Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phản ứng giữa co2 với dung dịch kiềm...

Tài liệu Skkn phản ứng giữa co2 với dung dịch kiềm

.DOC
15
604
99

Mô tả:

PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình trung học phổ thông, môn hóa học đóng vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đề ra. Người giáo viên và học sinh phải có những phương pháp dạy và học như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học. Bài tập Phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm là một dạng bài tập hay gặp trong chương trình hóa học phổ thông cũng như trong các đề thi kiểm tra và đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Vì vậy khi lĩnh hội kiến thức này các em phải tìm hiểu bằng cách sự tìm tòi, khám phá của mình giúp các em phát huy toàn diện trí óc, khả năng của bản thân. Đối với phần chương trình này, học sinh mới bước đầu làm quen thì còn rất lúng túng, để giải được dạng toán này quả thật không phải là dễ đối với nhiều học sinh, đặt biệt là những học sinh yếu kém và nhiều học sinh trung bình. Đôi khi một số bài tập nó đòi hỏi nhiều yếu tố, tâm lí, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phản xạ nhanh của các em học sinh. Do vậy việc hình thành tư duy cho học sinh cần được chú trọng. Có những ý tưởng tuyệt vời nhiều người đều biết, nhưng chuyển ý tưởng thành hiện thực sẽ có ý nghĩa hơn nhiều lần, không phải ai cũng thể hiện được. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn chuyên đề “ Phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm ” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để giúp các em hiểu kĩ hơn về bản chất của dạng bài tập này, làm thành thạo các bài tập cơ bản, và từ đó các em nắm vững kiến thức để giải quyết các bài tập có liên quan. II. MỤC ĐÍCH - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Mục đích: Giúp các em học sinh làm bài tập nhanh, dễ hiểu, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình giải bài tập hóa học. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10, 11, 12 của trường THPT Trị An - Khách thể nghiên cứu: Quá trình giảng dạy hóa học ở trường THPT - Phương pháp nghiên cứu đề tài: + Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết từ đó định hướng cách giải bài toán + Phương pháp khảo sát điều tra + Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Phương pháp so sánh Trường THPT Trị An Trang 1 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Khảo sát điều tra Khảo sát ở các lớp 11A4 (năm 2009), lớp 12A5 (năm 2010), 12A9 (năm 2011) * Giới thiệu hiện trạng khi chưa thực hiện đề tài: Trong mỗi năm học khi dạy bài tập về dạng này, tôi thường cho HS làm một số bài tập nhỏ (kiểm tra 15 phút) để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng làm bài tập dạng này. Khi khảo sát ở các lớp khác nhau với những đối tượng khác nhau, tôi nhận thấy một số đặc điểm chung như sau: - Nhiều em không hiểu bài, không biết cách làm bài tập dạng này. - Phần lớn các em chưa làm xong bài hoặc giải sai, giải nhầm, không ra được kết quả - Điểm khá giỏi ít (15%), phần lớn chỉ đạt điểm trung bình hoặc yếu. Nguyên nhân chính là do + Học sinh chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, còn sai, còn nhầm nhiều + Lúng túng khi gặp bài toán có nhiều phương trình + Nắm tính chất của các chất còn lơ mơ 2. Những biện pháp thực hiện a. Việc làm của giáo viên: - Ôn tập cho học sinh những tính chất của CO 2, dung dịch bazơ và các phản ứng xảy ra (dạng phân tử và dạng ion rút gọn) - Tổng hợp các bài tập dạng này trong các tài liệu: SGK, SBT, sách tham khảo, các đề thi học sinh giỏi, đề thi đại học và cao đẳng hàng năm. - Phân loại bài tập + Theo yêu cầu của đề bài + Theo mức độ từ dễ đến khó - Với mỗi bài tập trước khi giải tôi đều hướng dẫn học sinh cách phân tích yêu cầu của đề bài, định hướng cách giải. - Lưu ý sau khi giải bài tập + Khắc sâu những vấn đề trọng tâm, những điểm khác biệt. + Nhắc lại, giảng lại một số phần mà học sinh hay nhầm, khó hiểu. + Mở rộng tổng quát hóa bài tập. b. Việc làm của học sinh - Phải nắm vững kiến thức đã học, ôn tập bổ sung kiến thức còn thiếu. - Đọc thêm tài liệu, làm hết bài tập trong SGK, SBT, làm thêm bài tập trong sách nâng cao. - Phải hiểu kĩ các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Trường THPT Trị An Trang 2 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tôi nghĩ, giáo viên cần chọn lọc, nhóm các bài tập làm theo dạng này thành từng dạng, nêu đặc điểm của từng dạng và xây dựng hướng giải cho mỗi dạng đó. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác bồi dưỡng vì nó là cẩm nang giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được tiềm lực trí tuệ và tính sáng tạo của học sinh (thông qua bài tập tương tự mẫu và bài tập vượt mẫu). Khi thực hiện đề tài này vào giảng dạy, trước hết tôi giới thiệu sơ đồ định hướng giải bài tập. Tiếp theo, tôi tiến hành bồi dưỡng kỹ năng theo dạng. Mức độ rèn luyện từ minh họa đến khó, nhằm bồi dưỡng học sinh phát triển kỹ năng từ biết làm đến đạt mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo. Để bồi dưỡng mỗi dạng tôi thường thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Rút ra nguyên tắc và phương pháp áp dụng. Bước 2: Giới thiệu bài tập mẫu và hướng dẫn giải. Bước 3: HS tự luyện và nâng cao. Tuỳ độ khó mỗi dạng tôi có thể hoán đổi thứ tự của bước 1 và 2. Sau đây là một số dạng bài tập “ Phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm ”, kinh nghiệm giải quyết đã được tôi thực hiện và đúc kết từ thực tế. Trong giới hạn của đề tài này, tôi chỉ nêu 3 vấn đề thường gặp, đây là 3 vấn đề tôi dang thử nghiệm và thấy có hiệu quả. Vấn đề 1. Biết số mol CO2 và số mol OH– Vấn đề 2. Biết số mol OH– và sản phẩm. Xác định lượng CO2 Vấn đề 3. Biết số mol CO2 và số mol OH– của dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 . Xác định khối lượng kết tủa. Trong mỗi dạng bài tập này, tôi xây dựng từ 10 đến 15 bài. Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài tập cụ thể và điển hình. A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ - Phương trình phân tử: 1. CO2 + NaOH → NaHCO3 2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O ( hoặc NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O ) 3. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O 4. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 ( hoặc CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2 ) - Phương trình ion: CO2 + OH– → HCO3– (1) – 2– CO2 + 2OH → CO3 + H2O (2) 2– ( CO2 + CO3 + H2O → 2HCO3– ) Trường THPT Trị An Trang 3 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM B. MỘT SỐ BÀI TOÁN: Phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm ( OH– ) Vấn đề 1. Biết số mol CO2 và số mol OH– Nguyên tắc: Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = T Xác định sản phẩm dựa vào 2 phản ứng: CO2 + OH– → HCO3– (1) – 2– CO2 + 2OH → CO3 + H2O (2) T Phản ứng xảy ra Sản phẩm T≤ 1 (1) HCO3– 12 (2) CO32– và OH– Lưu ý: T< 0 thì khí CO2 không hấp thụ hết, không tạo CO32– , mà chỉ tạo HCO3– Thì số mol HCO3– = số mol OH1 < T < 2 thì tạo ra HCO3– và CO32– mol CO32– = nOH– - nCO 2 mol HCO3– = mol CO2 - mol CO32– Khối lượng muối = khối lượng (cation ) + khối lượng (anion ) Ví dụ 1. Cho 672 ml CO2 (ở đktc) vào bình chứa 280 ml dung dịch NaOH 0,15M. Xác định sản phẩm tạo thành sau phản ứng ? A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. NaHCO3 và Na2CO3 D. Na2CO3 và NaOH dư Giải nCO 2 = 0,03 mol ; nNaOH = 0,042 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,042 / 0,03 = 1,4  Sản phẩm tạo 2 muối : NaHCO3 và Na2CO3  đáp án C Ví dụ 2. Cho 3,36 lít CO2 (ở đktc) vào bình chứa 150 ml dung dịch KOH 2M. Xác định sản phẩm tạo thành sau phản ứng ? A. K2CO3 B. KHCO3 C. KHCO3 và K2CO3 D. K2CO3 và KOH dư Giải nCO 2 = 0,15 mol ; nKOH = 0,3 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,3 / 0,15 = 2  Sản phẩm tạo 1 muối : Na2CO3  đáp án A Ví dụ 3. Cho 4,032 lít CO2 (ở đktc) vào bình chứa 150 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Xác định sản phẩm tạo thành sau phản ứng ? A. CaCO3 B. Ca(HCO3)2 Trường THPT Trị An Trang 4 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM C. Ca(HCO3)2 và CaCO3 nCO 2 D. CaCO3 và Ca(OH)2 dư Giải = 0,2 mol ; n Ca(OH) 2 = 0,09 mol  nOH– = 0,18 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,18 / 0,18 = 1  Sản phẩm tạo 1 muối : Ca(HCO3)2  đáp án B Ví dụ 4. Cho 896 ml CO2 (ở đktc) vào bình chứa 450 ml dung dịch NaOH 0,2M. Xác định sản phẩm tạo thành sau phản ứng ? A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. NaHCO3 và Na2CO3 D. Na2CO3 và NaOH dư Giải nCO 2 = 0,04 mol ; nNaOH = 0,09 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,09 / 0,04 = 2,25  Sản phẩm tạo 1 muối CO32– và OH– dư : Na2CO3 và NaOH dư  đáp án D Ví dụ 5. Cho 1,12 lít CO2 (ở đktc) vào bình chứa 300 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính khối lượng muối thu được ? A. 4,2 gam NaHCO3 B. 3,36 gam NaHCO3 và 1,06 gam Na2CO3 C. 3,18 gam Na2CO3 D. 4,2 gam NaHCO3 và 2,12 gam Na2CO3 Giải nCO 2 = 0,05 mol ; nNaOH = 0,06 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,06 / 0,05 = 1,2  Sản phẩm tạo 2 muối : NaHCO3 và Na2CO3 CO2 + NaOH → NaHCO3 x x ← x CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O y 2y ← y ta có : x + y = nCO 2 = 0,05 mol x + 2y = nNaOH = 0,06 mol  x = 0,04 , y = 0,01  m NaHCO3 = 0,04 . 84 = 3,36 gam ; m Na2CO3 = 0,01 . 106 = 1,06 gam  đáp án B Ví dụ 6. Sục 4,2 lít CO2 (ở đktc) vào bình chứa 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và KOH 0,5M. Thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu chất rắn khan ? Giải nCO 2 = 0,1875 mol ; nNaOH = 0,2 mol ; nKOH = 0,1 mol → nOH– = 0,3 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,3 / 0,1875 = 1,6  Sản phẩm tạo 2 muối : CO32– và HCO3– Trường THPT Trị An Trang 5 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM  mol CO32– = nOH– - nCO 2 = 0,3 – 0,1875 = 0,1125 mol mol HCO3– = mol CO2 - mol CO32– = 0,1875 - 0,1125 = 0,075 mol  khối lượng muối = 0,2 . 23 + 0,1 . 39 + 0,1125 . 60 + 0,075 . 61 = 19,825 gam Ví dụ 7. Cho 336 ml CO2 (ở đktc) vào bình chứa 360 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định nồng độ mol của các chất tạo thành trong dung dịch sau phản ứng ? Giải nCO 2 = 0,015 mol ; nNaOH = 0,036 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,036 / 0,015 = 2,4  Sản phẩm tạo 1 muối CO32– và OH– dư : Na2CO3 và NaOH dư CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O 0,015 → 0,03 → 0,015  nNaOH dư = 0,006  CM Na2CO3 = 0,015 / 0,36 = 0,0417 M ; CM NaOH dư = 0,006 / 0,36 = 0,0167 M Ví dụ 8. Có 200 ml dung dịch X gồm NaOH 1M và KOH 0,5M. Sục 2,24 lít khí CO2 ở đktc thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ? Giải nCO 2 = 0,1 mol ; nNaOH = 0,2 mol ; nKOH = 0,1 mol → nOH– = 0,3 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 0,3 / 0,1 = 3  Sản phẩm tạo 1 muối CO32– và OH– dư CO2 + 2OH– → CO32– + H2O 0,1 → 0,2 → 0,1 Khối lượng chất rắn khan = 0,2 . 23 + 0,1 . 39 + 0,1 . 60 + (0,3- 0,2) .17 = 16,2 gam Vấn đề 2. Biết số mol OH– và sản phẩm. Xác định lượng CO2 Dạng thường gặp là CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 . CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2) Nguyên tắc: So sánh số mol Ca(OH)2 với số mol kết tủa: - Nếu số mol Ca(OH)2 = số mol kết tủa chỉ xảy ra Phản ứng (1) - Nếu số mol Ca(OH)2 khác số mol kết tủa sẽ có 2 trường hợp: Trường hợp: CO2 thiếu, Ca(OH)2 dư chỉ xảy ra Phản ứng (1) tạo 1 muối kết tủa. Trường hợp: CO2 đủ phản ứng hết Ca(OH)2. Xảy ra (1) và (2) tạo 2 muối. Lưu ý: Khi cho CO2 vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 nếu sau phản ứng: - Khối lượng bình tăng  mCO 2 = m tăng - Khối lượng dung dịch tăng  mCO 2 = m + m tăng - Khối lượng dung dịch giảm  mCO 2 = m - m giảm Trường THPT Trị An Trang 6 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM - Thu được kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại mang đun nóng thu to được lượng kết tủa nữa: Ca(HCO3)2 �� � CaCO3  + CO2 + H2O Ví dụ 1. Dẫn V lít đktc khí CO 2 qua 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 4 gam kết tủa. Giá trị của V là ? A. 0,448 lít B. 0,896 lít C. 0,672 lít D. 0,224 lít Giải nCa(OH) 2 = 0,04 mol ; nCaCO 3 = 0,04 mol  VCO 2 = 0,04 . 22,4 = 0,896 lít  đáp án B Ví dụ 2. Thổi V lít (đktc) khí CO2 vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là ? A. 44,8 ml hay 89,6 ml B. 224 ml C. 44,8 ml hay 224 ml D. 44,8 ml Giải nCa(OH) 2 = 0,006 mol ; nOH– = 0,012 mol ; nCaCO 3 = 0,002 mol Trường hợp 1: CO2 thiếu, Ca(OH)2 dư CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1) 0,002 ← 0,002 mol  VCO 2 = 0,002 . 22,4 = 0,0448 lít = 44,8 ml Trường hợp 2: CO2 đủ phản ứng hết Ca(OH)2. Ta có: Số mol CO32– = nOH– - nCO 2  nCO 2 = 0,012 – 0,002 = 0,01 mol  VCO 2 = 0,01 . 22,4 = 0,224 lít = 224 ml  đáp án C Ví dụ 3. Dẫn V lít đktc khí CO 2 qua 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun kĩ dung dịch Y thu thêm kết tủa nữa. Giá trị của V lít là ? A. 3,136 lít B. 1,344 lít C. 1,344 lít hoặc 3,136 lít D. 3,36 lít hoặc 1,12 lít Giải nCa(OH) 2 = 0,1 mol ; nOH– = 0,2 mol ; nCaCO 3 = 0,06 mol Vì đun kĩ dung dịch Y thu thêm kết tủa nữa nên CO2 đủ phản ứng hết Ca(OH)2. Ta có: Số mol CO32– = nOH– - nCO 2  nCO 2 = 0,2 – 0,06 = 0,14 mol  VCO 2 = 0,14 . 22,4 = 3,136 lít  đáp án A Ví dụ 4. Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại mang đun nóng thu thêm được 2 g kết tủa nữa. Giá trị của a là ? A. 0,05 mol B. 0,06mol C. 0,07mol D. 0,08mol Giải Trường THPT Trị An Trang 7 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM nCa(OH) 2 = 0,1 mol ; nCaCO 3 = 0,06 mol CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1) 0,03 ← 0,03 mol 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2) 0,04 ← 0,02 o t Ca(HCO3)2 �� � CaCO3  + CO2 + H2O 0,02 ← 0,02 mol  nCO 2 = 0,03 + 0,04 = 0,07mol  đáp án C Ví dụ 5. Lên men b gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO 2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 90%. Giá trị của b là ? A. 16 B. 15 C. 14 D. 25 Giải Ta có: mCO 2 = m - m giảm = 10 – 3,4 = 6,6 gam enzim C6H12O6 300  350 C 2C2H5OH + 2CO2 180 2. 44 13,5 ← 6,6 gam  b = 13,5 . 100/90 = 15 gam  đáp án B Vấn đề 3. Biết số mol CO2 và số mol OH– của dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 . Xác định khối lượng kết tủa. - Trong bài tập này xuất hiện 3 đại lượng: nCO 2 ; nOH– ; nCa2+ Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = T Phản ứng tạo kết tủa: CO32– + Ca2+ → CaCO3 Ví dụ 1. Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH) 2. Khối lượng kết tủa thu được là ? A. 10g B. 15g C. 20g D. 25g Giải nCO 2 = 0,3 mol ; nCa(OH) 2 = 0,25 mol ; nOH– = 0,5 mol ; nCa2+ = 0,25 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 ≈ 1,7  mol CO32– = nOH– - nCO 2 = 0,2 mol Ta có: CO32– + Ca2+ → CaCO3 0,2 0,25 → 0,2 mol  mCaCO 3 = 0,2 . 100 = 20 gam  đáp án C Trường THPT Trị An Trang 8 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM Ví dụ 2. Dung dịch X chứa dung dịch NaOH 0,2M và dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1lít dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là ? A. 15 gam B. 0 gam C. 10 gam D. 5 gam Giải nCO 2 = 0,35 mol ; nNaOH = 0,2 mol ; nCa(OH) 2 = 0,1 mol  Tổng nOH– = 0,4 mol và nCa2+ = 0,1 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 ≈ 1,14  mol CO32– = nOH– - nCO 2 = 0,05 mol Ta có: CO32– + Ca2+ → CaCO3 0,05 0,1 → 0,05 mol  mCaCO 3 = 0,05 . 100 = 5 gam  đáp án D Ví dụ 3. Khi cho 3,36 lít khí CO 2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M vµ Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: A. 9,85 gam B. 14,775 gam C. 19,70 gam D. 15,76 gam Giải nCO 2 = 0,15 mol ; nNaOH = 0,2 mol ; nBa(OH) 2 = 0,1 mol  Tổng nOH– = 0,4 mol và nBa2+ = 0,1 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 ≈ 2,7  mol CO32– = nCO 2 = 0,15 mol Ta có: CO32– + Ba2+ → BaCO3 0,15 0,1 → 0,1 mol  mBaCO 3 = 0,1 . 197 = 19,7 gam  đáp án C Ví dụ 4. Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4 gam NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là ? A. 1,5g B. 2g C. 2,5g D. 3g Giải nCO 2 = 0,03 mol ; nCa(OH) 2 = 0,02 mol ; nNaOH = 0,01 mol  Tổng nOH– = 0,04 mol và nCa2+ = 0,02 mol Lập tỉ lệ : nOH– / nCO 2 = 4/3  mol CO32– = 0,04 – 0,03 = 0,01 mol mol HCO3– = 0,03 – 0,01 = 0,02 mol Khi thêm NaOH vào: HCO3– + OH– → CO32– + H2O 0,01 0,02 0,01 → 0,01 2– 2+ Ta có: CO3 + Ca → CaCO3 Trường THPT Trị An Trang 9 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM 0,02 0,02 → 0,02 mol  mCaCO 3 = 0,02 . 100 = 2 gam  đáp án B Ví dụ 5. Dẫn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Xác định V để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất. A. 2,24 lít ≤ V≤ 3,36 lít B. 2,24 lít ≤ V ≤ 4,48 lít C. 2,24 lít ≤ V≤ 5,6 lít D. 2,24 lít ≤ V≤ 6,72 lít Giải nBa(OH) 2 = 0,1 mol ; nNaOH = 0,2 mol  Tổng nOH– = 0,4 mol và nBa2+ = 0,1 mol Ta có: CO32– + Ba2+ → BaCO3 Để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất  mol CO32– = nCO 2 = 0,1 mol → VCO 2 = 0,1. 22,4 = 2,24 lít mol CO32– = nBa2+ = 0,1 mol → nCO 2 = 0,4 – 0,1 = 0,3 mol → VCO 2 = 0,3. 22,4 = 6,72 lít  đáp án D C. BÀI TẬP RÈN LUYỆN Bài 1. Cho 197gam BaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO 2 sục vào dung dịch chứa 84g KOH. Khối lượng muối thu được là A. 119g. B. 50g. C.69g. D. 11,9g. Bài 2. Cho dung dịch chứa 0,58 mol NaOH tác dụng với x mol CO 2 . Giới hạn của x là : 0,3 < x < 0,5. Dung dịch sau phản ứng có A. Na2CO3 , NaHCO3 B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. NaOH , Na2CO3 Bài 3. Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng dung dịch KOH dư thể tích dung dịch thu được là 250 ml. Tính nồng độ mol của dung dịch muối tạo thành. A. 0,2M B. 0,3M C. 0,5M D. 0,1M Bài 4. Cho 16,8 lít CO2 đktc hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Nếu cho 1 lượng dư dung dịch BaCl 2 vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa là A. 19,7 gam B. 88,65 gam C. 118,2 gam D. 147,75 gam Bài 5. Sục CO2 vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M và KOH 1M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo 23,64 gam kết tủa. Tính VCO2 đã dùng ở đktc. A. 8,512 lít B. 2,688 lít C. 2,24 lít D. 8,512 lít hoặc 2,688 lít Bài 6. Sục 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH) 2 0,5M và KOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là bao nhiêu gam ? A. 0,00g B. 3,00g C. 10,0g D. 5,00g Bài 7. Cho 2,8g CaO tác dụng với một lượng nước dư thu được dung dịch X. Sục 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, khối lượng kết tủa thu được là: Trường THPT Trị An Trang 10 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM A. 2,50g. B. 4,05g. C. 6,55g. D. 7,50g. Bài 8. Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và CO 2 trong đó CO2 chiếm 39,2% (theo thể tích) đi qua dung dịch chứa 7,4gam Ca(OH) 2. Số gam chất kết tủa sau phản ứng là A. 4,05g. B. 14,65g. C. 2,5g. D. 12,25g. Bài 9. Dùng CO dư để khử hoàn toàn mg bột sắt oxit (Fe xOy), dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Số mol khí CO2 thu được là A. 0,05 mol. B. 0,05 và 0,15 mol. C. 0,025 mol. D. 0,05 và 0,075 mol. Bài 10. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,048. B. 0,032. C. 0,04. D. 0,06. Bài 11. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO 2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82. Bài 12. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,970 B. 1,182. C. 2,364. D. 3,940. Bài 13. Sục V lít khí CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch X chứa đồng thời NaOH 0,8 M và Ba(OH)2 0,5M. Xác định V để khi hấp thụ vào dung dịch X thu được kết tủa cực đại. A. V = 1,12 lít B. 1,12 lít ≤ V ≤ 2,912 lít C. 1,12 lít ≤ V≤ 2,016 lít D. 1,12 lít ≤ V ≤ 4,032 lít Bài 14. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất của quá trình lên men đạt 81%. Toàn bộ lượng CO 2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là ? A. 550 B. 750 C. 810 D. 650 Bài 15. Suïc V lít CO2 ôû (ñktc) vaøo 1 lít dung dòch hoãn hôïp NaOH 0,02M vaø Ba(OH)2 0,02M. Ñeán phaûn öùng hoaøn toaøn thu ñöôïc 1,97 gam keát tuûa vaø dung dòch X. Cho dung dòch NaOH vaøo dung dòch X thu ñöôïc keát tuûa. V lít laø: A. 0,896 lít. B. 0,448 lít. C. 0,224 lít. D. 1,12 lít. Bài 16. Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa 0,02 mol Ba(OH) 2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol A. 0 gam đến 3,94 gam B. 0 gam đến 0,985 gam C. 0,985 gam đến 3,94 gam D. 0,985 gam đến 3,152 gam 2Bài 17. Dung dịch X chứa 0,025 mol CO 3 ; 0,1 mol Na+ ; 0,25 mol NH4+ ; 0,3 mol Cl-. Đun nóng nhẹ dung dịch X và cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào. Hỏi tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH) 2 giảm bao nhiêu gam. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Trường THPT Trị An Trang 11 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM A. 4,215 gam B. 5,269 gam C. 6,761 gam D. 7,015 gam Bài 18. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO 3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1lít dung dịch X vào dung dịch CaCl 2 (dư) rồi đun nóng. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a và m gam tương ứng là? A. 0,04 và 4,8 B. 0,07 và 3,2 C. 0,08 và 4,8 D. 0,14 và 2,4 Bài 19. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thì thu được 4,6 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp A là A. 68,03%. B. 13,03%. C. 31,03%. D. 68,97%. Bài 20. Trộn 100 ml dung dịch A (gồm KHCO 3 1M và K2CO3 1M) vào 100 ml dung dịch B (gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M) thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch D (gồm H2SO4 1M và HCl 1M) vào dung dịch C thu được V lít CO 2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là A. 82,4 gam và 2,24 lít. B. 4,3 gam và 1,12 lít. C. 43 gam và 2,24 lít. D. 3,4 gam và 5,6 lít. Bài 21. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K 2CO3 và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là? A. 1,6 B. 1,2 C. 1,0 D. 1,4 Bài 22. Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Đồ thị nào biểu diễn số mol muối Ca(HCO3)2 theo số mol CO2 ? Trường THPT Trị An Trang 12 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM V. KẾT LUẬN • Chất lượng sau khi áp dụng chuyên đề: Tỉ lệ học sinh dạt khá giỏi 40% còn lại 60% là trung bình không có học sinh yếu kém • Với chuyên đề này tôi viết chủ yếu giúp các em hình thành tư duy khái quát hóa dạng bài tập phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm ( OH– ), áp dụng nhiều bài tập và áp dụng với mọi đối tượng học sinh: yếu, trung bình, khá, giỏi. Với mong muốn giúp học sinh hứng thú học tập khi học phần này. Dù đã chuẩn bị chu đáo trong quá trình viết chuyên đề, nhưng thiếu sót là điều không tránh khỏi. Do vậy, tôi rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và quí thầy cô, để chuyên đề được hoàn thiện hơn, cũng như công tác giảng dạy của bộ môn ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên thực hiện NGUYỄN THỊ TRIỆU Trường THPT Trị An Trang 13 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa hóa học 11 (cơ bản và nâng cao ) Sách giáo viên hóa học 11 (cơ bản và nâng cao ) Sách giáo viên hóa học 12 (cơ bản và nâng cao ) Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỉ năng môn hóa học khối 11 Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỉ năng môn hóa học khối 12 Sách bài tập hóa học 11 (cơ bản và nâng cao ) Sách bài tập hóa học 12 (cơ bản và nâng cao ) Bài tập trắc nghiệm hóa học THPT (Ngô Ngọc An) Trường THPT Trị An Trang 14 GV: Nguyễn Thị Triệu PHẢN ỨNG GIỮA CO2 VỚI DUNG DỊCH KIỀM MỤC LỤC I. Lí do chọn chuyên đề………………………………………………….Trang 1 II. Mục đích - đối tượng nghiên cứu……………………………………Trang 1 III. Qúa trình thực hiện đề tài…………………………………..…….......Trang 2 IV. Nội dung nghiên cứu…………………………………………….........Trang 3 V. Kết luận……………………………………………............................Trang 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...Trang 14 Trường THPT Trị An Trang 15 GV: Nguyễn Thị Triệu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan