Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Skkn phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn giáo dục công dân lớp 10...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn giáo dục công dân lớp 10.

.DOC
22
1950
90

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A Mã số: ..................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục công dân  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Năm học: 2014 – 2015 Hiện vật khác  2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng 2. Ngày tháng năm sinh: 25/02/1981 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 2 – Xã Sông Trầu – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613.864198(CQ) ; ĐTDĐ: 097.2288799 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó chủ tịch Công đoàn 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 và 12. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất A – Trảng Bom, Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Giáo dục công dân. Số năm có kinh nghiệm: 09 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 02 + Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10. + Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10 – Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn giáo dục công dân có mục tiêu giáo dục học sinh THPT trở thành người công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Nói cụ thể hơn, môn GDCD góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích cho xã hội, hình thành những phẩm chất, năng lực, nhân cách của người công dân mới. Thế nhưng, đa số trong trường học và tư tưởng của phụ huynh và học sinh xem môn này chỉ là môn “phụ”, từ đó tác động đến thái độ học tập của học sinh trong tình trạng không học, học thụ động. Một thực trạng nữa trong giảng dạy môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay là chương trình khá dài và nặng, một số nội dung sắp xếp chưa phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh THPT, thời lượng giảng dạy không đủ để giáo viên truyền tải sâu hơn nội dung khối lượng kiến thức trừu tượng và khá phức tạp của môn học, giáo cụ trực quan phục vụ việc dạy - học ít được quan tâm, đầu tư hỗ trợ. Ngoài ra, môn học còn phải tích hợp rất nhiều các nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho học sinh. Từ đó, với chương trình như hiện nay, giảng dạy môn GDCD rất cần sự tâm huyết của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung, nêu ví dụ sinh động để học sinh dễ tiếp thu. Để đạt được yêu cầu hiểu biết và rèn luyện nhân cách cho học sinh trong cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên giáo dục công dân nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục công dân, kích thích sự hứng thú học tập, tìm hiểu cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn giáo dục công dân mà còn phải có những hiểu biết cơ bản về các bộ môn địa lí, văn học, lịch sử, hóa học, vật lí, sinh học… để vận dụng làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn giáo dục công dân lớp 10" nhằm trao đổi với đồng nghiệp trong việc tìm ra phương pháp tích cực để giảng dạy môn giáo dục công dân. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận “Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, 2 sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới”. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liên hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống, con người không ngừng hoàn thiện bản thân mình, và để tồn tại trong xã hội con người phải có tri thức. Con người tiếp nhận kiến thức thông qua quá trình học tập, học trong nhà trường, học ngoài xã hội. Tri thức con người tiếp nhận bao gồm tri thức tự nhiên và tri thức xã hội. Có như vậy, con người mới phát triển một cách toàn diện. Từ đó, cho thấy giữa các bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên có quan hệ mật thiết với nhau, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học giáo dục công dân nói riêng ở trường phổ thông. Đây thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả giáo dục, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng con người phát triển thiếu hài hòa và mất cân đối. 2. Cơ sở thực tiễn Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới. Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan… Ở Việt Nam thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học. 3 Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc hình thành quan niệm về thế giới quan và hình thành nhân cách con người. Qua đó giúp học sinh tránh được cái nhìn chung chung về thế giới và con người. Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu từ các môn học khác còn giúp người học có thêm cơ sở để nắm vững bản chất của sự vật hiện tượng, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học thực tiễn, rèn luyện cho người học thói quen nghiên cứu tìm hiểu. Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ làm cho bài học nhẹ nhàng, hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh. Bài học trở nên cụ thể bớt trừu tượng, học sinh dễ tiếp thu; là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục công dân. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài a. Nội dung thực hiện của đề tài Qua nghiên cứu, tìm hiểu và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng có thể vận dụng kiến thức các môn học trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10, cụ thể: Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội. Bài 10: Quan niệm về đạo đức. Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Bài 13: Công dân với cộng đồng. Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân. b. Điểm mới của đề tài Đề tài khẳng định rõ hơn vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức các môn học khác trong dạy học giáo dục công dân để gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua thực tiễn đề tài sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng việc dạy học và sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học ở trường phổ thông. Xác định được nội dung kiến thức các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần và có thể sử dụng trong dạy học giáo dục công dân, đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. 4 c. Giải pháp thực hiện đề tài Trong chương trình bộ môn Giáo dục công dân lớp 10, nội dung mang tính trừu tượng, khó hiểu khác với các môn học khác mà từ trước các em chưa được tiếp cận cũng như tìm hiểu một cách rõ ràng, đầy đủ. Vì vậy, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng sử dụng các môn học khác để giải thích và hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài học đã thu hút sự chú ý cũng như kích thích khả năng tìm hiểu và tiếp thu kiến thức của các em. Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được thể hiện ở các nội dung sau: Từ bài 1 đến bài 9, đã được trình bày ở đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10 – Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” trong năm học 2013 – 2014 và đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đánh giá, công nhận. Với đề tài này tôi xin được trình bày ở “Phần thứ hai: Công dân với đạo đức”. Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a, phần 2 – mục a, cụ thể: Ở phần 1 - mục a: Đạo đức là gì? Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm đạo đức, để khắc sâu kiến thức và giúp học sinh hiểu nội dung quan niệm đạo đức có sự thay đổi theo thời gian, giáo viên thực hiện như sau: Hỏi: Em hãy phân biệt chữ “trung” trong thời kì Phong kiến và xã hội ngày nay khác nhau như thế nào? HS: Vận dụng kiến thức đã học ở môn lịch sử để trả lời. GV: Liệt kê ý kiến của HS lên bảng và chốt lại bằng bảng so sánh. Chữ “trung” trong thời kì phong kiến Chữ “trung” trong xã hội ngày nay - Trung thành vô điều kiện với vua (Theo - Trung thành với lợi ích của đất nước, chế độ quân chủ chuyên chế). của nhân dân. - Trung với nước đồng nghĩa với trung với - Trung gắn liền lòng yêu nước với lợi ích vua. của dân tộc. - Con người bị giới hạn trong quan điểm - Thể hiện sự bình đẳng trong các mối Tam cương (Vua-tôi, cha-con, chồng-vợ) quan hệ giữa con người – con người. Con Ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) => người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh Trung thành với Vua. phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Hỏi: Có phải các quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong xã hội phong kiến cũng như các chế độ xã hội trước đây so với ngày nay đều thay đổi hay không? Vậy có những quy tắc, chuẩn mực nào vẫn còn giữ nguyên giá trị? HS: Vận dụng kiến thức đã học ở môn lịch sử để trả lời. GV: Kết luận: Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo. Tuy nhiên, có những quy tắc, chuẩn mực vẫn 5 còn giữ nguyên giá trị từ xưa đến nay như: tình yêu quê hương, đất nước, con người; kính trên, nhường dưới; lễ phép, hiếu thảo… Ở phần 2 – mục a: Đối với cá nhân Tích hợp Tư tưởng Hồ Chí Minh, cụ thể: Hỏi: Hãy nêu tư tưởng, quan niệm hoặc câu nói của Bác Hồ về đạo đức? HS: Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức để trả lời. GV: Kết luận: Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Bài 11 : MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a, cụ thể: Vận dụng kiến thức ở môn sinh học để giúp học sinh tìm hiểu khái niệm “Nghĩa vụ”: GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoạt động của một số động vật: 1. Bò mẹ khi đẻ con, không mấy khi rời con. Khi người ta dắt bò con đi, bò mẹ thường rất đau buồn. Để an ủi bò mẹ, người ta đặt vào chuồng bò một con bê nhồi rơm, bò mẹ lầm tưởng là con mình thế là về ngay chuồng, liếm lấy, liếm để đứa con thân yêu. Đến khi bê nhồi rách da lòi cỏ bò mẹ quên mất tình mẫu tử, cứ việc chén tì tì cho đến hết “đứa con” mới thôi. 2. Chim tu hú bao giờ cũng đẻ vào tổ của loài chim khác, nhờ những con chim đó ấp, nuôi hộ mình. Muốn cho những con chim đó không phân biệt được trứng lạ trong quá trình tiến hóa tự nhiên, tu hú đã hình thành được một “hoạt động” kỳ lạ, có thể đẻ ra được những quả trứng có kích thước và màu sắc giống hệt trứng của loài chim mà nó đẻ nhờ. Đây là một “hoạt động” thật tuyệt vời. 3. Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò 6 vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ). Hỏi: Hoạt động của các loài trên được gọi là gì? Trong môn sinh học hoạt động đó được hiểu như thế nào? HS: Vận dụng kiến thức trong môn sinh học trả lời theo gợi ý của giáo viên. Các hoạt động trên được gọi là bản năng của loài vật. Theo sinh học giải thích đó là “tập tính” của loài vật – Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Hỏi: Hãy phân tích ví dụ trong Sách giáo khoa về hoạt động của Sói mẹ nuôi con khác với cha mẹ nuôi con như thế nào? HS: Vận dụng kiến thức môn sinh học để giải thích ví dụ trong Sách giáo khoa. GV: Nhận xét và chốt lại vấn đề: Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Bài 12 : CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a; phần 2 – mục b, cụ thể: Ở phần 1 – mục a: Tình yêu là gì? Vận dụng kiến thức ở môn văn học để giúp học sinh tìm hiểu khái niệm “Tình yêu”, cụ thể: Ở phần giới thiệu bài giáo viên vận dụng kiến thức văn học để dẫn dắt vào bài: GV: Hướng dẫn HS đọc bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi. Hỏi: - Tình yêu ở bài thơ được thể hiện như thế nào? - Em hiểu thế nào về tình yêu qua bài thơ trên? HS: Vận dụng kiến thức trong văn học để trả lời. GV: Giảng giải: Trong đời sống tình cảm cá nhân tình yêu luôn giữ một vị trí đặc biệt. Nó góp phần điều chỉnh hành vi và làm bộc lộ phẩm chất đạo đức của cá nhân. Tình yêu có nội dung rất rộng như: tình yêu anh em, tình yêu cha mẹ, tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước, … trong đó tình yêu nam – nữ là đề tài muôn thuở và được nhắc đến nhiều nhất trong ca dao, tục ngữ, trong thơ ca, … trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến tình yêu nam – nữ. Hỏi: - Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về tình yêu? Qua đó, em rút ra tình yêu có những biểu hiện gì? - Em biết những quan niệm nào về tình yêu? HS: Vận dụng kiến thức trong văn học để trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. Tình yêu là một đề tài muôn thuở. Từ lâu đã có biết bao tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về tình yêu làm rung động triệu triệu con tim. Kết luận thế nào là tình yêu. Ở phần 2 – mục b: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay 7 Vận dụng kiến thức môn lịch sử ở thời kỳ Phong kiến để giúp học sinh thấy được sự khác biệt của chế độ hôn nhân ở nước ta. Hỏi: Em hãy phân biệt chế độ hôn nhân ở nước ta trong thời kì phong kiến và hiện nay khác nhau như thế nào? HS: Vận dụng kiến thức đã học ở môn lịch sử để trả lời. GV: Liệt kê ý kiến của HS lên bảng và chốt lại bằng bảng so sánh. Chế độ hôn nhân trong thời kì phong kiến Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay - Hôn nhân là việc xác lập quan hệ giữa 2 gia - Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, là tộc nên theo quan niệm: Môn đăng hộ đối, hôn nhân: Dựa trên tình yêu chân Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Người phụ nữ chính ; thể hiện qua việc cá nhân được sống với thái độ chấp nhận, cam chịu hoàn tự do kết hôn theo luật định; phải đảm cảnh, để mặc cho số phận đưa đẩy. bảo về mặt pháp lý; thể hiện ở việc - Theo quan niệm trọng nam khinh nữ, mọi đảm bảo quyền tự do ly hôn. người hầu như chấp nhận quy luật bất công: - Hôn nhân một vợ một chồng, vợ "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chồng bình đẳng, thể hiện: nguyên tắc một chồng". Cuộc đời người đàn bà phụ cơ bản trong gia đình mới ; nghĩa vụ, thuộc hoàn toàn vào chồng về mọi mặt: kinh quyền lợi và quyền hạn ngang nhau tế, tình cảm, nơi nương thân, chỗ đứng trong trong mọi mặt của đời sống gia đình. xã hội, sự kính trọng của người xung quanh, v.v... Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 2 – mục a và c, cụ thể: Trong mục a:Nhân nghĩa Hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ sau: - Thương người như thể thương thân. - Lá lành đùm lá rách. - Một miếng khi đói, bằng một gói khi no. - Tối lửa tắt đèn có nhau. HS: Vận dụng kiến thức môn văn học để trả lời ý kiến cá nhân. GV: Nhận xét, kết luận. Các câu tục ngữ trên đều có cách giải thích riêng nhưng đều cùng ý nghĩa, thể hiện truyền thống, đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam đó là sự yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, sa cơ lỡ bước với thái độ gần gũi, dịu dàng, ần cần làm nâng cao lối sống giàu tình, nặng nghĩa. => Khái niệm nhân nghĩa. Hỏi: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ thể hiện lòng nhân nghĩa? HS: Vận dụng kiến thức môn văn học để trả lời ý kiến cá nhân. 8 GV: Giảng giải. Không ai trong xã hội có thể sống lẻ loi một mình, mà cần phải có những người xung quanh giúp đỡ. Chính những tình cảm ấy tạo nên sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn, gian khổ để tự tin và vững bước hơn trong cuộc sống. => Ý nghĩa. GV: Chuyển ý sang nội dung biểu hiện. Cộng đồng là nơi chăm lo cuộc sống cho các cá nhân. Nhưng đồng thời cá nhân cũng cần phải sống và ứng xử phù hợp với cộng đồng. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biểu hiện của lòng nhân nghĩa, cụ thể: 1- Đối với biểu hiện: Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng ngay đối với cả tù binh, hàng binh trong chiến tranh. Hỏi: Em hãy lấy ví dụ dẫn chứng cho biểu hiện trên? GV: Gợi ý cho học sinh tìm hiểu thêm dẫn chứng: - Trong môn văn học ở bài “Bình ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi, có đoạn viết: “…Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp, Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần vũ chẳng giết hại, Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, Về đến nước mà vẫn tim đập chân run…” - Trong môn lịch sử ở nội dung thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ năm 1954 – 1975, có sự kiện: Lính Mỹ xách vali về nước (ảnh chụp tháng 3-1973 tại Tân Sơn Nhất) 9 Suốt tháng 2 và tháng 3-1973, việc giám sát trao trả tù binh là nhiệm vụ chủ yếu của các sĩ quan trong trại Davis. Việt Nam dân chủ cộng hòa trao trả 426 phi công Mỹ tại sân bay Gia Lâm đúng như danh sách đã báo ở Paris. Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trả 127 tù binh Mỹ ở Lộc Ninh, sau bổ sung thêm một người còn sót lại ở Trà Vinh. Các cuộc trao đổi tù binh hai phía người Việt được tổ chức nhiều nơi như Lộc Ninh (Bình Phước), Bồng Sơn (Bình Định), Thiện Ngôn (Tây Ninh), Tam Kỳ (Quảng Nam), Đức Nghiệp (Gia Lai)... Quân giải phóng nhận lại 26.492 quân nhân, 5.075 nhân viên dân sự, và trả lại cho phía Sài Gòn 6.063 người. HS: Dựa vào gợi ý của giáo viên để trả lời và tìm hiểu nội dung dẫn chứng. Trong mục c:Hợp tác GV: Đặt vấn đề: Trong cuộc sống nhiều lúc có những vấn đề một cá nhân không thể tự mình giải quyết được. Vì vậy chúng ta cần phải biết hợp tác. Hỏi: Em hiểu thế nào về nội dung câu ca dao, tục ngữ sau: “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” “Chung lưng đấu cật” HS: Vận dụng kiến thức môn văn học để trả lời ý kiến cá nhân. GV: Nhận xét, kết luận.Câu ca dao, tục ngữ nói lên sức mạnh đoàn kết, cộng đồng. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của hợp tác qua môn lịch sử ở nội dung thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 – 1954, cụ thể: Hỏi: Em hãy đọc sự kiện lịch sử sau và cho biết: - Đây là sự kiện lịch sử nào? - Sự kiện này mang lại ý nghĩa gì cho cách mạng Việt Nam? - Ý nghĩa của hợp tác? Thực hiện Chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, ngày 07-10-1947, quân Pháp tập trung khoảng 12 nghìn quân, gồm: bộ binh, lính dù và thủy quân tinh nhuệ ở Bắc Bộ tiến công lên Viê êt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta để kết thúc chiến tranh và áp đặt sự thống trị thực dân như trước đây. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng chỉ đạo phải tổ chức chiến dịch phản công đập tan cuộc tiến công của quân Pháp. Phương châm Chiến dịch là: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, phương thức tác chiến là đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung đánh phục kích, tập kích, trên cả hai trục: đường thủy (Sông Lô) và đường bô ê (Đường số 4, số 3). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã bẻ gẫy hai gọng kìm tiến công của quân Pháp, khiến chúng bị tổn thất nă nê g nề. GV: Nhận xét, kết luận. Thắng lợi ở Việt Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang ba thứ quân, để lại nhiều bài học kinh nghiệm bước đầu về sự phối hợp tác chiến giữa lực lượng du kích và bộ đội chủ lực với phương châm tiêu diệt địch để bảo vệ lực lượng của ta. 10 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hội đồng Chính phủ nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947. (Ảnh tư liệu) Bài 14 : CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a, phần 3, cụ thể: Ở phần 1 – mục a:Lòng yêu nước là gì? Hỏi: Em hãy đọc và nhận xét về tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên. HS: Vận dụng kiến thức về văn học để nhận xét đoạn thơ trong sách giáo khoa. GV: Nhận xét và chốt lại nội dung. - Chế Lan Viên là một con người yêu đất nước mình đến tha thiết, thậm chí là day dứt. Đối với ông tình yêu quê hương, đất nước với tình cảm da diết, nồng nàn và xuất phát từ tình cảm rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người. - Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo ra, yêu nơi mình sinh ra và lớn lên… Những tình cảm giản dị ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước. Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố, thử thách. Hỏi: Hãy đọc một số đoạn thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mà em biết? HS: Vận dụng kiến thức về văn học để tìm hiểu và đọc thơ. GV: Có thể gợi ý: Bài thơ “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm, “Đất nước”Nguyễn Đình Thi… Ở phần 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc GV: Dẫn dắt. Bác Hồ đã dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” 11 Hỏi: 1- Câu nói này là lời căn dặn của Bác với ai? Ở đâu? Vào thời gian nào? 2- Em hiểu thế nào về lời dạy của Bác? 3- Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc? HS: Vận dụng kiến thức lịch sử trả lời câu 1, văn học trả lời câu 2. Câu 3 – Sgk. GV: Nhận xét, kết luận: 1- Câu nói này là lời căn dặn của Bác với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, vào sáng ngày 19/9/1954. Đó là lời di huấn thiêng liêng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, giản đơn nhưng lại là một chân lí của các thế hệ người Việt Nam. 2- Một mặt Bác Hồ khẳng định nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng nước giữ nước lâu đời và công lao dựng nước của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Mặt khác, Bác khẳng định: “Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi” của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu. 3- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc – Nội dung bài học trong sách giáo khoa. GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, cụ thể: 1- Đối với trách nhiệm: Phê phán đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức Pháp luật để hiểu thêm nội dung như: Theo quy định của Pháp luật nước ta trong “Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự”, ở “Chương 1: Các tội xâm phạm an ninh Quốc gia” có quy định: - Điều 72: Tội phản bội Tổ quốc. - Điều 73: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. - Điều 74: Tội gián điệp. - Điều 75: Tội bạo loạn. … 2- Đối với trách nhiệm: rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm hiểu và kể một câu chuyện về Bác Hồ siêng năng tập luyện thể dục thể thao. 3- Đối với trách nhiệm: Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức môn Quốc phòng và Pháp luật để hiểu thêm nội dung như: Theo quy định trong “Luật Quốc phòng”, ở “Chương 2: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng” có quy định: 12 - Điều 4: Vi phạm các quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự. - Điều 5: Vi phạm quy định sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. - Điều 6: Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Điều 7: Vi phạm quy định về nhập ngũ. - Điều 8: Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ. - Điều 9: Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự. … HS: Theo gợi ý của giáo viên và đã được dặn dò từ tiết học trước, trả lời ngắn gọn ý kiến cá nhân. GV: Nhận xét, kết luận. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của tất cả người dân Việt Nam. Vì vậy là Thanh niên, học sinh chúng ta cần phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một người công dân Việt Nam. GV: Củng cố. Hỏi: Hãy kể về một tấm gương điển hình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà em đã được học hoặc biết đến? HS: Vận dụng kiến thức lịch sử để trình bày. GV: Gợi ý học sinh trả lời. Về tấm gương trong công cuộc xây dựng Tổ quốc – kể những gương điển hình ngày nay như: những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, tấm gương giữ gìn môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, tham nhũng, xây dựng biển, đảo… Về tấm gương bảo vệ Tổ quốc – kể tấm gương anh hùng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và anh hùng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thân yêu của Tổ quốc trong thời nay. Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐẾ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng như sau: GV: Sử dụng phương pháp dự án để giúp học sinh tìm hiểu bài học, cụ thể: Đối với giáo viên: 1. Chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1 từ số 1 – 12, nhóm 2 từ số 13 – 24, nhóm 3 từ số 25 đến hết. 2. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1: Trình bày nội dung “Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường”. - Nhóm 2: Trình bày nội dung “Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số”. - Nhóm 3: Trình bày nội dung “Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo”. 3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị và tìm hiểu: - Nhắc nhở những phần giảm tải theo chương trình. - Cách thức trình bày có thể theo 1 trong các hướng: thuyết trình, xây dựng video, hoạt cảnh… để minh họa cho nội dung cần trình bày. 13 - Nội dung trình bày: Khái niệm, hậu quả, nguyên nhân, trách nhiệm chung, trách nhiệm bản thân (nếu có) - Vận dụng kiến thức môn: Địa lí, Lịch sử, Hóa học, Vật lí để giải đáp sâu các nội dung tìm hiểu như: Qua môn địa lí có thể tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả; qua môn hóa học, vật lí có thể giải thích các hiện tượng gây ra ô nhiêm môi trường cũng như dịch bệnh hiểm nghèo; qua các mốc lịch sử có thể tìm hiểu và so sánh môi trường xưa – nay, dân số xưa – nay và số liệu tử vong do các dịch bệnh… - Thường xuyên theo dõi đôn đốc, nhắc nhở và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. 4. Tiến hành tổ chức dạy học. 5. Nhận xét, đánh giá buổi học theo các nội dung: Nội dung, cách thức trình bày, công tác chuẩn bị, sự phối hợp của các thành viên… Đối với học sinh: 1. Hình thành nhóm theo phân công của giáo viên. 2. Nhận nhiệm vụ, cử nhóm trưởng và nhóm trưởng bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 3. Tiến hành các bước chuẩn bị, có thể xin hỗ trợ từ giáo viên bộ môn và các giáo viên khác để tìm hiểu những nội dung liên quan. 4. Thống nhất hoàn thiện nội dung cần trình bày. 5. Trình bày nội dung theo thứ tự sắp xếp của giáo viên. * Ghi chú: Việc chia nhóm, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn của giáo viên được tiến hành từ tiết học trước. Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng như sau: GV: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học (10 phút), giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hình thức, thể lệ như sau: 1. Phân công ban cán sự lớp (Lớp trưởng, Lớp phó học tập, Bí thư chi đoàn) kết hợp với giáo viên bộ môn làm Ban Giám khảo. 2. Mỗi tổ (4 tổ) sẽ tham gia kể một câu chuyện với chủ đề: Bác Hồ tự rèn luyện bản thân. Thời gian trình bày từ 5 – 7 phút. 3. Cách thức chấm điểm: Tính theo thang điểm 10 Stt 1 2 Đơn vị Tổ 1 Tổ 2 Nội dung (5đ) Trình bày (2đ) Liên hệ (3đ) Yêu cầu: - Về nội dung: Câu chuyện kể theo đúng nội dung, chủ đề đã yêu cầu. - Về trình bày: Có chất giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, ngữ điệu biểu cảm thu hút người nghe, tác phong đúng mực. - Về liên hệ: Ý nghĩa của câu chuyện kể và bài học bản thân rút ra qua câu chuyện. 14 - Về thời gian: + Trình bày ngắn gọn không đúng thời gian quy định (>5 phút) – trừ 1đ trên tổng số điểm. + Trình bày quá thời gian quy định (< 7 phút) – trong 30 giây đầu không trừ điểm, cứ bước sang giây thứ 30 tiếp theo – trừ 1 điểm trên tổng số điểm. 4. Ban giám khảo chấm điểm độc lập sau đó thống nhất điểm và phát thưởng. Ghi chú: Hình thức, thể lệ thi giáo viên phổ biến, phân công cho học sinh chuẩn bị từ tiết học trước. Nội dung câu chuyện kể của 4 tổ không được trùng nhau. HS: Theo phân công của giáo viên, từng tổ trao đổi phân công nhiệm vụ cho phù hợp với từng thành viên, tìm hiểu những câu chuyện kể về Bác Hồ và chọn câu chuyện phù hợp với chủ đề đã yêu cầu, viết bài và tham gia thi theo hình thức thể lệ đã được phổ biến. GV: Nhận xét, kết luận. Bác Hồ là hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc ta trong đấu tranh cách mạng và cũng là tấm gương sáng về rèn luyện bản thân. Học tập đạo đức Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm gương thầy cô, bạn bè xung quanh và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong giảng dạy môn giáo dục công dân góp phần làm phong phú thêm lí luận về phương pháp dạy học nói chung và biện pháp sử dụng kiến thức các môn học trong dạy học nói riêng đã kích thích được hứng thú học tập và say mê tìm hiểu môn học cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp đã làm rõ thêm những nội dung môn giáo dục công dân, đồng thời giúp học sinh hiểu thêm cũng như ôn lại kiến thức của các môn học khác, từ đó học sinh hình thành toàn diện được kiến thức cần lĩnh hội trong quá trình học tập. Trên thực tế, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 6 lớp 10, để phù hợp và thuận lợi trong giảng dạy theo thời khóa biểu, tôi đã vận dụng phương pháp trên ở 4 lớp (1 buổi dạy) và không vận dụng ở 2 lớp (1 buổi dạy), kết quả đạt được như sau: 4 lớp có sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Sỉ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Lớp số lượng % lượng % lượng % lượng % lượng % 10A1 37 29 78 8 22 0 0 0 0 0 0 10A2 38 23 61 10 26 5 13 0 0 0 0 10A4 38 22 58 11 29 5 13 0 0 0 0 10A7 38 21 55 11 29 6 16 0 0 0 0 2 lớp không sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp 15 Lớp 10A5 10A8 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % lượng % 38 11 29 20 54 4 11 2 5 0 0 38 11 29 19 50 5 13 3 8 0 0 Sỉ số Kết quả cho thấy, những lớp có vận dụng phương pháp tích hợp các môn học có tỉ lệ học sinh cao đồng thời không có học sinh yếu và ngược lại. Nguyên nhân của sự khác biệt ấy là do ở những lớp không sử dụng phương pháp tích hợp các môn học các em còn thiếu kỹ năng vận dụng, liên hệ khi giải quyết một vấn đề, một tình huống đặt ra trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học cũng như trả lời các câu hỏi khi được kiểm tra đánh giá. Vì vậy, việc dạy học này làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, hiểu được sự thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, điều đó khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Kiến thức các môn học là một nội dung rất quan trọng trong dạy học giáo dục công dân. Qua việc sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn giáo dục công dân. Nếu các giờ dạy học môn giáo dục công dân đều áp dụng được phương pháp tích hợp các môn học, tôi tin rằng giờ học giáo dục công dân sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò. Từ đó, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Sử dụng kiến thức các môn học trong dạy học nói chung và trong dạy học giáo dục công dân nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối việc hình thành kiến thức bộ môn, qua đó giáo dục tư tưởng tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Đặc trưng của môn giáo dục công dân là hình thành tư tưởng và nhân cách cho học sinh. Vì vậy sử dụng kiến thức các môn học trong dạy học là cần thiết. 2. Chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay đổi mới về nội dung, phương pháp biên soạn để giúp học sinh học tập dễ dàng, sinh động và hấp dẫn hơn. Song bản thân sách giáo khoa còn nhiều nội dung trùng lặp giữa các môn học. Do vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến thức các môn học và vận dụng những biện pháp sử dụng chúng để gây hứng thú học tập cho học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Sử dụng kiến thức các môn học có hiệu quả không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập. 3. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần nắm vững nội dung và hệ thống chương trình môn học. Dạy học theo hướng vận dụng các môn học là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung 16 bài học, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập. Nắm chắc và sử dụng thành thạo các kiến thức các môn học thì việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Qua đề tài, để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau: Một là đối với sách giáo khoa: nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới nhưng đối với các bộ môn có nội dung liên quan mà trùng lặp cần phải lược bớt. Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa theo hướng tích hợp tránh khô khan, nặng về trình bày kiến thức. Đồng thời, cần bổ sung các bài đọc thêm trong SGK để làm phong phú nội dung bài học. Đó là nguồn kiến thức giúp học sinh hiểu bài và gây hứng thú học tập cho các em. Hai là đối với cấp quản lí: để gy hứng thú học tập cho học sinh, các cấp quản lí cũng cần quan tâm hơn nữa: trang bị đầy đủ phương tiện dạy học, có phòng học bộ môn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. Cần có thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên cách sử dụng kiến thức liên môn trong chương trình giảng dạy. Cũng như, thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp. Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, thực hiện cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. Ba là đối với giáo viên: cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các môn học có liên quan đến giáo dục công dân để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn phù hợp với học sinh; phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay, hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh. 17 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên Giáo dục công dân 10 – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 2. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10 – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 3. Sách giáo viên Sinh học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 4. Sách giáo khoa Sinh học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 5. Sách giáo viên Toán học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 6. Sách giáo khoa Toán học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 7. Sách giáo viên Hóa học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 8. Sách giáo khoa Hóa học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 9. Sách giáo viên Vật lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 10. Sách giáo khoa Vật lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 11. Sách giáo viên Lịch sử – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 12. Sách giáo khoa Lịch sử – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 13. Sách giáo viên Địa lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 14. Sách giáo khoa Địa lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 15. Sách giáo viên Tin học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 16. Sách giáo khoa Tin học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 17. Sách giáo viên Quốc phòng – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 18. Sách giáo khoa Quốc phòng – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 19. Luật Hình sự 20. Luật Quốc phòng 21. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. 22. Website:www.google.com.vn – liên môn. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Hằng 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan