Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn phần mềm hỗ trợ dạy – học ngữ văn 12 (học kỳ ii)....

Tài liệu Skkn phần mềm hỗ trợ dạy – học ngữ văn 12 (học kỳ ii).

.DOC
30
1109
91

Mô tả:

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đề tài : PHẦN MỀM HỖ TRỢ DẠY – HỌC NGỮ VĂN 12 (Học kỳ II) Giáo viên : NGUYỄN HIẾU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Năm học 2011-2012 được xác định là tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”(Trích công văn số 1366/SGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học phổ thông năm học 2011-2012 ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Sở GD-ĐT Đồng Nai). - Ngày 30 tháng 09 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Chỉ thị số 55/2008/CTBGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, trong đó nhấn mạnh “Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước ”. - Trong bài phát biểu của lãnh đạo Sở GD & ĐT Đồng Nai tại Khai mạc Hội nghị chuyên đề Ngữ văn Tổ chức ngày 09/12/2009 đã khẳng định : “Qua khảo sát, chúng tôi cho rằng có nhiều lý do, từ lý do chủ quan như chưa có quan niê m ê đúng, đă êc biê êt là hạn chế về trình đô ê vi tính, kỹ thuâ êt soạn giảng đến những lý do khách quan như thiếu cơ sở vâ êt chất, thiếu thời gian cho nên giáo viên chưa chuyển tải được ý tưởng của mình thành giáo án điênê tử cụ thể và hiêuê quả. Song, cũng cần thấy rằng, mô êt số trường, mô êt số giáo viên từ niềm say mê nghề nghiêpê và giỏi công nghê ê thông tin đã soạn được những giáo án điê ên tử môn Ngữ Văn có chất lượng, tạo nên những giờ học sinh động, hấp dẫn hơn, giúp học sinh hứng thú và dễ dàng tiếp thu sâu sắc kiến thức môn học. CNTT còn là phương tiênê hỗ trợ soạn giảng giúp người giáo viên chủ động, nhẹ nhàng hơn trong phương pháp dạy học của mình ”. - Để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có tư liệu Đọc -Hiểu Ngữ văn ở lớp 12 THPT- Ban cơ bản, tôi đã thiết kế trang WEB HỖ TRỢ GIÁO VIÊN SOẠN GIẢNG VÀ GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 12 (Tập I), đã được Sở GD-ĐT thẩm định vào năm 2009. Đến nay, sau thời gian nghiên cứu, tôi tiếp tục viết tiếp chuyên đề SKKN với giải pháp PHẦN MỀM HỖ TRỢ DẠY- HỌC NGỮ VĂN 12 (Học kỳ II) nhằm mục đích góp phần nhỏ của mình tạo điều kiện bổ sung tài liệu, kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ Đọc Văn, phát huy tính chuyên cần của học sinh trong quá trình đọc tư liệu và giáo viên có cơ sở dạy Ngữ Văn theo hướng tích hợp theo chuẩn kiến thức kĩ năng, góp phần thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phát huy thế mạnh của Công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhất là ứng dụng có hiệu quả CNTT vào dạy học Ngữ văn. 1 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi : -Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã trở nên phổ biến, là chủ trương lớn của ngành giáo dục, đã được đa số giáo viên hưởng ứng.Với phương tiên kỹ thuật hiện đại, cơ sở vật chất được trang bị cho các trường học tương đối đầy đủ, giáo viên dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo. -Thiết kế trang web để làm tư liệu cho giảng dạy, nhất là Đọc hiểu Ngữ văn đã được các công ty phần mềm bắt đầu nghiên cứu, đầu tư, sọan thảo, nhưng mới chỉ dừng lại hệ thống kiến thức cơ bản, bài tập trắc nghiệm như đĩa CD Ôn luyện văn thi Đại học, các bài giảng, bài thi trắc nghiệm trực tuyến trên internet chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu một tác gia, tác phẩm, cung cấp cho giáo viên và học sinh có tư liệu hình ảnh, phim tư liệu, văn bản, từ điển v.v để dễ học, dễ nhớ kiến thức cơ bản và tìm hiểu trọn vẹn một tác phẩm trong chương trình. 2. Khó khăn : - Trong các năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung, trong giờ Văn nói riêng đã trở thành phong trào rộng khắp. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với môn Văn khi ứng dụng công nghệ thông tin là dễ rơi vào hai cách làm: một là xảy ra tình trạng lạm dụng công nghệ, làm mất đi cái hồn của tác phẩm một khi tất cả đều dựa vào máy móc vi tính để nói thay tất cả, khiến học sinh không có dịp rung cảm, sống cùng tác giả, tác phẩm; hai là tình trạng buông lỏng , “dị ứng” với công nghệ thông tin, cho rằng dạy Văn mà sử dụng CNTT thì sẽ làm khổ giáo viên vì tốn thời gian chuẩn bị bài giảng. -Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là đưa công nghệ thông tin vào giờ Đọc văn ở mức độ nào là hợp lý, có hiệu quả ? Hơn nữa, làm sao cả giáo viên và học sinh có đủ nguồn tài liệu để tiếp cận văn bản một các trọn vẹn, nhất là với các bài đọc hiểu chỉ học phần trích đoạn? Mặt khác, làm sao giúp giáo viên củng cố kiến thức sau giờ dạy cho học sinh, đồng thời học sinh có thể tự kiểm tra quá trình tự học của mình? Đây là một vấn để khó khăn cần tháo gỡ. Chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm này xin góp một phần được tháo gỡ những trở ngại đó. 3. Số liệu thống kê : Dạy và học Ngữ Văn 12 trong trường THPT hiện nay chỉ có : - 01 cuốn sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ Văn; - 01 số sách tham khảo bài tập tự luận và trắc nghiệm; - Một vài hình ảnh minh họa trong sách và băng đĩa rời phục vụ bài giảng; Nhận xét: Qua thống kê, bản thân nhận thấy tư liệu để dạy Ngữ văn 12 còn ít ỏi hoặc giá thành cao nên khó phổ biến rộng rãi đến tất cả giáo viên và học sinh. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI : 1-Cơ sở lý luận : -“Một cán bộ nghiên cứu hay một giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, chắc sẽ có những suy nghĩ và hành động khác một người không biết gì về những ứng dụng này. Người biết những ứng dụng này chắc chắn sẽ dạy các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…cũng như các giá trị văn chương rất khác với những người đồng nghiệp không biết gì về các ứng dụng của công nghệ thông tin vào dạy học ngữ văn.” ( TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG –TS Đỗ Ngọc Thống- NXB Giáo dục 2006 -tr 202-203). 2 - Quan điểm của TS Đỗ Ngọc Thống- người chủ biên SGK Ngữ Văn THPT phân ban-đã khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ Ngữ văn . Ông còn nhấn mạnh : “toàn bộ tranh ảnh và tư liệu do Bộ GD-ĐT cấp xuống cho giáo viên là hết sức ít ỏi, nghèo nàn ”( tr 201). Vì thế, để góp phần làm phong phú tư liệu Đọc hiểu Ngữ văn, người viết đã bắt tay vào thực hiện chuyên đề này nhằm đóng góp một phần tư liệu giúp giáo viên và học sinh THPT có điều kiện tìm hiểu bộ môn. 1. Nội dung, biện pháp thực hiện đề tài : Nội dung trang web: Hỗ trợ Dạy –Học Ngữ văn 12 (Tập II), gồm 04 phần chính : 1- Bài tập trắc nghiệm : Gồm 4 mục : a/ Văn học Việt Nam (tập II) : -Bài Vợ chồng A Phủ : 10 câu -Bài Vợ nhặt : 10 câu -Bài rừng xà nu : 10 câu -Bài bắt sấu rừng U Minh hạ : 10 câu -Bài Những đứa con trong gia đình : 10 câu -Bài Chiếc thuyền ngoài xa : 10 câu -Bài Mùa lá rụng trong vườn : 10 câu -Bài Một người Hà Nội : 10 câu -Bài Hồn Trương Ba da hàng thịt : 10 câu -Bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc : 10 câu -Bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học : 10 câu -Bài Ôn tập phần văn học: 10 câu -Quá trình văn học và phong cách văn học : 10 câu 3 b/ Văn học Nước Ngoài (tập II) : -Thuốc (Lỗ Tấn) : 10 câu -Số phận con người ( Sô-lô-khốp) : 10 câu -Ông già và biển cả (Hê-min-uê) : 10 câu c/Trắc nghiệm Tiếng Việt (tập II) : gồm 04 phần : -Nhân vật giao tiếp : 10 câu -Thực hành hàm ý : 10 câu -Phong cách ngôn nữ hành chính : 10 câu -Tổng kết Tiếng Việt : 10 câu d/Trắc nghiệm Làm Văn (tập II) : gồm các bài : -Nghị luận về một tác phẩm , đoạn trích văn xuôi : 10 câu -Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài : 10 câu -Diễn đạt trong văn nghị luận : 10 câu -Phát biểu tự do : 10 câu -Văn bản tổng kết : 06 câu -Ôn tập phần tập làm văn : 05 câu Làm bài tập trắc nghiệm, chỉ cần đưa trỏ chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Cuối bài tập đều có đáp án và tính câu đúng theo tỉ lệ %. Hiện nay, phần trắc nghiệm của môn Ngữ văn 12 ít sử dụng. Tuy nhiên, sau khi dạy một bài, giáo viên có thể sử dụng trang web này, tìm đến bài dang dạy để cho học sinh làm bài, nhằm mục đích củng cố kiến thức cho các em. 2- Phần hình ảnh : gồm 15 mục . Cụ thể : -Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài : 12 hình -Vợ nhặt – Kim Lân : 09 hình -Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành : 09 hình 4 -Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi : 06 hình -Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu : 09 hình -Hồn Trương Ba, da hàng thịt : 12 hình -Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam : 06 hình -Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng : 03 hình -Một người Hà Nội – Nguyễn Khái : 06 hình -Nhìn về vố văn hoá dân tộc – Trần Đình Hượu : 03 hình -Thuốc – Lỗ Tấn : 03 hình -Số phận con người – Sô lô khốp : 21 hình -Ông già và biển cả – Hê minh uê : 09 hình Chỉ cần đưa trỏ chuột vào các hình ảnh, ý nghĩa chú thích của hình ảnh sẽ trực tiếp hiện ra. 3-Phần âm thanh và phim ảnh tư liệu: Gồm 02 phần : a/Phần Video Văn học Việt Nam hiện đại : Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài) ; Vợ nhặt ( Kim Lân ); Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành) ; Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu); Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ); Nhìn về vốn văn hoá dân tộc ( Trần Đình Hượu)… b/Phần Audio -Video Văn học nước ngoài : Thuốc ( Lỗ Tấn ); Số phận con người ( Sô lô khốp); Ông già và biển cả ( Hemingue); 5 4-Phần Cùng đọc hiểu văn bản : gồm 04 mục . Cụ thể : a/ Hỏi- đáp giúp ôn thi tốt nghiệp THPT (Tập 2) Đây là phần giúp giáo viên dạy tiết ôn tập và học sinh có kiến thức để làm bài về tác gia, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. Chỉ cần liên kết vào trong từng câu hỏi, sẽ có phần gợi ý trả lời. Đây cũng là phần giúp ôn thi tốt nghiệp THPT hằng năm, thuộc câu số 1 (2 điểm ) trong cấu trúc đề thi. Số lượng câu hỏi và gợi ý trả lời thuộc các bài như sau : 6 -Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài : 09 câu -Vợ nhặt – Kim Lân : 10 câu -Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành : 10 câu -Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi : 09 câu -Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu : 10 câu -Hồn Trương Ba, da hàng thịt : 10 câu -Thuốc – Lỗ Tấn : 10 câu -Số phận con người – Sô lô khốp : 10 câu -Ông già và biển cả – Hê minh uê : 10 câu Minh họa Hỏi – đáp :Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài ) : gồm 09 câu và trả lời như sau : Câu 1: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ và tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Phát biểu ý nghĩa văn bản? a.Hoàn cảnh ra đời : - Năm 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc. Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Và chính cuộc sống của đồng bào miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành 3 truyện ngắn Cứu đất cứu mường; Mường Giơn ; Vợ chồng A Phủ vào năm 1953. Tập truyện được tặng giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. b.Tóm tắt tác phẩm : - Mị là một cô gái Mèo trẻ đẹp, tài hoa, giỏi giang, yêu đời, thích tự do. Chỉ vì bố mẹ Mị vay nợ nhà thống lí Pá Tra để cưới nhau không trả được nên Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho gia đình này. Làm vợ A Sử, Mị phải sống kiếp nô lệ khổ nhục, chỉ muốn chết, 7 nhưng vì thương bố và sợ thần quyền nên Mị đành câm lặng chịu đựng. - A Phủ là một thanh niên mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lao động giỏi, rất dũng cảm, nhiều cô gái mê, nhưng vì nhà nghèo nên không cưới được vợ. Trong hội xuân, A Phủ đã đánh A Sử nên bị thống lý Pá Tra bắt về đánh đập và phạt vạ 100 đồng bạc trắng. Không có tiền nộp phạt, A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí để trừ nợ. Do sơ ý để cọp vồ mất một con bò nên A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng vào cọc chờ chết, Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Cả hai cùng trốn khỏi Hồng Ngài. - Đến Phiềng Sa, họ trở thành vợ chồng, nỗ lực xây dựng cuộc sống mới. Quân Pháp tràn tới, dân Phiềng Sa lại hoang mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng đã tìm đến, A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu. Rồi A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội bảo vệ quê hương . c-Ý nghĩa văn bản : Tác phẩm tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ. Câu 2 : Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Tô Hoài? - Tô Hoài sinh năm 1920 trong một gia đình thợ thủ công ngoại thành Hà Nội. Từ tuổi thơ, ông đã phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề. Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc . - Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là một cây bút văn xuôi hiện thực nổi tiếng với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Sau Cách mạng tháng Tám, ông nổi tiếng với tập Truyện Tây Bắc. Sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách nhiều thể loại khác nhau. - Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng đất khác nhau và có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động hấp dẫn người đọc. - Năm 1996, Tô Hoài được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Câu 3 : Tóm lược nguyên nhân Mị bị bắt làm con dâu nhà thống lí Pá Tra. Nêu ý nghĩa của chi tiết này. a. Tóm lược nguyên nhân Mị bị bắt làm con dâu nhà thống lí Pá Tra : Mị xinh đẹp, chăm làm nhưng nghèo khổ. Bố mẹ nghèo, cưới nhau không có tiền phải vay nợ nhà thống lí. Nợ chưa trả hết, người mẹ đã qua đời. Bố già yếu quá, món nợ truyền sang Mị, Thống lí Pá Tra muốn Mị làm con dâu “gạt nợ”. Sau đó, Mị bị bắt về nhà Pá Tra. Bố Mị dù thương con nhưng "không thể làm thế nào khác được". b. Ý nghĩa : Phản ánh tội ác của giai cấp thống trị : cho vay nợ lãi và tước đoạt tự do, hạnh phúc của người lao động nghèo, đồng thời phản ánh số phận khốn khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến thực dân : Họ trở thành nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc cá nhân. 8 Câu 4 : Nhà văn Tô Hoài đã tả căn buồng của Mị như thế nào? Miêu tả như vậy là có ý gì? a.Nhà văn Tô Hoài đã tả căn buồng của Mị : Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. b.Nhà văn miêu tả như vậy là có ý: Miêu tả như vậy là có ý nói căn buồng của Mị như một buồng giam, chiếc cửa sổ như một lỗ thông hơi, còn Mị thì như một tù nhân. Tương lai của Mị mù mịt, tăm tối. Mị đành chấp nhận số phận như vậy. Câu 5 : Trình bày những nét chính thành công nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ ? Những nét chính thành công nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ : - Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc : nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn;… với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn). - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. - Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề,…) - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,… Câu 6: Trình bày giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"? a. Giá trị hiện thực : - Tác phẩm tố cáo chế độ phong kiến, chúa đất đã bóc lột con người dưới hình thức cho vay nặng lãi, buộc người lao động nghèo khổ vào vòng nô lệ; tố cáo sự chà đạp lên tình yêu, hạnh phúc và phẩm giá con người, gắn con người vào vòng mê tín thần quyền làm cho họ phải bất lực, cam chịu. - Không chỉ dừng ở chỗ tố cáo sự áp bức, bóc lột mà sâu hơn, Tô Hoài còn nói lên sự thực có tính quy luật: con người bị áp bức cứ nhẫn nhục chịu đựng kéo dài đến lúc nào đó thì dường như bị tê liệt tinh thần phản kháng và mặt khác, đến lúc nào đó, khi sự ý thức về quyền sống trỗi dậy, thì sức sống tiềm tàng cũng mạnh mẽ, kỳ diệu. - Tác phẩm còn miêu tả một cách cô đọng nhưng sinh động quá trình trưởng thành, vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc của nhân dân miền núi và con đường giải phóng của họ. Bức tranh thiên nhiên và những phong tục, tập quán được nhà văn tái hiện chân thật; ngôn ngữ giàu chất tạo hình... b. Giá trị nhân đạo : - Cùng với sự tố cáo là lòng xót thương, cảm thông vô hạn của Tô Hoài đối với nhân dân lao động miền núi, đặc biệt là người phụ nữ, những kiếp đời bi kịch đang chết dần, chết mòn vì đau khổ. Nhà văn hướng ngòi bút vào sự ảm đạm, đen tối nhưng để hướng 9 vào phía sự sống và ánh sáng tâm hồn của con người, ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của họ. Hiện thực dù đen tối nhưng không thể huỷ diệt được mầm sống tiềm tàng. - Ngòi bút Tô Hoài thấm nhuần tinh thần nhân đạo thể hiện trong niềm tin, sự trân trọng đối với khát vọng sống trong sạch, lương thiện, giàu tình người của những con người bị đoạ đày, lăng nhục, khát khao tìm đến ánh sáng của cuộc đời mới; Tô Hoài đã thấy được bước chuyển biến sâu sắc trong con người Mỵ và A Phủ xuất phát từ lòng nhân ái và sự đồng cảm số phận để vươn lên hành động tự cứu mình, cứu người, tự giải phóng mình khỏi ách nô lệ. Câu 7. Trong phần mở đầu của truyện ngắn“Vợ chồng Aphủ , Tô Hoài đã để cho Mỵ xuất hiện bên tảng đá, cạnh tàu ngựa .Theo anh/chị cách giới thiệu nhân vật Mỵ đó của nhà văn có ý nghĩa gì? Ý nghĩa : - Khắc đậm dáng vẻ lầm lũi , lam lũ của Mị.. - Hé mở cho người đọc cảm nhận phần nào số phận éo le, khổ đau của nhân vật ( đặt bên cạnh cảnh giàu sang, tấp nập của nhà thống lý Pátra thì cái mảng tối tăm, im lìm, cực nhọc của cuộc đời người phụ nữ của Mị càng thêm nổi bật và trớ trêu). Câu 8. Trong truyện ngắn“Vợ chồng A Phủ, âm thanh tiếng sáo đêm tình xuân có vai trò gì trong việc thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ ? Vai trò của tiếng sáo : - Tiếng sáo là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình duyên, của tuổi thanh xuân căng đầy sức sống của Mỵ. -Trong đêm tình xuân , tiếng sáo ấy làm Mỵ “thiết tha , bổi hổi”, là tác nhân quan trọng làm thức dậy trong Mị khát vọng tình yêu và hạnh phúc - dấu hiệu đầu tiên của sự hồi tỉnh là Mị sống lại với những kỉ niệm ngày trước. Nếu như trước đây, Mị tồn tại trong trạng thái vô hồn, vô cảm, với cảm thức phi thời gian, thì bây giờ Mị đã có ý thức về thời gian, trái tim đã đập những nhịp bồi hồi, xao xuyến, thôi thúc Mỵ bất chấp cảnh ngộ, muốn đi chơi. Câu 9. Ý nghĩa của tiếng sáo đối với sự hồi sinh khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"-Tô Hoài? - Tiếng sáo là một dụng công nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài, là một chi tiết giàu ý nghĩa: + Tiếng sáo có nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ: miêu tả từ xa đến gần, khi thực khi hư. Tiếng sáo từ chỗ là sự việc của thực tại bên ngoài dần dần xâm nhập và thế giới nội tâm của Mị. + Tiếng sáo là biểu tượng của tình yêu, của khát vọng được yêu thương, được sống tự do, hạnh phúc. + Tiếng sáo có sức tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với Mị: tiếng sáo đã đưa Mị từ cõi quên đến cõi nhớ, tiếng sáo gợi lên một thời hạnh phúc ngắn ngủi, tiếng sáo đưa tâm hồn Mị trở lại những ngày tháng tươi đẹp, làm thức tỉnh khao khát hạnh phúc trong thực tại tưởng chừng đã bị thực tế phũ phàng làm tê liệt, giúp Mị có ý thức phản kháng quyết liệt với thực tế bi đát. 10 Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giúp tác giả khắc họa chân thật diễn biến tâm lí tinh tế của nhân vật, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm đồng thời cũng làm nổi bật sắc thái văn hóa tinh thần đặc trưng của Tây Bắc. Các câu Hỏi – đáp còn lại của văn xuôi Văn học Việt Nam, xin đọc trong Phần mềm. Minh họa Hỏi – đáp phần Văn học nước ngoài : Truyện THUỐC ( Lỗ Tấn) gồm 10 câu hỏi và gợi ý trả lời. Câu 1: Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn? a. Cuộc đời : - Lỗ Tấn ( 1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng lớn của Trung Quốc và nhân loại. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Lỗ Tấn là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ , từng học nhiều nghề là khai mỏ , hàng hải , nghề thuốc. Ông đã từ bỏ nghề thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. - Khi chuyển sang làm văn nghệ, ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui và chữa trị căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc.Đó là căn bệnh tinh thần đã khiến cho nhân dân mê muội, tự thỏa mãn “ ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”. b/ Sự nghiệp : - Lỗ Tấn đã để lại các tác phẩm, được in thành 3 tập: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới. - Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc, năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới . Câu 2 : Trước khi chuyển sang sáng tác văn chương, Lỗ Tấn đã học những ngành gì? Lý do vì sao ông chuyển sang làm văn nghệ? Khi làm văn nghệ, Lỗ Tấn đã thể hiện chủ trương - quan điểm sáng tác văn chương như thế nào?Tác phẩm tiêu biểu nào thể hiện chủ trương – quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn? - Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề : học nghề hàng hải với ước mong mở rộng tầm mắt – học nghề khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc – học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo. - Đang học y khoa ở Nhật ông đột ngột đổi nghề vì : Một lần xem phim ,ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga .Ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. - Khi làm văn nghệ, Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui và chữa trị căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc. Căn bệnh tinh thần đã khiến cho nhân dân mê muội, tự thỏa mãn “ ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”. - Các phẩm thể hiện rõ chủ trương sáng tác của Lỗ Tấn là: Thuốc, AQ chính truyện. Câu 3 : Tóm tắt truyện “Thuốc” của Lỗ Tấn? Tóm tắt truyện “Thuốc”: Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923. - Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao nặng. Nhờ có người mách bảo, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão 11 Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế con sẽ khỏi bệnh. - Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này. - Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn. Sự việc thứ hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc (Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là giặc. - Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo. Câu 4: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn ? “Thuốc” là một tiêu đề đa nghĩa : - Thuốc cái bánh bao tẩm máu người mà người dân u mê đã sùng bái nó, cho đó là thứ thuốc chữa bệnh lao.Thứ thuốc ấy đã không cứu chữa được bệnh nhân mà còn giết chết bệnh nhân. Như vậy nhan đề mang ý nghĩa chống mê tín, sùng tín. - Thuốc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng, những người đã đổ máu vì nhân dân. Cho nên, “Thuốc” đề cập đến một vấn đề khác sâu xa và khái quát hơn : đó là sự u mê, đớn hèn, mông muội về chính trị của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của những người cách mạng. Như vậy nhan đề mang ý nghĩa nhận thức về chính trị. Từ đó, tiêu đề tác phẩm có thêm một tầng nghĩa nữa sâu sắc hơn : phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Tóm lại, “Thuốc” được xem là một phương thuật để giác ngộ quần chúng Trung Quốc của Lỗ Tấn. Câu 5 : Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù cách mạng thể hiện điều gì? Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù cách mạng thể hiện: - Tình trạng mê muội về y học của người dân Trung Quốc ( qua thái độ, hành động, tâm lý của vợ chồng lão Hoa Thuyên mua thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu cho cậu Thuyên ăn với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh; Thái độ của của số đông người trong quán trà bàn luận về thuốc, xem đó như là thần dược sẽ chữa khỏi bệnh lao cho cậu Thuyên.) 12 -Tình trạng ấu trĩ về cách mạng của người dân Trung Quốc ( qua việc mua và bán bánh bao tẩm máu của người tử tù cách mạng ; qua những lời kháo nhau việc giao nộp Hạ Du- người chiến sĩ cách mạng để lĩnh thưởng)... Câu 6 : Ý nghĩa của hình tượng những bông hoa trên mộ Hạ Du ? - Những bông hoa trên mộ Hạ Du đã cho thấy: phải chăng đã có người đã hiểu sự hi sinh cao cả, lí tưởng đẹp đẽ của Hạ Du và bày tỏ niềm cảm phục tiếc thương Hạ Du. - Điều đó chứng tỏ sự chuyển biến về tình cảm và nhận thức của nhân dân Trung Quốc trước sự hy sinh của những chiến sĩ Cách mạng : không phải tất cả mọi người đều vô tình,hờ hững mà vẫn có những người thương tiếc, kính trọng họ. -Từ đó, Lỗ Tấn bày tỏ niềm hy vọng và mong ước nhân dân Trung Quốc sẽ tiến bộ hơn, có cái nhìn đúng hơn về cách mạng và những chiến sĩ cách mạng Trung Quốc trong tương lai. Câu 7: Qua cuộc bàn luận về Hạ Du trong quán trà, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì? Qua cuộc bàn luận về Hạ Du trong quán trà, Lỗ Tấn muốn nói : - Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm nhưng là một mắt xích quan trọng tạo nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. - Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí tưởng, dũng cảm, hiên ngang, dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả cai ngục trong những ngày chờ ra pháp trường. Nhưng buồn thay, nhân dân u mê không hiểu việc làm của anh: chú của anh thì cho là anh “làm giặc” nên đã đi tố giác anh, người dân thì chờ anh chết để lấy máu chữa bệnh, mọi người cho là anh bị “điên”, thậm chí mẹ anh cũng không hiểu được con mình. Tóm lại, xây dựng nhân vật Hạ Du, tác giả tuy có bày tỏ thái độ trân trọng và kính phục lý tưởngcủa người làm cách mạng, song cũng ngầm ý phê phán cách mạng tư sản Trung Quốc buổi đầu còn rời quần chúng. Câu 8 : Dụng ý sắp xếp thời gian nghệ thuật của Lỗ Tấn ở hai thời điểm mùa thu và mùa xuân trong tác phẩm Thuốc? - Mùa thu, diễn ra hai cái chết của hai người trai trẻ với hai số phận khác nhau. Sự ra đi của họ như đồng điệu với cái tàn tạ vốn có của mùa thu. - Mùa xuân, hai người mẹ có chung nỗi đau khổ mất con, dường như đã đồng cảm với nhau. Tóm lại, đặt câu chuyện vào vào thời gian của hai mùa: một mùa có tính chất tàn tạ và khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh; tác giả dường như muốn gửi gắm vào đó một niềm hy vọng: Hi vọng về một sự hồi sinh.Từ đó nhà văn gieo vào lòng người đọc một niềm tin, một niềm hi vọng về một cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận tối tăm đau khổ trong tác phẩm. Câu 9: Ý nghĩa câu hỏi “Thế là thế nào?” của mẹ Hạ Du khi nhìn thấy vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du? Ý nghĩa câu hỏi “Thế là thế nào?” của mẹ Hạ Du khi nhìn thấy vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du : - Câu hỏi trước hết chính là thể hiện sự bế tắc, lạ lẫm của bà mẹ khi ngay cả bà cũng không hiểu ý nghĩa việc làm của con trai. 13 - Câu hỏi còn thể hiện sự băn khoăn, đau khổ, tự trách của bà mẹ. - Câu hỏi cũng là sự day dứt của nhà văn về mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng và cách mạng. Câu 10: Ý nghĩa của hình ảnh khu nghĩa địa và hình ảnh con đường mòn trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn? Ý nghĩa của hình ảnh khu nghĩa địa và hình ảnh con đường mòn trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn: - Hình ảnh " nghĩa địa những người chết chém, chết tù ở phía tay trái và nghĩa địa người nghèo phía tay phải" nói lên: không có sự phận biệt giữa những người làm cách mạng với những kẻ trộm cướp. Những chiến sĩ cách mạng cũng bị xem là “giặc”. - Hình ảnh : “...cả hai nơi mộ dày khít , lớp này lớp khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ" nói lên : số người chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người chết vì nghèo đói. Một con số gợi nên thực trạng xã hội vừa đen tối vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa đương thời. - Hình ảnh “ con đường mòn nhỏ hẹp” nói lên: nó không chỉ là ranh giới tự nhiên mà nó còn là ranh giới vô hình của lòng người với những định kiến xã hội về người làm cách mạng. Nó còn nói lên sự cách biệt xa rời quần chúng của người cách mạng. Từ đó nói lên ước nguyện của tác giả: muốn cứu nước Trung Hoa cần phải xóa đi con đường mòn ấy. Cho nên, cuối tác phẩm, tác giả đã để hai bà mẹ bước qua con đường mòn để đến với nhau. Các câu Hỏi – đáp còn lại của văn học nước ngoài, xin đọc trong Phần mềm. b/ Đọc văn bản : gồm một số văn bản trong chương trình, giúp GV và HS đọc lại để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Mỗi bài Đạo hiểu Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài gồm 3 phần : - Phần văn bản : cung cấp toàn bộ văn bản gốc - Phần chuẩn kiến thức kĩ năng : dựa trên tài liệu chuẩn của Bộ GD-ĐT ban hành - Phần đọc hiểu : gợi cho GV và học sinh đọc hiểu tác phẩm. 14 c/Chân dung nhà văn : Đây là phần tư liệu giúp hiểu thêm về cuộc đời của các nhà văn, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm trong chương trình thông qua những mẩu chuyện có thật, những giai thoại, những bài phỏng vấn hoặc chính nhà văn nói về tác phẩm của mình. d/ Ôn tập Nghị luận Văn học – phần văn xuôi ( Tập II) : gồm đề nghị luận về một tác phẩm , đoạn trích văn xuôi, có nêu phương pháp làm bài, có đề bài và gợi ý dàn bài trả lời để tham khảo. 15 Cụ thể : I/PHẦN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ; RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN MỘT ĐOẠN TRÍCH, MỘT TÁC PHẨM VĂN XUÔI A. KHÁI QUÁT VỀ VĂN NGHỊ LUẬN: - Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa. - Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… - Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,… - Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây: + Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. + Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,… + Đối với tác phẩm văn xuôi: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,… B. CÁCH LÀM MỘT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. Tìm hiểu đề - Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: 1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề: - Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. - Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. 2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp: - Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi. - Phân tích nhân vật. - Phân tích một hình tượng - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,… 3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? 4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? II. Tìm ý và lập dàn ý 1. Tìm ý: - Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến. - Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 16 + Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc? + Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó? (Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.) 2. Lập dàn ý: Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm. * Mở bài: - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả. - Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề). * Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. - Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… - Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… ------------- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có). - Nêu thành công về nghệ thuật. * Kết bài: -Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. - Liên hệ với thực tế cuộc sống , với bản thân. Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra. 3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn: * Dựng đoạn: Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây: - Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng. - Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,… - Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn. * Liên kết đoạn: 17 Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức. - Liên kết nội dung: + Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề. + Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn. - Liên kết hình thức: + Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng. + Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn. + Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…) II/ PHẦN CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH, TÁC PHẨM VĂN XUÔI : gồm 3 dạng sau : 1/ Dạng 1 : Nghị luận về nội dung hoặc giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. a/- PHƯƠNG PHÁP : Dạng 1 : Nghị luận về nội dung hoặc giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Ví dụ: Đề 1. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân ( phần trích trong Ngữ văn 12- Tập 2). Đề 2. Phân tích câu chuyện người đàn bà ở toà án huyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ( Ngữ văn 12- Tập 2). Cách lập dàn ý : I/ Mở bài : - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm; - Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề). II. Thân bài: 1. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. tóm tắt cốt truyện, nêu vị trí đoạn trích ( nếu có) 2. Làm rõ vấn đề theo yêu cầu của đề bài : 18 a. Nếu phân tích nội dung tác phẩm : lần lượt làm rõ nội dung cần phân tích ( nêu từng nội dung, đưa dẫn chứng tiêu biểu, phân tích dẫn chứng làm rõ ý nghĩa của nội dung) b. Nếu phân tích giá trị tác phẩm : - Nếu phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm : + Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. + Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: * Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. * Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. * Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. * Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. + Đánh giá về giá trị nhân đạo. -Nếu phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm : + Giải thích khái niệm hiện thực: * Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. * Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. + Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: * Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. * Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. * Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ. + Đánh giá về giá trị hiện thực. ( nêu từng luận điểm, đưa dẫn chứng tiêu biểu, phân tích dẫn chứng làm rõ luận điểm đã nêu) 3. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện về nội dung hay giá trị tác phẩm 4. Giải quyết yêu cầu phụ ( nếu có ) III./ Kết bài : -Dùng từ chuyển đoạn thông báo sự kết thúc của việc trình bày vấn đề ( tóm lại, nhìn chung…) Chú ý : Đề ra nghị luận vấn đề gì thì phải kết bài vấn đề đó. -Đánh giá khái quát về những khía cạnh nổi bật nhất nội dung hay giá trị tác phẩm -Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn ( thường nêu ý nghĩa nội dung, giá trị nội dung với đời sống, với văn học hay tác động đến tư tưởng, tình cảm của người đọc). Có thể nêu cảm nghĩ về tác giả, tác phẩm. b/ Đề luyện tập dạng 01 gồm 05 đề sau, có dàn ý chi tiết : Đề 1 : Phân tích giá trị nhân đạo truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Đề 2 : Phân tích giá trị hiện thực truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Đề 3 : Phân tích giá trị nhân đạo truyện ngắn "Vợ nhặt " của Kim Lân. Đề 4 : Phân tích giá trị nhân đạo truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. 19 Đề 5 : Phân tích câu chuyện người đàn bà hàng chài truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Minh hoạ dàn ý đề 5 : Phân tích câu chuyện người đàn bà ở toà án huyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. I/Mở bài : - Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm; - Giới thiệu giá trị nhân đạo của truyện Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới, “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong” và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện xoáy sâu vào bức tranh hiện thực của đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển miền Trung. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong câu chuyện người đàn bà ở toàn án huyện. II. Thân bài: 1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tác giả viết vào năm 1983, xuất bản năm 1987. Truyện kể về chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng tại vùng biển để chụp ảnh làm lịch nghệ thuật. Một buổi sáng, Phùng đã chụp được bức ảnh "trời cho", đó là ảnh của một chiếc thuyền lưới vó trong buổi bình minh sương sớm. Cùng lúc ấy, Phùng phát hiện ra câu chuyện kì lạ về gia đình hàng chài sống trên chiếc thuyền ấy : người đàn bà bị chồng đánh đập tàn nhẫn với thái độ cam chịu . Được toà án mời đến giải quyết chuyện gia đình, người đàn bà van xin đừng bắt mình phải bỏ chồng. Trước sự ngạc nhiên của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, người đàn bà kể lại câu chuyện về cuộc đời mình. 2. Phân tích câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: a/. Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ… +Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chái đã có mặt ở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà dứt khoát từ chối. Chị đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không bỏ lão chồng vũ phu dù “quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được”. +Tại toà án, chị kể về cuộc đời mình và gián tiếp giải thích lí do vì sao chị nhất quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu: Thứ nhất, gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba. Thứ hai, chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con. Thứ ba, trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ. +Nếu ban đầu mới đến toà, chị sợ sệt, lúng túng, một lạy quý toà, hai lạy quý toà thì sau khi nghe lời khuyên của Đẩu, chị trở nên mạnh dạn, chủ động. Chị bác bỏ ngay lời đề nghị của vị chánh án và của người nghệ sĩ: “các chú đâu phải người làm ăn (...) cho nên các chú đâu có biết cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc (...)bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Cách xưng hô của chị cũng trở nên gần gũi, thân mật hơn. Chị không còn xưng hô “con – quý toà” mà tự xưng là “chị” và gọi Phùng, Đẩu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan