Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn_phát triển kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 trong tiết học tiếng anh...

Tài liệu Skkn_phát triển kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 trong tiết học tiếng anh

.DOC
13
143
129

Mô tả:

ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG TIẾT HỌC TIÊNG ANH I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay ngoại ngữ rất quan trọng, nhất là môn tiếng Anh. Tiếng Anh không những giúp chúng ta tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, nó còn giúp chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tuy vậy nhưng việc dạy và học tiếng Anh lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực hành giao tiếp tiếng Anh đối với học sinh lớp 6 là một hoạt động rất hấp dẫn. Mới làm quen với việc học tiếng Anh, học sinh nào cũng thích nói tiếng Anh, tuy nhiên qua thực trạng, tôi dành một khoảng thời gian để tìm hiểu về khả năng giao tiếp ở một số lớp. Tôi thấy các em còn phát âm chưa đúng, một số câu còn dùng sai cấu trúc ngữ pháp. Trên thực tế, đôi lúc người giáo viên còn chưa nắm bắt kịp thời những sai sót nhỏ của từng học sinh. Có những tiết do chương trình quá nhiều, lớp đông nên không đủ thời gian để từng học sinh luyện nói trước lớp. Tuy nhiên làm thế nào để trong một tiết học em nào cũng được nói, mạnh dạn giao tiếp. Câu hỏi này đa khiến tôi tìm tòi và nghiên cứu sau một thời gian giảng dạy môn Anh văn lớp 6. Tôi xin được nêu ra để quý đồng nghiệp tham khảo và góp ý. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Mục tiêu chính của việc học ngoại ngữ đối với người học là để giao tiếp, vậy muốn thực hiện tốt được giao tiếp thì đòi hỏi kỹ năng nói phải tốt.Theo phân phối chương trình của tiếng Anh lớp 6, yêu cầu kỷ năng nói không riêng biệt như ở các lớp 8, 9 vì thế chúng ta phải dạy như thế nào để đủ tiến trình của một tiết dạy. vậy khi thiết kế bài giảng thì giáo viên phải linh động làm như thế nào để học sinh phát triển kỹ năng nói được tốt nhất. Khi thực hiện dạy tiết nói cho học sinh lớp 6 trong những năm gần đây tôi nhận thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong phần nói, ngay cả giáo viên cũng không có đủ thời gian để giúp học sinh thực hiện và phát triển tốt kỹ năng nói của mình. 2. CƠ SỞ THỰC TIỂN: 1 Sau nhiều năm dạy tiếng Anh lớp 6 đến nay việc luyện cho các em giao tiếp đạt hiệu quả cao là một vấn đề còn khó khăn. Tôi có thể nêu các lý do chính sau: 1- Giáo viên chưa chú ý nhiều đến khâu luyện tập cho học sinh nói 2- Học sinh không có điều kiện để giao tiếp nhiều. Như vậy ngay từ lớp 6 việc dạy tốt kỹ năng nói là điều cần thiết để lên lóp 7, 8, 9 các em có thể giao tiếp tốt hơn. Làm sao để dạy kỹ năng nói cho đạt hiệu quả ngay từ lớp 6 là điều không dễ dàng đối với giáo viên. Để thực hiện tốt 1 tiết kỹ năng thì cần phải có đủ thời gian cho học sinh tiếp cận, vận dụng theo phương pháp “Pre - While - Post” ít nhất là 45 phút. Vậy mà theo phân phối chương trình của tiếng Anh lớp 6 thì phần nói được ghép với nhiều phần khác do đó không đủ thời gian để cho giáo viên hướng dẫn cho học sinh luyện nói theo yêu cầu. Sau khi tham khảo một số giáo viên trong tổ, bản thân tôi đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh phát triển kỹ năng nói của mình. II.NỘI DUNG Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học. Vì vậy để giúp học sinh có một nền tảng vững chắc trong giờ học thật khoa học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tự giác tiếp thu bài của các em. Qua việc tìm hiểu, tham khảo một số tài liệu có liên quan đến bộ môn, tôi đa áp dụng vào lớp 6. Chúng ta cần xác định mục tiêu cụ thể của tiết học. Chẳng hạn như tiết học đó se tập trung vào rèn luyện kỹ năng nói, nói cái gì, sử dụng những cấu trúc nào? ......Tuy nhiên chúng ta cần nhớ không bao giờ các kỹ năng lại được luyện tập hoàn toàn độc 2 lập. Thông thường trong tiết bao giờ cũng có ít nhất hai kỹ năng kết hợp, ví dụ như nghe, nói hay đọc, viết hay nói, nghe, viết .... Trong tiết học này giáo viên chúng ta cần: * Về kiến thức: - Thiết kế các hoạt động dạy nói - Các thủ thuật dạy nói * Về kỹ năng: - Xác định được hoạt động nói phù hợp với yêu cầu của bài - Lựa chọn các thủ thuật dạy nói phù hợp với bài dạy - Áp dụng được các thủ thuật và soạn bài tập nói cho học sinh Nguyên tắc của việc rèn luyện kỹ năng nói là xuất phát từ mục đích giao tiếp để tiến hành rèn luyện kỹ năng nói có chỉ đạo ,đạt được mục đích nâng cao năng lực giao tiếp . Mục đích dạy học ngoại ngữ là bồi dưỡng cho học sinh năng lực vận dụng ngôn ngữ đa học để tiến hành giao tiếp trong phạm vi nhất định . Trọng điểm của việc rèn luyện kỹ năng nói là kỹ năng biểu đạt bằng lời bao gồm năng lực nhanh chóng tổ chức nội dung lời nói , năng lực lựa chọn từ chính xác để đặt câu , năng lực lựa chọn phương thức biểu đạt thích đáng và năng lực sử dụng ngữ điệu âm thanh một cách khéo léo . Phương pháp rèn luyện kỹ năng nói là phương pháp rèn luyện tổng hợp trong đó nói là chính và có kết hợp nghe trước, nói sau, đọc trước nói sau , kết hợp nói và viết . Trong quá trình lên lớp, giáo viên nên giảng ít, luyện cho học sinh nói nhiều.Giáo viên cố gắng nói ít tới mức có thể để dành thời gian, cơ hội cho học sinh nâng cao tần suất nói của các em, giúp các em trở thành chủ thể của các hoạt động trên lớp . Quá trình rèn luyện kỹ năng nói trước hết là rèn luyện sao cho mỗi khi giao tiếp bằng lời học sinh phải phát âm chính xác, đúng ngữ điệu và đạt được sự tự nhiên trôi chảy của lời nói. Từ đó các em có thể tự đặt được câu của chính mình . MỘT SỐ DẪN CHỨNG CỤ THỂ: 3 UNIT 1: GREETING - A5 Page 12 Qua tiết học này giáo viên giúp cho học sinh biết sử dụng câu : “ How are you ?” và trả lời “ I’m fibe, thanks” là để chào hỏi, làm quen chứ không thật sự hỏi thăm sức khỏe. 1. Giáo viên viết bài hội thoại không theo thứ tự lên bảng phụ (poster). - I'm fine, thanks. And you? - Hi Lan. - Fine, thanks. - Hello, Ba - How are you? 2. Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp lại cho đúng vị trí 3. Giáo viên cho học sinh đóng vai Ba và Lan đọc bài hội thoại (3 pairs) - Ba : Hi, Lan. - Lan: Hello, Ba. - Ba : How are you? - Lan: I'm fine, thanks, and you? - Ba : Fine, thanks. 4. Sau đó giáo viên cất bảng và yêu cầu học sinh luyện nói trước hết là theo nhóm (2 groups), sau đó là theo cặp (3 pairs). 5. Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai để tự giới thiệu chính bản thân các em (4 pairs). Ví dụ: - Na : Hi, Hanh - Hanh : Hello, Na. - Na : How are you? - Hanh : I'm fine, thanks. And you? - Na : Fine, thanks. 6. Giáo viên yêu cầu học sinh ghi đoạn đối thoại vào vở. 4 - Ba : Hi, Lan. - Lan : Hello, Ba. - Ba : How are you? - Lan: I'm fine, thanks, and you? - Ba : Fine, thanks. THE ALPHABET: UNIT 2: B3, 4 page 25 Khi học xong phần này học sinh có thể phát âm được các chữ cái trong bảng mẫu tự. Từ đó các em có thể đánh vần được bất cứ từ nào bằng tiếng Anh. 1. Giáo viên vừa đánh vần tên của học sinh trong lớp hơi chậm một chút và vừa viết lên bảng, giáo viên hỏi học sinh "Whose name is this?". Giáo viên cho học sinh đoán trước khi giáo viên đọc đến mẫu tự cuối cùng. VD: L - A- N - H 2. Chia lớp làm hai đội, đội A và B. Giáo viên bắt đầu đánh vần tên của học sinh trong lớp, khoảng 5 tên - học sinh viết vào vở nháp. 3. Đội nào giơ tay tình nguyện trước se đánh vần lại tên của các bạn trong lớp - đội nào nói đúng đội đó se thắng. -T L-A–N-H -S L - A – N (Team A) -T No, Team B guess a point. Now listen carefully ... -S L - A – N – H (Team B) -T Yes, that's right. TELLING THE TIME: UNIT 4: C4, 5 page 50 Qua tiết học này học sinh có thể nhận biết xem đồng hồ chỉ mấy giờ. 1. Giáo viên treo đồng hồ lên bảng , giáo viên yêu cầu học sinh nhìn và nói số giờ 11 12 11 12 1 2 10 9 3 8 4 7 6 5 11 12 1 2 10 9 3 8 4 7 6 5 1 2 10 9 3 8 4 7 5 6 5 2. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nói giờ bằng tiếng Anh bằng cách đơn giản nhất. 3. Giáo viên yều cầu học sinh nói giờ cho mỗi cái đồng hồ. VD: Clock number one : It's ten o'clock Clock number two : It's one fifteen Clock number one : It's two thirty... 4. Giáo viên chỉnh đồng hồ và yêu cầu học sinh nói số giờ. 5. Giáo viên yêu cầu học sinh hỏi và trả lời theo những cái đồng hồ đó. (pair work). Ví dụ: - S1: What time is it ? S2: It’s ten o'clock. - S3: What time is it ? S4: It’s one fifteen. ............................... 6. Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nói lại giờ nào đó, 1 học sinh ve đồng hồ lên bảng.(3 pairs) 7. Sau khi học sinh sửa xong , giáo viên chia lớp làm hai nhóm - nhóm A, nhóm B hỏi và trả lời (pair work). AROUND THE HOUSE: UNIT 6 : C1, 2 pages 68, 69 Để giúp cho học sinh tả được cảnh vật quanh nhà. 1. Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại những từ vựng mô tả cảnh vật xung quanh nhà và gọi từng học sinh lên viết trên bảng. VD: a tree, a well, flowers, mountains ... 2. Giáo viên ve căn nhà và các cảnh vật xung quanh nhà lên bảng . 6 3. Giáo viên yêu cầu học sinh miêu tả từng câu về ngôi nhà. VD: S1: There are tall trees to the left of the house. S2: There is a yard in front of the house. S3: Behind the house there are mountains. S4: .............................................................. 4. Giáo viên yêu cầu học sinh tả hết cảnh vật quanh căn nhà. To the left of the house, there are tall trees and many flowers . There is a yard in front of the house. Behind the house there are mountains. There is a well to the right of the house. There's a yard in front of the house, to the left of the house there are tall trees... 5. Giáo viên xóa ngôi nhà và các cảnh vật trên bảng rồi yêu cầu 1 học sinh tả lại các cảnh vật như ban đầu và 1 học sinh khác ve lên bảng. ( 3 pairs) 6. Giáo viên hướng dẩn học sinh sữa lỗi sai và viết lại đoạn văn vào vở. There's a yard in front of the house, to the left of the house there are tall trees... FAMILLY: UNIT 3: C2 page 39 Qua tiết học, học sinh có thể thực hành hỏi và trả lời về các thành viên trong gia đình dựa trên sơ đồ. 1. Giáo viên đặt 2 hoặc 3 câu hỏi về gia đình của học sinh trong lớp. VD: - How many people are there in your family? - What does your father do? - How old is your mother? ... Mr.Kien /doctor Mrs.Oanh/nurse 2. Giáo viên ve sơ đồ của gia đình Song lên bảng (hoặc poster) /42 years old /39 years old years o years o Lan/student/15 years old 7 Song/student/12 years old 3. Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ một cách cẩn thận. 4. Giáo viên hỏi vài câu hỏi về gia đình của Song và yêu cầu học sinh trả lời. VD:T - How many people are there in Song's family? S - There are 4 people in his family. T - What does his father do? S - He is a doctor. T - How old is his mother? S – She is 39 years old. ........................................................... 5. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tả về gia đình của Song. VD:S1: This is Song's familly. There are 4 people in his family. S2: This is his father, his name is Kien. He is a doctor. He is 42. S3: .................................................................. DESCRIBING PEOPLE: UNIT 9: B1, 5 page 100, 102 Tiết học này giáo viên giúp học sinh có thể tả được các khuôn mặt theo hình vẻ. 1. Giáo viên ve 1 vòng tròn lên bảng. - Giáo viên cho học sinh đoán. Nếu các em không thể đoán đây là khuôn mặt (face) của người thì giáo viên se ve thêm 2 lỗ tai. 2. Khi học sinh đoán xong đây là khuôn mặt (face) thì giáo viên se cho học sinh phác thảo về khuôn mặt của người. 8 VD: T Yes, it's a face. What's about the hair? long or short? S Short. T OK. And what color? S Black (add Long black hair) T Now the norse? Large or small? S Small. 3.Giáo viên treo poster với 4 khuôn mặt lên bảng 4. Bây giờ giáo viên yêu cầu học sinh tả theo từng khuôn mặt. S1: Number four is a woman with an oval face, big eyes and full lips. S2: Number three is a man with a round face, long black hair and a small nose. S3: Number two is a boy with short hair, thin lips and a large nose. S4: Number one is a man with an oval face, short black hair, a small nose and thin lips. UNIT 9: B2, 3 page 101 Để học sinh có thể hỏi và trả lời về màu sắc khác nhau của các đồ vật. 1. Giáo viên cho học sinh nói về màu sắc của đồ vật hoặc áo quần trong lớp. 9 2. Giáo viên ve 7 cái bong bóng lên bảng hoặc (poster) và đánh số từ 1 - 7. 1 2 3 4 5 6 7 3. Viết 6 tên của 6 người lên bảng và cho học sinh viết vào vở bài tập. - Lan - Hoa - Ba - Nam - Nga - Hoàng 4. Giáo viên cho học sinh biết 6 người này mua bong bóng nhưng người bán hàng không biết ai thích màu gì, các em hay nói và đưa giúp dùm cho họ. S1 - Lan likes a blue balloon, she doesn't like a red one. S2 - Hoa likes a green and orange balloons. S3 - Ba doesn't like a yellow balloon, he likes a black one. S4 - Nam likes a brown balloon. S5 - Nga likes a yellow one. S6 - Hoang likes a red balloon, he doesn't choose green one. 5. Cho học sinh còn lại viết số của 7 bong bóng vào tên của những người thích bong bóng. - Lan 2; Hoa 3, 4; Ba 7; Nam 6; Nga 5; Hoang 1 6. Giáo viên cho học sinh nói màu bên cạnh những số của những cái bong bóng. - Lan 2 blue Nam 6 brown - Hoa 3 green, orange Nga 5 yellow - Ba 8 black Hoang 1 red 10 7. Giáo viên cho học sinh ghi vào vở. NUMBER: UNIT 3: B1, page 35 Để giúp cho học sinh biết nói các con số. 1. Giáo viên viết số điện thoại của mình hoặc của trường lên bảng (vừa nói vừa viết). Hỏi học sinh "What is this?". Học sinh trả lời "phone number". 2. Giáo viên cho học sinh nói số điện thoại của mình bằng tiếng Anh . VD: eight - nine - two - four - five - six 3. Giáo viên hỏi "What's your telephone number?" Học sinh nói: S1: eight - nine - two - four - five - six S2 : five - four - five - four - five - one 4. Giáo viên đọc số điện thoại và cho học sinh sửa lỗi. Giáo viên gọi khoảng 3, 4 em để luyện. 5. Giáo viên có thể ghi lên bảng những số điện thoại của trường, công an, ngân hàng ... và hỏi học sinh "What's the telephone number of the (bank)?" Và cho học sinh trả lời. 6. Cho học sinh luyện theo cặp (pairwork). UNIT 3: AT HOME – LESON 4: B3, 4, 5 Page 37 1. Giáo viên nêu mục đích của bài học Mục đích của bài học này là luyện tập cho học sinh sử dụng câu hỏi với: “ How many ... ? ” 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu hỏi và câu trả lời về các đồ dùng trong nhà và trong lớp dựa theo bảng sau: ....in your house ? Radios T.V Table .....in your classroom ? Chairs Ví dụ: Nhóm 1 11 Blackboards Desks Lights Học sinh thực hành theo căp (pair work – open pair). Lan: How many radios are there in your house ? Hoa: There is one. How many chairs are there in your house ? Lan: There are two. 3. Sau khi các cặp trong các nhóm tự hỏi và trả lời xong, mỗi nhóm chọn 1 cặp thực hành trước lớp, sau đó các nhóm tổng hợp lại các thông tin mà các cặp vừa mới nói xong. Ví dụ: Nhóm 1 se là: In Hoa’s house, There is a radio. In Lan’s house, There are two chairs. Nếu nhóm nào phản hồi lại thông tin nhanh và chính xác thì nhóm đó se thắng.  Ngoài việc thiết kế các tiết dạy nói để đem lại kết quả cao trong việc luyện nói cho các em, tôi còn rất chú ý đến việc luyện nói cho học sinh ngay trong phần kiểm tra bài cũ. Với phương pháp này tôi đa giúp cho học sinh vừa ôn bài vừa phát huy được kỹ năng nói cho các em. • Bên cạnh kiểm tra các em về kiến thức vừa mới học, tôi thường nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các em bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân rồi yêu cầu các em trả lời, câu hỏi khó hay dễ phụ thuộc vào từng đối tượng học sinh. Ví dụ: - What’s your name? - Where do you live? - How are you? - Who do you live with? - How many people are there in your family? - How far is it from your house to school? - Which class/grade are you in? - How many floors does your school have? 12 - What’s your telephone number? - ...................................................................? V/ KẾT QUẢ: 1) Trước khi áp dụng : ( Năm học : 2013 – 2014) Lớp Số Lượng Nói được Chưa nói được 6A 40 20 20 6C 38 22 16 6E 42 19 23 Ghi chú 2) Sau khi áp dụng : ( Năm học : 2013 – 2014) Lớp Số Lượng Nói được Chưa nói được 6A 45 45 0 6C 43 36 6 6E 43 25 17 Ghi chú III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Chúng ta đa và đang thực hiện việc dạy học theo phương pháp đổi mới trong nhiều năm rồi, chúng ta vẫn cứ tiếp tục và cố gắng tìm ra phương pháp và cách tốt nhất và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, để phát huy tốt nhất kỹ năng giao tiếp của các em và muốn làm được điều đó bản thân chúng ta là giáo viên, chúng ta cần nắm bắt từng đối tượng học sinh để có giải pháp phù hợp nhất, giúp các em phát huy hết khả năng của mình. Chính vì đó, qua thực tế giảng dạy, tôi đa đưa ra một số giải pháp trong dạy kĩ năng nói cho học sinh lớp 6. Rất mong sự đóng góp chân thành và sự bổ sung của đồng nghiệp để bản thân tôi được học hỏi nhiều hơn. Tân Phong, ngày26 tháng 2 năm 2014 Ký duyệt của HĐKH trường. Người viết Ngô Thị Bích Ngọc 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan