Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học ôn- luyện tập...

Tài liệu Skkn phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học ôn- luyện tập

.DOC
11
99
60

Mô tả:

Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng Tên đề tài : PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY HỌC ÔN- LUYỆN TẬP A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: -Cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Như là: dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chú trọng hơn phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể và phối hợp với học tập hợp tác... -Yêu cầu của việc đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh theo định hướng mới của Bộ GD-ĐT là trắc nghiệm nên cả giáo viên và học sinh cần có sự chuyển đổi cần thiết , kịp thời về phương pháp dạy và học. -Kiến thức đã học rất quan trọng và còn là cơ sở , nền tảng để hiểu kiến thức mới. Vai trò của giáo viên rất quan trọng lúc này là cần phải giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm từng bài, từng chương... để học sinh nắm được sự liên quan giữa các khối kiến thức đó. Giúp học sinh rèn luyện và nâng cao hơn kĩ năng vận dụng để giải được bài tập cũng như xác định phân loại nhanh các dạng cơ bản, lựa chọn phương pháp giải hay, gọn phù hợp. Mà trong thực tế hiện nay khả năng tự học , tự tổng hợp kiến thức đã học để vận dụng của học sinh còn rất thụ động. Vì vậy, tôi đã trăn trở khá lâu và đến nay thì mạnh dạn viết về đề tài : “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học ônluyện tập” B/THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀTÀI: I/ Thuận lợi: -Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chủ tịch hội đồng quản trị nên cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ. Các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu,phòng thí nghiệm ... đều đáp ứng được yêu cầu. -Các loại sách giáo khoa, sách giáo viên... phục vụ cho chương trình mới khá rõ ràng về nội dung. Sách bài tập có hệ thống các dạng cơ bản, nâng cao tùy theo nhiều đối tượng học sinh. -Phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập , các thầy cô nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn , truyền đạt kinh nghiệm giúp nhau cùng tiến bộ để mục đích cuối cùng giúp các em học tập tốt. II/ Khó khăn: -Học sinh vào trường ,đại đa số có học lực trung bình và yếu ,hoàn cảnh khó khăn ,tiền học quá nhiều nên không có điều kiện mua sách tham khảo nên các em còn chậm trong việc tiếp thu kiến thức. -Hóa học là môn học thực nghiệm nên các giờ thực hành là rất cần thiết cho việc tự nghiên cứu và củng cố kiến thức. Thế nhưng điều kiện thực tế ở phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được độ an toàn cần thiết , hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm không đồng bộ nên học sinh đôi lúc còn xa rời với kiến thức thực tế. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 1 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng -Ý thức học của học sinh không đồng đều, vẫn còn không ít học sinh ỷ lại, lười học, không cầu tiến... và trong thực tế vẫn có một số học sinh còn tư tưởng xem nhẹ giờ học ôn- luyện tập. C/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I/ Cơ sở lý luận: Bộ môn Hóa học là môn học thực nghiệm, nó không đơn thuần là lý thuyết thuần túy mà việc hiểu , vận dụng các kiến thức đó có nhuần nhuyễn hay không còn là một vấn đề linh hoạt của từng người học. Đó là cần : “ Văn ôn võ luyện”, “Học phải đi đôi với hành” … thì các kiến thức đã được học mới đạt được mục đích cao nhất của nó. II/ Nội dung : Yêu cầu chung: + Đối với học sinh: -Cần đề cao phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Cần có ý thức tự giác cao trong học tập: tự học bài và bước đầu đã có vận dụng giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa.Cần phải phát huy tính tích cực của học sinh ngay trong việc tự chuẩn bị bài ở nhà. - Tự chuẩn bị đề cương ôn tập theo phiếu học tập khi có yêu cầu ( nếu là các tiết , bài ôn tập chương, ôn thi học kì…) + Đối với giáo viên: -Cần đổi mới phương pháp dạy học một cách toàn diện. Dạy lý thuyết trình bày theo hướng trắc nghiệm và tăng cường kiểm tra học sinh theo hình thức trắc nghiệm. -Dạy lý thuyết thật kĩ và đã có hướng dẫn sơ lược các bài tập trong sách giáo khoa ở cuối mỗi tiết học. Kết hợp với việc kiểm tra bài cũ nên bước đầu đã có nhận xét, sửa chữa phần trình bày của học sinh.Có thể cho trước một số bài tập dạng tương tự, trọng tâm về nhà. -Cần chuẩn bị cho tiết ôn tập theo dạng phiếu học tập, theo câu hỏi trắc nghiệm giao trước cho học sinh cũng như tự chuẩn bị hệ thống câu hỏi, câu bài tập phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Các bước thực hiện giờ ôn – luyện tập: Tùy theo đặc thù nội dung cũng như thời lượng phân phối chương trình cho phép người giáo viên linh động chia thành 4 hoặc 5 phần sau đây: 1/ Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh: (khoảng 10% thời gian) a/ Các yêu cầu cần kiểm tra: +Theo phiếu học tập đã giao. + Theo các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa hoặc theo bài tập tương tự mà giáo viên đã cho trước. b/ Cách thực hiện: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 2 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng +Mỗi tổ chia làm hai nhóm để học sinh tự kiểm tra chéo nhau. Mỗi nhóm do tổ trưởng hoặc tổ phó phụ trách có nhận xét, tổng hợp số lượng cụ thể ở 3 mức độ: -Làm đủ, đúng tất cả và trình bày sạch, đẹp. - Làm còn thiếu hoặc còn sai một số câu. - Không làm, không chuẩn bị gì. + Giáo viên chọn bất kì mỗi tổ một vở bài tâp đã kiểm tra để nhận xét ( cần chú ý nhắc nhở các em ở mức độ thứ ba). Từ đó thu thập những thắc mắc, những bài khó mà các em chưa hiểu kĩ để làm trong giờ ôn- luyện. Và cũng rất cần khâu tìm hiểu có học sinh nào tìm được phương pháp giải hay, gọn, có sáng tạo hay không ở bước này. 2/ Hệ thống khái quát hóa các kiến thức đã học: a/ Ý nghĩa: Rất quan trọng với học sinh trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt là với cách kiểm tra trắc nghiệm theo diện rộng hiện nay. b/ Phương pháp dạy học và phương tiện hỗ trợ: +Phương pháp: nêu vấn đề- đàm thoại. +Phương tiện cần hỗ trợ: máy chiếu, bảng phụ, bút lông… c/ Cách thức: -Giáo viên tổ chức học sinh theo từng nhóm, mỗi nhóm lần lượt tự trình bày các vấn đề đã chuẩn bị. Các nhóm khác theo dõi bổ sung và giáo viên sẽ nhấn mạnh hơn kiến thức trọng tâm. - Học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ được giao. So sánh, hệ thống hóa tự rút ra kết luận về mối liên hệ giữa các khái niệm, tính chất của các chất và tự củng cố, khắc sâu hơn về kiến thức đã được học. Ví dụ 1:Luyện tập về liên kết hóa học –chương 3- Hóa học 10 Mục tiêu bài : luyện tập về liên kết hóa học. Về kiến thức: học sinh nắm vững: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. Sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và liên kết của hai loại liên kết cơ bản. Về kĩ năng: Dùng hiệu độ âm điện để phân loại tương đối loại liên kết hóa học. Giáo viên gọi một học sinh trong lớp trả lời câu hỏi: Kiến thức trọng tâm ở phần liên kết hóa học là gì? Từ đó bắt đầu vào các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Giáo viên chiếu câu hỏi lên màn hình : Vì sao các nguyên tử nguyên tố (trừ khí hiếm ) phải liên kết với nhau? Các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào? Học sinh dần nhớ lại và nêu quy tắc bát tử ( các nguyên tử nguyên tố khác khí hiếm Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 3 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng đều có khuynh hướng đạt giống cấu hình electron của khí hiếm với 8 electron ngoài cùng hoặc 2e ngoài cùng với He) và đây là cơ sở của việc hình thành nên liên kết hóa học Hoạt động 2: Sử dụng phiếu học tập: Có 4 phiếu học tập giao trước cho 4 tổ: +Phiếu số 1: -Thế nào là liên kết hóa học -Nguyên nhân hình thành liên kết hóa học? -Có mấy kiểu liên kết xảy ra? +Phiếu số 2: -Thế nào là liên kết ion? Sự hình thành ion, cation, anion. -Điều kiện để 2 nguyên tử liên kết nhau bằng liên kết ion là gì? + Phiếu số 3: - Thế nào là liên kết cộng hóa trị ? Có mấy kiểu liên kết cộng hóa trị ? -Điều kiện để 2 nguyên tử liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị là gì ? + Phiếu số 4: Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị có điểm giống nhau, khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa. Học sinh và giáo viên cùng làm việc theo cách thức trên. Giáo sơ đồ: Liên kết ion? Điều kiện? viên có trình chiếu hỗ trợ theo Liên kết hóa học? Nguyên nhân? Liên kết cộng hóa trị? Có mấy loại? Điều kiện? LK cộng hóa LK phối trí LK cộng hóa trị trị có cực (lk cho nhận) không cực -Gv: chiếu lên màn hình câu hỏi tổng hợp: Nêu sự giống nhau và khác nhau của 3 loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết cộng hóa trị có cực? Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu điền vào bảng sau đây: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 4 Trường THPT Hồng Bàng So sánh GV: Nguyễn Xuân Hướng Liên kết cộng hóa trị Liên kết cộng hóa Liên kết ion không cực trị có cực Giống nhau Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp (về mục electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm. đích) Khác nhau Dùng chung electron. Dùng chung Cho và (về cách tạo Cặp electron chung electron. Cặp e electron không bị lệch chung bị lệch về liên kết ) phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. nhận Thường Giữa các phi kim mạnh Giữa kim loại điển được tạo yếu khác nhau hình và phi kim nên điển hình Giữa các nguyên tử của cùng một phi kim Nhận xét Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian của liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa liên kết hóa học và độ âm điện: Học sinh thảo luận và trình bày bằng cách điền vào sơ đồ trống (để đánh giá loại liên kết trong phân tử thì có thể dựa vào hiệu độ âm điện .) Giáo viên cũng cần lưu ý đây chỉ là phân loại một cách tương đối bởi còn phải xác minh theo thực nghiệm. Hiệu độ âm điện ( ) Loại liên kết Từ 0,0 đến < 0,4 Liên kết cộng hóa trị không cực Từ 0,4 đến < 1,7 Liên kết cộng hóa trị có cực  1,7 Liên kết ion 3/ Vận dụng kiến thức để giải bài tập: a/ Ý nghĩa: (Rất quan trọng) Học sinh biết cách vận dụng và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản về phương pháp giải bài tập, giải quyết một số vấn đề đơn giản được mô Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 5 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng phỏng trong một số dạng bài tập cơ bản. Cần nâng lên một bước về sự gắn kết giữa các dạng kiến thức để vận dụng vào phần bài tập tổng hợp. b/ Cách thực hiện: -Giáo viên lựa chọn các câu hỏi, bài tập tiêu biểu trọng tâm cơ bản hoặc bài tập mà nhiều học sinh còn chưa giải được. giáo viên chiếu đề bài tập lên màn hình để tiết kiệm thời gian. - Học sinh lên bảng giải theo yêu cầu. Cần chú ý: + Bài tập được lựa chọn phải phù hợp với trình độ của học sinh mới có tác dụng củng cố , gây hứng thú và kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng bài tập trong sách giáo khoa ,sách bài tập hoặc bài tương tự đã cho về nhà để học sinh làm + Có nhận xét sửa chữa: chú ý đến phương pháp giải hay, ngắn gọn, cách trình bày…cũng như các lỗi kiến thức mà các em có thể còn vấp để rút kinh nghiệm. Những dạng bài tập nào thường được hỏi ở hình thức trắc nghiệm cũng được lưu ý hơn cho học sinh. Cần gút lại mối quan hệ: Đây là dạng bài tập gì ?  phương pháp giải ra sao? Ví dụ 2: Bài tập liên kết hóa học. Mối quan hệ của liên kết hóa học với hiệu độ âm điện. Ví dụ 2.1: Viết CTCT của các phân tử sau: CH4, N2, NH3, H2O. Xét xem phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực và phân tử nào phân cực nhất. Xác định chất nào có thể tan nhiều trong nước? Chú ý: đây là câu lý thuyết vận dụng, mức độ cơ bản đã được học trong chương trình. Giáo viên nên gọi những học sinh có lực học còn yếu trả lời trước, các thành viên khác trong lớp nghe và nhận xét, bổ sung. Chia làm 2 bước: +Nhóm học sinh một (2hs) lên viết CTCT. + Nhóm học sinh hai (2hs) lên xác định giá trị hiệu độ âm điện () để suy ra nhận xét: N2 và CH4 là phân tử có liên kết cộng hóa trị không cực ( có   0,4) còn H2O là phân tử phân cực nhất ( có  lớn nhất là 1,24). NH3 tan nhiều trong nước . -Giáo viên hướng dẫn học sinh gút lại: + Cách viết CTCT. + Cơ sở xác định dạng liên kết và độ phân cực. Ví dụ 2.2: Cho dãy oxit sau: Na2O,MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện () của hai nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit ? Cần chiếu bảng giá trị độ âm điện lên màn hình. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 6 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng Từ ví dụ 2.1 trên học sinh đã có cơ sở tự tổ chức thảo luận nhóm. Sau đó giáo viên chỉ định một số học sinh ở mức trung bình tính  và xác định loại liên kết hóa học có trong từng phân tử . Oxit Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7.  2,51 2,13 1,83 1,54 1,25 0,86 0,28 Loại liên Ion kết Cộng hóa trị có cực Cộng hóa trị không cực Ví dụ 2.3: ( tổng hợp : ) X, A, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. a/ Viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố trên? b/ Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A; A và Z; X và Z. Nêu CTPT các hợp chất được tạo ra? Chú ý: xác định cụ thể tính chất các nguyên tố trên là gì dựa theo số hiệu và cấu hình electron. Sau đó dựa vào tính kim loại phi kim ,giá trị  để suy ra nhanh và chính xác loại liên kết hóa học được hình thành. Câu này có mức độ tổng hợp nhiều kiến thức hơn nên giáo viên linh hoạt chia nhóm thảo luận và gọi học sinh có sự phù hợp với đối tượng. -Nên gọi học sinh yếu, kém viết cấu hình electron. -Gọi học sinh khá hơn tổng hợp lại Kết quả : X: 1s22s22p5 : Là nguyên tố F có độ âm điện 3,98, phi kim điển hình. 9 19 A: 1s22s22p63s23p64s1. Là K có độ âm điện là 0,82, kim loại điển hình. Z: 1s22s22p4 . Là nguyên tố O có độ âm điện là 3,44, phi kim điển hình 8 Cặp X và A : CTPT là KF có = 3,16  là liên kết ion. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 7 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng Cặp A và Z : CTPT là K2O có = 2,62 là liên kết ion. Cặp X và Z : CTPT là OF2 có = 0,54là liên kết cộng hóa trị có cực. 4/ Trả lời một số câu trắc nghiệm cơ bản: Do đặc thù bộ môn Hóa được yêu cầu kiểm tra kiến thức theo hình thức trắc nghiệm khách quan trong hai kì thi quan trọng là Thi tốt nghiệp THPT và Thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng (từ năm học 2006- 2007) , nên trong các bài kiểm tra thường xuyên đã thực hiện cách đánh giá học sinh theo hình thức này. Vì thế giáo viên cũng linh động tính toán về thời gian để ôn tập cho học sinh theo hình thức này. a/ Yêu cầu : -Trước hết người giáo viên cần phải có sự tham khảo nhiều tài liệu có liên quan đến hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để xác định dạng, loại câu hỏi trọng tâm ở từng mảng kiến thức. -Trong quá trình hệ thống hóa kiến thức và vận dụng ở trên, những nội dung trọng tâm nào có thể chuyển về cách hỏi trắc nghiệm, thì giáo viên cần phân tích sơ qua cho học sinh nắm( cần nhắc nhở các em về nhà tự học, tự nghiên cứu thêm ). b/ Cách thức: -Giáo viên trình chiếu một số dạng câu hỏi trắc nghiệm trên màn hình để tiết kiệm thời gian. Có hướng dẫn học sinh cách phân tích, suy luận, tổng hợp khi cần. -Học sinh trả lời theo nhóm hoặc theo cá nhân. Cần chú ý: Giáo viên cần có sự động viên kịp thời (như cộng thêm điểm khuyến khích cho các học sinh có nhiều chọn lựa chính xác, và nhanh) thì các em có nhiều hứng thú hơn trong quá trình học. Ví dụ 3: Một số câu trắc nghiệm ở phần liên kết hóa học- lớp 10. Các dạng câu trắc nghiệm thường gặp trong phần liên kết hóa học – lớp 10 là: -Các khái niệm về liên kết, sự so sánh giữa chúng. -Xét tính phân cực (theo ), tính tan... -Xác định loại liên kết (theo tính kim loại, phi kim và theo ) Ví dụ 3.1: Chọn câu đúng trong các câu sau: A/ Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn B/ Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có  từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7. C/ Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học. D/ Giá trị  giữa 2 nguyên tử càng lớn thì phân tử phân cực càng yếu. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 8 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng Hướng dẫn: Học sinh nắm kĩ quan hệ giữa  và loại liên kết đã học. Chọn đáp án đúng là B Ví dụ 3.2: Khi phản ứng hóa học xảy ra giữa những nguyên tử X và Y có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản lần lượt là 1s22s1 và 1s22s22p5 thì liên kết này là: A/ Liên kết ion B/ Liên kết kim loại C/ Liên kết cộng hóa trị có cực D/ Liên kết cộng hóa trị không cực. Hướng dẫn: X là kim loại điển hình, Y là phi kim điển hình. Chọn đáp án là A. Ví dụ 3.3: Hợp chất nào sau có cả ba loại liên kết trong phân tử: A/ CO2 B/ K2O C/ NH3 D/ NH4Cl. Hướng dẫn: Phải phân tích từ CTCT. Chọn d vì trong NH 4Cl có 3 lk cộng hóa trị NH ; có 1 lk phối trí NH3 và H+ ; 1 lk ion NH4+ và Cl5/ Dặn dò- Bài tập về nhà : Giáo viên cần nhắc nhở lúc cuối giờ về một số nội dung trọng tâm đã ôn- luyện và yêu cầu: -Học sinh cần phải tự ôn theo cơ sở trên. Chú ý phương pháp tự học và tự nghiên cứu thêm khi về nhà. - Giáo viên có thể giao thêm bài tập tương tự về nhà. Yêu cầu học sinh tự vận dụng kiến thức để giải. D/ KẾT QUẢ: Qua phần hướng dẫn học sinh cách ôn tập gồm các bước cơ bản trên, học sinh sẽ tự hệ thống hóa rất khái quát về kiến thức đã được học trong mỗi phần , mỗi chương...Các em sẽ thấy được việc tóm lược nội dung cơ bản trọng tâm có phần dễ hiểu hơn, ngắn gọn hơn từ đó việc vận dụng khi làm bài kiểm tra đánh giá có hiệu quả cao hơn . Qua hình thức học nhóm các em cũng thấy được vai trò của từng cá nhân trong tập thể và sức mạnh tổng hợp khi học nhóm. Qua đó , giáo viên sẽ phân công sự kèm cặp, giúp đỡ rất cần thiết của tập thể với một số cá nhân còn chậm tiến hay còn non về kiến thức. Nhìn chung, các lớp sau khi ôn luyện tập theo hình thức này đã đạt hiệu quả rất khả quan ( đạt khoảng 80-90% lượng kiến thức). Cũng có một số lớp chưa đạt như yêu cầu vì có đặc thù riêng về ý thức học, về lực học...và cũng như còn phụ thuộc vào từng nội dung kiến thức ở mỗi phần , mỗi chương. E/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Yếu tố quyết định cho việc áp dụng của đề tài này là thời gian và sự sáng tạo. Người giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo một cách linh hoạt tùy theo phân phối chương trình và tùy theo lực học của từng đối tượng học sinh. Không nên cứng nhắc trong khi đối tượng của chúng ta rất đặc biệt và đa dạng trong mỗi tập thể lớp. F/ KẾT LUẬN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 9 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng Với những phần thực hiện khi ôn tập kiến thức cho học sinh ở trên có thể áp dụng không những cho môn Hóa mà tôi nghĩ còn có thể cho một vài môn khác Chỉ cần có lòng yêu nghề, hết lòng vì các em học sinh thì mỗi thầy cô chúng ta đều có thể cố gắng và có sự vận dụng riêng linh hoạt phù hợp với bộ môn của mình. Chắc chắn có một điều rằng các em sẽ cảm thấy việc nắm bắt kiến thức không quá khó cũng như cảm nhận được sự nhiệt tình chu đáo của thầy cô thì sẽ tăng thêm sự yêu thích bộ môn và sự quí mến với thầy cô. Đó cũng chính là phần thưởng quí giá nhất mà mỗi thầy cô chúng ta từng mong ước. Tuy nhiên, với kinh nghiệm còn chưa nhiều nên việc trình bày chắc sẽ còn nhiều hạn chế, có thể chưa thật hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế. Nhưng đó chính là những ý tưởng, ước mơ lớn nhất của tôi trong việc giúp học sinh có phương pháp học phù hợp với yêu cầu mới. Rất mong quí thầy cô quan tâm có nhiều góp ý, nhận xét bổ ích để được hoàn chỉnh và có sự sát thực hơn khi vận dụng . Xin chân thành cảm ơn ! G/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Hóa học 10- Nhà xuất bản giáo dục năm 2010 2/ Sách giáo viên Hóa học 10- Nhà xuất bản giáo dục năm 2010. 3/Giới thiệu giáo án Hóa Học 10: Lê Quán Tần- Vũ Anh Tuấn- Nhà xuất bản Hà Nội năm 2009 4/Thiết kế bài giảng Hóa học 10- Cao Cự Giác- Nhà xuất bản Hà Nội năm 2010 5/ Chuẩn kiến thức kĩ năng hóa học 10- 2011. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 10 Trường THPT Hồng Bàng GV: Nguyễn Xuân Hướng Xuân Lộc : ngày 21 tháng 03 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Xuân Hướng Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ ôn- luyện tập Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan