Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lư...

Tài liệu Skkn phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

.DOCX
50
1624
58

Mô tả:

GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. MỤC LỤC YCÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................2 1.TÓM TẮT.........................................................................................................3 2.GIỚI THIỆU.....................................................................................................3 3.PHƯƠNG PHÁP..............................................................................................4 3.1 Khách thể nghiên cứu....................................................................................4 3.2 Thiết kế nghiên cứu:......................................................................................5 3.3 Quy trình nghiên cứu:....................................................................................5 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu:..................................................................6 3.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:.....................................................7 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ..............................................................7 BÀN LUẬN.........................................................................................................7 3.6 Kết luận và khuyến nghị:.......................................................................8 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................9 PHỤ LỤC ĐỀ TÀI............................................................................................10 PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT.....................................................................10 A. LƯU HUỲNH..........................................................................................10 B. HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH.......................................................11 PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP:.................................................................15 Dạng 1: NHẬN BIẾT........................................................................................15 Dạng 2: CHỨNG MINH TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ……………………………..19 Dạng 3:VIẾT PTPU, CHUỖI PHẢN ỨNG.................................................21 Dạng 4: BÀI TẬP SO2,H2S PHẢN ỨNG BAZƠ........................................23 Dạng 5:TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG TRÌNH..........................................26 Dạng 6:TOÁN LƯỢNG DƯ.............................................................................28 Dạng 7 : TOÁN HỖN HỢP........................................................................30 PHỤ LỤC BẢNG ĐIỂM...................................................................................36 PHỤ LỤC ĐỀ KIỂM TRA..........................................................................40 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI........................................................................41 Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 1 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. CÁC TỪ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên BT: Bài tập THPT: Trung học phổ thông NXB: Nhà xuất bản TB: Trung bình Dd: dung dịch SKKN: sáng kiến kinh nghiệm ĐTB: điểm trung bình Ptpu: phương trình phản ứng Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 2 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. 1.TÓM TẮT Chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, thông tin kiến thức được cập nhật thường xuyên , tức thời; nhưng kéo theo đó cũng có nhiều hệ luỵ không nhỏ : nhiều người nghiệm internet, nghiện game, một số lượng lớn người nghiện điện thoại di động, lúc nào cũng dán mắt vào màn hình máy vi tính, màn hình điện thoại di động, .... Thế hệ trẻ ngày này luôn chạy theo trào lưu của sống, vì vậy có rất nhiều người trẻ phạm tội, sống không có mục đích, nghiện game, nghiện internet. Học sinh cũng không ngoại lệ, rất nhiều em phải bỏ học sớm vì chán học, nghiện game và đua đòi với lối sống hiện đại. Vậy những nguyên nhân kể trên có phải là lý do mà nhiều học sinh phải bỏ học hiện nay hay không ? Đó chỉ là một trong những nguyên nhân chính, nhưng nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là học sinh không nắm được kiến thức, không vận dụng được kiến thức vào trong quá trình học tập và cuộc sống. Hóa học là một môn khoa học cơ bản, quan trọng trong trường phổ thông. Nhưng với nhiều lý do, học sinh rất “sợ” học bộ môn hoá học vì lý thuyết nhiều, khó nhớ, hiện tượng hoá học phong phú,….. làm cho học sinh càng ngày càng sợ học bộ môn hoá học. Để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh yếu lấy lại được kiến thức cơ bản, giúp học sinh không còn cảm giác “sợ” học hoá học nữa, nhóm giáo viên hoá trường THPT Lộc Hưng có thảo luận và đưa ra giải pháp: “phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Giải pháp được tiến hành trên hai nhóm học sinh : 31 học sinh trung bình, yếu lớp 10B2 (nhóm thực nghiệm) và 33 học sinh lớp 10B4 (nhóm đối chứng) trường THPT Lộc Hưng. Lớp thực nghiệm thực hiện các phương pháp giải bài tập Hóa học theo tài liệu khi học bài 30,32,33 sách giáo khoa Hóa học 10 Cơ bản, có lí thuyết, có bài tập áp dụng). Kết quả cho thấy: tác động của giải pháp này có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm là 10 B2, lớp đối chứng là 10B4 . Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0.000000018865 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Điều đó cho thấy việc đưa ra chuyên đề nghiên cứu này của nhóm chúng tôi cũng có tác động lớn đối với khả năng tiếp thu bài, làm nâng cao kết quả học tập của học sinh. 2.GIỚI THIỆU Mặc dù ,kiến thức về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh học sinh đã được làm quen từ lớp 8, lớp 9 nhưng nhìn chung là học sinh chỉ hiểu chắp và kiến thức không hệ thống được kiến thức và không vận dụng được kiến thức khi giải bài tập . Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 3 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Đầu năm học,trường chúng tôi có soạn sẵn tài liệu “Tóm tắt lý thuyết và bài tập hoá học 10” phát cho học sinh toàn trường, trong đó có tóm tắt lí thuyết, có bài tập cho học sinh làm, tài liệu này giúp học sinh tự học, Tuy nhiên ,đối với học sinh yếu, đa số các em chỉ làm được một phần nhỏ lượng bài tập có trong tài liệu, các em chỉ làm để đối phó với giáo viên, sợ bị thầy cô trách phạt. Thực tế, nhiều em học sinh mượn tập của bạn mình chép toàn bộ bài làm của bạn mà nhiều khi chép sai mà các em nhiều khi còn không phát hiện . Trong tài liệu “Tóm tắt lý thuyết và bài tập hoá học 10” mà học sinh được nhận từ đầu năm học cũng có phần hướng dẫn giải, nhưng chỉ nêu tổng quát phương pháp và ví dụ minh hoạ chung, nên đa số học sinh yếu không thể dựa vào đó để giải các bài tập lý thuyết và bài tập vận dụng. Một số sách tham khảo cũng cung cấp cho học sinh cách giải hay, nhưng đa số các em dọc không hiểu. Vì vậy, giải pháp mà nhóm chúng tôi đưa ra rất cần thiết cho học sinh yếu của trường THPT Lộc Hưng. Giải pháp thay thế: Hướng dẫn học sinh nhận biết dạng bài tập, nêu phương pháp giải chi tiết, cho ví dụ minh hoạ cụ thể, rõ ràng và chi tiết, bài tập vận dụng có đáp án. Vấn đề nghiên cứu “phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Giả thiết nghiên cứu: sử dụng tài liệu phân dạng bài tập và hướng dẫn giải chi tiết cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn hoá học ở trường THPT Lộc Hưng. 3.PHƯƠNG PHÁP 3.1 Khách thể nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn hai lớp 10 B2 và 10B4 vì có những thuận lợi cho việc áp dụng SKKN: - Giáo viên: Hai giáo viên giảng dạy Hóa có trình độ và kinh nghiệm tương đương, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm đối với giảng dạy và giáo dục HS. 1.Thầy Võ Phước Lộc – GV dạy lớp 10B2 (lớp thực nghiệm) 2. Thầy Nguyễn Trường Thọ– GV dạy lớp 10B4 (lớp đối chứng) - Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu cũng có nhiều điểm tương đồng; cụ thể:  Về ý thức, hầu hết các em này ý thức tầm quan trọng của việc học.  Về kiến thức, hầu hết các em đều không nắm được kiến thức cơ bản. Về thành tích học tập: Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 4 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Số HS % HS trên TB ở bài kiểm tra 15 phút lần 1 HKII TS Nam Nữ TS % 10B2 31 10 21 31 77,42 10B4 33 11 22 33 66,67 3.2 Thiết kế nghiên cứu: Lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương. Chúng tôi dùng kết quả trung bình môn HKI làm bài kiểm tra trước tác động. kết quả kiệm tra cho thấy điểm trung bình của 2 lớp 10B2 và 10B4 là tương đương nhau. Chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự tương đương điểm số trung bình của 2 lớp trước khi tác động - Bảng kiểm chứng để xác định 2 lớp tương đương: Thực nghiệm (lớp 10B2) Đối chứng (lớp 10B4) 5.64516129 5.090909091 Trung bình cộng P1 = - 0.103269579 Thiết kế nghiên cứu: Lớp Kiểm tra trước tác động Thực nghiệm (lớp 10B2) Tác động Kiểm tra sau tác động O1 Dạy học có sử dụng tài liệu phân dạng bài tập, hệ thống ví dụ, bài mẫu. O3 O2 Dạy học theo sách giáo khoa, theo tài liệu cũ. O4 Đối chứng (lớp 10B4) 3.3 Quy trình nghiên cứu: - Chuẩn bị bài dạy của giáo viên: + Giáo viên dạy hoá lớp 10B4 là lớp đối chứng sửa bài tập trong sách giáo khoa và trong tài liệu học tập theo từng bài, không phân dạng bài tập. + Giáo viên dạy hoá lớp 10B2 là lớp thực nghiệm, bài dạy có phân dạng, có bài tập mẫu… Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 5 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. - Tiến hành dạy thực nghiệm: - Tuân theo đúng kế hoạch giảng dạy của nhà trường theo thời khóa biểu Thời khoá biểu chính khoá: Thứ ngày Môn/ lớp Tiết theo phân phối chương trình Tên bài dạy Thứ 4 (25/2/2015) Hoá- 10B2 51 Lưu huỳnh Thứ 4 (04/3/2015) Hoá- 10B2 53 Hidro sunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit Thứ 7 (07/3/2015) Hoá- 10B2 54 Hidro sunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit (tt) Thứ 4(11/3/2015) Hoá- 10B2 55 axit sunfuric, muối sunfat Thứ 7 (14/3/2015) Hoá- 10B2 56 axit sunfuric, muối sunfat (tt) Thời khoá biểu tăng tiết: Thứ ngày Môn/ lớp Tiết theo phân phối chương trình Tên bài dạy Thứ 3 (03/3/2014) Hoá- 10B2 15,16 bài tập lưu huỳnh Thứ 3(10/3/2015) Hoá- 10B2 17,18 bài tập SO2 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu: - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút lần 1 HKII môn hoá lớp 10B2 và 10B4 - Bài kiểm tra sau tác động là được cho sau khi học xong bài 30,32,33 do 2 giáo viên dạy lớp 10B2 và 10B4 và nhóm nghiên cứu đề tài tham gia thiết kế đề kiểm tra. Kiểm tra bằng hình thức tự luận, nội dung gồm 4 câu với các dạng bài tập rãi đều trong quá trình học trong thời gian 25 phút * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: - Sau khi thực hiện dạy xong các nội dung đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 25 phút ( nội dung kiểm tra như đã trình bày ở trên). Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 6 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. - Sau đó nhóm nghiên cứu cùng 2 giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã thiết kế. 3.5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ * Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Thực nghiệm (Lớp 10B2) Đối chứng (lớp 10B4) ĐTB Độ lệch chuẩn 7 5.3 1.154700538 1.190238071 Giá trị P của T - test Chênh lệch giá trị TB chuẩn(SMD) 0.000000018865 0,894 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm thực hiện trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T – test cho kết quả P = 0.00000001865, cho thấy: sự chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả đạt được của tác động. 7  5.3 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,902 = 0,894 . Điều đó cho thấy giải pháp chúng tôi đưa ra ảnh hưởng đến quá trình học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài cứu “phân dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết các dạng bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. của môn Hóa Học đã được kiểm chứng và kết quả đạt được rất khả quan góp phần làm nâng cao dần chất lượng bộ môn hóa của trường THPT Lộc Hưng. BÀN LUẬN Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động: nhóm thực nghiệm có TBC = 7 còn nhóm đối chứng có TBC = 5,3. Ta tính được độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,86 điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Và chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,894. Từ đó cho thấy việc tác động này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả học tập của học sinh. Phép kiểm chứng T – test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.000000018865< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động của đề tài có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Điều này góp phần giúp cho học sinh yêu thích học hóa học hơn, làm bài tập dễ dàng và có kết quả tốt hơn. Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 7 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. 7 7 6 5.6 5.3 5.1 5 4 Lớ p đốối chứng Lớ p thực nghi ệm 3 2 1 0 Trướ c tác động Sau tác động Hình 1: Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 3.6 Kết luận và khuyến nghị: Kết luận: Sau khi thực hiện giải pháp, chúng tôi thấy kết quả đạt được là khả quan, giải pháp giúp cho học sinh yếu của trường tiến bộ rõ rệt. Khuyến nghị: - Đối với các cấp lãnh đạo: + Về phía Sở Giáo Dục: gởi nội dung nhận xét đề tài về trường để chúng tôi rút kinh nghiệm. + Về phía nhà trường: vận dụng giải pháp này cho các lớp có nhiều học sinh trung bình yếu, giúp các em học tốt bộ môn hoá học và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. + Về phía giáo viên: • Hướng dẫn học sinh cụ thể và chi tiết từng phần . • Nghiên cứu và bổ sung những nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh . • Vận dụng giải pháp cho học sinh khối 10 năm sau và mở rộng kiến thức cho những nội dung kiến thức liên quan. Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 8 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách bài tập hoá học 10 cơ bản nâng cao của bộ giáo dục và đào tạo. - Sách giáo khoa hoá học 10 cơ bản và nâng cao của bộ giáo dục và đào tạo. - Mạng Internet: thuvienvatly.com, violet.com.vn ……… Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 9 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. PHỤ LỤC ĐỀ TÀI PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT A –LƯU HUỲNH I. Vị trí cấu hình electron nguyên tử: S có Z = 16, Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4, thuộc nhóm VIA, chu kì 3, ô 16 II. Tính chất vật lí: 1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh:  Lưu huỳnh tà phương ( S )  Lưu huỳnh đơn tà ( S + S bền hơn  S ) trong đó: S + Khối lượng riêng S nhỏ hơn  S + Nhiệt độ nóng chảy S lớn hơn  S + S ,  có thể biến đổi qua lại với nhau tùy theo điều kiện nhiệt độ. 2. Anh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí: 1130C 1190C 1870C 4450C S8,rắn, S8, lỏng S8, Mạch vòng S6,S4,S2 Màu vàng, Màu vàng, chuổi S8 S hơi, Mạch vòng Mạch vòng  Sn quánh, màu da Linh động nâu đỏ cam III. Tính chất hóa học: Nguyên tử lưu huỳnh có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân. Số oxi hóa: -2 ; 0 ; +4 ; +6 S vừa có tính khử (với các phi kim mạnh hơn O2, Cl2, F2...)vừa có tính oxi hóa (với kim loại và hiđro) 1. Tác dụng với kim loại và hiđro: o t Fe + S  Fe to H2 + S  H2S Lưu ý: Hg + S → HgS pu xảy ra ở nhiệt độ thường.  S có tính oxi hóa. 2. Tác dụng với phi kim: S + O2 → SO2 S + 3F2 → SF6  S có tính khử * Kết luận: trong các phản ứng trên S vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. IV. Ưng dụng của lưu huỳnh - Sản xuất H2SO4. S  SO2 SO3  H2SO4 Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 10 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. - Lưu hoá cao su, thuốc trừ sâu, thuốc súng, diêm quẹt, thuốc bôi da… V. Trang thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh: a.) Trạng thái tự nhiên:  Lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất.  Lưu huỳnh còn có dạng hợp chất như: muối sunfat, muối sunfua... b.) Sản xuất lưu huỳnh: *. Khai thác lưu huỳnh Để khai thác lưu hùynh trong lòng đất , người ta dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ làm lưu hùynh nóng chảy và đẩy lên mặt đất *. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất + Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí: 2H2S + O2  2S + 2H2O + Dùng H2O khử SO2: 2H2S + SO2  3S + 2H2O B – HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH I – HIDRO SUNFUA (H2S) 1. Tính chất vật lí: - Là chất khí có mùi trứng thối, rất độc. - Ít tan trong nước. - Nặng hơn không khí. - Hóa lỏng -600C 2. Tính chất hóa học: a.) Tính axit yếu: - Hiđrosunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu có tên là axit sunfuhiđric (H2S) - Tính axit yếu (yếu hơn H2CO3) Có thể tạo ra 2 muối: + Muối trung hòa: Na2S, CaS, FeS… + Muối axit: NaHS, Ba(HS)2… H2S + NaOH → NaHS + H2O H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O b.) Tính khử mạnh: Nguyên tố S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2) H2S có tính khử mạnh Trong điều kiện thiếu oxi hoặc do để trong kk → vẩn đục màu vàng (S) 2 H2S + O2  2H2O + 2S Trong điều kiện đủ oxi → H2S cháy cho ngọn lửa màu xanh nhạt (SO2) to 2 H2S + 3O2  2H2O + 2SO2 Lưu ý: Dung dịch H2S để lâu trong không khí bị vẩn đục màu vàng do bị O2 của không khí oxi hóa thành S H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl 3.Trạng thái tự nhiên và điều chế: a.) Trạng thái tự nhiên: có trong một số nước suối, khí núi lửa và bốc ra từ xác Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 11 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. chết của người và động vật. b.) Điều chế: Trong phòng thí nghiệm: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ II. LƯU HUỲNH ĐIOXIT:(SO2 ) 1. Tính chất vật lí: - Là chất khí không màu, mùi hắc, rất độc. - Nặng hơn không khí. - Tan nhiều trong nước. - Hóa lỏng -100C 2. Tính chất hóa học: a.)Lưu huỳnh đioxit là oxit axit: - Tan trong nước tạo axit tương ứng. SO2 + H2O ⇄ H2SO3 (Axit sunfurơ) - Tính axit yếu (mạnh hơn H2S và H2CO3) - Không bền, dễ phân hủy tạo SO2 - Có thể tạo 2 muối: + Muối trung hòa: Na2SO3, CaSO3… + Muối axit:NaHSO3, Ba(HSO3)2… 1:1 SO2 + NaOH  NaHSO3 1:2 SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O b.) SO2 là chất khử và chất oxi hóa: Nguyên tố S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4) 4 6 S → S + 2e (tính khử) 4 0 S + 4e → S (tính oxi hóa)  SO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. * .SO2 là chất khử: SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4  SO2 làm mất màu dung dịch brom. *.SO2 là chất oxi hóa: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O  dung dịch bị vẩn đục màu vàng. I . 3. Ưng dụng và điều chế: a.) Ưng dụng: Sản xuất H2SO4 , tẩy trắng giấy và bột giấy , chống nấm mốc cho lượng thực và thực phẩm . b.) Điều chế: *. Trong phòng thí nghiệm: t0 Na2SO3 + H2SO4  *. Trong công nghiệp: Na2SO4 + H2O + SO2 Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 12 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. S + O2 → SO2 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 +8SO2 III. LƯU HUỲNH TRIOXIT: (SO3) 1. Tính chất: SO3 Là chất lỏng, không màu. Tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric. SO3 + H2O → H2SO4 n SO3 + H2SO4 → H2SO4.n SO3(oleum) SO3 là một oxit axit mạnh. - Tác dụng với H2O - Tác dụng với oxit bazơ SO3 + MgO → MgSO4 - Tác dụng với bazơ SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O 2. Ưng dụng và sản xuất: - SO3 là sản phẩm trung gian sản xuất H2SO4 - Trong công ngiệp , SO3 được điều chế bằng cách oxi hoá SO2 ở nhiệt độ cao ( 450oC – 500oC ) có xúc tác V2O5 SO2 + O2  SO3 IV. AXIT SUNFURIC ( H2SO4) 1. Tính chất vật lí: - Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi. - Tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. - Pha loãng axit H2SO4 đặc phải rót từ axit vào nước khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không làm ngược lại. 2. Tính chất hóa học: a.) Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng: * Thể hiện tính chất của một axit mạnh. + Làm quỳ tím hóa đỏ + Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro 2M + nH2SO4(l) → M2(SO4)n + nH2↑ (n: hóa trị thấp) + Tác dụng với oxit bazơ: H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O + Tác dụng với bazơ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O + Tác dụng với muối của axit yếu: CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O. b.)Tính chất của dung dịch axit sunfuric đặc: - Nguyên tử S trong phân tử H2SO4 có số oxi hóa cao nhất là + 6  H2SO4 có tính oxi hóa mạnh + Tác dung với kim loại:hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 13 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. SO 2 S + H2O H 2S M + H2SO4(đặc, nóng) → M2(SO4)n + (n: hóa trị cao) Ví dụ: Cu + 2H2SO4(đặc,nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O + Tác dụng với phi kim: 2 H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O 2 H2SO4 + S → 3SO2 + 2H2O 5 H2SO4 + P → 5SO2 + 2H3PO4 + 2H2O + Tác dụng với hợp chất: 2 H2SO4 + 2KBr → Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4 Lưu ý: H2SO4 đặc nguội không phản ứng với Fe, Al. + Tính háo nước: H 2SO4ñ C12H22O11  12C + 11H2O Hay H2SO4 + C6H12O6 → 6C + H2SO4.6H2O 3. Ưng dụng: - Dùng làm hóa chất. - Dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợ hóa học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhuộm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ… 4. Sản xuất axit sunfuric: Bằng phương pháp tiếp xúc. Có 3 công đoạn chính. a/ Sản xuất lưu huỳnh đioxit (SO2) Từ S, FeS2: t0 S + O2  SO2 t0 4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 +8SO2 b/ Sản xuất lưu huỳnh trioxit: (SO3) V2 O 5 2SO2 + O2  2SO3 c/ Hấp thụ SO3 bằng H2SO4: n SO3 + H2SO4 → H2SO4.n SO3(oleum) H2SO4.n SO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4 5. Muối sunfat. Nhận biết ion sunfat a,) Muối sunfat: là muối của axit sunfuric . Có 2 loại: Muối trung hòa (muối sunfat), chứa ion SO42VD: Na2SO4, K2SO4… Đa số đều tan (trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan) Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa ion HSO4VD: NaHSO4, Ba(HSO4)2… b.) Nhận biết ion sunfat: (SO42-) Dùng dung dịch muối bari hoặc Ba(OH)2 H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ (trắng) + 2HCl Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 14 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ trắng + 2NaCl PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1 : NHẬN BIẾT 1. Cần nắm - Dựa vào các phản ứng đặc trưng tạo ra các màu sắc khác nhau, kết tủa, sủi bọt khí … Ngoài ra còn sử dụng các dấu hiệu khác tuỳ theo chất cần nhận biết. - Dựa vào bảng sau: Mẫu thử Oxi(O2) Ozon(O3) Thuốc thử Dấu hiệu Que đóm Cu(to) Bùng cháy 2Cu + O2  2CuO Hoá đen CuO Làm xanh hồ tinh O3+KI+H2O  I2+O2+ 2KOH bột SO2 Sục dd KI+hồ tinh bột dd brom dd Ba(OH)2 S Màu vàng, đốt trong oxi H2S dd Pb(NO3)2 muối sunfit Axit mạnh muối Axit mạnh hidrosunfit muối sunfatdd BaCl2 - Dựa vào chất chỉ thị màu : Phương trình phản ứng Mất màu nâu đỏ BaSO3 kết tủa trắng Ngọn lửa màu xanh và có khí mùi hắc Mùi trứng thối PbS màu đen SO2 SO2 SO2 + Br2 + H2O  H2SO4 + HBr SO2 + Ba(OH)2  BaSO3 + H2O BaSO4 trắng BaCl2 + CuSO4  BaSO4 + 2HCl S + O2  SO2 Pb(NO3)2 + H2S  PbS + HNO3 Na2SO3 +2HCl  2NaCl+SO2+H2O NaHSO3 + HCl  NaCl +SO2 + H2O Thuốc thử Môi trường axit Môi trường trung tính Môi trường bazơ Quì tím đỏ tím xanh Phenolphtalein không màu không màu hồng 2. Phương pháp a.) Đối với chất khí : - Phải thuộc tất cả thuốc thử dùng để nhận biết các khí riêng biệt . - Phải nhận biết các khí theo đúng trình tự theo nguyên tắc là mỗi thuốc thử sẽ Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 15 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. nhận biết chỉ một chất khí cụ thể, sau đó sẽ dùng thuốc thử tiếp theo để nhận biết các khí còn lại cho đến khi ta chỉ còn lại một chất khí duy nhất. BÀI TẬP MINH HOẠ: Bài 1 : nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí đựng trong các lọ mất nhãn sau : SO2, CO2, H2S, O2. b.) Các khí: O2, O3, N2, Cl2. HƯỚNG DẪN Ta sẽ nhận biết các chất khí trên theo trình tự O2, SO2, CO2 và cuối cùng là H2S. - Dùng que đóm và dây đồng để nhận biết khí oxi  que đóm bùng cháy. - Dùng dung dịch Pb(NO3)2 để nhận biết khí H2S  tạo kết tủa PbS màu đen. - Dùng dung dịch Br2 để nhận biết khí SO2  mất màu nâu đỏ của Br2 - Khí còn lại là CO2 Bài 2: nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí đựng trong các lọ mất nhãn sau : O2, O3, N2. HƯỚNG DẪN Ta sẽ nhận biết các chất khí trên theo trình tự O3, O2 và cuối cùng là N2. - Dùng dung dịch KI có chứa hồ tinh bột  Xuất hiện dung dich6 màu xanh tím. - Dùng que đóm và dây đồng để nhận biết khí oxi  que đóm bùng cháy. - Khí còn lại là N2 b.) Đối với dung dịch : – Học sinh phải học thuộc bảng tính tan . – Phân loại được axit, bazơ và muối. – Màu sắc và hiện tượng đặc trưng cho từng loại chất.  Lưu ý : nếu có từ 2 loại chất trở lên thì các em nên dùng chất chỉ thị màu để phân loại chúng.  BÀI TẬP MINH HOẠ : Bài 1: Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : NaCl, HCl, Na2SO4, H2SO4 Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 16 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. HƯỚNG DẪN – Bước 1 : Ta phân loại các dung dịch đề yêu cầu nhận biết  NaCl, Na2SO4 là muối.  HCl , H2SO4 là axit . – Bước 2 : Chọn thuốc thử  Dùng quì tím .  Cà 2 nhóm chất đều chứa gốc clorua và gốc sunfat  thuốc thử đề phân biệt các chất trong hai nhóm trên là dung dịch Bacl2 . – Bước 3 : Lập bảng nhận biết Thuốc thử Quì tím NaCl HCl tím đỏ dung dịch BaCl2 – – Na2SO4 H2SO4 tím đỏ kết tủa trắng BaSO4 kết tủa trắng BaSO4 Bài 2: Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau : NaOH, HCl, NaCl, H2SO4. HƯỚNG DẪN – Bước 1 : ta phân loại các dung dịch đề yêu cầu nhận biết  NaCl là muối.  NaOH là bazơ  HCl , H2SO4 là axit . – Bước 2 : Chọn thuốc thử  Dùng quì tím .  Để phân biệt axit HCl và H2SO4 dùng dung dịch BaCl2 – Bước 3 : lập bảng nhận biết Thuốc thử NaCl HCl NaOH H2SO4 Quì tím tím đỏ xanh đỏ dung dịch BaCl2 – – – kết tủa trắng BaSO4 Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 17 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1 : Nêu hóa chất và hiện tượng để nhận biết: a.) K2S và K2SO4 Hướng dẫn : dung dịch H2SO4 loãng b/. K2SO4 và KCl. Hướng dẫn : dung dịch BaCl2 c.) K2S và KCl Hướng dẫn : dung dịch CuCl2 d.) K2SO4 và KBr. Hướng dẫn : dung dịch BaCl2 e.) KI và K2SO4 Hướng dẫn : dung dịch BaCl2 f.) K2S và KBr Hướng dẫn : dung dịch CuSO4 k.) K2SO3 và KCl Hướng dẫn : dung dịch H2SO4 loãng l.) K2SO4 và K2SO3. Hướng dẫn : dung dịch H2SO4 loãng Bài 2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: a.) NaOH, HCl, K2SO4, H2SO4 Hướng dẫn : quì tím, dung dịch BaCl2 b.) NaCl, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2 Hướng dẫn : quì tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3 c.) HCl, H2SO4, HNO3 Hướng dẫn : dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3 Bài 3. nhận biết các khí sau: a.) SO2, HCl,O2 Hướng dẫn : dung dịch Br2, dung dịch AgNO3 b.) Cl2, SO2, CO2 Hướng dẫn : dung dịch Br2, giấy quì ẩm Bài 4: Bằng phương pháp hóa học phân biệt các chất sau: (học sinh tự giải) a) Thể rắn : Na2CO3, CaCO3, FeS b) dd : BaCl2, MgSO4, Na2SO3. c) dd: H2SO4, NaCl, KOH, CuSO4 d) dd: HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2. e). Khí : NH3, Cl2, SO2, CO2 Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 18 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. Bài 5: : (học sinh tự giải) a.) NaCl, H2SO4, HCl, Ba(OH)2, K2SO4 b.) Na2SO4;HCl, H2SO4, NaOH Dạng 2 : CHỨNG MINH TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH 1. Cần nắm – Một số kiến thức cần nắm :  Chất khử là chất nhường electron và có số oxi hóa tăng.  Chất oxi hóa là chất nhận electron và có số oxi hóa giảm. – Các số oxi hóa của lưu huỳnh Số oxi hóa -2 Chất tương ứng H2 S 0 Na2S S ZnS +4 +6 SO2 SO3 Na2SO3 H2SO4 CaSO3 Na2so4 Kết luận : – H2S và muối sunfua chỉ có tính khử. – S,SO2 vừa có tính oxi hóa , vừa có tính khử. – SO3, H2SO4 và muối sunfat chỉ có tính oxi hóa. 2. Phương pháp : Học thuộc tính chất hóa học và các phương trình phản ứng điều chế lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh BÀI TẬP MINH HOẠ: Bài 1 : viết phương trình phản ứng chứng minh : a.) SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. b.) H2SO4 vừa có tính axit mạnh vừa có tính oxi hoá mạnh. HƯỚNG DẪN a.) Để chứng minh SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử thì ta phải viết 2 phương trình phản ứng trong đó có một phản ứng mà số oxi hóa của lưu huỳnh tăng và một phản ứng trong đó số oxi hóa của lưu huỳnh giảm. Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 19 GPKH: “Phân dạng và hướng dẫn chi tiết các bài tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh”. 4 0 S O2 + 2H2S  3 S + 2H2O  SO2 thể hiện tính oxi hoá 4 S O2 + Br2 2H2O  2HBr + H2SO4  SO2 thể hiện tính khử b.) Ta phải viết 2 phương trình phản ứng :  Na2SO4 + 2H2O  Tính axit : H2SO4 + 2NaOH Tính oxi hoá : Cu + 2H2SO4 đặc  CuSO4 + SO2 + 2H2O Bài 2: Giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh hoạ khi dẫn khí SO2 vào trong dd H2S. HƯỚNG DẪN Để dự doán được hiện tương của thí nghiệm, học sinh cần học thuộc tính chất của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh . Ta có thể dự đoán hiện tượng như sau :  H2S có tính khử mạnh, số oxi hoá của S là –2  SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử , số oxi hoá của lưu huỳnh là +4 .  Ta có thể dự đoán được H2S sẽ là chất khử, SO2 là chất oxi hoá và sản phẩm phải có số oxi hoá nằm giữa –2 và +4; và sản phẩm đó chắc chắn là S SO2 + H2S  S + H2O  Hiện tượng : có kết tủa vàng xuất hiện MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1 : Giải thích hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh hoạ. a. Để lâu dd H2S trong không khí. Đáp án : có cặn màu vàng. b. Cho thanh sắt nhúng vào dd đồng sunfat. Đáp án : thanh sắt chuyển sang màu đỏ, phai màu xanh của dung dịch c. Dẫn khí SO2 qua dd nước brom . Đáp án : dung dịch Br2 mất màu nau đỏ. d. Nhỏ từng giọt dd KMnO4 vào ống nghiệm có chứa sẵn dd FeSO4 +H2SO4 Đáp án : mất màu tím của KmnO4 Bài 2 : Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất của nguyên tố và hợp chất. a. Giải thích S thể hiện tính oxi hoá, S thể hiện tính khử Hướng dẫn : S + O2  SO2 S+ Mg  MgS b. SO2 thể hiện tính oxi hoá, tính khử, là một oxit axit. Hướng dẫn : SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr Nhóm Giáo Viên Hóa Trường THPT Lộc Hưng Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan