Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn phối hợp các phương tiện dạy học để dạy bài 18, 19 (sinh học 10 ban cơ bản)...

Tài liệu Skkn phối hợp các phương tiện dạy học để dạy bài 18, 19 (sinh học 10 ban cơ bản) có hiệu quả

.PDF
29
1851
120

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ DẠY BÀI 18, 19 (SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN) CÓ HIỆU QUẢ Người thực hiện: LÊ THỊ XUÂN LAM Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012- 2013 Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 1 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Thị Xuân Lam 2. Ngày tháng năm sinh: 05/07/1979 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: D19D- Phường Quang Vinh- TP Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP - Năm nhận bằng : 2003 - Chuyên ngành đào tạo: Sinh học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học - Số năm có kinh nghiệm: 9 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐỌC BÀI- CHÉP BÀI CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC + PHỐI HỢP SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 2 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ DẠY BÀI 18, 19 (SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN) CÓ HIỆU QUẢ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dụcđào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Ngành Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam cũng đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh từng bước đã có những biến đổi trong phương pháp dạy và học và bước đầu cũng đã thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy và học do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt đối với bộ môn Sinh học, kiến thức truyền đạt trong một tiết học tuy có giảm tải nhưng nội dung ở một số bài còn dài và mang tính trừu tượng , học sinh sẽ không thể hiểu hay hình dung hết được vấn đề nếu không có hình ảnh minh họa. Thậm chí có những bài học , mặc dù có hình ảnh minh họa nhưng học sinh vẫn không thể hiểu hết nội dung, nếu bài học có liên quan đến các cơ chế, các quá trình sinh lí. Dẫn tới trường hợp học sinh hiểu lúc đó nhưng một thời gian sau lại quên đi rất nhanh và không có ấn tượng lâu về những kiến thức đã học. Ví dụ qua một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 – Ban cơ bản. Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Bài 19: GiẢM PHÂN Đây là hai bài học có kiến thức cơ bản nhưng quan trọng vì nội dung còn liên quan đến kến thức của lớp 11 ( chương SINH SẢN) và lớp 12 ( chương DI TRUYỀN) . Đặc biệt là kiến thức của lớp 12, nếu không nhớ được nội dung của hai bài học này thì không thể tiếp thu tốt các nội dung của các bài lớp 12. Khi học đến kiến thức lớp 12, hầu hết các học sinh đều không nhớ cơ chế của hai Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 3 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 quá trình nguyên phân, giảm phân. Thậm chí có học sinh không nhớ được kết quả của hai quá trình. Điều này dẫn tới việc học sinh rất khó khăn trong việc tiếp thu nội dung của lớp trên, tiếp thu kiến thức không hết và sẽ tạo lỗ hổng kiến thức cho những nội dung của các bài sau, dẫn tới giảm sự yêu thích, thậm chí còn không thích học bộ môn Sinh học. Vì vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các nhân tố liên quan đến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, trong đó phương tiện dạy và học là một nhân tố quan trọng. Tuy nhiên sử dụng phương tiện dạy học nào và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả còn phụ thuộc vào nội dung của từng bài học. Có những bài chỉ cần tranh ảnh tĩnh để minh họa, có bài cần hình ảnh động, đoạn phim, có bài cần phải sử dụng nhiều phương tiện dạy học cùng một lúc thì giáo viên mới có thể dạy và học sinh mới có thể hiểu hết bài được. Việc sử dụng cùng một lúc nhiều phương tiện dạy học ( các phương tiện truyền thống: bảng, hình ảnh,..và các phương tiện cải tiến: máy chiếu, hình ảnh động, đoạn phim, phiếu học tập,…) để minh họa cho các quá trình, cơ chế không những giúp học sinh hiểu rõ bản chất nội dung mà còn tăng hứng thú, thái độ học tập tích cực và đặc biệt là khả năng nhớ bài lâu hơn của học sinh. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về vi sinh vật, động vật, thực vật và con người. Sinh học phản ánh mọi mặt của xã hội, góp phần hình thành nhân cách của học sinh. M.xim G. ki đã nói “ Sinh học giúp con người hiểu được bản thân mình, làm nảy nở ở con người những khác vọng hướng tới chân lí”. Vì vậy giờ dạy sinh học nếu đạt được chất lượng cao không những giúp các em lĩnh hội được những điều thú vị trong thế giới sống của sinh vật, biết trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường mà còn biết tự rèn luyện và bảo vệ bản thân mình để trở thành một con người hoàn thiện. Ngoài ra cơ sở xuất phát của đề tài này là nâng cao chất lượng dạy học sinh học trong trường THPT, dựa trên những yêu cầu của thực tiễn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định lấy chủ đề năm học 2008 - 2009 là "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)". Chỉ thị số 47/2008/CT- BGDĐT của Bộ GD & ĐT về năm học 2008-2009 cũng nêu rõ: "Đẩy mạnh một cách hợp lí việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học". Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 4 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 A. Các loại phương tiện dạy học và phạm vi sử dụng  Định nghĩa phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học, theo Nguyễn Ngọc Quang, "bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo"  Vai trò của phương tiện dạy học: Khi nghiên cứu về giáo dục học chúng ta đã biết một kết luận quan trọng, đó là: "Tính trực quan là tính chất có tính qui luật của quá trình nhận thức khoa học". Do đó, khi dạy các môn học,cần chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau: + Học sinh tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng học sinh quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ học hay khi đi tham quan. + Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng. Trong khi tri giác những biểu tượng có sơ đồ hóa hoặc hình ảnh của đối tượng và hiện tượng, quá trình cần nghiên cứu, học sinh có thể tìm hiểu được bản chất của các quá trình và hiện tượng đã thực sự xáy ra. Những tính chất và hiểu biết về đối tượng được học sinh tri giác không chỉ bằng thị giác mà còn có thề bằng xúc giác, thính giác và trong một số trường hợp ngay cả khứu giác cũng được sử dụng. Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học. a) Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng. Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. b) Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. c) Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy...) d) Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 5 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Tóm lại, phương tiện dạy học góp phần nâng cao hiệu suất lao động của thầy và trò. * Các phương tiện dạy học và phạm vi sử dụng: 1. Hình vẽ trên bảng Hình vẽ trên bảng có thể được vẽ một cách tổng quát hoặc theo chi tiết. Hình vẽ trên bảng có thể được thực hiện theo từng giai đoạn nhằm dẫn dắt sự tiếp thu liên tục của học sinh. Hình vẽ trên bảng có thể là hình hai chiều hoặc hình ba chiều. Hình vẽ trên bảng có thể được dùng trong các công việc: nghiên cứu tài liệu mới, làm việc độc lập và kiểm tra. Việc quan sát và thảo luận trên hình vẽ có thể kéo dài tùy ý. Giáo viên có thể dùng hình vẽ trên bảng để kiểm tra kiến thức của học sinh, làm rõ hơn các vấn đề cần truyền đạt, tăng mức độ giao tiếp giữa thầy và trò. Hình vẽ trên bảng chỉ được thực hiện khi có giáo viên vì nó không có khả năng truyền đạt tất cả các tính chất của đối tượng nghiên cứu, của các hiện tượng và quá trình xảy ra. Trong quá trình giảng bài, giáo viên có thể bổ sung các chi tiết để minh họa các vấn đề được nêu. Hình vẽ trên bảng cần được xuất hiện trong thời gian dạy học khi cần minh họa các vấn đề được giáo viên thuyết giảng bằng lời, vì vậy việc vẽ sẵn các hình vẽ trước giờ học làm cho hiệu quả sử dụng của nó kém đi rất nhiều. Ưu điểm của hình vẽ trên bảng là nó truyền đạt tốt nhất các lượng tin qua hình phẳng. Hình vẽ trên bảng được dùng rộng rãi trong thực tế sư phạm nhờ tính hiệu quả và đơn giản, có thể dùng để dạy lý thuyết và thực hành. Yêu cầu: Hình vẽ trên bảng phải rõ ràng, đơn giản để học sinh có thể vẽ vào lớp theo kịp với quá trình giảng bài của giáo viên và trong một vài trường hợp đặc biệt có thể giao cho một học sinh nào đó tiến hành. Hình vẽ trên bảng không được có quá nhiều chi tiết và phải được bố trí sao cho giáo viên có chỗ để ghi thêm hoặc vẽ thêm các vấn đề cần làm rõ. 2. Tranh, ảnh dạy học Tranh, ảnh dạy học truyền đạt thông tin bằng hình ảnh, sơ đồ... Tùy theo nội dung của từng tranh, ảnh dạy học, giáo viên có thể treo khi giảng bài hoặc treo cố định ở một vị trí thích hợp trong lớp học. Kích thước của tranh dạy học thường không lớn quá khổ A0 (1189 x 841mm2), vì thế không nên đưa vào tranh quá nhiều chi tiết vụn vặt hoặc thứ yếu làm phân tán chú ý của học sinh. Tranh ảnh dạy học giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp (thời gian vẽ hình), nhờ đó giáo viên có thể truyền đạt nhanh hơn hoặc khi cần có thể bỏ qua lượng thông tin không cần thiết cho việc dạy và học. Tranh, ảnh dạy học tạo điều kiện cho việc tổ chức thảo luận tập thể ở lớp, cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng tình huống nêu vấn đề. Nhờ có tranh, ảnh dạy học Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 6 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 giáo viên có thể truyền đạt lượng tin về những đối tượng hoặc quá trình khó quan sát trực tiếp. Tranh, ảnh dạy học có thể dễ dàng sử dụng phối hợp với những phương tiện dạy học khác. 3. Phiếu ghi: Phiếu ghi là các phiếu trên đó đã in sẵn các bài học rút gọn, sơ đồ, các bài tập mà học sinh cần giải quyết. Phiếu ghi thực hiện hai chức năng. Thứ nhất, phiếu ghi giúp cho học sinh tự học để nắm những kỹ năng, kỹ xảo khác nhau. Các bài tập trên phiếu học tập cũng có thể sắp xếp theo độ khó khác nhau để phân biệt khả năng của học sinh. Thứ hai, phiếu học tập có thể được dùng để kiểm tra kiến thức của toàn lớp. Phiếu ghi tạo điều kiện cho học sinh tiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức đã biết với kiến thức mới, mối liên hệ giữa các môn học và áp dụng được cho mọi hình thức hoạt động trong và ngoài lớp. 4. Phiếu học tập: Là phiếu yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề có trong nội dung của bài học, bắt buộc học sinh phải tham khảo sách giáo khoa, hoạt động nhóm. Sử dụng phiếu học tập, giáo viên sẽ tiết kiệm được thời giới thiệu nhiều kiến thức trong bài học. Nhược điểm của phiếu học tập là chỉ áp dụng cho học sinh thực hiện đối với những kiến thức đơn giản, dễ hiểu. Giáo viên phải theo dõi sát quá trình hoạt động nhóm tránh để tình trạng chỉ có một vài học sinh tiến hành còn các học sinh khác không tham gia nhưng vẫn có kết quả cuối cùng. Dẫn tới không tiếp thu được kiến thức cho dù là đơn giản. 5. Bài trắc nghiệm: Bài trắc nghiệm có thể được sử dụng thường xuyên hoặc định kỳ. Ưu điểm của bài trắc nghiệm so với bài kiểm tra viết thông thường là ở chỗ bài trắc nghiệm có thể kiểm tra cùng một lúc nhiều nội dung khác nhau với thời gian ngắn. Thông qua bài trắc nghiệm giáo viên có thể không những chỉ nắm được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh mà còn biết được những sai sót mà học sinh thường mắc phải trong quá trình giải bài tập. Sử dụng bài trắc nghiệm trong dạy học, người giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian chấm bài, trả bài, đồng thời phát hiện nhanh những lỗ hổng kiến thức của học sinh. Do đó, giáo viên có thể cho học sinh làm nhiều bài trắc nghiệm hơn so với những hình thức kiểm tra khác. Tuy vậy, việc viết ra bộ câu hỏi cho phù hợp với các yêu cầu trong bài trắc nghiệm không phải là một vấn đề đơn giản. Giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và tích lũy nhiều kinh nghiệm mới có thể soạn ra được những bộ câu hỏi hoàn toàn khách quan và phù hợp với mục đích, nội dung chương trình học của học sinh. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 7 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Nhờ sử dụng bài trắc nghiệm, giáo viên có thể thu được cùng lúc nhiều thông tin phản hồi từ phía học sinh, dễ dàng nắm được kết quả tiếp thu của học sinh trong các giờ học. 6. Sách giáo khoa: Ở hệ giáo dục tại trường, sách giáo khoa được xem như là phương tiện phục vụ cho công việc tự học của học sinh để nắm kiến thức ngoài thời gian lên lớp. Ở hệ thống giáo dục hàm thụ, sách giáo khoa là cơ sở cung cấp toàn bộ kiến thức. Học sinh dùng sách giáo khoa để nắm kiến thức lý thuyết, làm các bài tập theo các bài mẫu và có thể nghiên cứu các vấn đề khoa học được áp dụng trong thực tế. Sách giáo khoa phải đạt được yêu cầu quan trọng là dễ hiểu và rõ ràng. Sách giáo khoa đặc biệt cần thiết khi đặt câu hỏi làm ở nhà, khi cần định hướng chú ý của học sinh vào những khía cạnh cơ bản của các hiện tượng . 6. Các phương tiện nghe nhìn: Các phương tiện nghe nhìn được đánh giá là các phương tiện dạy học có hiệu quả cao. Sử dụng phương tiện nghe nhìn trong giờ học tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn nhờ sử dụng nhiều nguồn kích thích sự chú ý của học sinh (hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động...). Phương tiện nghe nhìn có thể được giáo viên sử dụng ở lớp như là một công cụ minh họa làm sáng tỏ nội dung bài học. Phương tiện nghe nhìn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong dạy học nhờ chúng có những chức năng quan trọng sau: a) Phương tiện nghe nhìn giúp cho việc giảng dạy các kiến thức thực tế tốt hơn và làm cho học sinh nhớ lâu hơn các kiến thức đã tiếp thu b) Phương tiện nghe nhìn đưa vào lớp học những hiện tượng xảy ra rất chậm trong tự nhiên, những cơ chế mà bằng mắt thường chúng ta không thể quan sát được. c) Phương tiện nghe nhìn tác động lên nhiều cơ quan xúc cảm của học sinh do đó gây sự chú cao cho học sinh và học sinh nhớ lâu hơn các kiến thức đã được học. Với phương tiện nghe nhìn thích hợp, giáo viên dễ dàng làm thay đổi thái độ của học sinh đối với môn học. Phương tiện nghe nhìn gây hứng thú cho học sinh khi nghe giảng và do đó sự tiếp thu kiến thức sẽ diễn ra thoải mái hơn. Các bộ phim, băng ghi hình, slide được chuẩn bị theo các yêu cầu cao về sư phạm và thẩm mỹ kích thích sự chăm chú theo dõi của học sinh. d) Phương tiện nghe nhìn cung cấp các cơ sở cụ thể để suy nghĩ và nhận thức làm tăng ý nghĩa của các quan niệm. Phương tiện nghe nhìn trình bày các kiến thức trừu tượng bằng các hình thức khác nhau. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 8 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Tuy nhiên nếu sử dụng không phù hợp có thể dẫn tới kết quả ngược lại. Học sinh hứng thú vì như đang được xem một bộ phim, nếu không giới thiệu kịp thời ý nghĩa của các hình ảnh có thể học sinh sẽ nghĩ theo một hướng khác, gây cười đùa trong lớp, mất hết ý nghĩa của đoạn phim mà chúng ta đang giới thiệu. 7. Bảng dạy học: Bảng dạy học là một phương tiện hỗ trợ cho giáo viên để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Ngày nay, tuy đã có nhiều phương tiện khác như máy chiếu, slide, video... bảng dạy học vẫn được sử dụng rộng rãi trong lớp học. Do hình vẽ trên bảng có nhiều ưu điểm đối với quá trình nhận thức của học sinh (xem phần trước) và chỉ được sử dụng khi có sự có mặt của giáo viên nên bảng dạy học là một phương tiện đặc biệt cần thiết để dạy ngôn ngữ, khoa học cơ bản... Sử dụng bảng dạy học là một nghệ thuật, giúp cho buổi dạy thêm sinh động, giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng dễ dàng và tập trung. Bảng dạy học tạo điều kiện thuận lợi (mà nhiều phương tiện khác không có được) cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng, hình vẽ biểu diễn và nêu trọng tâm vấn đề cần truyền thụ cũng như nhấn mạnh các đặc điểm cần ghi nhớ của vấn đề trình bày. Các yêu cầu khi sử dụng bảng dạy học: Bảng dạy học là nơi trình bày những nội dung quan trọng trong bài học mà học sinh cần tiếp thu. Sự trình bày bảng gọn gàng, sáng sủa sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh đồng thời rèn luyện được cho học sinh cách thức làm việc, trình bày bài. Muốn đạt được các yêu cầu về mặt sư phạm khi ghi bảng cần phải tuân theo những qui tắc sau: a) Không viết lên bảng quá nhiều vấn đề . Trình bày cô đọng những điểm quan trọng sẽ gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh. b) Lời văn chính xác, không nên viết những đoạn văn dài c) Trước khi lên lớp, trong giáo án phải dự định những vấn đề cần viết trên bảng và cách trình bày, bố cục bảng (nếu cần) d) Những dụng cụ cần thiết cho việc vẽ hình trên bảng (phấn màu, thước, compa...) phải được chuẩn bị trước để vẽ hình trên bảng được rõ ràng. e) Tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào bảng f) Chữ viết trên bảng phải đủ lớn để tất cả học sinh có thể thấy được. Phấn màu chỉ nên dùng để nhấn mạnh hay phân biệt sự khác nhau. g) Xóa ngay những nội dung không liên quan đến sự kiện đang giảng dạy để học sinh khỏi bị phân tán tư tưởng. h) Bảng dạy học phải luôn sạch sẽ, không để bụi phấn làm bẩn. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 9 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 i) Trong lúc viết hoặc vẽ hình phải luôn luôn giữ đúng nhịp độ của lời giảng với những gì xuất hiện trên bảng. j) Nét phấn phải vững vàng, không quá nhẹ mà cũng không quá mạnh. Khi viết nên xoay viên phấn để viên phấn mòn về một bên, luôn luôn thay đổi đầu phấn cho mỗi loại câu viết hoặc đường nét của hình vẽ. B. Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học Phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng... Do đó các nhà sư phạm đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. 1. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc: Sử dụng phương tiện dạy học có ý nghĩa là đưa phương tiện vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn nhất (mà trước đó thầy giáo đã dẫn dắt, nêu vấn đề, gợi ý...) và được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất. Hiệu quả của phương tiện dạy học được nâng cao rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng vào lúc mà nội dung, phương pháp của bài giảng cần đến nó. Cần đưa phương tiện vào theo trình tự bài giảng, tránh việc trưng ra hàng loạt phương tiện trong một tiết học. Phương tiện dạy học phải được đưa ra sử dụng và cất đúng lúc. Nếu các phương tiện dạy học được sử dụng một cách tình cờ, chưa có sự chuẩn bị trước cho việc tiếp thu của học sinh thì sẽ không mang lại kết quả mong muốn, thậm chí còn làm tản mạn sự theo dõi của học sinh. 2. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ: Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ tức là phải tìm vị trí để giới thiệu, trình bày phương tiện trên lớp hợp lý nhất, giúp học sinh có thể đồng thời sử dụng nhiều giác quan để thiếp thu bài giảng một cách đồng đều ở mọi vị trí trên lớp. 3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng cường độ: Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp, vừa với trình độ và lứa tuổi của học sinh. Mỗi loại phương tiện dạy học có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn phương tiện dạy học hoặc dùng lặp đi lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của nó sẽ giảm sút. Theo nghiên cứu của những nhà sinh lý học, nếu như một dạng hoạt động được kéo dài quá 15 phút thì khả năng làm việc sẽ bị giảm sút rất nhanh. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 10 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp sẽ dẫn đến sự quá tải về thông tin do học sinh không kịp tiêu thụ hết khối lượng kiến thức được cung cấp. Sự quá tải lớn về thị giác sẽ ảnh hưởng đến chức năng của mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng xấu đến việc dạy và học. Để bảo đảm yêu cầu về chế độ làm việc của mắt chỉ nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 2-3 lần trong tuần và mỗi lần không quá 20-30 phút. Mỗi loại phương tiện dạy học đều có những ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy nếu biết cách phối hợp ưu điểm của các phương tiện dạy học trên sẽ đem lại kết quả rất tốt trong công tác giảng dạy. Chính vì thế trong dạy học vẫn cần phải áp dụng cùng một lúc nhiều phương pháp dạy học, cùng hỗ trợ nhau, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt và phù hợp nhất. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Để tạo hứng thú học tập môn Sinh học và tạo niềm say mê học tập ở các em, đặc biệt là tăng khả năng nhớ bài cho học sinh tôi thường xuyên sử dụng phương tiện dạy học vào bài giảng của mình sao cho phù hợp nội dung của từng bài. Nhưng đặc biệt ở hai bài 18 và 19 chương trình sinh 10 ban cơ bản , tôi thấy phải sử dụng đồng thời nhiều phương tiện dạy học trong bài bài giảng thì khả năng tiếp thu bài nhanh hơn, đặc biệt là khả năng nhớ kiến thức cũng lâu hơn. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 11 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: a. Chuẩn: - Mô tả được chu kì tế bào. - Nêu được những diễn biến cơ bản của kì trung gian - Nêu được những diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân - Nêu được những kết quả của quá trình nguyên phân - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân b. Trên chuẩn: - Nêu được tác hại khi có rối loạn trong chu kì tế bào. - Nêu được sự biến đổi của bộ nhiễm sắc thể của tế bào trong mỗi kì phân bào 2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng: - Trực quan - Phân tích - Tư duy - Tổng hợp. - Hoạt động nhóm. - Trình bày trước lớp. 3. Thái độ: Có niềm tin vào khoa học trong việc ứng dụng vào trồng trọt ( nhân giống vô tính), y học ( nuôi, cấy, ghép mô ở người). II. Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa các kì của quá trình nguyên phân Phiếu học tập ( kì trung gian, quá trình nguyên phân) Hình ảnh động về các kì của quá trình nguyên phân. III. Các phương tiện được áp dụng trong từng nội dung kiến thức: Phương tiện dạy học cần sử dụng SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ TRANH TĨNH Nội dung kiến thức học sinh nêu được KHÁI NIỆM: 1. Chu kì tế bào: - Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 12 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 2. Nguyên phân : - Là hình thức phân chia tế bào ( sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: + Kì trung gian ( Thời kì giữa 2 lần phân bào) + Quá trình nguyên phân. # Kì trung gian: + Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hoá vật chất....đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN. + Được chia thành 3 pha: * Pha G1: * Pha S * Pha G2 Sau pha G2 sẽ diễn ra qúa trình nguyên phân. Phương tiện dạy học cần sử dụng Nội dung kiến thức học sinh nêu được SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA, PHIẾU HỌC TẬP KẾT HỢP VỚI HÌNH ĐỘNG Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 13 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Các pha của kì trung gian Pha G1 Diễn biến cơ bản Pha S Các pha của kì trung gian Pha G1 Pha G2 Nhấn mạnh: Nhiễm sắc thể được nhân đôi tại pha S, nên bắt đầu từ giai đoạn này nhiễm sắc thể ở dạng kép ( cromatit). Nếu vì lí do nào đó, chu kì tế bào bị rối loạn sẽ dẫn tới sự xuất hiện các tế bào ung thư. Diễn biến cơ bản Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1 điểm kiểm soát ( R) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân. Pha S Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử . Pha G2 Diễn ra sự tổng hợp prôtêin histon, prôtêin của thoi phân bào(tubulin...). Sau pha G2 sẽ diễn ra qúa trình nguyên phân. Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 14 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 I. KÌ TRUNG GIAN: Tế bào mẹ Kì trung gian Phương tiện dạy học cần sử dụng SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA KẾT HỢP VỚI PHIẾU HỌC TẬP, HÌNH ĐỘNG Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Nội dung kiến thức học sinh nêu được Các kì Diễn biến cơ bản của nguyên phân NST kép bắt đầu co xoắn ; Kì đầu Trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành; Màng nhân và nhân con biến mất. ( 4 nhiễm sắc thể kép) Kì giữa NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài. ( 4 nhiễm sắc thể kép) Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 15 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Kì sau Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào. ( 8 nhiễm sắc thể đơn) Kì cuối NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến mất. ( 2 tế bào, mỗi tế bào có 4 nhiễm sắc thể đơn) * Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. * Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ. T ế bào m ẹ K ì g iữ a K ì tr u n g g ia n K ì sau Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh K ì đầu K ì cuối Page 16 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Tế bào mẹ Kì giữa Kì trung gian Kì sau Phương tiện dạy học cần sử dụng SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ TRANH TĨNH Kì đầu Hai tế bào con Nội dung kiến thức học sinh nêu được Phân biệt được nguyên phân ở động vật và nguyên phân ở thực vật Sự khác nhau nguyên phân ở động vật và thực vật: Ở giai đoạn phân chia tế bào chất. . Tế bào động vật: Tế bào chất thắt lại ở giữa tạo 2 tế bào con. Tế bào thực vật: hình thành vách ngăn tạo 2 tế bào con. . Tế bào thực vật: hình thành vách Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 17 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 ngăn Bài tập: Điền tên các kì của quá trình nguyên phân vào ô trống: Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 18 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 BÀI 19: GIẢM PHÂN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: a. Chuẩn: - Nêu được những diễn biến cơ bản của giảm phân - Nêu được ý nghĩa của giảm phân - Nhắc lại được kiến thức quá trình nguyên phân b. Trên chuẩn: - Nêu được sự biến đổi của bộ nhiễm sắc thể của tế bào trong mỗi của quá trình giảm phân ( giảm phân 1 và giảm phân 2) - Hiểu rõ được quá trình hình thành giao tử ở động vật - So sánh được bản chất của quá trình nguyên phân và giảm phân. - Biết được hậu quả nếu quá trình giảm phân không diễn ra: không hình thành giao tử dẫn tới hiện tương vô sinh. 2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng: - Trực quan - Phân tích - Tư duy - Tổng hợp. - Hoạt động nhóm. - Trình bày trước lớp. 3. Thái độ: Có niềm tin vào khoa học trong việc tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ trong chọn chống II. Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa quá trình giảm phân Phiếu học tập: các kì của quá trình giảm phân Hình ảnh động về các kì của quá trình giảm phân. III. Các phương tiện được áp dụng trong từng nội dung kiến thức: Phương tiện dạy học cần sử dụng A. SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA VÀ TRANH TĨNH: Nội dung kiến thức học sinh nêu được Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 19 Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2012- 2013 Giảm phân: Là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín. Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp. Giảm phân 1 Giảm phân 2 Nhấn mạnh: quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục vùng chín. Dựa vào hình yêu cầu học sinh nhận xét kết quả và đặt vấn đề: Tại sao tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nữa? Cấu tạo không giống ban đầu? Giáo viên Lê Thị Xuân Lam- Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan