Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn phát triển tư duy cho hs khi dạy dòng điện không đổi ...

Tài liệu Skkn phát triển tư duy cho hs khi dạy dòng điện không đổi

.DOC
44
1127
60

Mô tả:

PHẦN I :ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức được thiết lập và phát triển ở hầu hết các quốc gia với mục đích tạo ra những con người mới nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của một thế giới đang thay đổi. Trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, người ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của người học và phát huy khả năng học tập suốt đời để chủ động tồn tại trong một thế giới mới. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cho mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…” . Ở trường phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là tạo mọi điều kiện để học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực, tự lực và biết vận dụng sáng tạo tri thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Với tinh thần đó, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. Học sinh hoạt động tích cực, tự lực của mình chiếm lĩnh được kiến thức. Hoạt động đó nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy cho các em . Kiến thức chương “Dòng điện không đổi” có những khái niệm, hiện tượng vật lí, các ứng dụng khá quen thuộc và gần gũi với các em học sinh. Một số kiến thức của chương đã được trình bày ở sách giáo khoa (SGK) Vật lí lớp 7 và lớp 9. Các thiết bị thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ ở các trường 1 phổ thông nhưng do thói quen ngại sử dụng nên nhiều giáo viên vẫn dạy chay, lựa chọn phương pháp diễn giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chấp nhận các kết quả mà không được quan sát các hiện tượng hay tiến hành làm một thí nghiệm nào cụ thể dẫn đến giờ học trở nên nhàm chán. Từ những lí do trên, chúng tôi thấy rằng để tổ chức các hoạt động dạy học vật lí nói chung, dạy học chương “Dòng điện không đổi” nói riêng đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tư duy( NLTD) cho học sinh. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí. 2.2. Đề xuất được một số biện pháp phát triển NLTD cho học sinh phù hợp với thực tiễn và mang lại hiệu quả cao trong dạy học Vật lí nói chung và dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao nói riêng. 2.3. Xây dựng được một số tiết học trong chương “Dòng điện không đổi” theo hướng phát triển NLTD cho học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động dạy học vật lí lớp 11 (chương trình nâng cao) theo hướng phát triển NLTD cho học sinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí lớp 11 chương trình nâng cao. - Kết quả học tập môn Vật lí của học sinh các lớp 11 (nâng cao) trường THPT Bình Sơn có sử dụng các biện pháp phát triển NLTD cho học sinh . 2 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1. Tư duy 1.1.1. Khái niệm tư duy Tư duy là một quá trình nhận thức lí tính, phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà trước đó chúng ta chưa biết. Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp và mang tính khái quát cao. Bởi vậy, phát triển tư duy cho học sinh là một việc làm cần thiết, là một trong những mục đích của hoạt động dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho người học. Quá trình tư duy được nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) K.K. Platônôv phân chia thành các giai đoạn hết sức cụ thể theo sơ đồ sau: Nhận thức vấn đề Xuất hiện các liên tưởng Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết Kiểm tra giả thuyết Chính xác hóa Khẳng định Hành động tư duy mới Phủ định Giải quyết vấn đề Hình 1.1. Sơ đồ các giai đoạn của quá trình tư duy 3 1.1.2. Tư duy vật lí Tư duy vật lí là sự quan sát các hiện tượng vật lí, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận đơn giản và xác lập giữa chúng những mối quan hệ và những sự phụ thuộc xác định, tìm ra mối liên hệ giữa mặt định tính và mặt định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, dự đoán các hệ quả mới từ các lý thuyết và áp dụng những kiến thức khái quát thu được vào thực tiễn. 1.2. Năng lực tư duy 1.2.1. Khái niệm năng lực tư duy Trong triết học người ta định nghĩa NLTD như sau: “Năng lực tư duy là tổng hợp các phẩm chất tâm, sinh lý, tri thức của chủ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó do nhận thức và thực tiễn đặt ra với một mục đích xác định và đem lại hiệu quả nhất định”. Năng lực tư duy được thể hiện ở các khả năng như tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định.... Người có NLTD tốt thường có trí nhớ tốt, thích lí luận, giỏi làm việc với các con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học.... Tố chất này giúp người ta dễ thành công trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Toán học, Vật lí, Tin học .... 1.2.2. Vai trò của việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT Trong dạy học vật lí, việc phát triển NLTD giúp học sinh tự xây dựng được kiến thức vật lí một cách logic, sâu sắc; biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn linh hoạt, không máy móc. Từ đó, kiến thức mà học sinh thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. Nó tạo cho học sinh thói quen tự nghiên cứu, làm việc độc lập, suy nghĩ có phương pháp, tạo tiềm lực lâu dài cho cuộc sống sau này. 1.2.3. Bản đồ tư duy và vai trò của nó trong quá trình phát triển năng lực tư duy Bản đồ tư duy (Mind Map) (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một 4 sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kế hoạch làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. BĐTD có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. Vì vậy, BĐTD sẽ giúp người học: Tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa; ghi nhớ tốt hơn; sáng tạo hơn, hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng, làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng; học nhanh và hiệu quả hơn . 1.3. Thực tiễn của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học Vật lí ở các trường THPT Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn, dùng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở các trường THPT huyện Bình Sơn- Tỉnh Quảng Ngãi nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí ở các trường THPT hiện nay. 1.3.1. Thực trạng của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí hiện nay Chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên bộ môn Vật lí ở các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Sơn. Kết quả thăm dò thu được như sau: 5 Bảng 1.1. Kết quả điều tra đối với giáo viên Câu hỏi Mức độ Câu 1: Quí thầy (cô) có Thường xuyên nghe nói đến các khái Thỉnh thoảng Không bao giờ niệm “NLTD”, “Kỹ năng SL 21 9 0 TL% 70 30 0 tư duy” không? Câu 2: Theo thầy (cô) việc Rất cần thiết phát triển NLTD cho học Cần thiết Không cần thiết sinh trong dạy học vật lí 27 3 0 90 10 0 là: Câu 3: Quí thầy (cô) có tổ Thường xuyên chức các hoạt động dạy Thỉnh thoảng Không bao giờ học theo hướng phát triển 10 20 0 33,3 66,7 0 6 17 5 2 20 56,6 16,7 6,7 0 11 13 0 36,7 43,3 6 20 NLTD cho học sinh không? Câu4: Trong quá trình dạy Thuyết trình học vật lí, quí thầy (cô) Đàm thoại Nêu vấn đề chủ yếu sử dụng phương Ý kiến khác pháp dạy học: Câu 5: Quí thầy (cô) cho Thầy đọc giảng, trò ghi chép biết học sinh hứng thú nhất Có sử dụng thí nghiệm Có ứng dụng công nghệ thông đối với những giờ học vật tin lí: Ý kiến khác Câu 6: Theo thầy (cô) Thuận lợi: Phù hợp với xu hướng phát triển việc dạy học theo hướng của thế giới; được sự quan tâm của các ngành, phát triển NLTD cho học các cấp; nguồn tài liệu phong phú; HS tích sinh có những thuận lợi và cực học tập Khó khăn: Phải chuẩn bị giáo án kỹ nên mất khó khăn cơ bản: nhiều thời gian; vẫn quen với kiểu “thầy đọc, trò chép”; cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ điều kiện… 6 Qua phỏng vấn một số GV, tôi nhận thấy các GV bước đầu đã có sự đổi mới về phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống bằng các PPDH tích cực. Tôi tiến hành điều tra về nhu cầu học tập của học sinh đối với bộ môn Vật lí ở 2 trường THPT của huyện Bình Sơn với số lượng học sinh điều tra là 310 học sinh: 96 học sinh trường THPT Trần Kỳ Phong và 214 học sinh trường THPT Bình Sơn. Bảng 1.2. Kết quả điều tra đối với học sinh Câu 1. Trong quá trình học tập vật lí, các hoạt động sau đã được các em sử dụng ở mức độ nào? 1. Đọc và tóm tắt tài liệu 2. Đặt câu hỏi trong khi học 3. Phát biểu ý kiến trên lớp 4. Trao đổi ý kiến với bạn T.Xuyên SL TL% 85 27,42 76 24,5 235 75,8 87 28,06 Mức độ T.Thoảng SL TL% 127 40,97 137 44,2 75 24,2 187 60,32 Không SL TL% 98 31,61 97 31,3 0 0 36 11,62 cùng lớp 5. Hỏi GV những vấn đề 97 31,3 75 24,2 138 44,5 chưa rõ 6. Làm bài tập ngay sau giờ 256 82,6 22 7,1 32 10,3 học 7. Tham khảo tài liệu khác 8. Tìm và giải các bài toán 115 94 37,1 30,32 53 38 17,1 12,26 142 178 45,8 57,42 Tiêu chí khó Câu 2: Theo các em, trong quá trình học tập môn Vật lí những hoạt động sau là cần thiết hay không cần thiết? Mức độ Cần thiết Không cần thiết SL TL% SL TL% Tiêu chí 1. Giáo viên trình bày đầy đủ lý thuyết như SGK, giao bài tập và HS thực hiện theo yêu cầu của GV 7 121 39 189 61 2. Giáo viên chỉ cần nêu định hướng, HS sẽ tự nghiên cứu dưới sự hướng 207 66,77 103 33,23 dẫn của GV 3. Quan sát thí nghiệm 4. Tăng cường giờ thực hành thí 186 60 124 40 289 93,22 21 6,78 193 62,3 117 37,7 287 92,6 23 7,4 nghiệm 5. Cho học sinh được tự trình bày lý thuyết 6. Tăng cường làm việc nhóm 1.3.2. Nguyên nhân của những thực trạng nói trên * Về phía giáo viên: - Nhiều GV chưa quan tâm đến việc phát triển NLTD cho HS trong các giờ dạy. Một số GV dạy chưa hấp dẫn, ít tạo điều kiện để HS tham gia phát biểu xây dựng bài; chưa tổ chức cho HS tự học, tự nghiên cứu bài, tự làm các thí nghiệm trong bài … Điều này làm cho các em thụ động, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập. * Về phía học sinh: - Năng lực tư duy của HS còn hạn chế, phát triển không đồng đều ở các HS. - Nhiều HS chưa có phương pháp học tập đúng đắn nên cảm thấy khó khăn khi học môn Vật lí. - Một số HS còn chậm, lười biếng trong học tập môn Vật lí. Kết luận chương 1 Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy: -Năng lực tư duy là tổng hợp các phẩm chất tâm, sinh lý, tri thức của chủ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu phát hiện và giải quyết một vấn đề nào đó 8 do nhận thức và thực tiễn đặt ra với một mục đích xác định và đem lại hiệu quả nhất định. - Trong dạy học vật lí, việc phát triển NLTD giúp HS tự xây dựng được kiến thức vật lí một cách logic, sâu sắc; biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn linh hoạt, không máy móc. Từ đó, kiến thức mà HS thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn. Nó tạo cho HS thói quen tự nghiên cứu, làm việc độc lập, suy nghĩ có phương pháp, tạo tiềm lực lâu dài cho cuộc sống sau này. Từ những vấn đề trên, tôi nhận thấy việc phát triển NLTD cho HS trong dạy học nói chung, dạy học vật lí nói riêng là một việc làm cần thiết. CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH 9 TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO 2.1. Một số căn cứ để đưa ra các biện pháp phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao 2.1.1. Mục tiêu dạy học Dạy học môn Vật lí trong nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh: - Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại. - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho học sinh. - Hình thành và rèn luyện các thái độ, tình cảm. 2.1.2. Yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa và trình độ của học sinh Chương trình Vật lí hiện nay đã được đổi mới theo hướng chống quá tải, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực tiễn, thực hành vận dụng, giảm số tiết học trên lớp, tăng thời gian tự học, mở rộng hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập với xã hội, phát triển nhân cách, phát triển ở HS năng lực tư duy và năng lực hành động . Hiện nay, một vấn đề đang được quan tâm là chuyển dần từ việc xây dựng chương trình theo từng môn học truyền thống sang xây dựng chương trình tích hợp liên môn, theo từng chủ điểm gần gũi với những vấn đề đặt ra trong đời sống thực tế của HS . Như vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình và SGK hiện hành thì người GV cần tìm các biện pháp nhằm phát triển NLTD phù hợp với trình độ của mỗi HS để các em có thể tự lực chiếm lĩnh lấy kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. 2.1.3. Đặc điểm của chương “Dòng điện không đổi” Chương “Dòng điện không đổi” là chương thứ hai trong chương trình Vật lí 11 nâng cao. Chương này gồm 13 tiết: 7 tiết lý thuyết, 4 tiết bài tập, 2 tiết thực hành . 10 Những nội dung chính của chương có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Hình 2.1. Sơ đồ kiến thức chương “Dòng điện không đổi” Nhìn chung, các kiến thức của chương được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ chương trình vật lí trung học cơ sở. Các khái niệm về dòng điện, cường độ dòng điện, nguồn điện, điện năng tiêu thụ, công suất điện…; các định luật: định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần, định luật Jun – Lenxơ HS đã được học ở chương trình Vật lí lớp 7 và lớp 9 nhưng ở mức độ nhận thức đơn giản, chưa yêu cầu cao về kiến thức cũng như kỹ năng cần đạt. Tuy nhiên đó cũng là những kiến thức nền, giúp HS có thể học tốt chương “Dòng điện không đổi” ở chương trình vật lí 11. Ở chương này, các kiến thức nêu trên được mở rộng, nâng cao hơn, đặt ra những yêu cầu cao hơn về kiến thức cũng như kĩ năng, thái độ của HS như các kiến thức về định luật Ôm đối với toàn mạch, định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu, mắc nguồn điện thành bộ, kĩ năng vận dụng 11 được định luật Ôm để giải các bài tập về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu …. Đây là chương nối tiếp kiến thức chương “Điện tích – Điện trường”, đồng thời là nền tảng để nghiên cứu các phần khác trong chương trình vật lí phổ thông như: dòng điện trong các môi trường, từ trường, dòng điện xoay chiều. Phần lớn các kiến thức của chương rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Dòng điện một chiều có thể dùng để thắp sáng, các nguồn điện một chiều cũng được sử dụng rộng rãi. Trong các trường hợp dùng đến dòng điện không đổi ở hiệu điện thế nhỏ, nguồn điện đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn đèn pin cầm tay, trên ô tô, xe máy … đều dùng các bình acquy để thực hiện việc “đề máy”, thắp sáng hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Điện năng có thể dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Đó là một đặc tính có tầm quan trọng đặc biệt, nhờ đó năng lượng điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống và kỹ thuật. Các mạch điện dùng trong thực tế là tương đối phức tạp, hầu hết các thiết bị điện đều có sự chuyển hóa năng lượng điện thành nhiều dạng năng lượng khác nhau. Kiến thức về định luật Ôm cho mạch kín và cho các loại đoạn mạch giúp ta tính chính xác khi thiết kế và lắp ráp mạch điện. Việc sử dụng các nguồn điện thích hợp và mắc chúng thành bộ một cách hợp lí sẽ nâng cao được hiệu suất sử dụng. Hệ thống bài tập của chương rất đa dạng và phong phú, phù hợp với những trình độ khác nhau của HS. Qua phân tích đặc điểm của chương, tôi biết được HS đã biết những gì và cần hình thành, phát triển những kiến thức, kĩ năng nào cho các em. Đó chính là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài phát triển NLTD cho học sinh. 2.1.4. Mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng 2.1.4.1. Về kiến thức Học sinh cần phải: + Nêu được dòng điện không đổi là gì. 12 + Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì. + Nêu được cấu tạo chung của các nguồn điện hóa học (pin, acquy). + Viết được công thức tính công của nguồn điện: Ang   q   It + Viết được công thức tính công suất của nguồn điện: Png   I + Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch. + Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, song song, xung đối, hỗn hợp đối xứng. 2.1.4.2. Về kỹ năng Cần rèn luyện cho HS các kỹ năng: + Vận dụng được hệ thức I  R  r hoặc U    rI để giải các bài tập đối với toàn mạch. + Vận dụng được công thức: Ang   q   It và Png   I + Tính được hiệu suất của nguồn. + Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế bộ nguồn mắc nối tiếp và song song đơn giản. + Tính được suất điện động và điện trở trong của các bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc song song hoặc hỗn hợp đối xứng. + Vận dụng được định luật Ôm để giải các bài tóan về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện. + Giải được các bài toán về mạch cầu cân bằng và mạch điện kín gồm nhiều nhất 3 nút. + Tiến hành đo được suất điện động và điện trở trong của một pin cũ và một pin mới. 2.1.4.3. Về thái độ Cần bồi dưỡng cho học sinh: 13 + Có niềm tin đối với khoa học; hứng khởi, say mê nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung của chương nói riêng và bộ môn vật lí nói chung. + Có được đức tính kỷ luật, sáng tạo, nhanh, nhạy trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Biết tiết kiệm khi sử dụng các nguồn điện, biết giữ gìn và bảo quản các thiết bị điện khi sử dụng phục vụ cho việc học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống. + Có tinh thần nổ lực phấn đấu cá nhân, kết hợp chặt chẽ với tinh thần hợp tác trong học tập. 2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 Nâng cao 2.2.1.Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh Để kích thích hứng thú học tập của HS và đưa HS vào tình huống có vấn đề thì người giáo viên cần dự kiến hệ thống câu hỏi phù hợp xen kẽ với những yêu cầu hoạt động của HS để hướng dẫn HS tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh những kiến thức mới. Đặt câu hỏi là phương pháp hiệu quả để tăng sự quan tâm của HS, khơi dậy tư duy của HS, khám phá thái độ của HS, khuyến khích HS tham gia, nhấn mạnh và củng cố phần chính, kiểm tra hiệu quả của việc dạy. Trong thực tế, giáo viên ít khi sử dụng loại câu hỏi kích thích tư duy. Mục tiêu của việc đặt câu hỏi thường thất bại vì giáo viên không biết đặt câu hỏi như thế nào và khi nào thì nên dùng nó. Dưới đây là một số kỹ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom: - Câu hỏi Biết: Ứng với mức độ lĩnh hội 1: “nhận biết”. Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của HS về các sự kiện, các thuật ngữ, các định nghĩa, các định luật … Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS nhớ lại được các định luật, định lý, các khái niệm cơ bản …. đã học. Qua đó chứng tỏ HS có nghiên cứu bài học ở nhà. Các câu hỏi thường 14 dùng là: “Hãy nêu …?”, “Hãy phát biểu …?”, “Hãy mô tả…?”, “Em biết những gì về …?” …. - Câu hỏi Hiểu: Ứng với mức độ lĩnh hội 2: “thông hiểu”. Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các kiến thức thu được. Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy HS hiểu được bản chất và mối quan hệ giữa các định luật, các hiện tượng, khái niệm vật lý và biết vận dụng chúng vào một số tình huống cụ thể. Các cụm từ để hỏi thường là: “Tại sao …?”, “Hãy phân tích …?”, “Hãy so sánh …?”, “Hãy liên hệ…?”… - Câu hỏi Vận dụng: Ứng với mức độ lĩnh hội 3: “vận dụng”. Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào hoàn cảnh và điều kiện mới. Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy khả năng áp dụng các công thức, định luật, định lý … vào bài toán cụ thể để giải quyết dạng câu hỏi: “Các kiến thức nào giải quyết vấn đề này và giải quyết bằng cách nào?” - Câu hỏi Phân tích: Ứng với mức độ lĩnh hội 4: “phân tích”. Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm. Việc trả lời câu hỏi này cho thấy HS có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi HS phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế: “Tại sao…?”, đi đến kết luận “Em có nhận xét gì về…”, “Hãy chứng minh…”… - Câu hỏi Tổng hợp: Ứng với mức độ lĩnh hội 5: “tổng hợp”. Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra xem HS có thể đưa ra những dự đoán, cách giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Ở đây bắt đầu thể hiện tính sáng tạo, cải tiến của cá nhân. Đối với loại câu hỏi này GV hãy để cho HS có thời gian suy nghĩ dài trước khi trả lời. - Câu hỏi Đánh giá: Ứng với mức độ lĩnh hội 6: “đánh giá”. 15 Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra xem HS có thể đóng góp các ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp … dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. Khi đặt câu hỏi, GV phải nhớ trong đầu 4 chi tiết: + Câu hỏi phải có mục đích cụ thể. + Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu. + Câu trả lời xác định, cụ thể. + Nhấn mạnh từng ý của vấn đề. Như vậy, việc tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS có một ý nghĩa rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Khi HS có hứng thú học tập thì tư duy của HS sẽ luôn ở trạng thái hưng phấn, đó là điều kiện tốt để kích thích HS hoạt động, qua đó phát triển NLTD, năng lực nhận thức của HS. 2.2.2. Tổ chức dạy học tích cực Trong dạy học vật lí, để tổ chức dạy học tích cực, để phát triển NLTD cho HS, người GV cần: - Huy động những kiến thức HS đã biết. - Giới thiệu tóm tắt kiến thức mới. - Kích thích động cơ học tập. - Tổ chức lĩnh hội kiến thức. - Tổ chức thực hành. - Xây dựng câu hỏi tư duy bậc cao. Bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch” – Vật lí 11 nâng cao, GV có thể sử dụng “phương pháp nêu vấn đề” làm phương pháp chủ đạo. Mục tiêu của phương pháp này là kích thích tư duy phê phán, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề của người học; khuyến khích người học tìm kiếm những giải pháp mới. GV đề xuất vấn đề, đưa HS vào tình huống có vấn đề, đồng thời GV cũng đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển quá trình giải quyết tình 16 huống. HS sẽ thảo luận theo nhóm, trình bày các phương án giải quyết tình huống, đồng thời đánh giá, tổng kết các phương án giải quyết được đề xuất. Bài “Dòng điện không đổi – Nguồn điện” có một số kiến thức HS đã được học kỹ ở chương trình vật lí lớp 9 như định nghĩa dòng điện, các tác dụng của dòng điện… Vì vậy, để huy động kiến thức đã có của HS, GV cần cung cấp cho HS phiếu học tập (PHT) trong đó đã có sẵn các câu hỏi đề cập đến nội dung kiến thức các em đã học. GV yêu cầu HS hoàn thành các PHT này trước khi đến lớp. Như vậy, trong một tiết học, nếu người GV biết áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp, hiệu quả sẽ đưa HS vào trung tâm của việc học, qua đó góp phần phát triển NLTD cho HS. 2.2.3. Rèn luyện cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy bậc cao và các kỹ năng học tập vật lí Để HS có thể tự lực hoạt động nhận thức có kết quả và hoạt động với tốc độ ngày càng nhanh thì GV phải vạch ra một kế hoạch rèn luyện cho HS. Vì vậy, để giúp HS có thể tự lực thực hiện những thao tác tư duy đó thì GV cần làm những việc sau đây: - Tổ chức quá trình học tập sao cho ở từng giai đoạn, xuất hiện những tình huống bắt buộc HS phải thực hiện các thao tác tư duy và hành động nhận thức mới có thể giải quyết được vấn đề và hoàn thành được nhiệm vụ học tập. - Nêu các câu hỏi định hướng để HS tự tìm những thao tác tư duy hay phương pháp suy luận, hành động trí tuệ thích hợp. - Phân tích câu trả lời của HS, chỉ ra những chỗ sai khi HS thực hiện các thao tác tư duy và hướng dẫn HS cách khắc phục, sửa chữa. - Giúp HS khái quát hóa kinh nghiệm thực hiện các suy luận logic dưới dạng những quy tắc đơn giản. Để tìm được công thức biểu thị định luật Ôm đối với toàn mạch bằng định luật bảo toàn năng lượng, GV cần nêu các câu hỏi định hướng, HS thực 17 hiện các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp …) để rút ra được công thức: I  Rr Trong dạy học vật lí, GV cần rèn luyện cho HS một số kỹ năng cơ bản sau: *Kỹ năng đọc hiệu quả: Thực tế dạy học hiện nay cho thấy, kỹ năng đọc sách của HS chựa thật sự hiệu quả. Để đọc hiệu quả, GV cần hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác sau: - Xây dựng tâm thế chủ động, tạo hứng thú, tập trung cao. - Ngồi đúng tư thế khi đọc. - Khi đọc sách, không đọc từng từ, không đọc lại mà cần tạo nhịp khi đọc; đọc lấy ý tưởng, đọc nhanh nhưng phải lĩnh hội thông tin tốt. - Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến mắt (cần mở rộng biên độ mắt), chú ý đến kỹ thuật lật trang sách… 2.2.4. Rèn luyện cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống các kiến thức đã học Phương pháp dùng BĐTD được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh cuả não bộ. Nó là một công cụ tư duy nền tảng, là một trong những phương pháp dễ để chuyển tải thông tin vào não rồi đưa ra ngoài. BĐTD cũng là một công cụ hữu ích để dạy học, giúp cho việc học của HS trở nên tích cực hơn. Để làm được điều đó thì trong mỗi tiết học, ở phần củng cố kiến thức, GV sẽ trình chiếu BĐTD (do GV thiết kế trước) ứng với nội dung của bài học hôm đó, HS sẽ dựa vào đó để tự thiết kế cho mình một BĐTD theo cách hiểu của các em để hệ thống kiến thức đã học. Các chắn rằng các em HS sẽ rất 18 hứng thú khi tự mình được tự do sáng tạo “tác phẩm” BĐTD kiến thức theo cách riêng của mình. Giáo viên có thể hướng dẫn HS vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm để vẽ BĐTD. Hiện nay có một số phần mềm vẽ BĐTD được sử dụng miễn phí, chẳng hạn các phần mềm: Free Mind, Mindjet MindManager Pro 7, Mindjet MindManager 8… Ví dụ: Một HS đã thiết kế BĐTD sau để củng cố nội dung chương “Dòng điện không đổi”: 19 Hình 2.2. Sơ đồ tư duy chương “Dòng điện không đổi” Giáo viên thiết kế BĐTD bằng phần mềm Mindjet MindManager 8 để củng cố kiến thức bài 12: Hình 2.3. Sơ đồ tư duy bài 12 Việc sử dụng BĐTD trong dạy học nói chung, dạy học Vật lí nói riêng sẽ giúp cho GV và HS tiết kiệm thời gian, giúp HS ghi nhớ tốt hơn, học nhanh hơn, hiệu quả hơn, vượt qua các kì thi với điểm số cao hơn; tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái. 2.2.5. Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua việc giải các bài tập vật lí Bài tập là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học. Có thể nói học tập là giải một hệ thống bài tập đa dạng. Trong thực tế một bài giảng, một giờ lên lớp có hiệu quả, có thỏa mãn yêu cầu nâng cao tính tích cực, sáng tạo 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan