Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp dạy các bài học thực hành địa lí 9...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy các bài học thực hành địa lí 9

.PDF
18
1259
106

Mô tả:

SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 1 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 LỜI NÓI ĐẦU Sau một thời gian giảng dạy chương trình Địa lí 9, tôi nhận thấycó nhiều vấn đề đặt ra xoay quanh việc dạy và học bộ môn. Đó là làm thế nào để biến những kiến thức trong SGK thành nhận thức của HS? Làm thế nào để các em tiếp xúc với sách mới, phương pháp dạy học mới một cách tự tin, đầy hứng khởi? Riêng môn Địa lí 9 đã có rất nhiều đổi mới cả về phương pháp và hình thức dạy học. Đặc biệt là những bài học thực hành trong SGK. Do đó HS phải thưòng xuyên tiếp xúc với các dạng bài tập thực hành như: Bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ… Vậy làm thế nào để giúp cho HS có được những kĩ năng cơ bản để có thể thực hiện các dạng bài tập thực hành một cách có hiệu quả, GV cũng có được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất với những tiết dạy thực hành Địa lí 9? Đó là một câu hỏi làm tôi luôn trăn trở trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn. Từ yêu cầu thực tế đó, qua quá trình giảng dạy, tích luỹ kiến thức, tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9. Với mục đích giúp các em HS có thể học tốt hơn bộ môn, đồng thời nếu có thể, cũng mong rằng đây sẽ là một tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp khi giảng dạy môn địa lí. Tuy nhiên, do khuôn khổ và điều kiện nhỏ hẹp, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc xa gần để đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng đầy đủ hơn, khoa học hơn. Tác giả Phần I - ĐẶT VẤN ĐỀ A- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận. Xuất phát từ nguyên lí: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Vì vậy trong dạy học nói chung và trong giảng dạy Địa lí ở THCS nói riêng, việc dạy học lí thuyết và thực hành luôn đi đôi với nhau. Nếu chỉ học lí thuyết hoặc chủ yếu học lí thuyết, người học sẽ không thể hiểu một cách cặn kẽ, rõ ràng các nội dung bài học, thậm chí bỡ ngỡ trước các vấn đề thực tế. Trong Luật giỏo dục, điều 28.2 đó ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tỡnh cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Vì vậy, khi tìm hiểu về một vấn đề địa lí mà chỉ nắm bắt lí thuyết, chưa có các kĩ năng thực hành thì người học mới chỉ tìm Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 2 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 hiểu và nắm bắt được một phần nội dung bài học. Mà mục đích dạy học hiện nay là rất cần thiết các kĩ năng thực hành, thậm chí tăng cường các bài học thực hành để khắc phục tình trạng lí thuyết suông. Mà với bộ môn địa lí trong nhà trường THCS, đó là điều tất yếu. Là một GV bộ môn, sau một thời gian làm công tác giảng dạy, bản thân tôi luôn khao khát: Làm thế nào để có được những giờ học đạt kết quả cao, đặc biệt là việc dạy các bài học thực hành địa lí 9. Đây là nội dung thực hành quan trọng, có tính chất tổng kết giữa kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, qua đó giúp HS nắm bắt nội dung các bài học một cách sâu sắc hơn. Ngoài ra, phương pháp của đề tài này có thể áp dụng sáng tạo cho việc giảng dạy các bài học thực hành của các khối lớp 6,7,8. 2. Cơ sở thực tiễn. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường THCS Phù Cừ – một trường chất lượng cao của Huyện: Đào tạo những học sinh giỏi toàn diện. Tuy nhiên, qua thực tế quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: Có những tiết học thực hành địa lí, HS thực hiện rất tốt, đạt các yêu cầu cả về kĩ năng và kiến thức của bài học. Nhưng cũng có nhiều tiết dạy HS gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ khi giải quyết các bài tập thực hành. Đặc biệt, trong các bài học thực hành, có nhiều nội dung khó, đòi hỏi sự tổng hợp về kiến thức, kĩ năng không chỉ ở riêng bộ môn mà là sự tích hợp cả ở các bộ môn khác như Toán, Sinh học, Hóa học… Vì vậy mà nhiều học sinh đã gặp không ít khó khăn khi giải quyết các dạng bài tập này. Đối với một trường chất lượng cao của Huyện nhà như Trường THCS Phù Cừ, đối tượng học sinh là Khá, Giỏi mà với một số các bài học thực hành, nhiều học sinh còn gặp không ít khó khăn thì chắc chắn với các đối tượng học sinh có học lực Trung bình trở xuống sẽ rất khó hoặc có khi là không thể thực hiện. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để các em có được phương pháp học tốt nhất đối với các bài học thực hành? Đây là khao khát, là ước vọng cháy bỏng không chỉ riêng tôi mà của mỗi giáo viên khi giảng dạy bộ môn Địa lí, đặc biệt là với bộ môn Địa lí 9. 3. Kết luận. Từ những lí do trên cho thấy việc chọn đề tài này là một vấn đề cần thiết, thực tế trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn địa lí 9. Nó đáp ứng được một phần yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới, chương trình mới hiện nay. Vì vậy, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và viết đề tài SKKN “Phương pháp dạy các bài tập thực hành địa lí 9”. B- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. - Tìm ra những phương pháp hay nhất, hữu hiệu nhất cho việc dạy các bài học thực hành Địa lí 9 nói riêng và bộ môn địa lí trong nhà trường THCS nói chung. - Góp phần làm thay đổi chất lượng giờ dạy của bộ môn Địa lí theo hướng tích cực, làm cơ sở cho việc xây dựng phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường THCS. - Ngoài ra đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho GV khi dạy học Địa lí ở THCS, đặc biệt là trong việc bồi dưỡng HS khá, giỏi. C- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Nội dung của các bài dạy thực hành địa lí 9 và các khối lớp khác. - Các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực. - Quan điểm đổi mới về phương pháp dạy học địa lí và quan điểm chỉ đạo của ngành giáo dục địa phương. - HS các khối lớp, đặc biệt là HS khối lớp 9 Trường THCS Phù Cừ. - Hệ thống SGK, SGV, các sách hướng dẫn, sách tham khảo về bộ môn Địa lí. D- PHƯƠNG PHÁP , KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. 1. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Phương pháp điều tra, khảo sát. Là phương pháp khảo sát một số lượng lớn, ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm, nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân, chuẩn bị cho các nghiên cứu tiếp theo. Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 3 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 1.2. Phương pháp trắc nghiệm. Là phương pháp điều tra trên cơ sở trưng cầu ý kiến các đối tượng nghiên cứu thông qua một hệ thống câu hỏi. 1.3. Phương pháp thực nghiệm. Là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu với khoảng thời gian nghiên cứu kéo dài trong gần một năm học, tác giả cũng linh hoạt sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác phù hợp với một vài nội dung, yêu cầu của đề tài. 2. Kế hoạch nghiên cứu. - Đăng kí đề tài: Đầu năm học 2012 - 2013 theo kế hoạch của BGH và Tổ chuyên môn triển khai. - Tiến hành nghiên cứu: + Thực hiện nhóm Phương pháp thực tiễn, Hình thành khung đề tài, dạy thực nghiệm lần 1: trong Học kì I tại Trường THCS Phù Cừ. + Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, dạy thực nghiệm lần 2: Đầu Học kì II, năm học 2012 – 2013. + Tổng kết, viết đề tài, thông qua Hội đồng khoa học trường THCS Phù Cừ (Tháng 4 năm 2013). Phần II- NỘI DUNG A- NHỮNG NÉT CHUNG. 1. Về mục đích yêu cầu. Nếu như trong chương trình SGK Địa lí 8, HS đã được nghiên cứu về các đặc điểm Địa lí tự nhiên Việt Nam thì chương trình SGK địa lí 9 tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu các đặc điểm về Địa lí Dân cư và Địa lí kinh tế - xã hội của Việt Nam. Do đó một yêu cầu vô cùng quan trọng là GV phải thường xuyên cập nhật các thông tin về dân số, kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để kịp thời đáp ứng như cầu dạy và học hiện nay. Bên cạnh đó trong chương Địa lí 9, ngoài các bài học về lí thuyết, còn có một số lượng không nhỏ các bài học thực hành sau các bài học lí thuyết đó. Mục đích của chương trình là nhằm rèn các kĩ năng thực hành cho HS với các nội dung tìm hiểu như: kênh hình, kênh chữ, các kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, do đó việc tìm hiểu và thực hiện tốt các yêu cầu cảu bài thực hành là rất cần thiết và quan trọng. 2. Các nội dung cụ thể. a. Kênh hình. Bao gồm các lược đồ, bản đồ, biểu đồ và hệ thống tranh ảnh trong SGK và tham khảo. b. Kênh chữ. Bao gồm các bảng số liệu, các nội dung câu hỏi, bài tập trong các bài thực hnà. c. Các nội dung của bài thực hành địa lí. - Phân tich biểu đồ. - Phân tích lược đồ, bản đồ. - Phân tích bảng số liệu. - Vẽ biểu đồ. Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 4 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 - Nhận xét biểu đồ đã vẽ… d. Các kĩ năng cần có. - Đọc - Phân tích biểu đồ, lược đồ, bản đồ. - Trình bày trước lớp về các nội dung bài thực hành. - Vẽ biểu đồ. - Viết báo cáo… 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Ngay sau khi đăng kí đề tài nghiên cứu, tác giả đã lên kế hoạch khảo sát, điều tra các đối tượng nghiên cứu, thực trạng việc dạy và học các bài học thực hành môn Địa lí tại Trường THCS Phù Cừ dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm. Cụ thể là: a. Điều tra về thực trạng việc học các bài học thực hành địa lí : Mức độ Tự thực hiện các bài Làm bài tập thực hành Làm bài tập thực tập thực hành địa lí địa lí bằng cách dựa vào hành địa lí theo gợi ý Lớp STK của GV 8A (44hs) 13 (29,6%) 14 (31,8%) 17(38,6%) 8B (43 hs) 12 (27,9%) 14 (32,5%) 17 (39,6%) 9A (44 hs) 12 (27,4%) 15 (34%) 17 (38,6) 9B (44 hs) 13 (29,6) 15 ( 34%) 16 (36,4%) * Đánh giá kết quả điều tra: Qua kết quả điều tra cho thấy đa số các em HS chưa tự thực hiện tốt các bài tập thực hành địa lí. Phần nhiều các em đều dựa vào các loại sách tham khảo hoặc phải có sự hướng dẫn của GV mới thực hiện được các bài tập thực hành này. Qua trao đổi, các em đều bộc bạch: Chúng em rất cần có một phương pháp học và kĩ năng thực hiện các bài tập thực hành địa lí một cách ngắn gọn, dễ hiểu hơn. b. Điều tra các kỹ năng thực hành địa lí. Để nắm bắt về các kĩ năng thực hiện các bài tập thực hành địa lí, tôi đã tiến hành điều tra dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm đối với các em HS khối 9 Trường THCS Phù Cừ. Cụ thể là: * Câu hỏi điều tra: Trong các kĩ năng làm một bài tập thực hành địa lí, em thấy khó nhất là kĩ năng nào? A- KN đọc lược đồ, biểu đồ, B- KN tính toán, quy đổi các số liệu C- KN vẽ các dạng biểu đồ D- KN nhận xét, đánh giá các đối tượng địa lí sau vẽ biểu đồ *Kết quả: Trong tổ số 87 phiếu thu về (1 HS nghỉ học do ốm) tôi nhận được kết quả cụ thể là: Phương án Tỉ lệ A B C D 13(14,9%) 8 (9,1%) 32(36,7 %) 34 (39,3%) *Đánh giá kết quả điều tra: Qua điều tra cho thấy: đa phần các em còn thiếu nhiều kĩ năng quan trọng trong việc thực hiện các bài tập, bài học thực hành địa lí 9 như KN đọc lược đồ, biểu đồ, vẽ các dạng biểu đồ và Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 5 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 đặc biệt là KN nhận xét, đánh giá các đối tượng địa lí sau vẽ biểu đồ. Đây rõ ràng là một lỗ hổng lớn trong việc dạy và học đối với bộ môn địa lí, nhất là địa lí 9 . B- PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 9 I- Dạng bài tập cần sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ. Đây là dạng bài tập thực hành khá phổ biến trong chương trình SGK Địa lí 9. Đối với HS, nếu GV không hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đến việc HS không hiểu cách làm, thực hiện không đúng quy trình của một bài tập thực hành, đặc biệt là các kĩ năng về bản đồ, biểu đồ. Bởi vậy, với dạng bài tập này cần tiến hành tuần tự như sau: 1. Cho HS tiếp xúc với bài tập. - Mục đích: Để HS thấy được yêu cầu của bài tập, từ đó định hướng cách làm và chuẩn bị huy động những kiến thức, kĩ năng cần có để hoàn thành bài tập. - Nội dung: Thường là những bài tập có sẵn các loại Bản đồ, lược đồ, biểu đồ hoặc dựa vào các Bản đồ, lược đồ, biểu đồ đã có trong bài học để hoàn thành một yêu cầu về nội dung kiến thức. - Phương pháp: GV yêu cầu HS quan sát hoặc đọc bài tập. Đặt câu hỏi để tìm yêu cầu bài tập (Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì?). Từ đó định hướng cách làm qua những câu hỏi gợi ý: - Cần phải có những kiến thức, kĩ năng gì để thực hiện? - Những kiến thức đó thuộc bài học nào? 2. Cho HS tiếp xúc với kênh hình. - Mục đích: Để HS phân tích, tìm các số liệu cần thiết, các đối tượng liên quan đến nội dung bài tập. Qua đó rèn các kĩ năng địa lí: Quan sát, đọc số liệu, phân tích, tính toán các số liệu, kĩ năng bản đồ, biểu đồ. - Nội dung: HS xác định, phân tích các đối tượng địa lí trên kênh hình, từ đó xác định nội dung kiến thức cần tìm. - Phương pháp: GV yêu cầu HS quan sát kênh hình, xác định các đối tượng địa lí liên quan, tìm ra các đặc điểm của chúng: đặc điểm phân bố, đặc điểm phát triển, quy mô phát triển, tiềm năng kinh tế, đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội,… 3. Hoàn chỉnh nội dung bài tập. - Mục đích: Hoàn chỉnh các yêu cầu của bài tập, rèn các kĩ năng Quan sát - Đọc - Hiểu Viết - Trình bày. - Nội dung: Trả lời các câu hỏi của bài tập, rút ra kết luận, chỉ ra các nguyên nhân, quá trình phát triển, kết quả. - Phương pháp: GV hướng dẫn HS tổng hợp các kết quả phân tích ở trên, vận dụng các kiến thức đã học, hoàn chỉnh nội dung kiến thức theo yêu cầu của câu hỏi. II- Dạng bài tập có phân tích bảng số liệu để vẽ biểu đồ 1. Cho HS tiếp xúc với bài tập. - Mục đích: HS thấy được yêu cầu của bài tập và từ đó định hướng cách làm. Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 6 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 - Nội dung: Thường là những bài tập có những bảng số liệu thống kê về các đặc điểm của đối tượng địa lí hoặc dựa vào các bảng số liệu thống kê đã có trong bài hcọ trước đó. - Phương pháp: GV yêu cầu HS đọc bài tập và quan sát kĩ bảng số liệu, định hướng về nội dung kiến thức và các kĩ năng cần có để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. 2. Cho HS phân tích bảng số liệu. - Mục đích: HS thấy được nội dung, các thông tin được thể hiện trong bảng số liệu. Định hướng cho các bước làm tiếp theo. - Nội dung: Đọc kĩ bảng số liệu, so sánh các con số (lớn nhất, nhỏ nhất), phân loại các số liệu. - Phương pháp: Sử dụng các kĩ năng tính toán để xử lí các số liệu (quy đổi từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối). 3. Cho HS tiến hành vẽ biểu đồ. - Mục đích: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ chính xác, khoa học, đẹp, đúng quy cách, kĩ năng tổng hợp kiến thức từ biểu đồ đã vẽ. - Nội dung: Cho HS vẽ biểu đồ (có thể lên bảng hoặc làm tại chỗ). Tuỳ theo bài tập, GV có thể hướng dẫn HS tiến hành vẽ biểu đồ sao cho thích hợp để biểu diễn một cách hợp lí nhất các số liệu đã cho và thể hiện rõ nhất yêu cầu của đề bài. Trong nội dung này, GV cần hướng dẫn để HS nhận dạng các bài tập để từ đó áp dụng vẽ dạng biểu đồ thích hợp nhất để thẻ hiện phù hợp các loại số liệu đã cho. Cụ thể là: + Với dạng số liệu tuyệt đối: HS cần thể hiện trên biểu đồ hình cột + Với dạng số liệu tương đối (đã quy đổi tỉ lệ %): HS cần thể hiện trên biểu đồ hình tròn. + Với dạng số liệu tương đối nhưng giới hạn trong 2 đến 3 năm: HS cần biểu diễn trên biểu đồ cột chồng. + Với dạng số liệu tương đối nhưng giới hạn ở nhiều năm liên tiếp (thường là một chuỗi các năm liên tục): HS cần biểu diễn trên biểu đồ miền. + Nếu các số liệu đã cho là số liêu tuyệt đối nhưng ở hai giai đoạn khác nhau của cùng một tập hợp đối tượng, để qua đó thấy được sự thay đổi về quy mô, độ lớn… của năm sau so với năm trước: HS cần quy đổi về số liệu tương đối, biểu diễn trên biểu đồ hình tròn nhưng có các bán kính khác nhau. + Nếu bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần qua các năm (tốc độ tăng trưởng…): HS nên chọn biểu đồ đường biểu diễn. + Nếu bài tập yêu cầu biểu diễn cùng trên một biểu đồ hai đối tượng khác nhau và khác nhau cả về đại lượng, đơn vị… : HS cần quy đổi về một dạng đại lượng, đơn vị tương ứng, rồi biểu diễn trên cùng một hệ trục tọa độ có 2 trục tung thể hiện 2 đối tượng địa lí đó. - Phương pháp: Vận dụng các kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ để thực hiện. + Với biểu đồ cột: cần kẻ các trục toạ độ, chia tỉ lệ ở cột trục tung (theo các số liệu lớn – nhỏ nhất có trong bảng số liệu), cột trục hoành ghi các thông số về thời gian, địa điểm. Tuỳ theo yêu cầu của đề bài mà cần biểu diễn trên biểu đồ cột đơn, cột kề, cột chồng, thanh ngang. Sau đó kẻ các cột tương ứng với tỉ lệ của cột trục tung và theo các số liệu đã có. + Với biểu đồ hình tròn: Cũng cần phải tính toán quy đổi các số liệu sang số liệu tương đối rồi mới tiến hành vẽ biểu đồ. Vẽ hình tròn, tính góc ở tâm, biểu diễn bắt đầu từ “Tia 12 giờ”, đúng với thứ tự (trong bảng số liệu) đến hết, theo chiều kim đồng hồ, đánh kí hiệu, ghi chú, ghi tên biểu đồ (Dựa theo yêu cầu của bài tập). + Với dạng biểu đồ Miền: Cũng cần phải quy đổi ra tỉ lệ tương đối, kẻ các trục tung, hoành tương ứng với 100% và các mốc thời gian. Vẽ các miền theo thứ tự nhất định sao cho có ý nghĩa nhất, các đại lượng biểu thị phải nối tiêp trên trục tung. Thông thường vẽ các đường phân chia các miền theo một thứ tự trong bảng số liệu và bắt đầu từ gốc tọa độ đến hết. Có kí hiệu, ghi chú và tên biểu đồ. + Với biểu đồ cột chồng: Kẻ trục toạ độ, ghi các trị số, danh số. Khi vẽ giống như cột đơn nhưng cần biểu diễn các số liệu lần lượt trên một cột. Sau đó ghi kí hiệu, ghi chú các đối tượng trên một cột và ghi tên biểu đồ. Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 7 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 + Với biểu đồ thanh ngang: Cách vẽ giống như biểu đồ cột đơn nhưng chỉ khác là trục tung bị xoay thành trục hoành, còn trục hoành lại xoay thành trục tung, kéo theo sự thay đổi về các giá trị về trị số và danh số trên các trục. + Biểu đồ đường (đồ thị, đường biểu diễn): Kẻ các trục toạ độ, quy đổi các số liệu (nếu cần theo yêu cầu câu hỏi), lấy số liệu gốc, tiến hành vẽ các đường theo tỉ lệ đã có, theo các năm, theo các loại đối tượng đã cho. Có ghi chú chính xác, có tên biểu đồ. + Biểu đồ Kết hợp cột và đường: Để biểu diễn hai hay nhiều đối tượng trên một biểu đồ. Kẻ trục toạ độ nhưng có hai trục tung để biểu diễn hai hay nhiều đối tượng khác nhau. Các trị số yêu cầu cần tương ứng về tỉ lệ trên các cột trục tung, sau đó biểu diễn các cột và đưòng theo các số liệu đã cho. 4. Nhận xét biểu đồ. Sau khi đã vẽ biểu đồ, cần có ý kiến nhận xét, đánh giá về các đối tượng biểu diễn trên biểu đồ. - Mục đích: Nhằm đánh giá, so sánh, đối chiếu về các đối tượng địa lí đã được biểu diễn trên biểu đồ. Qua đó tổng hợp các kiến thức đã được học, thấy được mối liên hệ giữa các đối tượng đó. Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp, đánh giá, nhận xét về các sự vật hiện tượng địa lí. - Nội dung: Là các đối tượng địa lí, các số liệu, hình vẽ trên biểu đồ. - Phương pháp: Nhận xét những biểu hiện của các đối tượng địa lí trên biểu đồ (hoặc qua bảng số liệu). Từ đó giải thích nguyên nhân, tổng hợp lại các kiến thức. Phần III - PHƯƠNG PHÁP Do đặc điểm của các bài học thực hành Địa lí 9 là luôn sử dụng bảng số liệu, các bản đồ, lược đồ (kênh hình) nên khi dạy các bài học này, GV cần chú ý một số công đoạn sau: 1. Chuẩn bị ở nhà. GV nêu những yêu cầu để HS chuẩn bị ở nhà: tập phân tích kênh hình, nắm rõ yêu cầu bài tập, tìm những tư liệu tham khảo, nội dung kiến thức có liên quan. 2. Cho HS tiếp xúc với bài tập. Với mỗi bài học thực hành nói chung và các bài tập thực hành nói riêng, GV cần cho HS tiếp xúc với bài tập để qua đó HS định hướng cho bài làm, chuẩn bị tốt cho những bước tiếp theo. 3. Cho HS tiếp xúc với kênh hình. Kênh hình luôn là yếu tố quan trọng, cần thiết cho mỗi bài học thực hành địa lí, đặc biệt là địa lí 9. Bởi vậy, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích kênh hình, tìm những đặc điểm địa lí, phương hướng làm bài, tổng hợp kiến thức, hoàn thành mục tiêu, yêu cầu của bài học. 4. Hoàn thành nội dung bài tập. Đây là công đoạn quan trọng nhất của việc dạy các bài học thực hành địa lí. Sau khi đã phân tích các đặc điểm của kênh hình, chuẩn bị tốt những đơn vị kiến thức cần có của bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập (vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, trả lời các câu hỏi có liên quan). Phần IV - KẾT QUẢ Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 8 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 1. Các bài soạn - giảng thực nghiệm. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về việc “Dạy các bài học thực hành địa lí 9“, tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu vào những bài giảng cụ thể tại trường THCS Phù Cừ và bước đầu đã thu được những thành công. Trong năm học qua, tôi đã áp dụng phương pháp này ở một số bài dạy, tiết dạy và thực tế đã đạt hiệu quả cao. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ đưa ra hai bài soạn - giảng tiêu biểu về Phương pháp dạy các bài học thực hành địa lí 9. Cụ thể là: BÀI SOẠN - GIẢNG THỨ NHẤT. Ngày soạn: 30/10/2012 Ngày dạy: 6/11/2012 TUẦN 11 TIẾT 22 BÀI 19: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: HS nắm được các tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên và khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế của vùng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc các bản đồ, phân tích và đánh giá tiềm năng, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra về tài nguyên của vùng. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. B.CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: GA, Bản đồ kinh tế vùng, Át lát, hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà, …. 2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi, các TLTK, chuẩn bị tốt các ND thực hành… C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Tổ chức lớp. 1. KT sĩ số: 9A: 9B: 2. Các hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cặp, cá nhân. Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày tình hình phát triển kinh tế công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? - Về công nghiệp: khá phát triển, chủ yếu là CN khai khoáng (Đông Bắc), thuỷ điện (Tây Bắc)…. Hoạt động 3. Bài mới: Trung du và miền núi Bắc Bộ là một vùng kinh tế giàu tiềm năng. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là khóng sản, sẽ là điều kiện tốt để vùng phát triển KT-XH. Việc đầu tư và phát triển đối với vùng kinh tế này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nước ta, đặc biệt trong thời kì đổi mới kinh tế đất nước. Để củng cố kiến thức và kĩ năng địa lí khi tìm hiểu về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, các em cùng tìm hiểu tiết học này. Hoạt động của thầy và trò Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Yêu cầu cần đạt Năm học 2012 - 2013 9 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 HOẠT ĐỘNG 3.1: HDHS đọc bản đồ kinh tế vùng. - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS: yêu cầu HS báo cáo về việc chuẩn bị bài ở nhà, GV nhận xét. - HS đọc bài tập  yêu cầu của bài tập? - Học sinh quan sát H 17.1 (Trên máy chiếu)  những nội dung gì được thể hiện ở kênh hình? - HS xác định các nội dung được thể hiện trên kênh hình (chú ý xác định các đối tượng có liên quan). ? Xác định vị trí các mỏ khoáng sản? - Học sinh xác định trên bản đồ. - Lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận trên bản đồ. HS quan sát lại. HOẠT ĐỘNG 3. 2: HDHS phân tích ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên tới sự phát triển công nghiệp của vùng. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 SGK: ? Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao? 1. Xác định các mỏ khoáng sản - Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên. - Sắt: Thái Nguyên, ven sông Hồng. - Thiếc: Cao Bằng - Đồng: ven sông Đà - Chì, Apatit ở Lào Cai. 2. Sự ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đến sự phát triển công nghiệp vùng kinh tế. * Các ngành công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh: - CN khai khoáng - CN luyện kim - CN năng lượng ? Em hãy chứng minh ngành luyện kim đen ở - CN hoá chất Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu - CN vật liệu xây dựng. khoáng sản tại chỗ? * Có điều kiện phát triển công nghiệp luyện kim tại chỗ: - Có Fe ở trại Cau gần TTCN (7km) - Mỏ than Khánh Hoà (cách 10km) - Mỏ than mỡ Phấn Mễ (cách 17 km) * Học sinh quan sát hình 18.1 - Mỏ Man gan ở Cao Bằng (cách 200 km) ? Em hãy xác định vị trí quy mô than Quảng - Có nguồn nước lớn, thuận lợi giao thông. Ninh, cảng Cửa Ông, nhiệt điện Uông Bí? * Học sinh thực hành. - GV hướng dẫn để HS xác định trên bẳn đồ… * Học sinh quan sát Hình 18.1 ? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo mục đích? ( SGK/ 70). - 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ, lớp vẽ vào vở. - GV nhận xét, KL. HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố bài. - Cho học sinh xác định 1 lần nữa các mỏ khoáng sản và các trung tâm công nghiệp lớn xuất phát từ mỏ khoảng sản? - Học sinh chứng minh lại khu gang thép Thái Nguyên sử dụng nguyên liệu tại chỗ. HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn về nhà. - Học bài, ôn lại các nội dung đã học về Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 10 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 - Tìm các tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị bài: Vùng đồng bằng sông Hồng. ------------------------------ BÀI SOẠN - GIẢNG THỨ HAI: TUẦN 26 TIẾT 42 Ngày soạn: 20/2/2013 Ngày dạy: 27/2/2013 BÀI 37. THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG A. MỤC TIÊU. Sau khi học xong, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu đầy đủ hơn Các thế mạnh của vùng: Lương thực, thủy sản, hải sản. - Phân tích tình hình phát triển các ngành. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng xử lý dữ liệu thống kê, vẽ biểu đồ, so sánh số liệu để khai thác kiến thức. Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện với phát triển sản xuất của Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tích cực, tự giác, say mê trong thực hành; tình yêu quê hương, đất nước… B.CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: GA, Bản đồ bản đồ địa lí tự nhiên - kinh tế vùng, hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà, ... 2. Chuẩn bị của trò: Vở ghi, các TLTK, chuẩn bị tốt các ND thực hành…. C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Tổ chức lớp. 1. KT sĩ số: 9A: 9B: 2. Các hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cặp, cá nhân Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở ĐBSCL? - Những khó khăn trong phát triển ngành thủy sản ở ĐBSCL? 3. Bài mới: Để tìm củng cố những kiến thức về Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ kinh tế của ĐBSCL  ND bài. Hoạt động của thầy và trò Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Yêu cầu cần đạt Năm học 2012 - 2013 11 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 HOẠT ĐỘNG 3.1: HDHS LÀM BT 1. - HS đọc bài tập  yêu cầu bài tập? - HS nghiên cứu bảng số liệu 37.1. ? Cho biết tình hình sản lượng thuỷ sản của 2 đồng bằng? - HS so sánh, rút ra nhận xét. - HS lập bảng số liệu tính toán…. BÀI TẬP 1: - ĐB SCL chiếm 50% S đồng bằng cả nước. - ĐB SCL vượt xa ĐB sông Hồng về sản lượng và nuôi trồng thủy sản. Tỉ trọng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐBSCL và ĐBSH so với cả nước (%). Sản lượng ĐB sông Cửu Long ĐB sông Hồng 41,5 4,6 Cá biển khai thác 56,4 22,8 Cá nuôi 76,7 3,9 Tôm nuôi *VẼ BIỂU ĐỒ: % 100 100 76,7 80 60 56,4 41,6 40 22,8 20 4,6 3,9 0 Cá biển khai thác Cá nuôi ĐồngTôm bằngnuôi sông Cửu CảLong nước Đồng bằng sông Hồng Sản lượng Ghi Biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 (%). * NHẬN XÉT. - Tỉ trọng sản lượng cá nuôi, tôm nuôi ở ĐB sông Cửu Long vượt xa ở ĐB sông Hồng. ĐB sông Cửu Long là vùng có tỉ trọng thủy sản lớn nhất nước ta. - Khai thác cá tôm chiếm 50% sản lượng cả nước. - Tôm nuôi đạt tỉ trọng 76,7% Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 12 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 HOẠT ĐỘNG 2: BÀI TẬP 2. Học sinh đọc yêu cầu: Phân tích biểu đồ đã vẽ. - HS quan sát biểu đồ đã vẽ và phân tích, so sánh các cột của biểu đồ với cả nước, từ đó rút ra kết luận và giải thích nguyên nhân. - Để có kết luận và giải thích nguyên nhân của vấn đề, HS cần dựa vào các kiến thức đã học về Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngành thủy sản… - GV hướng dẫn: a. Thế mạnh phát triển thủy sản: * Điều kiện tự nhiên. - Diện tích mặt nước lớn với hệ thống sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài với ngư trường rộng, vùng biển rộng, có nguồn cá, tôm dồi dào….; khí hậu nóng ẩm… * Nguồn lao động: Có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng, đánh bắt. - Thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường năng động. - Phần nhỏ lao động trong nông dân làm nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản. *Ngoài ra: có thị trường tiêu thụ rộng lớn, các chính sách phát triển… b.Thế mạnh trong nuôi tôm xuất khẩu: - Diện tích mặt nước… nguồn tôm dồi dào với các bãi tôm trên biển quy mô lớn, năng suất đánh bắt ngày càng cao… - Người dân có kinh nghiệm, linh hoạt với nền kinh tế thị trường… c. Khó khăn: - Thiên tai, dịch bệnh, cơ sở chế biến, thị trường, đầu tư,…  Biện pháp: GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp… HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố bài. - GV nhấn mạnh cách vẽ, phân tích bản đồ. HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn về nhà. - Làm hoàn thiện các bài tập thực hành SGK. - Tìm các tài liệu tham khảo, tự thực hành vẽ biểu đồ…. - Chuẩn bị ôn tập - kiểm tra. *Đánh giá kết quả áp dụng dạy thực nghiệm theo phương pháp của đề tài qua các bài dạy thực nghiệm: - Câu hỏi điều tra: Việc học các bài học thực hành địa lí có khó khăn đối với em hay không? B- Còn một số kĩ năng khó A- Có C- Không - Kết quả: Trong tổ số 88 phiếu thu về (100%), tôi nhận được kết quả cụ thể là: Phương án Tỉ lệ A B C 3(3,5%) 20 (22,7%) 65(73,8 %) Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 13 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 - Đánh giá kết quả: Như vậy, sau hai tiết dạy thực nghiệm ở hai bài dạy thực hành khác nhau của môn Địa lí 9, tôi nhận thấy: Với phương pháp của đề tài nêu ra đã có tác dụng thật bất ngờ khi các em đều rất tập trung làm việc, thực hiện các kĩ năng một cách khá thuần thục, giải tỏa được những khó khăn của HS khi tìm hiểu, thực hiện một bài tập địa lí trong giờ thực hành. Với kết quả khả quan ấy, chắc chắn tôi sẽ áp dụng rộng hơn trong các bài dạy thực hành địa lí trong các năm học tiếp theo. 2. Đánh giá chung về kết quả của đề tài. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp của đề tài, tôi nhận thấy: Hầu hết các em HS đã có nhiều hứng thú hơn với các bài học thực hành địa lí . Các em đã có thể giải quyết khá chính xác, nhanh chóng, nhuần nhuyễn các dạng bài tập trong các bài học thực hành mà trước đây đối với các em vốn rất khó khăn. Đặc biệt, từ các khâu tìm hiểu bài tập cho đến các bước thực hiện bài tập, các kĩ năng về biểu đồ các em đều khá thành thạo, nhất là với một số dạng bài tập khó, phức tạp, tưởng chừng chưa thể giải quyết nhanh chóng. Vậy mà qua sự hướng dẫn của GV theo phương pháp của đề tài này, các em đã thực hiện tương đối tốt. Cũng trong thời điểm này của năm học trước, khi mà bản thân tôi mới manh nha đề tài này, việc giải quyết các bài tập thực hành của các em còn nhiều hạn chế. Các bài kiểm tra, phần lí thuyết các em khá nhuần nhuyễn nhưng các bài tập thực hành lại rất khó khăn, lúng túng. Sang đầu năm học này, cùng kết hợp với nhà trường trong đợt khảo sát đầu năm, tôi đã đưa ra một số dạng bài tập thực hành để kiểm tra năng lực của HS ở 2 lớp 9 - Trường THCS Phù Cừ. Sau khi chấm bài, kết quả thu được như sau: 9A (44HS) 9B(44HS) Điểm 0 - 4 6 HS (13,6%) 5 HS (11,4%) Điểm 5 - 6 24 HS (54,6%) 23 HS (52,3%) Điểm 7 - 8 11 HS (25,0%) 12 HS (27,3%) Điểm 9 - 10 3 HS (6,8%) 4 HS (9,0%) Rõ ràng các em HS chưa nắm được các phương pháp, kĩ năng cơ bản của các bài tập thực hành địa lí và một số đơn vị kiến thức có liên quan nên kết quả học tập không cao, đa phần ở mức độ trung bình. Đến cuối năm học, trên cơ sở nghiên cứu, áp dụng bước đầu của đề tài này, vẫn cách tiến hành khảo sát qua dạng bài tập thực hành (Bài kiểm tra một tiết ở HK II) tôi đã thu được kết quả như sau: 9A (44HS) 9B(44HS) Điểm 0 - 4 1 HS (2,3%) 2 HS (4,5%) Điểm 5 - 6 12 HS (27,3%) 11 HS (25,0%) Điểm 7 - 8 24 HS (54,6%) 23 HS (52,3%) Điểm 9 - 10 7 HS (15,8%) 8 HS (18,2%) Kết hợp là việc tiếp xúc, phỏng vấn HS 2 lớp, tôi nhận thấy các em đều rất phấn khởi trước kết quả các bài học của mình. Quan trọng hơn là các em đã tháo gỡ được những khó khăn, lúng túng ban đầu về việc thực hiện các bài tập thực hành địa lí. Từ đó giúp các em phấn khởi, tự tin hơn trong học tập nói chung và trong bộ môn địa lí nói riêng. Phần V - BÀI HỌC KINH NGHIỆM I- Với giáo viên: 1. GV phải vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là yêu cầu quan trọng trước tiên của mỗi GV nói chung và với GV dạy mộn Địa lí nói riêng khi đứng trên bục giảng. Có như vậy mới đáp ứng được nhiệm vụ cao cả. Đó là đem hết khả năng của mình để truyền đạt tri thức cho các em. Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 14 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 Bởi vậy mỗi GV cần phải biết nghiên cứu, đi sâu về chuyên môn của mình. Dạy một bài nhưng phải biết nhiều bài trước hoặc sau nó. Xác định rõ trọng tâm của bài dạy, nghiên cứu để tìm ra phương pháp tối ưu khi giảng dạy. 2. Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí HS. Đây cũng là điều rất cần cho mỗi GV khi đứng lớp. Đó là phải nắm rõ đặc điểm này của từng lứa tuổi ở từng giới tính, từng đối tượng để giải quyết kịp thời những vướng mắc trong giờ học, trong lớp, trong trường. Từ đó sẽ có kết quả cao trong các giờ học, đặc biệt là giờ học thực hành địa lí. 3. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là công việc thường xuyên phải làm của mỗi GV dạy bộ mộn địa lí. Bở lẽ lich sử, kinh tế - xã hội luôn phát triển, người GV phải thường xuyên cập nhật các thông tin về địa lí, qua đó kịp thơi điều chỉnh các nội dung kiến thức cho hợp lí. Bên cạnh đó còn giúp cho GV có phương pháp dạy học tốt hơn. Đồng thời phải luôn trau dồi kiến rthức, phương pháp, tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để giúp các em học tập tốt hơn. 4. Chu đáo, cẩn thận khi soạn giảng. Đó là trong cách trình bày bài soạn và quá trình giảng bài trên lớp phải chi tiết, cụ thể, đúng với ý đồ, mục tiêu đã đặt ra, có nâng cao, mở rộng, liên hệ thực tế, đặc biệt là việc sử dụng, làm mới các dồ dùng dạy học, sưu tầm các tài liệu tham khảo phục vụ cho bài giảng. 5. Yêu nghề, mến trẻ. Đây cũng là một yếu tố quan trong góp phần làm lên sự thành công trong nghề dạy học. Có yêu nghề thì mới dồn hết tâm huyết, sức lực với nghề. Mặt khác, người GV phải thực sự nhiệt tình, quan tâm đến việc học tập cuả các em, đem hết năng lực dạy dỗ HS, tất cả vì HS thân yêu. Đó là chìa khoá của sự thành công trong nghề dạy học. II- Với học sinh: - Cần phải có lòng quyết tâm, cố gắng, sự nỗ lực của bản thân trong môn học để tìm tòi, khám phá các kiến thức ở các mức độ từ dễ đến khó. - Cần đào sâu suy nghĩ, học hỏi các phương pháp phù hợp đối với các dạng bài tập khó, phức tạp. - Biết khiêm tốn học hỏi từ thầy cô, bạn bè, trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó tích lũy kiến thức cho mình và vận dụng nó trong quá trình học tập. - Cần dành một khoảng thời gian phù hợp cho việc học, nghiên cứu, tìm hiểu bộ môn địa lí (không chỉ trong SGK). Như thế sẽ hữu ích rất nhiều, vừa góp phần nâng cao kết quả học tập, vừa mở rộng tầm mắt, bồi dưỡng trí tuệ. Phần VI: NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI * Những vấn đề còn bỏ ngỏ: - Những bài học lí thuyết. - Những bài học về địa lí địa phương. - HS ở các lớp khác, trường khác. * Điều kiện thực hiện đề tài: Thực hiện đề tài này trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục đac và đang thực hiện cuộc vận động Hai không nhằm chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục; việc đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển một nền giáo dục toàn diện. Vì vậy, đề tài này ra đời đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đó. Đặc biệt rèn cho Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 15 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 các em HS những kĩ năng cơ bản trong việc tìm hiểu các bài học thực hành mà xưa nay vốn hay bị xem nhẹ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài này, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn như: Vẫn còn một số HS chưa thực sự chú tâm vào việc học tập bộ môn, cho rằng là môn phụ, môn xã hội, có thể tự tìm hiểu ở nhà; một số HS vì phải tập trung học tập ở các đội tuyển Học sinh giỏi các cấp nên thời gian dành cho bộ môn không nhiều; trong xu thế xã hội đang chạy theo nền kinh tế thị trường, HS thường hướng đến các môn khoa học Tự nhiên nhiều hơn nên việc định hướng về tư tưởng cho HS là rất khó khăn. Và hơn hết nếu GV không nhiệt tình, chu đáo, tìm tòi, sáng tạo và hết lòng vì HS thì rất khó đạt được kết quả dạy học như mong muốn. Phần VII - KIẾN NGHỊ Qua một quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này cũng như qua thực tế dạy học bộ môn, để có điều kiện tốt phục vụ cho việc dạy và học môn Địa lí, tôi có một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo sau: 1. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV dạy môn Địa lí ở Trường THCS. 2. Mở các cuộc thi viết SKKN trên quy mô rộng để GV có điều kiện học hỏi, tích luỹ thêm về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong giảng dạy. 3. Đầu tư thêm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học chuyên ngành như: đài, Tivi, tranh ảnh, báo, tạp chí, các loại sách tham khảo, sách nâng cao, phòng bộ môn, các phương tiện dạy học hiện đại. 4. Tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia, các GV dạy giỏi về kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp dạy học bộ môn. 5. Tổ chức những chuyến đi thực tế, thực địa để giáo viên bộ môn có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng kiến thức thực tế, qua đó áp dụng vào dạy học. 6. Có chế độ, phần thưởng động viên kịp thời, thích đáng cho những GV và HS có những thành tích và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Phần VIII: KẾT LUẬN CHUNG Địa lí là môn học mà với điểm xuất phát ban đầu là một môn khoa học tự nhiên. Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế - xã hội phát triển, do yêu cầu thực tế của lịch sử xã hội mà nó thuộc về nhóm khoa học xã hội. Hơn nữa xưa nay, Địa lí thường được coi là môn phụ trong nhà trường phổ thông. Bởi vậy việc học tập và nghiên cứu thực thụ về môn địa lí còn chưa đúng mức, chưa công bằng. Hơn nữa, trong thực tế, các em HS vẫn chưa ý thức được mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là toàn diện, tìm hiểu về môn địa lí cũng có rất nhiều lí thú, giải thích rất nhiều hiện tượng tự nhiên, trong cuộc sống, thấy được toàn cảnh về cuộc sống, quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người trên Trái Đất, đặc biệt là đất nước Việt Nam thân yêu.... Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 16 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 Vì thế, phương pháp dạy học bộ môn quả là những bài toán khó cho các thầy, cô giáo phụ trách bộ môn này mà các nội dung thực hành lại là một nội dung không thể thiếu trong học tập và nghiên cứu môn địa lí ở nhà trường phổ thông. Trong thời điểm hiện nay, việc ra đời của đề tài này phần nào đã giải toả được nhưng khó khăn trên. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, chưa phải là phổ biến nhưng qua đây, tôi muốn nói rằng: Chúng ta hãy phát huy hơn nữa những khả năng, ý nghĩa của môn Địa lí, cùng các bạn đồng nghiệp đem lại hoa thơm, trái ngọt cho đời, gieo những hạt giống, chăm sóc chúng, vun trồng chúng để rồi gặt hái những mùa vàng bội thu. Phù Cừ, ngày 03 tháng 04 năm 2013 Tác giả Vũ Văn Quyết TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học địa lí (Đỗ Thị Minh Đức) 2. Rèn kĩ năng địa lí (Mai Xuan San) 3. Mấy kĩ năng thực hành địa lí (Lê Bá Thảo) 4. Vẽ biểu đồ địa lí 9 (Đỗ Thị Minh Đức) 5. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (PGS - PTS Phạm Viết Vượng) 6. Hoạt động dạy học (Nguyễn Ngọc Bảo - Hà Thị Đức) Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 17 SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9 7. Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập Địa lí 9 (Nhà xuất bản Giáo dục) 8. Các tài liệu về đổi mới PPDH 9. Hệ thống sách tham khảo địa lí khác ---------------------------------- Vũ Văn Quyết –THCS Phù Cừ Năm học 2012 - 2013 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng