dạy bài tập Vật lý Vật lý là một môn học khó vì cơ sở của nó là toán học. Bài tập vật lí lại rất đa dạng và phong phú. Trong phân phối chương trình số tiết bài tập lại hơi ít so với nhu cầu cần củng cố kiến thức cho học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu, kém cần có thời gian làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập. Chính vì thế người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp tốt nhất nhằm tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú môn học này. Việc làm này rất có lợi cho học sinh trong thời gian ngắn đã nắm được các dạng bài tập, nắm được phương pháp giải và từ đó có thể phát triển hướng tìm tòi lời giải mới cho các dạng bài tập tương tự. Quá trình giải bài tập là quá trình vận dụng lí thuyết vào giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri thức, rèn luyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của người học. Hiện nay, số lượng sách tham khảo và sách bài tập có mặt trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Điều gây khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn cho bản thân các em hệ thống bài tập thích hợp để học tập. Vì vậy mà giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho các em. Tôi là một giáo viên trẻ mới ra trường vì vậy trong quá trình dạy học nhiều khi tôi chưa chú trọng đúng mức về cách ra bài tập và hướng dẫn giải bài tập. Chính vì vậy, một tiết dạy bài tập cần dành thời gian đầu tư soạn giảng công phu, và biết rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. Đối với đối tượng học sinh yếu kém, thực trạng của những học sinh này khi thực hiện đề tài này: + Trên 80% học sinh không có và nếu có thì không biết sử dụng máy tính bỏ túi. + Hơn 50% học sinh không có vở bài tập và sách bài tập. + Trên 50% học sinh chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.  Biện pháp thực hiện: Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung - Trang bị đầy đủ cho học sinh những kiến thức toán học cần thiết. - Yêu cầu mỗi học sinh tự trang bị cho mình một máy tính bỏ túi. - Hướng dẫn học sinh cách sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi. - Giáo viên khai thác bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. - Đối với bài tập trắc nghiệm và tự luận giáo viên cần photo cho học sinh và đảm bảo mỗi học sinh phải có một bản, giao về nhà cho học sinh nghiên cứu trước và phải đem theo trong giờ bài tập. - Trong giờ bài tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình bày lời giải và nhiều học sinh cùng tham gia giải một bài. - Đối với đối tượng học sinh yếu kém, ngoài việc giảng dạy nhiệt tình, giáo viên cần nắm bắt được tâm lí học sinh. Thường xuyên gọi những học sinh yếu, kém lên bảng làm từ những bài tập từ cơ bản nhất (vận dụng 1 công thức) đến vận dụng cao (vận dụng 2 công thức). Mỗi lần lên bảng nếu làm đúng giáo viên ghi nhận và ghi điểm cộng vào sổ. Người giáo viên cần tạo môi trường thân thiện giữa Thầy và Trò bằng cách động viên, khuyến khích kịp thời sự cố gắng và tích cực của học sinh đó trong học tập. Khi đó, chắc chắn những em học sinh đó sẽ cảm thấy vui và sẽ muốn phát huy tính tích cực trong giờ học sau. Tuyệt đối giáo viên không nên chê bai, miệt thị, xem thường những học sinh yếu khi làm sai như thế càng vô tình làm các em chán ghét môn Vật lí hơn. Sau đây, tôi xin đưa ra tiết dạy minh họa cho bài tập tự luận và bài tập dưới hình thức trắc nghiệm khách quan và dạng bài tập giải thích hiện tượng tự nhiên. 4.1. Dạy bài tập Vật lý tự luận Bước 1: Tóm tắt những kiến thức liên quan, gọi học sinh trả lời những câu hỏi liên quan đến kiến thức cũ, giúp học sinh hệ thống hóa lại nhóm kiến thức cần vận dụng, điều kiện vận dụng. Bước 2: Nêu bài tập cụ thể theo hệ thống từ dễ đến khó, các dạng tiêu biểu, vận dụng kiến thức vào các hiện tượng vật lí. Gợi ý học sinh tóm tắt đề, phân tích dữ kiện bài toán, tìm ra mối liên hệ giữa các dữ kiện với những kiến thức đã biết, gợi ý giúp học sinh suy nghĩ hướng giải quyết. Dùng phương pháp vấn đáp để giúp học sinh trình bày cách giải. Bước 3: Gọi học sinh nhận xét, nêu lại được cách thức giải bài toán, hình thành phương pháp giải dạng bài toán và vận dụng giải các bài tập tiếp theo. TIẾT DẠY MINH HỌA BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được các bước giải toán lập phương trình chuyển động của chất điểm, cách vẽ đồ thị vận tốc – thời gian, từ đồ thị lập lại phương trình vận tốc. - Nắm được các bước giải bài toán tìm vị trí và thời điểm gặp nhau của hai chất điểm cùng tham gia chuyển động. 2. Kỹ năng: - Giải được các bài toán. - Thực hiện các phép toán chính xác, trình bày logic bài toán. Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung - Kỹ năng vẽ đồ thị. 3. Thái độ: Tích cực tham gia tìm hiểu vấn đề cùng giáo viên. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hệ thống kiến thức và phương pháp giải các bài toán. 2. Học sinh: Chuẩn bị các bài toán đã giao làm ở nhà. III. CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Ôn lại kiếến thức. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Viết công thức tính độ - Độ lớn vận tốc tức thời: lớn của vận tốc tức thời? s - Viết công thức tính độ v = t lớn của gia tốc? Giá trị như thế nào trong từng - Công thức tính gia tốc : loại chuyển động? - Viết công thức tính vận tốc vận tốc vào thời điểm t bất kì? v  v0 a  0 : NDĐ v  : CDĐ a = t = t  t 0 a  0 Nội dung ghi nhớ 1. Độ lớn vận tốc tức thời: s v = t 2. Công thức tính gia tốc : v  v0 a  0 : CĐTNDĐ v  : CĐTCDĐ a = t = t  t 0 a  0 - Dấu của v0 và a như thế - Công thức tính vận tốc vào 3. Công thức vận tốc vào thời điểm t bất kỳ: nào trong từng loại thời điểm t bất kỳ: chuyển động? a . v0  0 : NDĐ a . v0  0 : CĐTNDĐ  - Viết công thức tính v = v0 + a.t a . v0  0 quãng đường đi được? : CDĐ - Viết công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và - Quãng đường đi được: quãng đường đi được?  : CĐTCDĐ v = v0 + a.t a . v0  0 4. Quãng đường đi được: a . v0  0: CĐTNDĐ 1 : CĐTCDĐ  : NDĐ 2 a . v 0  0 a . v  0 2  0 s = v .t + a.t 0 - Phương trình chuyển 1 : CDĐ  a . v  0 2 động? s = v0.t + 2 a.t  0 - Dạng đồ thị vận tốc – thời gian? 5. Công thức liên hệ giữa gia - Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường tốc, vận tốc và quãng đường đi được: đi được:  a . v0  0 : CĐTNDĐ  a . v0  0 : NDĐ  : CDĐ v 2  v02  2as  a . v0  0  v 2  v 02  2as  a . v0  0 : CĐTCDĐ 6. Phương - Phương trình chuyển động động: 1 có dạng: x = x0 + v0.t + 2 a.t2 trình chuyển 1 x = x0 + v0.t + 2 a.t2 * Chú ý: Quãng đường đi được của chất điểm có thể Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung được tính bằng công thức: - Là đường thẳng. s = x  x0 7. Đồ thị vận tốc thời gian: là đường thẳng. 2. Hoạt động 2: Trình bày phương pháp giải các bài toán. * Dạng 1: Viết phương trình chuyển động của chất điểm. - Bước 1: Chọn hệ qui chiếu và viết dạng phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều. + Chọn O làm gốc toạ độ, trục toạ độ Ox theo phương chuyển động, chiều dương là trục Ox là chiều chuyển động của vật. Mốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động (t = 0). 1 x  x0  v0 .t  at 2 (*) 2 + Phương trình chuyển động của vật có dạng: - Bước 2: Xác định các giá trị x0, v0 và a. + Nếu vị trí xuất phát trùng với gốc toạ độ O thì x0 = 0. + Nếu vật xuất phát tại vị trí A cách gốc toạ độ O một đoạn là a thì: a  x0 = OA =  a  : Nếu OA cùng chiều dương đã chọn.  : Nếu OA ngược chiều dương đã chọn. + v0 >0 nếu vật chuyển động cùng chiều dương đã chọn, v 0<0 vật chuyển động ngược chiều dương đã chọn. - Bước 3: Thay các giá trị x0, v0, a vừa tìm được vào phương trình (*) ta được phương trình chuyển động. * Dạng 2: Tìm vị trí và thời điểm gặp nhau của hai chất điểm cùng tham gia chuyển động. - Bước 1: Viết phương trình chuyển động cho từng vật trên cùng một hệ trục (các bước như dạng 1) 1 1 2 x1 = x01 + v01.t + 2 a1.t ; x2 = x02 + v02.t + 2 a2.t2 - Bước 2: Tại thời điểm hai chất điểm gặp nhau: x1 = x2 => t - Bước 3: Vị trí gặp nhau: thay t vừa tìm được vào x1 hoặc x2. * Dạng 3: Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian. - Bước 1: Viết phương trình vận tốc của vật. - Bước 2: Lập bảng giá trị (v, t). Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung - Bước 3: Biểu diễn từng cặp (v, t) vừa tìm được trên hệ toạ độ Ovt. - Bước 4: Nối các điểm vừa biểu diễn ở trên ta được một đường thẳng, đường thẳng đó gọi là đồ thị vận tốc – thời gian. 3. Hoạt động 3: Giải bài toán cụ thể. Bài toán: Ôtô thứ nhất chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s 2, đi qua điểm A với vận tốc 3m/s. Cùng lúc đó ôtô thứ hai chuyển động ngược chiều, đa qua điểm B cách A 150m với vận tốc 2m/s và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2. a. Viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ ? b. Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau ? c. Tìm quãng đường mỗi xe đi được kể từ lúc bắt đầu khảo sát đến khi gặp nhau? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Nêu loại bài tập. - Chép bài toán và tóm tắt bài toán. - Đọc bài toán cho học - Chọn gốc tọa O tại A, trục tọa độ sinh. - Chọn hệ qui chiếu ? - Để giải bài toán chuyển - Chọn gốc tọa O tại A, Ox trùng với đường thẳng AB, động trước hết ta cần trục tọa độ Ox trùng với chiều từ A đến B là chiều chuyển chọn điều gì ? đường thẳng AB, chiều chuyển động. Mốc thời gian là lúc ôtô 1 qua A, ôtô 2 qua B. - Trong bài toán này chọn từ A đến B là chiều hệ qui chiếu như thế nào ? chuyển chuyển động. a. Phương trình chuyển động của Mốc thời gian là lúc ôtô hai ôtô có dạng: - Viết dạng phương trình 1 qua A, ôtô 2 qua B. 1 chuyển động của hai xe ? - Phương trình chuyển x = x0 + v0.t + 2 a.t2 (t  0) động của hai ôtô có -Với từng xe yêu cầu học dạng: + Ôtô 1: x01 = 0; v01 = 3m/s; a1 = sinh xác định các giá trị 1 1m/s2 ban đầu và gia tốc, sau đó x = x + v .t + 2 a.t2 (t  0 0 1 viết phương trình chuyển  x1 = 3.t + 2 t2 (m;s) động. 0) - Hai xe gặp nhau khi - Học sinh tự xác định + Ôtô 2: x01 = 150; v01 = - 2m/s; a1 nào ? và viết phương trình = -1m/s2 - Yêu cầu học sinh tìm chuyển động cho mỗi xe 1 thời điểm gặp nhau từ ?  x2 = 150 – 2.t - 2 t2 (m;s) điều kiện trên. b. Khi hai ôtô gặp nhau: x1 = x2  - Khi x1 = x2 Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung 1 1 3.t + 2 t2 = 150 – 2.t - 2 t2 - Tự giải. - Từ kết quả câu b hãy tìm quãng đường của mỗi xe đi được từ lúc khảo sát đến khi gặp nhau ? - Kiểm tra đáp số .  t2 + 5.t – 150 = 0 t  10s  t   15s - Tự giải - Vì t  0 nên ta chọn t = 10s. - Khi t = 10s, ta có x1 = x2 = 3.10 + 1 2 102 = 80m. Vậy sau 10s, hai xe gặp nhau tại vị trí cách A 80m. c. Quãng đường ôtô 1 đi được là: s1 = x1  x01 = 80  0 = 80m. Quãng đường ôtô 2 đi được: s2 = x 2  x 02 = 80  150 = 70m. 4. Hoạt động 4: Làm thếm bài tập và giao nhiệm vụ vếề nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn HS làm thêm bài tập trong - Làm bài tập. tài liệu và SBT. - Giao nhiệm vụ về nhà làm các bài tập - Nhận nhiệm vụ về nhà. còn lại. 4.2. Dạy bài tập Vật lý trắc nghiệm Bước 1: Gọi học sinh phát biểu tóm tắt kiến thức liên quan, giúp học sinh hệ thống hóa lại nhóm kiến thức cần vận dụng, điều kiện vận dụng. Bước 2: Nêu bài tập cụ thể. Gợi ý học sinh phân tích dữ kiện bài toán, tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện với những kiến thức đã biết, gợi ý giúp học sinh phân tích những chỗ nhiễu của các câu sai, tự tìm ra câu trả lời đúng. Bước 3: Gọi học sinh phát biểu câu trả lời. Giúp học sinh phân tích, nhận xét, rút ra các kinh nghiệm về những mồi nhử của đề mà học sinh thường mắc sai xót, nêu đáp án. Bước 4: Giúp học sinh định hướng lại cách học lí thuyết cần hiểu rõ kiến thức, ghi nhớ những kiến thức quan trọng, thủ thuật vận dụng tính toán nhanh, từ đó học sinh vận dụng vào các câu hỏi trắc nghiệm tiếp theo. VÍ DỤ MINH HỌA Trang 18 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Câu 1: Chọn câu đúng? a) Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. b) Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại. c) Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. d) Nếu có lực tác dụng vào vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. Đáp án đúng là: D Bên cạnh việc chọn ra đáp án đúng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá, giỏi giải thích tại sao các đáp án còn lại sai. Đối với những học sinh yếu, kém thì giáo viên cần phân tích rõ chổ nhầm lẫn khi học sinh không học kĩ lí thuyết: + Khi không có lực tác dụng, vật có thể đứng yên hoặc vẫn chuyển động thẳng đều được. (Định luật I Newton) + Nếu thôi không tác dụng lực thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều. (Quán tính) + Vật chỉ có gia tốc theo hướng hợp lực, chứ vận tốc của vật có thể không theo hướng của lực tác dụng ( ví dụ: Chuyển động chậm dần đều do ma sát). Câu 2: Chọn đáp án đúng? Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 12km/h bỗng hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều, sau 1 phút thì dừng lại.Gia tốc của xe là A.12m/s2 B.- 0,2m/s2 C.- 0,055m/s2 D.0,055m/s2 Đáp án đúng là: C Giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy được những mồi nhử của đề. + Đáp án A: 12 m/s2. Nếu học sinh chọn đáp án này do học sinh không đổi đơn vị của vận tốc ra m/s và thời gian ra giây, đồng thời học sinh quên lấy v – v0. + Đáp án B: 0,2 m/s2. Do học sinh không đổi đơn vị của vận tốc ra m/s. + Đáp án D: 0,055 m/s2. Đáp án này học sinh đã đổi vận tốc ra m/s và thời gian ra giây nhưng lại quên công thức tính gia tốc a  v  vo t vì vận tốc lúc sau dừng lại = 0 0 nên kết quả v – v sẽ mang giá trị âm => a <0 => a và v trái dấu ( chuyển động thẳng chậm dần đều). c. Dạy bài tập giải thích các hiện tượng tự nhiên. Vật lí không chỉ là các phương trình và các con số. Vật lí học là những điều xảy ra xung quanh chúng ta. Nó có liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điểu khiển một con tàu vũ trụ, …. Vật lí còn nói về màu sắc của cầu vồng, về ánh sáng lóng lánh và tính chất cứng, không dẫn diện của một viên kim cương. Việc học môn vật lí không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức vật lí để giải xong các phương trình và đi đến đáp số, mà còn phải giải thích các hiện tượng vật lí trong tự nhiên. Trang 19 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Nguyễn Thùy Dung Đối với đối tượng học sinh yếu kém, thì giáo viên cần phải liên hệ nhiều hơn đến những vấn đề thực tế để gây hứng thú học tập cho những học sinh này. VÍ DỤ MINH HỌA Tại sao đi xe đạp trên đất bùn rất khó khăn? Khi đi xe đạp trên đất nhão thì hai bánh của xe đạp giống như bị xịt lốp, đạp xe rất mất sức.Cũng như khi bạn đi bộ trên tuyết hoặc trong vùng bùn, bạn cũng cảm thấy bước đi rất khó khăn. Điều này là do khi chân dẫm lên tuyết hoặc bùn, thể trọng của người đều dồn vào một diện tích khá lớn dưới chân, lúc này, chân đã sinh ra một lực rất mạnh trên mặt đất. Bởi vì hệ số đàn hồi và độ đàn hồi của đất lại cực kỳ nhỏ, vì vậy, dưới tác dụng của áp lực nhỏ thì đất đã biến dạng và không thể tự trở lại trạng thái cũ, do đó chân bị lún sâu vào trong tuyết và bùn nhão. Và khi bạn muốn bước tiếp thì phải nhấc chân cao hơn so với độ bình thường, do đó sẽ cảm thấy rất vất vả. Đi xe đạp trên đất nhão cũng như vậy, do bánh xe đè nặng lên mặt đất làm cho đất nhão bị ép thành một đường lõm sâu. Xe muốn đi được thì đầu tiên phải để cho bánh xe thoát ra khỏi rãnh đó. Hơn nữa, đất càng nhão thì bánh càng bị lún sâu trở ngại của rãnh đối với việc đi về phía trước của bánh xe càng lớn, vì vậy để xe tiến về phía trước chúng ta phải bỏ ra nhiều sức lực hơn. Điều đó khiến cho người đi xe phải tác dụng một lực lớn lên xe đạp. Tại sao đường đi trên núi thường uốn lượn, vòng vèo? Chúng ta đều biết rằng, đi xe đạp, đi bộ từ nơi thấp đến nơi cao sẽ vất vả hơn nhiều so với việc đi lại trên mặt đất bằng phẳng, leo lên những sườn dốc lớn sẽ vất vả hơn nhiều so với việc leo lên những sườn dốc có độ dốc nhỏ. Vì vậy khi leo sườn dốc mọi người luôn nghĩ cách để làm cho độ dốc của sườn dốc nhỏ đi. Đối với sườn dốc có độ cao nhất định, mặt nghiêng của sườn dốc càng dài, độ dốc càng nhỏ. Vì vậy mọi người luôn lợi dụng phương pháp kéo dài mặt nghiêng để giảm đi độ dốc, tiết kiệm được sức lực. Ví dụ, nếu kéo một chiếc xe có vật nặng lên dốc, nếu cứ kéo thẳng lên thì người ta sẽ cảm thấy rất mệt. Nhưng với những người có kinh nghiệm thì người ta sẽ kéo xe lên vòng vèo theo hình chữ S. Như vậy đoạn đường tuy dài ra, nhưng có thể tiết kiệm được sức lực vì đã khiến cho mặt nghiêng dài ra, độ dốc nhỏ đi. Còn có một ví dụ nữa, ở hai đầu của những chiếc cầu lớn đều có cầu dẫn rất dài, đôi khi cầu dẫn được xây theo hình xoắn ốc. Người ta làm như vậy đều với mục đích là giảm đi độ dốc của cầu. Làm thế nào phân biệt trứng chín, trứng sống ? Muốn giải đố mà không phải đập trứng ra, bạn hãy dùng kiến thức cơ học để vượt qua khó khăn nho nhỏ này.Đặt quả trứng định thử lên một cái đĩa và dùng hai ngón tay quay nó một cái.Trứng sống thì ngay bắt nó quay cũng khó. Nhưng trứng chín (nhất là chín kỹ) thì quay nhanh và lâu hơn hẳn. Nó quay nhanh đến mức không thể thấy rõ hình dạng, mà chỉ thấy là một khối cầu dẹp màu trắng, và nó thể quay trên đầu nhọn được. Sở dĩ như thế là vì quả trứng chín kỹ quay như toàn thể một vật đặc; còn quả trứng sống thì lòng trứng lỏng ở bên trong không thể ngay tức khắc nhận được Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan