Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng pow...

Tài liệu Skkn những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng powerpoint.

.DOC
24
2041
64

Mô tả:

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ:........................................................................................................2 1. Ý nghĩa cấp thiết của vấn đề:...............................................................................2 2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 3. Kết quả nghiên cứu...............................................................................................3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:.........................................................................................3 I. Một số lưu ý khi soạn thảo bài giảng điện tử bằng PowerPoint..........................4 1. Chọn màu cho slide:.........................................................................................4 2. Màu và kích cỡ cho font chữ............................................................................6 3. Tổ hợp phím tắt trong Powerpoint...................................................................6 4. Trình bày slide “đa cấp”...................................................................................7 5. Trình bày giới hạn thời gian.............................................................................8 6. Không cho hiển thị màn hình màu đen khi kết thúc các slide trình diễn........9 7. Ngăn không cho chỉnh sửa nội dung tập tin Powerpoint..............................10 8. Nhúng trực tiếp flash vào powerpoint............................................................11 II. Những vấn đề gặp phải và một số kỹ thuật khi trình chiếu..............................14 1. Sử dụng khi máy không có chương trình Powerpoint...................................14 2. Font chữ bị hỏng.............................................................................................14 3. Vấn đề giữa máy chiếu và laptop...................................................................15 C. KẾT LUẬN....................................................................................................18 1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài.......................................................................18 2. Những kiến nghị, đề xuất...................................................................................19 PHỤ LỤC...................................................................................................................21 1. Chuyển tập tin Powerpoint sang PDF không sợ bị xung đột font.....................21 2. Chuyển tập tin Powerpoint sang Word.............................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................24 Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ MỘT SỐ THỦ THUẬT KHI TRÌNH CHIẾU BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG POWERPOINT A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Ý nghĩa cấp thiết của vấn đề: Năm học 2008 – 2009 được Bộ GD-ĐT xác định là: “ Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực.” Từ đó, ta dễ dàng nhận thấy, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục là điều cần thiết cho nền giáo dục tương lai. Trong những năm gần đây, bài giảng điện tử được sử dụng tương đối phổ biến ở nhiều bộ môn. Bài giảng điện tử có thể được thiết kế dưới bất kì ngôn ngữ lập trình nào tùy theo trình độ có được về công nghê thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có như Frontpage, Publisher, PowerPoint, Violet … Trong đó thiết kế bài giảng điện tử bằng Microsoft Powerpoint được đông đảo giáo viên lựa chọn. Có rất nhiều giáo viên dù đã chuẩn bị rất kĩ bài giảng nhưng nhiều khi cũng rơi vào tình trạng bị động trước một số tình huống gặp phải khi trình chiếu bằng Powerpoint. Hy vọng với những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã từng trải qua cũng như những tình huống mà các đồng nghiệp khác chia sẻ có thể giúp các thầy cô giải quyết các vấn đề gặp phải khi giảng dạy bằng Powerpoint. Đề tài được soạn khá gấp rút và cũng có thể là do khả năng hạn hẹp nên khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Chính vậy, hy vọng có thể nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của các thầy cô, đồng nghiệp trong nhà trường. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -2- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” 2. Phương pháp nghiên cứu. Từ những vấn đề mà bản thân gặp phải cũng như qua trao đổi với các đồng nghiệp trong trường hoặc ở các trường bạn, với các thầy cô giáo có kinh nghiệm trong các lĩnh vực này. Tổng kết kinh nghiệm qua nghiên cứu lí thuyết cũng như thực tế giảng dạy và soạn thảo, thăm dò ý kiến phản hồi từ học sinh, tham khảo các diễn đàn, các website trên mạng. 3. Kết quả nghiên cứu Trong khuôn khổ của bài viết này, bản tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp một số lưu ý mà bản thân đã từng vấp phải trong quá trình giảng dạy giáo án điện tử bằng PowerPoint, với hy vọng đây chỉ là vấn đề của chính bản thân mình gặp phải. Sau đây là một số lỗi và các vấn đề cần lưu ý mà tôi đã từng vấp phải, cùng những suy nghĩ của cá nhân và ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề đó. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -3- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Một số lưu ý khi soạn thảo bài giảng điện tử bằng PowerPoint. - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (video, hình ảnh, bản đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); - Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết này có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. (Củng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm); - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả; Sau đây là một số lưu ý trong quá trình thiết kế bài giảng: 1. Chọn màu cho slide: Việc chọn màu sắc cho slide trình diễn rất quan trọng. màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Bạn nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm. Cách làm như sau: mở Powerpoint, nhấn chuột phải vào slide, chọn Background. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -4- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” Hộp thoại Background mở ra và nhấn vào mũi tên sổ xuống, chọn Fill Efects. Hộp thoại Fill Efect mở ra, ở thẻ Gradient đánh dấu chọn One Color, rồi chọn màu phù hợp trong Color 1, sau đó chọn OK. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -5- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” 2. Màu và kích cỡ cho font chữ. Nên chọn màu trắng, vàng, xanh lá cây, cam. Kích cỡ nên giới hạn từ 20 – 44pt, không nên chọn kích cỡ dưới 20pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì có thể chọn cỡ thấp nhất là 20pt). Có thể chèn hình ảnh các bông hoa hay biểu tượng ngộ nghĩnh cho slideshow thêm bắt mắt. Những hình ảnh đó có thể tải miễn phí tại địa chỉ http://www.animationfactory.com Việc tạo hiệu ứng cho slideshow sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Tuy nhiên cần chú ý tới tính hợp lí cho từng mục đích của bài giảng. nếu tạo nhiều hiệu ứng sẽ làm mất thời gian vô ích. Do vậy chỉ nên sử dụng 2 đến 3 hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và 2 hiệu ứng cho chữ. Với sự hổ trợ của các công cụ như ngày nay con người nhiều khi bị phụ thuộc vào máy, điều này làm cho người thuyết trình bị động và nhiều khi gặp các sự cố như mất điện và bị virut. Nên cần chuẩn bị cẩn thận trước khi lên thuyết trình. Nếu cần thiết chúng ta có thể in ra trong trường hợp xấu nhất có thể chúng ta tự thuyết trình không. Và đặc biệt lưu ý những gì chúng ta đã trình bày trên các slides thì chúng ta không nên đọc lại. Một số lưu ý khi trình bày: - Trang chiếu phải có tiêu đề: một trang chiếu không quá một chủ đề. Số nội dung không quá 6. - Nội dung không quá hai dòng. - Ngôn từ nhất quán. - Dùng gam màu và hình ảnh thích hợp. - Thiết kế trang chiếu cân đối. 3. Tổ hợp phím tắt trong Powerpoint. Nhiều người thích dùng chuột để thao tác trình chiếu các slide, và nếu bạn mang theo máy tính xách tay thì việc lủng lẳng con chuột kèm theo là bất tiện. cho nên, nếu bạn chỉ mang máy tính xách tay đi với mục đích duy nhất là trình chiếu slide, thì bạn có thể dùng bàn phím để thao tác cho nhanh. Và trong phần Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -6- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” lớn trường hợp thì việc điều khiển slide bằng bàn phím sẽ thuận lợi hơn dùng chuột. Dưới đây xin giới thiệu một số tổ hợp phím tắt thường dùng trong Powerpoint. Chèn một slide mới: Ctrl + M. Di chuyển nhanh vùng soạn thảo: F6 hay Shift + F6. Trình chiếu slideshow: F5. Trình chiếu slide được chọn: Shift + F5. Mở hộp thoại font: Ctrl + T. Xóa một từ: Ctrl + Backspace. Chuyển chữ in hoa: Shift + F3. Một số phím tắt cần nhớ trong khi trình chiếu: Nhấn phím Ctrl – P: lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch chân hay khoang tròn những điểm quan trọng. Nhấn phím E: xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn. Nhấn phím Esc: cất cây bút màu đi. Nhấn phím Ctrl + H: che dấu chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình). Nhấn phím = (dấu bằng): hiển thị hay che dấu chuột. Nhấn phím B/W: chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao, nhấn phím này để trở về bình thường. Khi giảng tới nội dung quan trọng và cần ghi chú lên bảng đen, giáo viên thường dùng cách thay màn hình nền để hướng sự chú ý của học sinh lên bảng (vì nội dung của slide sẽ được giấu đi). Page Up hay mũi tên lên: đến slide trước. Page Down hay Enter hay mũi tên xuống: đến slide sau. Nhấn số trang rồi nhấn phím Enter: đến đúng slide theo số trang được chọn. Chúc bạn thành thạo trong việc trình chiếu các bài giảng! 4. Trình bày slide “đa cấp” Khi trình chiếu một Powerpoint của mình, bạn có thể liên kết để mở các chương trình, file có nguồn gốc từ những chương trình một cách trực tiếp trong Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -7- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” slide nhằm tiết kiệm thời gian và giúp bài giảng của mình độc đáo hơn. Sau đây, chúng ta tìm hiểu một vài tính năng hay nhất của gói dịch vụ này: Powerpoint trong Powerpoint. Tính năng này đặc biệt hữu dụng khi bạn cần trình bày đáp án riêng cho một bài tập hoặc trò chơi nào đó làm bằng Powerpoint. Khi ấy, bạn chỉ việc thiết kế một file Powerpoint dùng để trình bày và các Powerpoint đáp án. Sau đó, lúc cần đưa ra đáp án, bạn chỉ cần click chuột là xong. Mặt khác, khi cần, bạn có thể đưa file ‘trình bày” cho học trò đem in dùng làm tài liệu mà không sợ lộ đáp án. Muốn thế, sau khi đã làm xong các file Powerpoint “trình bày” và “đáp án”, bạn mở file “trình bày” lên rồi vào Insert  Object, trong cửa sổ hiện ra, bạn đánh chọn mục Create from file rồi nhấn nút Browse và tìm đến file “đáp án’. Tiếp tục, bạn đánh chọn mục link để cho phép chạy slide trong slide. Cuối cùng, bạn nhấn OK để xác nhận lựa chọn. Bây giờ, biểu tượng slide “đáp án” sẽ được đưa vào slide “trình bày”, sau này, khi cần mở đáp án, bạn nhấn chuột kép lên biểu tượng của nó là xong. 5. Trình bày giới hạn thời gian. Một vấn đề quan trọng khi trình bày một slide, ấy là bạn phải canh trước thời gian trình bày để vừa khớp với quỹ thời gian mà tiết học cho phép. Và làm sao để biết mình sẽ trình bày hết bao nhiêu lâu với các slide mình đã chuẩn bị? Thường thì cách tốt nhất là bạn, sau khi đã thiết kế xong các slide, thì bạn nên ngồi lại để tập trình bày thử và ghi lại thời gian trình bày. Trong phần này, Powerpoint giúp bạn một tính năng rất hay, đó là tự động ghi nhớ các động tác chuyển slide, để khi bật slide lên là chúng sẽ tự động chạy ăn khớp với lời nói của bạn và nghĩa là bạn chỉ việc hoa chân múa tay trình bày mà không cần đụng đến máy tính làm gì nữa. Như thế sẽ giúp bạn trình bày thoải mái hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Muốn thế, bạn hãy vào Slideshow  Rehearse Timings. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -8- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” Bây giờ, bạn hãy tập trình bày thử những gì mình muốn thể hiện qua các slide vừa thiết kế và cũng thực hiện các thao tác chuyển slide, chạy hiệu ứng, … giống y chang như bạn đang trình bày trước học trò vậy. trong khi đó, thanh công cụ sẽ hiện ra và ghi nhớ thời gian và các thao tác bạn làm trên slide. Sau khi đã trình bày “thử” xong, bạn nhấn nút để dừng lại, nhấn phím Esc để quay lại màn hình thiết kế slide, trong hộp thoại hiện ra, bạn nhấn Yes để Powerpoint tự động “lập trình” các thao tác chuyển slide tự động lúc bạn trình bày. 6. Không cho hiển thị màn hình màu đen khi kết thúc các slide trình diễn. Thông thường khi bạn kết thúc bài giảng của mình thì sẽ hiện lên một màn hình màu đen trông không đẹp chút nào và có thể làm cho bài giảng của bạn chưa thật sự hoàn hảo. Để khắc phục hiện tượng trên ta có thể làm như sau: Từ màn hình soạn thảo, chọn Tool  Options  View, bỏ dấu chọn trong dòng End with black slide  OK. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú -9- Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” 7. Ngăn không cho chỉnh sửa nội dung tập tin Powerpoint. Để bảo vệ các slide của mình, làm cho tập tin Powerpoint trình diễn sẽ luôn luôn hiển thị ở dạng FullScreen, và lúc này các thao tác chỉnh sửa, copy dữ liệu trên tập tin gốc là hoàn toàn không thể. Bạn có thể thực hiện theo một trog hai cách sau: Cách 1: Mở Windows Explorer, truy cập vào thư mục chứa tập tin trình diễn Powerpoint của mình, sau đó bấm chuột phải lên tên file trình diễn, chọn Rename và đổi phần mở rộng từ .ppt sang .pps Cách 2: Nếu bạn đang ở màn hình soạn thảo, chọn File  Save As, sau đó trong hộp thoại hiện ra, mục Save as type bạn chọn là Powerpoint Show (*.pps). sau đó nhấn Save để lưu lại. Bây giờ bạn hãy đem file này đến máy khác và nhấn chuột kép lên file ấy, tự động các slide sẽ được trình chiếu và ngưới khác không thể sửa hoặc lấy được nội dung bên trong. Nếu trong slide của bạn có lồng nhiều video, âm thanh, bảng biểu thì file có định dạng .pps này cũng sẽ “mang” chúng theo bên trong nội dung của nó luôn, nghĩa là bạn không cần phải copy các video, âm thanh đem theo như trong trường hợp bình thường nữa. nghĩa là, khi Powerpoint chứa video, âm thanh, nếu bạn định dạng .ppt thì bạn phải đem theo một thư mục các Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 10 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” video, âm thanh kia; còn nếu sử dụng định dạng .pps thì bạn chỉ cần đem theo file này mà thôi. Một nhược điểm của file .pps là dung lượng rất lớn nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng. 8. Nhúng trực tiếp flash vào powerpoint. Thật là tuyệt với nếu có thể thêm một vài đoạn hoạt hình có tương tác – một điểm rất độc đáo chỉ có ở các tập tin flash (.swf) – vào trong một bản trình bày (sideshow) được soạn thảo bằng Powerpoint. Trên LBVMVT số 71 có giới thiệu chương trình Swiff Point player, một trình hổ trợ (add-in) giúp bạn dễ dàng nhúng các đoạn phim flash vào Powerpoint. Thực ra với thủ thuật sau đây bạn có thể trực tiếp đưa các đoạn phim flash vào Powerpoint mà không cần dùng các chương trình nào khác. Cách thực hiện như sau: Trước tiên, mở chương trình Microsoft Powerpoint, vào trình đơn View  Toolbars  Visual Basic. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 11 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” Trên thanh Visual Basic Toolbox ( , bấm vào nút Control )để mở bảng Control Toolbox . Trong bảng Control Toobox, bấm vào nút More Control để mở ra một danh sách, kéo thanh trượt xuống dưới rồi bấm chọn dòng Shockwave Flash Object. Đến đây, bạn dùng chuột bấm vào một slide nơi muốn đặt đoạn phim flash, lập tức nơi đó sẽ xuất hiện một hình vuông nhỏ. Bạn có thể dùng chuột rê vào các cạnh ngoài hình vuông này để chỉnh kích thước. Bấm phải vào hình vuông này rồi chọn Properties. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 12 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” Trong bảng Properties này, bạn có thể thay đổi các thông số tùy ý cho đoạn phim flash. Nếu không rành, bạn cứ để mặc định nhưng quan trọng nhất là phải nhập vào đường dẫn đến đoạn phim flash trên ổ cứng vào ô Movie của bảng này, rồi bấm Enter. Cuối cùng bạn bấm F5 để xem kết quả. Như vậy, bạn đã có thể nhúng một đoạn phim flash bất kì vào một slide trong Powerpoint mà không cần dùng đến bất kì chương trình nào khác. Điểm đặc biệt là các tính năng tương tác có trong đoạn phim flash vẫn được giữ nguyên khi trình chiếu trên Powerpoint. Cách này cũng có thể được dùng để play các đoạn phim flash khi máy bạn không cài một chương trình flash player. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 13 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” II. Những vấn đề gặp phải và một số kỹ thuật khi trình chiếu. 1. Sử dụng khi máy không có chương trình Powerpoint. Khi bạn đem slide của mình qua máy khác, mà nhiều khi chương trình Powerpoint trong máy đó bị lỗi hoặc máy bạn dùng phiên bản Powerpoint mới nhất thì nhiều khi bạn sẽ không thể mở được các slide của mình trong các máy ấy. Lúc đó, để chữa cháy, bạn nên dùng đến trình duyệt web để giúp bạn … chiếu các slide. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, trước tiên bạn vào File  Save As Webpage, sau đó trong mục Save as type bạn chọn là Single File Web Page (*.mht; *.mhtlm). Bạn nhấn Save để lưu lại rồi đem file này (gọi là file .html) qua máy tính kia, nhấn chuột kép lên nó, ngay lập tức Internet Explorer sẽ được mở ra, bạn nhấn chuột lên dòng chữ “to help protect …” và chọn Allow Blocked Content …  Yes. Lúc này, ở góc bên dưới tay phải có chữ slide show, bạn nhấn chuột lên nút này và các slide sẽ được trình chiếu mà không cần Powerpoint nữa. Tương tự như định dạng file .pps, định dạng file dùng để xem trong trình duyệt cũng có dung lượng rất lớn. Như vậy, khi bạn chuẩn bị các slide để đem đi thao giảng, bạn nên chuẩn bị bốn thứ: trước nhất là file .ppt chuẩn và một thư mục chứa âm thanh, video bạn dùng trong slide, một file .pps để dùng trong trường hợp các file âm thanh, video không chạy được trong máy lạ, và một file .html dự phòng khi máy kia bị hỏng chương trình Powerpoint. 2. Font chữ bị hỏng. Đây là hiện tượng thường xảy ra nhất, đó là khi bạn thiết kế Powerpoint ở nhà thì dùng rất nhiều font chữ thật đẹp, nhưng khi đem sang máy khác chiếu thì font chữ bị hỏng hết. Nếu viết bằng tiếng Việt thì các chữ có dấu sẽ bị biến thành ô vuông, hình tròn hoặc không đọc được, … những lúc ấy, giáo viên chỉ còn nước … méo mặt trước đồng nghiệp và học trò mà thôi. Nguyên nhân của việc này, là các font chữ bạn dùng không được máy kia hổ trợ. Và để tránh hiện tượng này, khi thiết kế slide bạn nên tuân theo lưu ý sau: đó là bạn chỉ nên dùng các font chữ chuẩn có sẵn trong Windows mà thôi. Hai font chữ hổ trợ tiếng Việt Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 14 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” tốt nhất là Times New Roman và Arial. Ngoài hai font chữ này bạn không nên dùng thêm font nào khác để tránh việc lỗi font khi dùng slide ở máy khác. Để đặt một font chữ mặc định (ví dụ font Times New Roman) cho Powerpoint, bạn hãy vào Format  Font, sau đó trong dòng Font – bạn hãy tìm đến mục Times New Roman rồi nhấn chọn lên dòng đó, đánh dấu kiểm lên dòng Default for new objects và nhấn Ok để xác nhận chọn lựa. Bây giờ các font sử dụng trong slide sẽ là Times New Roman mà thôi, nên bạn không lo bị lỗi font nữa. Trong trường hợp nhận được một slide mà nó không dùng font Times New Roman thì bạn mở slide đó lên, trong phía ô bên tay trái – bạn bấm chọn một slide rồi nhấn Ctrl + A để chọn hết các slide, sau đó vào Fomat  Replace Fonts, sau đó mục with – bạn chọn kiểu font là Times New Roman rồi nhấn Ok để xác nhận, các font sẽ được thay thế đúng chuẩn của bạn. 3. Vấn đề giữa máy chiếu và laptop. Việc sử dụng máy chiếu (projector) để phục vụ cho các buổi thuyết trình, đôi lúc bạn vẫn gặp phải những trục trặc từ lớn đến nhỏ, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài giảng, khả năng tiếp thu của học trò. Việc khởi động các thiết bị trước khi trình chiếu nên thực hiện theo đúng quy trình để đem lại kết quả tốt nhất và đảm bảo cho tuổi thọ thiết bị. Thông thường trước khi cấp điện, bạn nên kiểm tra thật kỹ các loại cáp nối giữa các thiết bị (máy chiếu, máy tính, chuột, …) để tránh sau khi cấp điện mới thay đổi cáp nối, điều này dễ gây hư hỏng các thiết bị, thậm chí làm cho người thực hiện bị nhiễm điện hoặc bị điện giật. Tiếp theo, bật công tắc điện cho máy chiếu rồi đợi cho đến khi đèn chiếu đạt mức độ sáng cao nhất (thông thường bạn phải đợi từ 30 đến 60 giây). Sau cùng mới đến lượt khởi động máy tính và các thiết bị khác. Sau đây là một số trục trặc thường gặp, nguyên nhân của nó và cách khắc phục: a. Máy chiếu không làm việc khi bật công tắc điện: Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 15 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” Kiểm tra lại dây cáp điện nguồn cho máy chiếu đã được nối chặt chưa. Cũng có thể nguồn cáp điện đã không làm việc. Hãy thử dùng một thiết bị khác cũng với nguồn điện đó xem nó có làm việc không. b. Không có hình ảnh nào xuất hiện: Có thể là mũ chắn bảo vệ cho đèn chiếu vẫn còn được gắn chặt, kiểm tra xem bạn đã tháo nó ra chưa. Kiểm tra lại tất cả các kết nối, đặc biệt là kết nối giữa máy chiếu và máy tính (sợi cáp truyền tín hiệu). Kiểm tra luôn các dây cáp xem có bị đứt, nứt hay hư hỏng không – cũng cần kiểm tra các đầu cắm và chân cắm xem có bị cong, vênh không, nếu có thì phải thay mới. Cũng có thể nguồn cấp tín hiệu không được chọn hợp lí nên không thể hiển thị qua máy chiếu. Thử bấm nút chọn nguồn trên máy chiếu rồi duyệt qua các nguồn tín hiệu cho đến khi bạn chọn được kết quả chính xác. Nếu thực hiện trình chiếu bằng máy tính xách tay thì có thể là cổng xuất tín hiệu ra màn hình bổ sung chưa được kích hoạt. Hãy bấm giữ phím Fn (thường nằm ở góc dưới của bàn phím laptop) kết hợp với bấm một trong các phím từ F1 đến F12 (hãy tìm phím nào có tên là CRT/LCD hay có biểu tượng một cái màn hình nhỏ) để lần lượt duyệt qua các thiết lập đến khi cổng xuất tín hiệu ra màn hình bổ sung được kích hoạt. Các thiết lập có thể là: laptop bật – máy chiếu tắt, laptop tắt – máy chiếu bật, laptop bật – máy chiếu bật. c. Chỉ có một phần của hình ảnh được hiển thị. hãy thử thay đổi độ phân giải của máy tính lên/xuống để thay đổi kích thước hình ảnh (640x480, 800x600, 1024x768). Bấm chuột phải lên màn hình desktop chọn Properties  chọn thẻ Settings, ở mục Screen Resolution bạn chọn độ phân giải mà mình cần, bấm OK và khởi động lại máy tính. d. Máy tính có làm việc nhưng chất lượng hình ảnh quá tệ. Nguyên nhân cũng giống như trục trặc ở trên. Thử thực hiện lại cách giải quyết ở bước trên, hãy thay đổi độ phân giải của máy tính trình chiếu. e. Hình ảnh trình chiếu quá tối. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 16 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” Nguyên nhân của hiện tượng này do các thiết lập về độ tương phản (Contrast) và độ sáng (Brightness) đã không được điều chỉnh hợp lí. Hãy vào menu điều chỉnh hình ảnh của máy chiếu để thay đổi cho đến khi thu được kết quả đúng nhất. f. Hình ảnh trình chiếu không rõ ràng. Vị trí của hình ảnh không được điều chỉnh đúng. Sử dụng nút điều chỉnh tiêu điểm (focus) trên máy chiếu để điều chỉnh đúng (vị trí và độ lớn) để hình ảnh không bị mờ. cũng có thể do nhiệt độ làm việc quá cao nên đã xảy ra hiện tượng đọng nước trên lăng kính của máy chiếu. Để khắc phục, hãy để nguyên máy chiếu với tình trạng bật trong vòng khoảng hai giờ. g. Màn hình trình chiếu không có dạng hình chữ nhật. Hãy tìm mục có tên là keystone Correction trong menu tùy chọn của máy chiếu, sau đó điều chỉnh cho đến khi bạn khắc phục được trục trặc. Nếu vẫn chưa được bạn hãy thử xoay nghiêng màn hình trình chiếu lên xuống một chút. Việc này dễ dàng thực hiện với một số loại màn hình trình chiếu có ba chân. Acer 5570 không tương thích với máy chiếu. Máy chiếu chỉ hiển thị được màn hình Win Xp khi khởi động, còn sau đó thì không thấy gì hết. Khắc phục: khởi động laptop xuất hiện màn hình bạn kích chuột phải, chọn Graphic Option rồi chọn Output to monitor. Dùng laptop cần chú ý độ phân giải của laptop và máy chiếu. Đây thật sự là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trình chiếu. Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 17 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” C. KẾT LUẬN 1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài Sau những khó khăn ban đầu trong quá trình soạn thảo và giảng dạy bằng giáo án điện tử, bây giờ tôi không còn ngại mỗi lần thao giảng nữa. Khắc phục được những vấn đề gặp phải khiến tôi càng hứng thú hơn trong công tác giảng dạy của mình, tự tin hơn trong mỗi giờ thao giảng, mỗi giờ đứng lớp có tiết dạy CNTT và làm bản thân đam mê thiết kế nhiều hơn các tiết dạy sử dụng CNTT với mục đích đem kiến thức tốt nhất gói gọn trong các slide đến cho các em học sinh giúp các em tiếp thu dễ dàng và hiệu quả hơn sau tiết học CNTT và làm cho các em đam mê học tập đưa đến kết quả tốt nhất trong năm học. Sau một năm áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tôi đã thu được kết quả như sau: THỐNG KÊ HK1 LỚP SS Giỏi Khá Trung Bình 21 14 11A1 35 0% 60% 40% 7 23 8 12A6 38 18.42% 61.53% 21.05% 1 22 9 12A7 32 3.13% 68.75% 28.13% 8 66 31 TC 105 7.62% 52.86% 29.52% Tỷ lệ học sinh trên trung bình 60.48% LỚP SS 11A1 34 Giỏi 1 2.94% Người viết: Thái Huy Tâm THỐNG KÊ HK2 Khá Trung Bình 23 10 67.65% 29.41% Yếu 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 % Kém 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 % Yếu 0 0.00% Kém 0 0.00% GV Trường THPT Trần Phú - 18 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” 12A6 38 12A7 32 TC 104 2 5.26% 3 9.38% 6 5.77% 35 92.11% 28 87.50% 86 82.69 % Tỷ lệ học sinh trên trung bình 1 2.63% 1 3.13% 12 11.54% 0 0.00% 0 0.00% % % % % Yếu 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% Kém 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 88.46% THỐNG KÊ CẢ NĂM LỚP SS Giỏi Khá Trung Bình 24 10 11A1 34 % 70.59% 29.41% 2 33 3 12A6 38 5.26% 86.84% 7.89% 1 30 1 12A7 32 3.13% 93.74% 3.13% 3 87 14 TC 104 2.88% 83.65% 13.46% Tỷ lệ học sinh trên trung bình 86.53% 2. Những kiến nghị, đề xuất. - Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét), dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài; Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, violet.vn… mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay. Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 19 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Những vấn đề và một số thủ thuật khi trình chiếu bài giảng điện tử bằng Powerpoint” “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. - Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng. Long Khánh, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Người viết Thái Huy Tâm Người viết: Thái Huy Tâm GV Trường THPT Trần Phú - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan